• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Ngày soạn: 03/ 09/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 Học vần

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC (2 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết sử dụng sách giáo khoa (sgk), vở bài tập, đồ dùng của môn học.

2. Kĩ năng: Phân biệt các loại sách, sử dụng các loại sách của môn tiếng việt 3. Thái độ: Hs có ý thức trật tự, lắng nghe lời gv trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk, vở bt và đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

1. Giới thiệu sgk, vở bt Tiếng Việt, vở tập viết, vở ô li: ( 15’)

- Gv cho học sinh (hs) quan sát từng loại vở và giới thiệu tên vở.

- Gv nêu cách sử dụng từng loại vở.

2. Giới thiệu bút chì, bút mực, bảng con, phấn, tẩy...

( 20’)

- Gv giới thiệu và nêu cách sử dụng từng đồ dùng.

3. Hướng dẫn thực hành: (30’)

- Hướng dẫn hs cách giơ bảng, hạ bảng.

+ Gv làm mẫu

+ Yêu cầu hs thực hành

- Hướng dẫn hs đánh dấu bài trong sgk bằng que tính.

- Hướng dẫn hs lấy (mở), cất hộp chữ.

4. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài mới.

Hoạt động của học sinh

- Hs quan sát.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

+ Hs thực hành.

+ Hs thực hành.

- Hs thực hiện.

- Lắng nghe.

____________________________________________

Toán

Bài 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs:

- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các việc cần làm trong một tiết toán.

3. Thái độ: Lắng nghe cô giáo giảng bài chịu khó làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sgk Toán 1

- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của hs.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(2)

Hoạt động của gv

1. Hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1: ( 5’) - Gv giới thiệu và hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1

2. Làm quen với các dạng học nhóm. ( 10’)

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thực hành ngồi theo nhóm.

3. Hướng dẫn hs cách sử dụng hộp đồ dùng học toán.(10’)

- Gv giới thiệu từng đồ dùng trong bộ học toán.

- Gv hướng dẫn hs cách sử dụng.

4. Gv giới thiệu những yêu cầu cần đạt được khi học môn toán.(10’)

5. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

- Gọi hs nêu lại những yêu cầu khi học Toán 1.

Dặn học sinh chuẩn bị bài mới

Hoạt động của hs - Hs quan sát

- Hs thực hành

- Hs quan sát - Hs theo dõi

- 1 vài hs nêu ____________________________________________

Ngày soạn: 04/ 09/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 09 năm 2018 Học vần

CÁC NÉT CƠ BẢN (2 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết được các nét cơ bản.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các nét cơ bản, có kĩ năng viết được các nét cơ bản thành thạo.

3. Thái độ: Lắng nghe cô giáo nói nhìn mẫu viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các nét cơ bản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv 1. Giới thiệu các nét cơ bản: ( 30’)

- Gv giới thiệu các nét cơ bản và nêu tên từng nét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản.

- Gv hướng dẫn viết từng nét.

2. Luyện viết các nét cơ bản: (40’)

- Gv hướng dẫn hs cách cầm phấn viết và giơ bảng.

- Gv hướng dẫn hs cách đặt vở và cầm bút viết.

+ Luyện viết các nét cơ bản vào vở 3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- GV nhận xét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản đã học

- Dặn hs về nhà luyện viết các nét cơ bản; chuẩn bị bài mới.

Hoạt động của hs - Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

+ Hs tự viết - Hs quan sát.

+ Hs tự viết.

- Lắng nghe.

(3)

Ngày soạn: 05/ 09/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 09 năm 2018 Học vần Bài 1: e I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.

2. Kĩ năng: Phân biệt được âm e với các âm khác, đọc trôi trảy âm e.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, chịu khó viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ cái e.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu tên các nét cơ bản.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’)

- Quan sát tranh, tranh vẽ ai, vẽ gì?

- Gv nêu: bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau là đều có âm e.

2. Dạy chữ ghi âm: (10’) - Gv viết bảng chữ e.

a. Nhận diện chữ: (5’)

- Gv giới thiệu chữ e gồm 1 nét thắt và hỏi: Chữ e giống hình cái gì?

- Gv dùng sợi dây vắt chéo thành hình chữ e b. Nhận diện âm và phát âm. (5’)

- Gv phát âm mẫu: e - Gọi hs phát âm.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (5’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: e - Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ e.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’) - Đọc bài cá nhân.

Hoạt động của hs

- 2 hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc đồng thanh.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs phát âm.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Nhiều hs đọc.

(4)

- Đọc bài theo nhóm.

b. Luyện nói: (10’)

- Yêu cầu hs quan sát tranh và hỏi cả lớp:

+ Tranh vẽ gì?

+ Mỗi bức tranh nói về loài nào?

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang học gì?

+ Các tranh có gì chung?

- Gv nhận xét, khen hs trả lời đúng và đầy đủ.

c. Luyện viết: (10’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gọi 1 hs đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

_______________________________________________

Toán

Bài 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, hs biết:

- So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

- Biết sử dụng các từ "Nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng làm các bài tập, so sánh trong thực tế hằng ngày.

3. Thái độ: Chú nghe, làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.

- 3 lọ hoa, 4 bông hoa.

- Hình vẽ chai và nút chai, vung nồi và nồi trong sgk phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kt đồ dùng hs.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’) 2. Thực hành: (15’) - Gv nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs nối mỗi nút chai với 1 chai.

+ So sánh số chai với số nút chai.

+ So sánh số nút chai với số chai.

- Gv nhận xét và kl.

3. Trò chơi: (5’) Nhiều hơn, ít hơn:

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 1.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 2.

Hoạt động của hs - Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- 1 hs thực hiện.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

+ Vài hs nêu.

(5)

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 3.

- So sánh số cửa ra vào với cửa sổ của lớp học.

4. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gv nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

+ Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

Ngày soạn: 06/ 09/ 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 09 năm 2018 Học vần

Bài 2: b I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs làm quen và nhận biết được chữ b và âm b.

- Ghép được tiếng be.

- Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật.

2. Kĩ năng: Phân biệt được âm b với các âm khác, đọc trôi trảy âm, tiếng 3. Thái độ: chăm chỉ đọc bài, viết bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ b.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc chữ e.

- Chỉ chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau là đều có âm b.

2. Dạy chữ ghi âm:

- Gv viết bảng âm b.

a. Nhận diện chữ: (5’)

- Gv giới thiệu chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.

- Cho hs so sánh chữ b với chữ e đã học?

b. Ghép chữ và phát âm. (10’) - Gv giới thiệu và viết chữ be.

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc.

- 2 hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs theo dõi.

- Vài hs nêu.

(6)

- Yêu cầu hs ghép tiếng be.

- Nêu vị trí của âm b và e trong tiếng be.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng be.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (7’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: b, be.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ b, be.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’) - Đọc bài: b, be.

b. Luyện nói: (10’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Ai đang học bài?

+ Ai đang tập viết chữ e?

+ Bạn voi đang làm gì?

+ Ai đang kẻ vở?

+ Hai bạn gái đang làm gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

Toán

Bài 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, hs có thể:

- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.

2. Kĩ năng: Phân biệt hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

3. Thái độ: Chú ý bài học, chịu khó làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước khác nhau.

- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.

- Bộ đồ dùng học Toán 1.

- Phòng học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(7)

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- So sánh số lượng bút và vở ô li.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu hình vuông: (5’)

- Gv đưa tấm bìa hình vuông và giới thiệu: Đây là hình vuông.

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình vuông trong bộ đồ dùng học toán.

* Ứng dụng PHTM

- Giáo viên gửi tập tin cho hs: Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình vuông.

- Giáo viên nhận tệp tin, lấy một bài làm mẫu.

2. Giới thiệu hình tròn: (5’)

- (Làm tương tự như đối với hình vuông).

3. Thực hành: (15’) a. Bài 1: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs tô màu các hình vuông trong bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Gv quan sát, nhận xét.

b. Bài 2: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs làm bài.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

- Nhận xét bài.

c. Bài 3: Tô màu:

- Trong bài có những hình gì?

- Nêu cách tô màu.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

d. Bài 4: Làm thế nào để có hình vuông?

- Hướng dẫn hs gấp các mảnh bìa như hình vẽ để được hình vuông.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs giải thích cách gấp.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo.

+ Gv tổ chức cho hs thi gắn hình vuông, hình tròn theo nhóm. Gv tổng kết cuộc thi.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.

Hoạt động của hs - 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Học sinh nhận tập tin.

- Hs thực hiện thao tác trên máy.

- Hs gửi lại tệp tin cho giáo viên.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs tự tô màu.

- Hs kiểm tra chéo.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- 1 vài hs nêu.

- Học sinh tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

(8)

__________________________________________________

Ngày soạn: 06/ 09/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2018 Học vần Bài 3: / (DẤU SẮC) I. MỤC TIÊU

1 Kiến thức: - Hs nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ).

- Biết ghép tiếng bé.

- Biết được dấu và thanh sắc ( / ) ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em.

2. Kĩ năng: Phân biệt được dấu sắc với các dấu khác, các hoạt động của trẻ em 3. Thái độ: yêu thích môn học, châm chỉ đọc bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Dấu sắc mẫu.

- Các vật tựa như hình dấu sắc.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Đọc tiếng be.

- Viết chữ b.

- Tìm chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà.

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 5’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, cá, (lá) chuối, chó, khế là các tiếng giống nhau là đều có dấu thanh /

2. Dạy dấu thanh:

- Gv viết bảng dấu / a. Nhận diện dấu: ( 5’)

- Gv giới thiệu dấu / gồm 1 nét sổ nghiêng phải.

- Gv đưa ra một số đồ vật giống hình dấu /, yêu cầu hs lấy dấu / trong bộ chữ.

+ Dấu / giống cái gì?

b. Ghép chữ và phát âm. ( 10’) - Gv giới thiệu và viết chữ bé.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bé.

- Nêu vị trí của âm dấu sắc trong tiếng bé.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bé.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: ( 7’)

Hoạt động của hs

- 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- 2 hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

(9)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết dấu /.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con dấu / và chữ bé.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: ( 10’) - Đọc bài: bé.

b. Luyện nói: ( 10’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Quan sát tranh, em thấy những gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

+ Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất?

- Gv nhận xét và khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:( 10’) - Giáo viên viết mẫu: bé.

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ be, bé trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài; chuẩn bị bài mới Toán

Bài 4: HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học hs có thể:

- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.

2. Kĩ năng: Phân biệt hình tam giác từ các vật thật có mặt là hình tam giác.

3 Thái độ: Chú ý bài học, chịu khó làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Yêu cầu hs chỉ và gọi tên hình vuông, hình tròn.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu hình tam giác.( 10’)

- Gv đưa tấm bìa hình tam giác và giới thiệu: Đây là hình tam giác.

Hoạt động của hs - 2 hs thực hiện.

- Hs quan sát.

(10)

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình tam giác.

2. Thực hành xếp hình: ( 15’)

- Gv yêu cầu hs lấy bộ đồ dùng học toán 1.

- Cho hs quan sát từng hình trong sgk và xếp theo hình mẫu.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép hình nhanh.

- Gv nhận xét và tổng kết cuộc thi.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

- Gọi hs kể tên các vật có mặt là hình tam giác.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có mặt là hình tam giác.

- Nhiều hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Hs tự xếp và kiểm tra chéo.

- Hs 3 tổ thi đua.

Sinh hoạt (20p) TUẦN 1 I. MỤC TIÊU

- Nhận xét đánh giá tuần 1.

- Đề ra phương hướng tuần 2.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG

* Nhận xét, đánh giá tuần 1. (10p)

* Phương hướng tuần 2. (5p) - Duy trì mội nền nếp tốt của tuần 1.

- Tiếp tục học các nội quy, nề nếp lớp học.

- Khắc phục những hạn chế, nhược điểm của tuần 1.

- Tiếp tục kiểm tra, bổ xung đồ dùng còn thiếu.

- Khai giảng năm học mới.

* Tổ chức văn nghệ trò chơi. (5p)

- GV hướng dẫn lớp phó văn thể cho lớp hát các bài hát.

- GV hướng dẫn lớp phó văn thể tổ chức trò chơi “a lô, a ba, a men”.

- GV nhận xét trò chơi, và tiết học.

_____________________________________

An toàn giao thông (20p) Bài 1:

An toàn và nguy hiểm

I / MỤC TIÊU:

(11)

1/ Kiến thức :Hs nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn, ở nhà, ở trướng .

2/ Kỹ năng : Nhớ , kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt các hành vi và tình huống an toàn, không an toán.

3/ Thái độ :Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểmở nhà, trường và trên đường đi.Chơi những trò chơi an toàn ( ở những nơi an toàn )

II CHUẨN BỊ :

- Tranh hai em nhỏ đang chơi với búp bê.

- Các em nhỏ đang chơi nhảy dây trên sân trường….

III. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:

HĐ của giáo viên I/ Ồn định tổ chức : (1p)

II/Kiểm tra bài cũ : (1p)

- Giáo viên kiểm tra lại dụng cụ học tập và tài liệu học tập an toàn giao thông lớp 1.

III/ Bài mới : (15p )

- Gv nêu các khái niệm của đề bài. Học sinh nhớ các nội dung trình bày.

- Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố.

- Ô tô, xe máy và các loại xe đang chạy trên đường có thể gây nguy hiểm.

- Đi bộ qua đường phải nắm tay người lớn là an toàn.

+ Hoạt động 1 :Giáo viên giới thiệu bài học An toàn và nguy hiểm.

- Hs quan sát tranh vẽ.

- HS thảo luận nhóm đôi chỉ ra tình huống nào, đồ vật nào là nguy hiểm.

- Một số nhóm trình bày

-Nhìn tranh : Em chơi với búp bê là đúng hay sai + Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy máu không ?

+ Hoạt động 2: Nhìn tranh vẽ trả lời câu hỏi.

- Cầm kéo dọa nhau là đúng hay sai?

- Có thể gặp nguy hiểm gì ?

+ Em và các bạn có cầm kéo dọa nhau không ? + GV hỏi tương tự các tranh còn lại.

GV kẻ 2 cột :

An toàn Không an toàn Đi bộ qua đường phải

nắm tay người lớn Cầm kéo dọa nhau

HĐ của học sinh - Hát – báo cáo sĩ số

- học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

+ Cả lớp chú ý lắng nghe – theo dõi SGK

- Học Sinh lắng nghe- Cả lớp theo dõi quan sát tranh .

- Học sinh trả lời - sai

- Ssẽ gặp nguy hiểm vì kéo là vật bén , nhọn .

- Học sinh trả lời

-Hs trả lời.

-Học sinh trả lời .

(12)

Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố

Qua đường không có người lớn

Không lại gần xe máy, ô tô

Tránh đứng gần cây có cành bị gãy Đá bóng trên vỉa hè - Học sinh nêu các tình huống theo hai cột.

+ Kết luận : Ô tô, xe máy chạy trên đường, dùng kéo dọa nhau, trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dẫn, đứng gần cây có cành bị gãy có thể làm cho ta bị đau, bị thương . Như thế là nguy hiểm.

- Tránh tình huống nói trên là bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh.

Hoạt động 3 : Kể chuyện .

- HS nhớ và kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường.

+ Hs thảo luận nhóm 4 :

- Yêu cầu các em kể cho nhóm nghe mình đã từng bị đau như thế nào ?

- Vật nào đã làm cho em bị đau?

- Lỗi đó do ai? Như thế là do an toàn hay nguy hiểm ?

Hoạt động 4 :Trò chơi sắm vai a)Mục tiêu

HS nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn khi đi qua đường.

b)Cách tiến hành

-GV cho HS chơi sắm vai: Từng cặp lên chơi, một em đóng vai người lớn một em đóng vai trẻ em.

-GV nêu nhiệm vụ:

+Cặp thứ nhất: Em đóng vai người lớn hai tay đều không xách túi, em kia nắm tay và hai em đi lại trong lớp.

+Cặp thứ hai: Em đóng vai người lớn xách túi,ở một tay, em kia nắm vào tay không xách túi. Hai em đi lại trong lớp.

+Cặp thứ hai: Em đóng vai người lớn xách túi ở cả hai tay, em kia nắm vào vạt áo.Hai em đi lại trong lớp.

-Nếu có cặp nào thực hiện chưa đúng, GV gọi HS nhận xét và làm lại.

-Hs nêu.

-Hs lắng nghe.

-Hs đại diện nhóm mình lên kể -Hs thực hiện

-Hs đóng vai

- Hs nhận xét.

-Hs lắng nghe.

(13)

c)Kết luận

Khi đi bộ trên đường, các em phải nắm tay người lớn, nếu tay người lớn bận xách đồ em phải nắm vào vạt áo người lớn.

Không chơi các trò chơi nguy hiểm (dùng kéo doạ nhau, đá bóng trên vỉa hè)

+Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em.

IV/CỦNG CỐ : (2p)

-Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần:

+Không chơi các trò chơi nguy hiểm (dùng kéo doạ nhau, đá bóng trên vỉa hè).

+Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em.

+Không chạy, chơi dưới lòng đường.

+Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.

Cả lớp chú ý lắng nghe – nhắc lại kết luận của giáo viên

- Học sinh lắng nghe

_______________________________________________

BUỔI CHIỀU Ngày soạn: 05/ 09/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 09 năm 2018 Thực hành Toán THỰC HÀNH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Ôn tập về nhiều hơn, ít hơn.

- Ôn tập về hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tô màu và nối.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra sách vở, đồ dùng :(5’) - GV Kiểm tra

-GV nhận xét.

B. Luyện tập Bài 1 (7’)

- GV yc hs quan sát.

- Hướng dẫn hs làm bài.

- Hs làm, lớp làm vào vở

- Gọi hs nhận xét và nêu lại cách làm - GVnhận xét.

Bài 2: Tô màu hình vuông (7’) - y/c hs quan sát

- Hướng dẫn hs tô

- Hs làm - Hs nêu

- Hs làm

(14)

? Tại sao con ko tô hình tam giác và hình tròn?

- Nhận xét

Bài 3: Tô màu hình tròn (7’) - y/c hs quan sát

- Hướng dẫn hs tô

? Tại sao con ko tô hình tam giác và hình vuông?

- Nhận xét Bài 4: Nối (7’) - HS quan sát và nối - Nhận xét

D.Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết học.

- Hs nêu

- Hs làm - Hs nêu

- Hs làm

_____________________________________________

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 2: b , bé I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Ôn tập âm e, b.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát âm e, b.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động Gv A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra hs đọc âm e B. Bài mới

1. Giới tiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn luyện tập (30’) Bài 1: Tìm tiếng có âm b - GV y/c hs q/sát

- Hs đọc thầm các tiếng có âm b.

- Đọc đồng thanh (cá nhân, cả lớp) các tiếng có âm e

Bài 2: Tên bạn nào trong lớp mình có âm b?

- GV y/c hs tìm và nêu.

- Y/c hs nx.

Bài 3. Tìm chữ b trong bộ chữ của em - Y/c hs tìm

Bài 4. Ai, con gì, cái gì được gọi là bé?

- Y/c hs nêu

C. Củng cố, dặn dò: (1’)

- Qua câu chuyện này em học được điều gì?

*Trẻ em có quyền được tôn trọng, không bị

Hoạt động Hs - Hs đọc

- Hs đọc nối tiếp các tiếng - Hs đọc.

- Bình - Hs tìm

- Em bé, cây đu đủ bé, …

(15)

phân biệt đối xử.

- GV nhận xét tiết học.

______________________________________________

Bồi dưỡng Tiếng Việt ÔN LUYỆN ÂM b I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúphọc sinh đọc, viết thành thạo âm b.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, viết được âm b.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ b.

- Bộ đồ dùng tiếng việt, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV A. Ổn định tổ chức: (5’)

- Cho học sinh hát một bài hát.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn: (20’) a. Luyện đọc âm b:

- GV đọc mẫu.

- Gọi học sinh đọc âm b.

b. Luyện viết:

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết vở ô li.

- GV nhận xét, sửa sai.

- Cho học sinh sử dụng bộ đồ dùng, yêu cầu hs tìm âm b.

* Trò chơi: “Tìm tiếng có âm b”

- GV nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi.

- Cho hs chơi trò chơi.

- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương hs tìm được nhiều tiếng có âm b.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Yêu cầu hs về luyện lại bài.

- GV nhận xét tiết học

Hoạt động của hs - Học sinh cả lớp hát.

- HS để sách vở, đồ dùng lên bàn.

- Theo dõi.

- HS nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS viết vở ô li.

- HS thực hiện.

- Lắng nghe.

- HS chơi trò chơi tìm tiếng có âm e: be, bé, bà, bố…

- Lắng nghe.

______________________________________________

Ngày soạn: 06/ 09/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2018 Thực hành Toán THỰC HÀNH (TIẾT 2)

(16)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Ôn tập về hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tô màu và nối.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra sách vở, đồ dùng :(5’) - GV Kiểm tra

-GV nhận xét.

B. Luyện tập

Bài 1. Tô màu hình tam giác (7’) - y/c hs quan sát

- Hướng dẫn hs tô

? Tại sao con ko tô hình tam giác và hình tròn?

- Nhận xét Bài 2: Nối (7’) - HS quan sát và nối - Nhận xét

Bài 3. Ghép lại thành các hình mới - Y/c hs quan sát

- Y/c ghép

- Y/c hs trưng bày hình đã ghép - Gv nx

Bài 4. Đố vui - Hs tô màu

D.Củng cố, dặn dò.(2’) - GV nhận xét tiết học.

- Hs làm - Hs nêu - Hs nối

- Hs quan sát - Hs ghép

- Hs tô

_____________________________________________

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 3: Luyện viết e, b, bé I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Ôn tập âm e, b.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết e, b, bé.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động Gv A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra hs đọc âm e, b B. Bài mới

1. Giới tiệu bài (1’)

2. Hướng dẫn luyện tập (30’)

Hoạt động Hs - Hs đọc

(17)

Viết: e, b, bé

- Gv y/c hs đọc các âm cần viết - Hd hs viết, uốn nắn hs.

- Y/c hs viết - Gv nx

C. Củng cố, dặn dò: (1’) - GV nhận xét tiết học.

- Hs vết

______________________________________________

Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- H/s biết sử dụng bộ đồ dùng Toán 1.

- Hs biết so sánh nhiều hơn, ít hơn.

2. Kĩ năng:

- Học sinh sử dụng được bộ đồ dùng Toán 1. Thực hành làm được các bài tập so sánh nhiều hơn, ít hơn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng học Toán.

- Hình ảnh các con vật, đồ vật, ...

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV A. Ổn định tổ chức (5’)

- Cho học sinh hát một bài hát.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn: (20’) a. Giới thiệu bộ đồ dùng:

+ Các chữ số + Các hình + Bảng gài

- Hướng dẫn gài số vào bảng.

- Làm quen với que tính - Theo dõi, uốn nắn.

b. Thực hành so sánh:

- GV: đưa ra + 3 cái bút và 4 thước kẻ.

+ 6 cái thìa và 5 cái cốc.

+ 2 con vịt và 3 quả bóng.

- GV yêu cầu hs đọc.

- Gọi HS so sánh

Hoạt động của hs - Học sinh cả lớp hát.

- HS để đồ dùng lên bàn.

- Theo dõi.

- Theo dõi nhận biết, giới thiệu về bộ đồ dùng học Toán.

- Thực hành với bảng gài và que tính.

- Nhận xét các bạn thực hành.

- 7 hs đọc

- Lần lượt hs so sánh.

(18)

- Gọi hs nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học

- Nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe.

____________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của hs A.. Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó

Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc

c.. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. Hoạt động của gv I.. Kĩ năng: phân biệt được s, r với các âm khác. Thái độ: Yêu thích

c. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kĩ năng: phân biệt được x, ch với các âm khác. Thái độ: Yêu thích

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các tranh trong bài. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kĩ năng: Đọc, viết nhanh, đẹp lưu loát, rõ ràng bài đọc. Thái độ: Yêu quý

Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc