• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Ngày soạn: 23/09/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019 Học vần Bài 13:

n, m

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: n, m, nơ, me.

- Đọc được câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má.

2. Kĩ năng: Phân biệt âm n, m với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm.

3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc bài.

* QTE: Trẻ em có quyền được yêu thương chăm sóc, có cha mẹ chăm sóc dạy dỗ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh đọc và viết: i, a, bi, cá.

- Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.

- Tìm tiếng chứa am i, a - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

* Âm n:(10’) a. Nhận diện chữ:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: n

- Gv giới thiệu: Chữ n gồm nét móc xuôi và nét móc hai đầu.

- So sánh n với đồ vật trong thực tế.

- Cho hs ghép âm n vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng:

- Gv phát âm mẫu: nờ - Gọi hs đọc: nờ

- Gv viết bảng nơ và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng nơ.

(Âm n trước âm ơ sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: nơ

- Cho hs đánh vần và đọc: nờ -ơ- nơ.

- Gọi hs đọc toàn phần: n- nờ- ơ- nơ- nơ.

* Âm m:(8’)

- (Gv hướng dẫn tương tự âm n).

- So sánh chữ n với chữ m.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs tìm

- Hs qs tranh -nêu nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm n.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Nhiều hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hành như âm n.

- 1 vài hs nêu.

(2)

(Giống nhau: đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu.

Khác nhau: m có nhiều hơn một nét móc xuôi).

c. Đọc từ ứng dụng:(6’)

- Cho hs đọc các tiếngvà từ ứng dụng: no, nô, nơ, mo, mô, mơ, ca nô, bó mạ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(9’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ n, m, nơ, me.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (12’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: bò bê có cỏ, bò bê no nê.

- Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có âm mới: no, nê.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (12’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: bố mẹ, ba má.

+ Quê em gọi người sinh ra mình là gì?

+ Nhà em có mấy anh em? Em là con thứ mấy?

+ Em hãy kể về bố mẹ (ba má) mình.

+ Em làm gì để bố mẹ vui lòng?

Kết luận: Trẻ em có quyền được yêu thương chăm sóc, có cha mẹ chăm sóc dạy dỗ.

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: n, m, nơ, me.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv Nhận xét chữ viết, cách trình bày.

C. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gv nhận xét giờ học.

- Nhắc nhở học sinh ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

____________________________________________

(3)

Toán

Bài 13:

Bằng nhau, dấu

=

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs:

- Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó.

- Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = khi so sánh các số.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt số lượng đồ vật so sánh chúng. Biết vận dụng trong thực tế.

3. Thái độ: yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs chữa bài 1 trong vở bài tập.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Nhận biết quan hệ bằng nhau:

a) Hướng dẫn hs nhận biết 3 = 3:(7’)

- Cho hs quan sát tranh bài học trả lời các câu hỏi:

+ Có mấy con hươu?

+ Có mấy khóm cỏ?

+ Biết rằng mỗi con hươu có 1 khóm cỏ. So sánh số con hươu và số khóm cỏ.

- Gv kết luận: Có 3 con hươu, 3 khóm cỏ, cứ mỗi con hươu lại có duy nhất 1 khóm cỏ (và ngược lại), nên số con hươu = số khóm cỏ. Ta có 3 bằng 3.

- Tương tự như trên hướng dẫn để hs nhận ra 3 chấm tròn xanh = 3 chấm tròn trắng.

- Gv giới thiệu: Ba bằng ba viết như sau: 3 = 3 - Gọi hs đọc: Ba bằng ba

b. Hướng dẫn hs nhận biết 4 = 4:(5’) (Gv hướng dẫn tương tự như với 3 =3.)

c. Gv nêu khái quát: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên chúng bằng nhau.(3’)

2. Thực hành:(15’) a. Bài 1: Viết dấu =

- Gv hướng dẫn hs viết dấu =.

- Yêu cầu hs tự viết dấu =.

- Gv quan sát và nhận xét.

b. Bài 2: Viết (theo mẫu):

- Hướng dẫn hs nhận xét rồi viết kết quả nhận xét bằng kí hiệu vào các ô trống.

- Cho hs đổi chéo bài để kiểm tra.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

(4)

c. Bài 3: (>, <, =)?

- Gọi hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

d. Bài 4: Viết (theo mẫu):

- Gv hướng dẫn hs làm theo mẫu: 4 hình vuông lớn hơn 3 chấm tròn (4 > 3).

- Cho hs làm bài.

Gọi hs đọc kết quả.

- Gọi hs nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Giao bài về nhà cho hs.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Vài hs thực hiện.

- 1 hs nêu yc.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs đọc.

- Hs nêu.

_______________________________

Ngày soạn: 23/9/ 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2019 Học vần Bài 14

: d, đ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: d, đ, dê, đò.

- Đọc được câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.

2. Kĩ năng: Phân biệt âm d, đ với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm.

3. Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh đọc và viết: n, m, nơ, me.

- Đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.

- Tìm tiếng, từ chưa âm n, m - Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

* Âm d:(10’) a. Nhận diện chữ:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: d

- Gv giới thiệu: Chữ d gồm 1 nét cong hở phải, 1 nét móc ngược dài.

- So sánh d với đồ vật trong thực tế.

- Cho hs ghép âm d vào bảng gài.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm d.

(5)

b. Phát âm và đánh vần tiếng:

- Gv phát âm mẫu: dờ - Gọi hs đọc: d

- Gv viết bảng dê và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng dê.

(Âm d trước âm ê sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: dê

- Cho hs đánh vần và đọc: dờ- ê- dê.

- Gọi hs đọc toàn phần: d- dờ- ê- dê- dê.

* Âm đ:(10’)

- (Gv hướng dẫn tương tự âm d.) - So sánh chữ d với chữ đ.

(Giống nhau: chữ d. Khác nhau: đ có thêm nét ngang).

c. Đọc từ ứng dụng:(5’)

- Cho hs đọc các tiếng và từ ứng dụng: da, e, do, đa, đe, đo; da dê, đi bộ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ d, đ, dê, đò.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(10’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có âm mới: dì, đi, đò.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(10’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.

+ Trong tranh vẽ những gì em thích con vật, đồ vật nào?

+ Em biết những loại bi nào? Cá cờ thường sống ở đâu?

+ Dế thường sống ở đâu? Em có biết hình lá đa cắt như trong tranh là đồ chơi gì ko?

c. Luyện viết:(12’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: d, đ, dê, đò.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Nhiều hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hành như âm d.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

(6)

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv Nhận xét chữ viết, cách trình bày.

C. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 15.

- Hs viết bài.

Toán

Bài 14:

Luyện tập

I.MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức:

- Khái niệm ban đầu về bằng nhau.

- So sánh các số trong phạm vi 5 (với việc sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn,

bằng và các dấu >, <, =.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt các dấu và so sánh số lượng của chúng. Biết vận dụng trong thực tế.

3. Thái độ: yêu thích môn học.

* Giảm tải: Không làm bài tập 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs chữa bài 3 vở bài tập.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu(5’) 2. Bài luyện tập:

a, Bài 1: (>, <, =)?(10’) - Gọi hs nêu cách làm.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

b, Bài 2: Viết (theo mẫu) (13’)

- Cho hs quan sát tranh và nêu kết quả so sánh.

- Tương tự cho hs làm hết bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

- Cho hs nhận xét bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Bài 3. Giảm tải.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm 3 cột.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Vài hs nêu.

- 2 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc.

- Hs nêu.

- Hs kiểm tra chéo.

(7)

C. Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

Ngày soạn: 24/9/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 02 tháng 10 năm 2019 Học vần Bài 15:

t, th

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: t, th, tổ, thỏ.

- Đọc được câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt âm n, m với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm.

3: Thái độ: -Yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc bài.

* QTE: Trẻ em có bổn phận giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

- Phòng học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Học sinh đọc và viết: d, đ, dê, đò.

- Đọc câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm t: (10’)

a. Nhận diện chữ:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: t

- Gv giới thiệu: Chữ t gồm nét xiên phải, nét móc ngược và 1 nét ngang.

- So sánh t với i.

- Cho hs ghép âm t vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng:

- Gv phát âm mẫu: t - Gọi hs đọc: t

- Gv viết bảng tổ và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng tổ.

(Âm t trước âm ô sau, dấu hỏi trên ô.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tổ

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- ô- tô- hỏi- tổ.

- Gọi hs đọc toàn phần: tờ- tờ- ô- tô- hỏi- tổ.

Âm th:(7’)

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm t.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Nhiều hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, đt.

(8)

(Gv hướng dẫn tương tự âm t.) - So sánh chữ t với chữ th.

(Giống nhau: đều có chữ t. Khác nhau: th có thêm con chữ h.)

c. Đọc từ ứng dụng:(5’)

- Cho hs đọc các tiếng và từ ứng dụng: to, tơ, ta, tho, thơ, tha, ti vi, thợ mỏ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ t, th, tổ, thỏ.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 : 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(10’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: bố thả cá mè, bé thả cá cờ.

* Ứng dụng PHTM

- Giáo viên quảng bá một video (thả cá) - Cho hs đọc câu ứng dụng.

- Hs xác định tiếng có âm mới: thả.

Kết luận: Trẻ em có bổn phận giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(10’) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: ổ, tổ.

+ Con gì có ổ? Con gì có tổ?

+ Các con vật có ổ, tổ còn con người có gì để ở?

+ Em có nên phá ổ, tổ của các con vật ko? Tại sao?

c. Luyện viết: (12’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: d, đ, dê, đò.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét chữ viết, cách trình bày.

C. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Hs thực hành như âm t.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Học sinh nhận video xem.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

(9)

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.Về nhà luyện đọc và viết bài;

Xem trước bài 16.

__________________________________

Toán

Bài 15:

Luyện tập chung

I.MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố:

1. Kiến thức: - Khái niệm ban đầu về lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.

- Về so sánh các số trong phạm vi 5.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt các dấu và so sánh số lượng của chúng. Biết vận dụng trong thực tế

3. Thái độ: yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của hs A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs chữa bài 1 sgk (24).

- Gv nhận xét.

B.Luyện tập:

a. Bài 1: Làm cho bằng nhau.(8’)

- Hướng dẫn hs làm cho bằng nhau bằng cách vẽ thêm hoặc gạch bớt theo yêu cầu từng phần.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Gọi hs nhận xét.

b. Bài 2: Nối với số thích hợp (theo mẫu):(8’) - Quan sát mẫu và nêu cách làm.

- Gv hỏi: + Số nào bé hơn 2?

+ Nối ô trống với số mấy?

- Tương tự cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

c. Bài 3: Nối với số thích hợp:(8’) - Hướng dẫn hs làm tương tự bài 2.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 2 hs đọc và nhận xét.

- Hs làm tương tự bài 2.

_________________________________________

Phòng học trải nghiệm

GIỚI THỆU VỀ BỘ TOÁN HỌC 2D, 3D I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu tác dụng của Bộ toán học 2D,3D.

(10)

2. Kĩ năng: Hs biết tác dụng được bộ toán học. Biết cách vận dụng, áp dụng trong các bài toán.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ thiết bị toán học 2D, 3D.

III. TIẾN TRÌNH

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận bộ thiết bị.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- YC 1 số học sinh nêu lại tên các bộ toán học, tính năng của chúng.

3. Giới thiệu bộ đồ dùng toán học 2D, 3D:

(30’)

- Giáo viên giới thiệu tên và tính năng của bộ toán học 2D, 3D.

- Yêu cầu học sinh mở hộp thiết bị toán học và khi giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh lấy các thành phần đó ra.

- Tổ chức cho học sinh hoạt động tương tác:

phân loại, đọc tên các thành phần của bộ thiết bị toán học.

- Gọi một số HS trình bày lại cá nhân trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau: (2’)

- Gọi học sinh nhắc lại tên bộ thiết bị trong bài học hôm nay.

- Tổng hợp kiến thức.

- Hs thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 – 4 hs nhắc lại.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

- Học sinh chia sẻ trong nhóm.

- Hs trình bày.

- Hsnx, bổ sung.

- Bộ thiết bị toán học.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài mà các con nhớ được.

_____________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

TRÒ CHƠI: “ĐÈN XANH – ĐÈN ĐỎ”

I.

MỤC TIÊU : 1. Kiến thức

(11)

- Thông qua trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” và một số hình ảnh giao thông trên đường phố, hs hiểu được những điều cần thực hiện và cần tránh khi tham gia giao thông.

2. Kĩ năng

-Hs biết được những điều cần thực hiện và cần tránh khi tham gia giao thông.

3. Thái độ

- Hs bước đầu biết tuyên truyền về ý thức tôn trọng Luật giao thông cho người thân trong gia đình.

II.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh, mô hình…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Bước 1: Chuẩn bị:

- Gv giới thiệu: Hàng ngày, trên đường tới trường, các em đã thấy các tuyến đường giao thông, tình trạng kẹt xe và tai nạn đã xảy ra…

- Gv hd cách chơi, luật chơi và thời gian chơi

Khi quản trò giơ tín hiệu đèn xanh, người chơi phải nắm bàn tay, hai tay đánh vòng tròn trước ngực, quay tay thật nhanh Quản trò giơ tín hiệu đèn vàng, người chơi phải quay tay chầm chậm.

Quản trò giơ tín hiệu đèn đỏ, hai tay của người chơi phải dừng ngay trước ngực Bước 2: Tiến hành chơi trò chơi” Đèn xanh, đèn đỏ”: 15’

- Gv tổ chức cho hs chơi thử 2-3 lần.

- Tổ chức cho hs chơi thật

Bước 3: Chơi trò “Nhìn ảnh, đoán sự việc” 15’

- GV treo số bức ảnh về hành động của người tham gia giao thông; yêu cầu hs Quan sát bức ảnh và cho biết hành động của người trong ảnh sẽ gây nguy hiểm gì khi tham gia giao thông?

- Gv kết luận về sự nguy hiểm của các hành động vi phạm luật giao thông cho bản thân và cho người khác

Bước 4: Nhận xét: 5’

- Gv khen ngợi buổi tìm hiểu về an toàn giao thông diễn ra sôi nổi, vui vẻ, đạt kết quả tốt.

- Nhắc nhở hs thực hiện tốt…

- Tuyên truyền những người thân tránh

- HS Lắng nghe - HS Lắng nghe

- HS quan sát giáo viên làm mẫu - 4 HS lên chơi thử

- HS chơi theo nhóm cá nhân nối tiếp nhau

- HS quan sát về những hành động lần lượt thảo luận nhận xét từng bức ảnh

(12)

các hành động gây nguy hiểm…

____________________________

Ngày soạn: 24/9/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 03 tháng 10 năm 2019 Học vần

Bài 16:

Ôn tập

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hs biết đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần:

i, a, n, m, d, đ, t, th.

- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.

- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể cò đi lò dò.

2. Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc bài

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng ôn như sgk.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs viết: t, th, tổ, thỏ.

- Gọi hs đọc: bố thả cá mè, bé thả cá cờ.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’)

- Cho hs nêu các âm đã học trong tuần.

- Gv ghi bảng ôn.

2. Ôn tập:

a, Các chữ và âm vừa học:(5’)

- Cho hs chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.

- Gv đọc chữ cho hs chỉ bảng.

b, Ghép chữ thành tiếng:(8’)

- Cho hs đọc các chữ được ghép trong bảng ôn.

- Cho hs đọc các các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang.

c, Đọc từ ngữ ứng dụng:(5’)

- Cho hs tự đọc các từ ngữ ứng dụng: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.

- Gv sửa cho hs và giải thích 1 số từ.

d, Tập viết:(7’)

- Cho hs viết bảng: tổ cò, lá mạ, - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng.

- 2 hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs thực hiện.

- Vài hs chỉ bảng.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs đọc cá nhân.

- Hs lắng nghe.

- Hs viết bảng con.

(13)

a. Luyện đọc:(12’)

- Gọi hs đọc lại bài tiết 1

- Quan sát tranh nêu nội dung tranh.

- Cho hs luyện đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.

b. Kể chuyện: cò đi lò dò.(12’)

- Gv giới thiệu: Câu chuyện Cò đi lò dò lấy từ truyện Anh nông dân và con cò.

- Gv kể chuyện có tranh minh hoạ.

- Gv tổ chức cho hs thi kể 1 đoạn truyện theo tranh.

- Gv tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa: Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân.

c. Luyện viết:(8’)

- Cho hs luyện viết bài trong vở tập viết.

- Gv quan sát, nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.

- Cho hs tìm chữ và tiếng vừa ôn.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài.

- Vài hs đọc.

- Hs quan sát và nêu.

- Hs đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.

- Hs lắng nghe.

- Hs theo dõi.

- Đại diện nhóm kể thi kể.

- Hs lắng nghe.

- Hs viết bài

____________________________

Toán Bài 16:

Số 6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs:

- Có khái niệm ban đầu về số 6.

- Biết đọc, viết các số 6. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 6; nhận biết số lượng trong phạm vi 6; vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt các số lượng là 6. Biết vận dụng trong thực tế 3. Thái độ: yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các nhóm có đến đồ vật cùng loại.

- Mỗi chữ số 1 đến 6 viết trên một tờ bìa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs chữa bài 2, 3 trong vở bài tâp.

- Gv nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu số 6:(15’)

* Bước 1: Lập số 6.

- Gv cho hs quan sát tranh nêu: Có 5 em đang chơi, một em khác đi tới. Tất cả có mấy em?

- Cho hs lấy 5 hình tròn, rồi lấy thêm 1 hình tròn và nêu: 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6

Hoạt động của hs

- Vài hs nêu.

- Hs tự thực hiện.

(14)

hình tròn.

- Tương tự gv hỏi: 5 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính?

- Gv hỏi: có sáu em, sáu chấm tròn, sáu con tính, các nhóm này đều chỉ số lượng là mấy?

*Bước 2: Gv giới thiệu số 6 in và số 6 viết.

- Gv viết số 6, gọi hs đọc.

* Bước 3: Nhận biết số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

- Cho hs đếm các số từ 1 đến 6 và ngược lại.

- Gọi hs nêu vị trí số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

2. Thực hành:(15’) a. Bài 1: Viết số 6.

b. Bài 2: Viết (theo mẫu):

- Cho hs quan sát hình và hỏi: Có mấy chùm nho?

- Tương tự cho hs làm tiếp bài.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi hs nêu cách làm.

- Yêu cầu hs tự viết các số vào ô trống.

- Đọc bài và nhận xét.

d. Bài 4: (>, <, =)?

- Yêu cầu hs so sánh các số rồi điền dấu thích hợp.

- Đọc lại bài và nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự viết.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 2 hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Vài hs đọc và nhận xét.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs thực hiện.

_________________________________

Bồi dưỡng học sinh ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc viết chắc chắn các âm ê, v, h, l…ô, ơ và các tiếng có chứa âm.

- Nối chữ đúng chữ để được câu, từ.

- Điền đúng o để được chữ đúng hình.

2. Kĩ năng: Viết đúng chữ ghi tiếng, từ sạch đẹp.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

(15)

- Bảng phụ viết.

- Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hãy nêu các âm đã học từ bài 7 – 10.

- Yêu cầu học sinh viết lại các âm đã được học.

- Giáo viên nhận xét.

B. HD học sinh ôn tập: (27’)

1. Giới thiệu: (Gv nêu và ghi đầu bài).

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1: Ôn ghép rồi đọc:

- Gv kẻ bảng ôn (đưa bảng phụ)

e ê o ô ơ

b be bê bo bô bơ

v ve vê vo vô vơ

l le lê lo lô lơ

h he hê ho hô hơ

c ////// ///// co cô cơ

- Mỗi h/s ghép 1 âm với âm rồi đọc.

- Gv nhận xét.

- Các âm còn lại dạy tương tự.

? Vì sao không ghép c với e, ê được ?

Bài 2: Hãy thêm dấu vào các chữ ở bảng ôn rồi ghép từ - đọc

- Giáo viên hướng dẫn học sinh: bé có bơ.

- Gv nhận xét, uốn nắn, viết từ lên bảng:

bé có bơ bò có cỏ …..

bê có bó cỏ lê về hè .….

hè bé về cô có cờ …..

- Gv nhận xét, ghi đặc điểm.

Bài 3: Viết vở ô li:

- Mỗi từ viết 2 dòng: Gv viết mẫu hướng dẫn:

bé vơ cỏ, lê về hè, bó hẹ

Hoạt động của hs - 4 h/s nêu.ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.

- Học sinh viết bảng con.

- 1 h/s ghép đọc lớp nhận xét.

giải nghĩa tiếng

- Vì theo luật viết chính tả c không ghép với e, ê.

- Nhiều h/s nêu.

- Lớp nhận xét.

- Nhiều h/s đọc.

- H/s viết bài.

(16)

C. Củng cố – dặn dò: (3’) - Nhận giờ ôn tập .

- VN viết lại chữ còn thiếu.

_____________________________________

Ngày soạn: 25/9/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2019 Tập viết

Tiết 3:

lễ, cọ, bờ, hổ

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs viết đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ: lễ- cọ- bờ- hổ.

2. Kĩ năng:

-Trình bày sạch sẽ, thẳng hàng.

3. Thái độ:

- Hs ngồi viết đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG:

- Chữ viết mẫu - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hs viết bài: e, b

- Cả lớp quan sát và nhận xét B. Bài mới:

1.Giới thiệu: (Gv nêu và ghi đầu bài).

2.Hướng dẫn cách viết:(10’) - Gv giới thiệu chữ viết mẫu.

- Gv viết mẫu lần 1. Gv viết mẫu lần 2 vừa viết vừa hướng dẫn.

+ Chữ lễ: Có chữ cái l cao 5 ô, nối liền với ê, dấu ngã được đặt trên ê.

+ Chữ cọ: Gồm có chữ c nối liền nét với chữ o, dấu nặng dưới chữ o.

+ Chữ bờ: Gồm có chữ b nối liền với chữ ơ, dấu huyền trên chữ ơ.

+ Chữ hổ: Gồm chữ h cao 5 ô li nối với chữ ô, dấu hỏi trên chữ ô.

- Cho hs viết vào bảng con.

- Giáo viên quan sát.

3. Thực hành:

- Hướng dẫn viết vào vở tập viết.(15’) - Gv quan sát sửa sai.

Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng.

- Học sinh quan sát và nhận xét.

lễ lễ lễ cọ cọ cọ bờ bờ bờ hổ hổ hổ

- Học sinh viết vào bảng con.

- Mở vở viết bài.

(17)

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Cho hs nêu lại cách viết chữ b.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà luyện thêm vào bảng con.

Tập viết

Tiết 4:

mơ, do, ta, thơ

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs viết đúng độ cao, độ rộng của từng con chữ: mơ, do, ta, thơ.

2. Kĩ năng: Trình bày sạch sẽ, thẳng hàng.

3. Thái độ: Hs ngồi viết đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG:

- Chữ viết mẫu – bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hs viết bài : bờ, hổ

- Cả lớp quan sát và nhận xét B.Bài mới:

1.Giới thiệu: (Gv nêu và ghi đầu bài).

2.Hướng dẫn cách viết:(10’) - Gv giới thiệu chữ viết mẫu.

- Gv viết mẫu lần 1. Gv viết mẫu lần 2 vừa viết vừa hướng dẫn.

+ Chữ mơ:Có chữ cái m, nối liền với ơ.

+ Chữ do:Gồm có chữ d nối liền nét với chữ o.

+ Chữ ta: Gồm có chữ t cao 3 ô, nối liền với chữ a.

+ Chữ thơ: Gồm chữ th nối với chữ ơ.

- Cho hs viết vào bảng con.

- Giáo viên quan sát.

3. Thực hành:(15’)

- Hướng dẫn viết vào vở tập viết.

- Gv quan sát sửa sai.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà luyện thêm vào bảng con.

Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng.

- Học sinh quan sát và nhận xét.

mơ mơ mơ do do do ta ta ta thơ thơ thơ - Học sinh viết vào bảng con.

- Hs viết bài.

________________________________________

SINH HOẠT

Tuần 4

I . MỤC TIÊU

- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần .

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được . khắc phục những mặt còn tồn tại - Tiếp tục thi đua vươn lên trong học tập , nề nếp .

(18)

II. NỘI DUNG

1.Tổ tr ưởng nhận xét các thành viên trong tổ . (5’) Tổ 1, 2, 3

Gv căn cứ vào nhận xét ,xếp thi đua trong tổ 2. GV nhận xét chung (5’)

* Ưu điểm

...

...

...

...

...

...

* Nhược điểm

...

...

...

...

...

...

3. Phư ơng hư ớng hoạt động tuần tới (3’)

*Phương hướng hoạt động tuần tới

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được . - Tập trung cao độ vào học tập, phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .

- Ôn luyện đội tuyển ôn chữ viết đẹp cho học sinh

* Tổ chức văn nghệ trò chơi(7’)

- GV hướng dẫn lớp phó văn thể cho lớp hát các bài hát

- GV hướng dẫn lớp phó văn thể tổ chức trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”

- GV nhận xét trò chơi, và tiết học

____________________________

AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 4:

Đi bộ an toàn trên đường

I/ MỤC TIÊU : 1)Kiến thức

- Biết quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố, trên vỉa hè, đi sát mép đường.

- Không chơi đùa dưới lòng đường. Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.

- Xác định những nơi an toàn để chơi và đi bộ, biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố.

2)Kĩ năng :

- Biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố.

3)Thái độ: Có thái độ đi an toàn trên đường.

II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(19)

I/ Ồn định tổ chức : II/Kiểm tra bài cũ : (3’)

- Giáo viên kiểm tra lại bài : Đèn tín hiệu giao thông .

- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra - Giáo viên nhận xét , góp ý sừa chửa . III / Bài mới : (15’)

- Giới thiệu bài :

- Khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè,nếu đường không có vỉa hè phải sát vào mép đường.

- Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.

Hoạt động 1 : Trò chơi đi trên bảng lớp theo mô hình mô phỏng

GV giới thiệu để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân theo.

- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.

- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.

-Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn.

+ Hs quan sát trên tranh vẽ thể hiện một ngã tư.

- GV chia nhóm 3. lên bảng quan sát đặt các hình người lớn, trẻ em, ô tô, xe máy vào đúng vị trí an toàn.

- Gv hỏi Ô tô, xe máy, xe đạp….đi ở đâu ? ( Dưới lòng đường ).

-Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu

?

- Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường không.

Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai:

+ Hs biết chọn cách đi bộ an toàn khi gặp vật cản trên vỉa hè. Cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè.

+ Cách tiến hành: Gv chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân chia thành đường đi và hai vỉa hè, yêu cầu một số học sinh đứng làm như người bán hàng, hay dựng xe máy trên vỉa hèdể gây cản trở cho việc đi lại, 2 hs đóng làm người lớn nắm tay nhau đi trên vỉa hèbị lấn chiếm.

- Gv hỏi học sinh thảo luận làm thế nào để người lớn và bạn nho ûđó có thể đi bộ trên vỉa hè bị lấn

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn .

+ Cả lớp chú ý lắng nghe - 02 học sinh nhắc lại tên bài học mới

- Học sinh thực hiện trò chơi - Hs lắng nghe thực hiện

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Học sinh thực hiện tham gia trò chơi

- Hs chia nhóm

- Hs thảo luận

- Hs trả lời

(20)

chiếm.

* Kết luận : Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.

Hoạt động 3 : Tổng kết :

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một câu hỏi.

Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu để bảo đảm an toàn ?

-Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường sẽ nguy hiểm như thế nào? ( Dễ bị xe máy, ô tô đâm vào.. )

-Khi đi bộ trên đường phố qua đường cần phải làm gì để bảo đảm an toàn cho mình.(đi cùng và nắm tay người lớn, quan sát trước khi qua đường ).

-Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?( Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ ).

IV/Củng cố : (2’)

- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.

- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.

-Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn,bố mẹ hoặc anh chị .

-Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?( Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ ).

Dặn dò: Quan sát đường phố gần nhà, gần trường và tìm nơi đi bộ an toàn .

- Chuẩn bị xem lại bài : đi bộ và qua đường an toàn.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Liên hệ thực tế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

C. - Hs thực hiện thao tác trên máy.. Kĩ năng: Phân biệt được dấu sắc với các dấu khác, các hoạt động của trẻ em 3. Thái độ: yêu thích môn học, châm chỉ đọc bài. II. ĐỒ

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,

Thái độ: Chịu khó đọc bài, viết bài, yêu thích tìm hiểu môn học II.. ĐỒ DÙNG

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của hs A.. Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó

Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó tìm đọc

c.. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. Hoạt động của gv I.. Kĩ năng: phân biệt được s, r với các âm khác. Thái độ: Yêu thích

c. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kĩ năng: phân biệt được x, ch với các âm khác. Thái độ: Yêu thích

Thái độ: Chịu khó đọc bài, viết bài, yêu thích tìm hiểu môn