• Không có kết quả nào được tìm thấy

Toán 7 Ôn tập chương 3 | Hay nhất Giải bài tập Toán lớp 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Toán 7 Ôn tập chương 3 | Hay nhất Giải bài tập Toán lớp 7"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ôn tập chương III.

Câu hỏi ôn tập.

Câu hỏi 1 trang 22 Toán lớp 7 Tập 2: Muốn thu thập số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm, chẳng hạn như màu sắc mà mỗi bạn trong lớp ưa thích thì em phải làm những việc gì và trình bày kết quả thu được theo mẫu bảng nào?

Lời giải:

Muốn thu thập số liệu của một dấu hiệu nào đó (kí hiệu là X) ta cần phân chia đối tượng thành các phần có thể nghiên cứu tức là phân thành các đơn vị điều tra.

Đánh số hay đặt tên (nếu chưa có) các đơn vị điều tra. Định ra một thứ tự cho các đơn vị điều tra để nghiên cứu dấu hiệu (cân, đo, đong, đếm) để xác định giá trị của dấu hiệu của mỗi đơn vị điều tra. Lập bảng số liệu thống kê ban đầu có thể cần hai cột hoặc dòng:

- Tên đơn vị điều tra - Giá trị của dấu hiệu.

Câu hỏi 2 trang 22 Toán lớp 7 Tập 2: Tần số của một giá trị là gì? Có nhận xét gì về tổng các tần số.

Lời giải:

Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.

Tổng các tần số của các giá trị khác nhau của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra.

Câu hỏi 3 trang 22 Toán lớp 7 Tập 2: Bảng "tần số" có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu?

Lời giải:

Nhờ bảng tần số ta có thể thấy nhanh dấu hiệu điều tra có bao nhiêu giá trị khác nhau, số đơn vị điều tra. Bảng tần số giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

(2)

Câu hỏi 4 trang 22 Toán lớp 7 Tập 2: Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu?

Nêu rõ các bước tính. Ý nghĩa của số trung bình cộng. Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể là đại diện của dấu hiệu đó?

Lời giải:

Để tính số trung bình cộng của các giá trị của dấu hiệu (nếu số đơn vị điều tra khá lớn) ta lập thêm trong bảng tần số một cột (dòng) ghi các tích mỗi giá trị nhân với tần số tương ứng của chúng.

- Tính tổng các số cột (dòng) tích.

- Lấy tổng vừa tính được ở trên chia cho N.

Công thức tính số trung bình cộng:

1 1 2 2 3 3 k k

x n x n x n ... x n

X N

   

Trong đó:

x1, x2, ..., xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.

n1, n2, ..., nk là k tần số tương ứng.

N là số các giá trị.

Ý nghĩa: Số trung bình cộng thường được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh với một dấu hiệu cùng loại.

Nếu trong dãy các giá trị của dấu hiệu có những giá trị có khoảng cách chênh lệch khá lớn đối với nhau thì lấy số trung bình cộng làm giá trị đại diện cho dấu hiệu không có ý nghĩa thực tế.

Bài tập

Bài 20 trang 23 Toán lớp 7 Tập 2: Điều tra năng suất lúa xuân năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào, người điều tra lập được bảng 28.

a) Lập bảng "tần số".

(3)

b) Dựng biểu đồ đoạn thẳng.

c) Tính số trung bình cộng.

Lời giải:

a) Bảng tần số:

Giá trị (x) 20 25 30 35 40 45 50

Tần số 1 3 7 9 6 4 1 N = 31

b) Biểu đồ đoạn thẳng:

(4)

c) Số trung bình cộng về năng suất lúa:

20 25.3 30.7 35.9 40.6 45.4 50.1 1090

X 35, 2

31 31

     

   .

Bài 21 trang 23 Toán lớp 7 Tập 2: Sưu tầm trên sách, báo một biểu đồ (đoạn thẳng, hình chữ nhật hoặc hình quạt) về một vấn đề nào đó và nêu nhận xét.

Lời giải:

Các em học sinh có thể sưu tầm các loại biểu đồ trên sách, báo hoặc Internet, sau đó nhận xét. Dưới đây là một số ví dụ:

Ví dụ 1: Kết quả học tập cuối học kì I của học sinh khối 7 ở trường THCS được minh họa bằng biểu đồ hình quạt như sau:

Nhận xét:

(5)

- Kết quả học tập của học sinh khối 7 gốm 3 loại: giỏi, khá và trung bình. Trong đó số học sinh khá chiếm tỉ lệ cao nhất, số học sinh trung bình chiếm tỉ lệ thấp nhất.

- Số học sinh khá và số hoc sinh giỏi của khối không có sự chênh lệch nhiều lắm về số lượng.

Ví dụ 2: Tỉ lệ phương tiện gây ra tai nạn giao thông năm 2015 ở Việt Nam

Nhận xét:

- Mô tô, xe máy là loại phương tiện gây ra chủ yếu các tai nạn giao thông (chiếm tới 68,31%), và đây cũng là loại phương tiện chủ yếu tham gia giao thông tại Việt Nam hiện nay.

- Xe ô tô là phương tiện có tỉ lệ gây tai nạn giao thông tại Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2, chiếm 25,6%.

- Chiếm 6,09% là phương tiện khác bao gồm: tàu hỏa, xe thô sơ,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Sau ba chu kì bán rã, khối lượng của nguyên tố phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần khối lượng ban đầu?..

Quan sát Hình 8, ta thấy cứ mỗi đoạn thẳng trên trục số sẽ biểu diễn khoảng cách 10 km. Luyện tập 1 trang 45 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: So sánh giá trị tuyệt đối

a) Nếu để tuyên dương thành tích của các trường thì theo em chỉ với bảng này là chưa đủ. Mà cần có bảng ghi đầy đủ tên từng trường cùng với số bài dân ca mà trường

Nhìn kết quả có thể thấy xạ thủ A có phong độ ổn định hơn xạ thủ B.. Hãy chọn phương án đúng.. c) Tính mật độ dân số của từng vùng và so sánh.. a) Dấu hiệu là: Mật độ

a) Dấu hiệu: Số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo.. c) Tính số giờ nắng trung bình hàng tháng của mỗi thành phố và so sánh. b) Nói chung, trong năm 2008 số giờ nắng

Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được.. Câu hỏi 7 trang 6 Toán lớp 7 Tập 2: Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau ? Hãy viết

a’) là đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại trung điểm của nó. c’) là đoạn thắng nối A với trung điểm của cạnh BC. d’) là đoạn thẳng có hai mút là đỉnh A và giao

Kiến thức: Ôn tập có hệ thống các kiến thức đã học ở chương III về dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu.. Kĩ năng:Vận dụng các kiến thức đã học để làm