• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

(Buổi sáng)

Ngày soạn: 29/ 8/ 2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017 Học vần

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết sử dụng sách giáo khoa (sgk), vở bài tập, đồ dùng của môn học.

2. Kĩ năng: Phân biệt các loại sách, sử dụng các loại sách của môn tiếng việt 3. Thái độ: Hs có ý thức trật tự, lắng nghe lời gv trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk, vở bt và đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv

1. Giới thiệu sgk, vở bt Tiếng Việt, vở tập viết, vở ô li: ( 15’)

- Gv cho học sinh (hs) quan sát từng loại vở và giới thiệu tên vở.

- Gv nêu cách sử dụng từng loại vở.

2. Giới thiệu bút chì, bút mực, bảng con, phấn, tẩy...

( 20’)

- Gv giới thiệu và nêu cách sử dụng từng đồ dùng.

3. Hướng dẫn thực hành: (30’)

- Hướng dẫn hs cách giơ bảng, hạ bảng.

+ Gv làm mẫu

+ Yêu cầu hs thực hành

- Hướng dẫn hs đánh dấu bài trong sgk bằng que tính.

- Hướng dẫn hs lấy (mở), cất hộp chữ.

4. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài mới.

Hoạt động của học sinh

- Hs quan sát.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

+ Hs thực hành.

+ Hs thực hành.

- Hs thực hiện.

- Lắng nghe.

____________________________________________

Toán

Bài 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs:

- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các việc cần làm trong một tiết toán.

3. Thái độ: Lắng nghe cô giáo giảng bài chịu khó làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk Toán 1

- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của hs.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(2)

Hoạt động của gv

1. Hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1: ( 5’) - Gv giới thiệu và hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1

2. Làm quen với các dạng học nhóm. ( 10’)

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thực hành ngồi theo nhóm.

3. Hướng dẫn hs cách sử dụng hộp đồ dùng học toán.(10’)

- Gv giới thiệu từng đồ dùng trong bộ học toán.

- Gv hướng dẫn hs cách sử dụng.

4. Gv giới thiệu những yêu cầu cần đạt được khi học môn toán.(10’)

5. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

- Gọi hs nêu lại những yêu cầu khi học Toán 1.

Dặn học sinh chuẩn bị bài mới

Hoạt động của hs

- Hs quan sát

- Hs thực hành

- Hs quan sát - Hs theo dõi

- 1 vài hs nêu

____________________________________________

Ngày soạn: 29/ 8/ 2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017 Học vần

CÁC NÉT CƠ BẢN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết được các nét cơ bản.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các nét cơ bản, có kĩ năng viết được các nét cơ bản thành thạo.

3. Thái độ: Lắng nghe cô giáo nói nhìn mẫu viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các nét cơ bản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv 1. Giới thiệu các nét cơ bản: ( 30’)

- Gv giới thiệu các nét cơ bản và nêu tên từng nét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản.

- Gv hướng dẫn viết từng nét.

2. Luyện viết các nét cơ bản: (40’)

- Gv hướng dẫn hs cách cầm phấn viết và giơ bảng.

- Gv hướng dẫn hs cách đặt vở và cầm bút viết.

+ Luyện viết các nét cơ bản vào vở 3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- GV nhận xét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản đã học

- Dặn hs về nhà luyện viết các nét cơ bản; chuẩn bị bài mới.

Hoạt động của hs

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

+ Hs tự viết - Hs quan sát.

+ Hs tự viết.

- Lắng nghe.

____________________________________________

(3)

Toán

Bài 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, hs biết:

- So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

- Biết sử dụng các từ "Nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng làm các bài tập, so sánh trong thực tế hằng ngày.

3. Thái độ: Chú nghe, làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.

- 3 lọ hoa, 4 bông hoa.

- Hình vẽ chai và nút chai, vung nồi và nồi trong sgk phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kt đồ dùng hs.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’) 2. Thực hành: (15’) - Gv nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs nối mỗi nút chai với 1 chai.

+ So sánh số chai với số nút chai.

+ So sánh số nút chai với số chai.

- Gv nhận xét và kl.

3. Trò chơi: (5’) Nhiều hơn, ít hơn:

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 1.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 2.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 3.

- So sánh số cửa ra vào với cửa sổ của lớp học.

4. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gv nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Hoạt động của hs

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- 1 hs thực hiện.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

____________________________________________

Ngày soạn: 30/ 8/ 2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017 Học vần Bài 1:

e

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

(4)

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.

2. Kĩ năng: Phân biệt được âm e với các âm khác, đọc trôi trảy âm e.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, chịu khó viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ cái e.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu tên các nét cơ bản.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’)

- Quan sát tranh, tranh vẽ ai, vẽ gì?

- Gv nêu: bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau là đều có âm e.

2. Dạy chữ ghi âm: (10’) - Gv viết bảng chữ e.

a. Nhận diện chữ: (5’)

- Gv giới thiệu chữ e gồm 1 nét thắt và hỏi: Chữ e giống hình cái gì?

- Gv dùng sợi dây vắt chéo thành hình chữ e b. Nhận diện âm và phát âm. (5’)

- Gv phát âm mẫu: e - Gọi hs phát âm.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (5’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: e - Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ e.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’) - Đọc bài cá nhân.

- Đọc bài theo nhóm.

b. Luyện nói: (10’)

- Yêu cầu hs quan sát tranh và hỏi cả lớp:

+ Tranh vẽ gì?

+ Mỗi bức tranh nói về loài nào?

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang học gì?

+ Các tranh có gì chung?

- Gv nhận xét, khen hs trả lời đúng và đầy đủ.

Hoạt động của hs

- 2 hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc đồng thanh.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs phát âm.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Nhiều hs đọc.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

(5)

c. Luyện viết: (10’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gọi 1 hs đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

____________________________________________

Toán

Bài 3:

HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, hs có thể:

- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.

2. Kĩ năng: Phân biệt hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

3. Thái độ: Chú ý bài học, chịu khó làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước khác nhau.

- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.

- Bộ đồ dùng học Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- So sánh số lượng bút và vở ô li.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu hình vuông: (5’)

- Gv đưa tấm bìa hình vuông và giới thiệu: Đây là hình vuông.

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình vuông trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình vuông.

2. Giới thiệu hình tròn: (5’)

- (Làm tương tự như đối với hình vuông).

3. Thực hành: (15’) a. Bài 1: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs tô màu các hình vuông trong bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Gv quan sát, nhận xét.

b. Bài 2: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs làm bài.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

Hoạt động của hs

- 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs tự tô màu.

- Hs kiểm tra chéo.

(6)

- Nhận xét bài.

c. Bài 3: Tô màu:

- Trong bài có những hình gì?

- Nêu cách tô màu.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

d. Bài 4: Làm thế nào để có hình vuông?

- Hướng dẫn hs gấp các mảnh bìa như hình vẽ để được hình vuông.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs giải thích cách gấp.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo.

+ Gv tổ chức cho hs thi gắn hình vuông, hình tròn theo nhóm. Gv tổng kết cuộc thi.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- 1 vài hs nêu.

- Học sinh tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

__________________________________________

Ngày soạn: 30/ 8/ 2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017 Học vần Bài 2:

b

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs làm quen và nhận biết được chữ b và âm b.

- Ghép được tiếng be.

- Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật.

2. Kĩ năng: Phân biệt được âm b với các âm khác, đọc trôi trảy âm, tiếng 3. Thái độ: chăm chỉ đọc bài, viết bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ b.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc chữ e.

- Chỉ chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Tranh này vẽ ai và vẽ

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc.

- 2 hs thực hiện.

(7)

gì?

- Gv nêu: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau là đều có âm b.

2. Dạy chữ ghi âm:

- Gv viết bảng âm b.

a. Nhận diện chữ: (5’)

- Gv giới thiệu chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.

- Cho hs so sánh chữ b với chữ e đã học?

b. Ghép chữ và phát âm. (10’) - Gv giới thiệu và viết chữ be.

- Yêu cầu hs ghép tiếng be.

- Nêu vị trí của âm b và e trong tiếng be.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng be.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (7’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: b, be.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ b, be.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’) - Đọc bài: b, be.

b. Luyện nói: (10’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Ai đang học bài?

+ Ai đang tập viết chữ e?

+ Bạn voi đang làm gì?

+ Ai đang kẻ vở?

+ Hai bạn gái đang làm gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs theo dõi.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

_____________________________

(8)

Ngày soạn: 31/ 8/ 2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017 Học vần

Bài 3:

(DẤU SẮC)

I. MỤC TIÊU

1 Kiến thức: - Hs nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ).

- Biết ghép tiếng bé.

- Biết được dấu và thanh sắc ( / ) ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em.

2. Kĩ năng: Phân biệt được dấu sắc với các dấu khác, các hoạt động của trẻ em 3. Thái độ: yêu thích môn học, châm chỉ đọc bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Dấu sắc mẫu.

- Các vật tựa như hình dấu sắc.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Đọc tiếng be.

- Viết chữ b.

- Tìm chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà.

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 5’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, cá, (lá) chuối, chó, khế là các tiếng giống nhau là đều có dấu thanh /

2. Dạy dấu thanh:

- Gv viết bảng dấu / a. Nhận diện dấu: ( 5’)

- Gv giới thiệu dấu / gồm 1 nét sổ nghiêng phải.

- Gv đưa ra một số đồ vật giống hình dấu /, yêu cầu hs lấy dấu / trong bộ chữ.

+ Dấu / giống cái gì?

b. Ghép chữ và phát âm. ( 10’) - Gv giới thiệu và viết chữ bé.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bé.

- Nêu vị trí của âm dấu sắc trong tiếng bé.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bé.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: ( 7’)

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- 2 hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

(9)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết dấu /.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con dấu / và chữ bé.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: ( 10’) - Đọc bài: bé.

b. Luyện nói: ( 10’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Quan sát tranh, em thấy những gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

+ Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất?

- Gv nhận xét và khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:( 10’) - Giáo viên viết mẫu: bé.

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ be, bé trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài; chuẩn bị bài mới.

___________________________________

Toán

Bài 4:

HÌNH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học hs có thể:

- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.

2. Kĩ năng: Phân biệt hình tam giác từ các vật thật có mặt là hình tam giác.

3 Thái độ: Chú ý bài học, chịu khó làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Yêu cầu hs chỉ và gọi tên hình vuông, hình tròn.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu hình tam giác.( 10’)

- Gv đưa tấm bìa hình tam giác và giới thiệu: Đây là hình tam giác.

Hoạt động của hs

- 2 hs thực hiện.

- Hs quan sát.

(10)

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình tam giác.

2. Thực hành xếp hình: ( 15’)

- Gv yêu cầu hs lấy bộ đồ dùng học toán 1.

- Cho hs quan sát từng hình trong sgk và xếp theo hình mẫu.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép hình nhanh.

- Gv nhận xét và tổng kết cuộc thi.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

- Gọi hs kể tên các vật có mặt là hình tam giác.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có mặt là hình tam giác.

- Nhiều hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Hs tự xếp và kiểm tra chéo.

- Hs 3 tổ thi đua.

___________________________________

Sinh hoạt

TUẦN 1

___________________________________

(Buổi chiều)

Ngày soạn: 31/ 8/ 2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017 Bồi dưỡng học sinh

ÔN LUYỆN ÂM b

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúphọc sinh đọc, viết thành thạo âm b.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, viết được âm b.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Bộ đồ dùng tiếng việt, SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV A. Ổn định tổ chức: (5’)

- Cho học sinh hát một bài hát.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn: (20’) a. Luyện đọc âm b:

- GV đọc mẫu.

- Gọi học sinh đọc âm b.

Hoạt động của hs - Học sinh cả lớp hát.

- HS để sách vở, đồ dùng lên bàn.

- Theo dõi.

- HS nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm,

(11)

b. Luyện viết:

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết vở ô li.

- GV nhận xét, sửa sai.

- Cho học sinh sử dụng bộ đồ dùng, yêu cầu hs tìm âm b.

* Trò chơi: “Tìm tiếng có âm b”

- GV nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi.

- Cho hs chơi trò chơi.

- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương hs tìm được nhiều tiếng có âm b.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Yêu cầu hs về luyện lại bài.

- GV nhận xét tiết học

đồng thanh.

- HS viết vở ô li.

- HS thực hiện.

- Lắng nghe.

- HS chơi trò chơi tìm tiếng có âm e: be, bé, bà, bố…

- Lắng nghe.

___________________________________

Bồi dưỡng học sinh

LÀM QUEN VỚI BỘ ĐỒ DÙNG TOÁN 1.

ÔN TẬP: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- H/s biết sử dụng bộ đồ dùng Toán 1.

- Hs biết so sánh nhiều hơn, ít hơn.

2. Kĩ năng:

- Học sinh sử dụng được bộ đồ dùng Toán 1. Thực hành làm được các bài tập so sánh nhiều hơn, ít hơn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Bộ đồ dùng học Toán.

- Hình ảnh các con vật, đồ vật, ...

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV A. Ổn định tổ chức: (5’)

- Cho học sinh hát một bài hát.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn: (20’) a. Giới thiệu bộ đồ dùng:

+ Các chữ số + Các hình + Bảng gài

- Hướng dẫn gài số vào bảng.

Hoạt động của hs - Học sinh cả lớp hát.

- HS để đồ dùng lên bàn.

- Theo dõi.

- Theo dõi nhận biết, giới thiệu về bộ đồ dùng học Toán.

- Thực hành với bảng gài và

(12)

- Làm quen với que tính - Theo dõi, uốn nắn.

b. Thực hành so sánh:

- GV: đưa ra + 3 cái bút và 4 thước kẻ.

+ 6 cái thìa và 5 cái cốc.

+ 2 con vịt và 3 quả bóng.

- GV yêu cầu hs đọc.

- Gọi HS so sánh - Gọi hs nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học

que tính.

- Nhận xét các bạn thực hành.

- 7 hs đọc

- Lần lượt hs so sánh.

- Nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe.

__________________________________

Hoạt động tập thể

CHỦ ĐIỀM: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU

BÀI 1:

LÀM QUEN VỚI BẠN BÈ, THẦY CÔ GIÁO.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệu.

2. Kĩ năng: Học sinh biết tên các bạn và thầy cô.

3. Thái độ: Yêu quý bạn bè, thầy cô giáo.

- Hs được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệu.

II. CHUẨN BỊ :

- Tranh ảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Bước 1: Chuẩn bị:

- Yêu cầu các em tìm hiểu để nhớ mặt, nhớ tên các bạn ở tổ, trong lớp, các thầy giáo cô dạy bộ môn giờ sinh hoạt sau chơi trò chơi: “Người đó là ai” và trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên”

Bước 2: Tiến hành chơi:

- Gv hướng dẫn cách chơi trò chơi “Người đó là ai”

- Tổ chức cho hs chơi thử trò chơi “Người đó là ai”

- Tổ chức cho hs chơi thật trò chơi “Người đó là ai”

- Gv hd cách chơi trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên”.

- Tổ chức cho hs chơi thử trò chơi “Vòng tròn giới thiệu tên”.

- Sau đó cho hs chơi thật.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá:

- Gv khen ngợi cả lớp đã biết được tên các thầy cô giáo dạy bộ môn lớp mình và các bạn trong tổ, trong lớp và nhắc nhở hs nhớ chào hỏi lễ phép khi gặp các

Hoạt động của hs

- HS Lắng nghe.

- HS Lắng nghe.

- HS chơi thử.

- HS Lắng nghe.

- HS chơi theo cả lớp lần lượt từng HS lên giới thiệu tên của mình cho cả lớp

(13)

thầy cô giáo đồng thời nhớ sử dụng tên gọi để nói chuyện khi cùng học, cùng chơi.

nghe.

___________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giúp các em có một số kĩ năng cần thiết như: nhớ vị trí phòng học, nhớ tên các bạn, tên thầy cô giáo, mạnh dạn giơ tay phát biểu, biết lắng nghe thầy cô giáo

- Giúp các em có một số kĩ năng cần thiết như: nhớ vị trí phòng học, nhớ tên các bạn, tên thầy cô giáo, mạnh dạn giơ tay phát biểu, biết lắng nghe thầy cô giáo

Chúc các em học sinh đạt kết Chúc các em học sinh đạt kết.. quả cao trong

Kiến thức: Hs được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệuI. Kĩ năng: Học sinh biết tên

- Giúp các em có một số kĩ năng cần thiết như: nhớ vị trí phòng học, nhớ tên các bạn, tên thầy cô giáo, mạnh dạn giơ tay phát biểu, biết lắng nghe thầy cô giáo

- Biết một hình thức thể hiện tình cảm của bản thân để tỏ rõ lòng biết ơn thầy cô, đó là trang trí Cây tri ân bằng những bông hoa, tấm bưu thiếp tự làm với những lời hay,

- Các bạn sẽ hưởng ứng Vân cùng nhau đến thăm cô giáo.. - Bức tranh 3 không thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Dù cô không dạy lớp mình nhưng vẫn là cô

Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết vâng lời người lớn.. Câu chuyện khuyên chúng ta