• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 34 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

(Thời gian thực hiện:2 tuần Chủ đề nhánh 1: Bác Hồ Kính Yêu (Thời gian thực hiện: Từ ngày 13/05

TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động

Nội dung hoạt động Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị Đón

trẻ

Trò chuyện

chơi

Thể dục sáng

1. Đón trẻ Cô đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2. Chơi với các đồ chơi trong lớp

3. Thể dục sáng:

4. Điểm danh trẻ tới lớp

- Trẻ thích đến lớp, đến trường.

-Trẻ biết trò chuyện cùng cô về Bác Hồ kính yêu

- Rèn khả năng diễn đạt mạnh dạn cho trẻ.

- Trẻ chơi vui vẻ đoàn kết - Trẻ tập đúng theo cô các động tác.

- Rèn trẻ thói quen tập thể dục sáng, phát triển thể lực.

- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục sáng, không xô đẩy bạn

- Trẻ biết tên mình, tên bạn.

- Biết dạ khi cô điểm danh.

- Lớp sạch sẽ.

- Tủ đựng đồ dùng cá nhân.

- Đồ chơi

- Sân tập bằng phẳng, xắc xô.

- Sổ điểm danh

(2)

BÉ LÊN MẪU GIÁO

Từ ngày 13/05/2019 đến ngày 24/05/ 2019).

Số tuần thực hiện: 1 tuần.

đến ngày 17/05/2019)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ :

- Cô đón trẻ nhẹ nhàng vào lớp.

- Trao đổi ngắn với phụ huynh về tình hình của trẻ - Nhắc trẻ vào lớp chơi với đồ chơi.

- Trò chuyện về Bác Hồ

Cô cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hò và hỏi trẻ có biết đây là ai không?

- À đây là Bác hồ là vị anh hùng của dân tộc việt nam đấy các con ạ!

- Cho trẻ xem tư liệu về Bác Hồ

2. Trẻ chơi với các đồ chơi trong lớp

- Cô cho trẻ về các góc chơi chơi với đồ chơi trong lớp - CÔ bao quát chơi cùng trẻ

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn không tranh giành đồ chơi, cất gọn đồ chơi sau khi chơi

3. Thể dục sáng:

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ a)Khởi động.

- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “ mời lên tàu nửa.kết hợp đi các kiểu chân.

- Cho trẻ xếp thành 3 hàng theo tổ.

b)Trọng động. * Cho trẻ tập theo cô các động tác + ĐT1: Hít vào thở ra

+ ĐT2: Hai tay giơ lên cao, sang ngang + ĐT3: Quay người sang hai bên phải, trái + ĐT4: Bật tại chỗ

- Cô quan sát và bao quát trẻ.

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ c) Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh lớp.

4.Điểm danh:

- Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp.

- Khuyến khích trẻ đi học đều đúng giờ.

- Trẻ chào cô giáo, bố mẹ, các bạn.

- Quan sát - Lắng nghe - Trẻ xem

- Trẻ chơi

- Trẻ đi vòng tròn.

- Trẻ xếp hàng.

- Trẻ tập.

- Cô cho trẻ tập 2L x 4N

- Trẻ đi nhẹ nhàng..

-Trẻ dạ cô

(3)

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi tập

1.Hoạt động có chủ đích - Quan sát thời tiết , dạo quanh sân trường

2.Chơi vận động:

- Lộn cầu vồng - Trời nắng trời mưa

3. Chơi tự do:

- Chơi tự do với đồ chơi thiết bị ngoài trời.

- Hứng thú tham gia hoạt động.

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí và tắm nắng.

-Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động .

-Biết chơi đoàn kết

-Mũ nón dày dép cho trẻ ra sân

- Các trò chơi vận động.

- Đu quay, xích đu cầu trượt.

(4)

HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐÔNG CỦA TRẺ

*. Ổn định tổ chức: - Cô kiểm tra sức khỏe, cho trẻ đội mũ đeo dép cho trẻ hát bài “ Đi chơi

1. Hoạt động có chủ đích

- Quan sát thời tiết con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?

- Bầu trời như nào ?

- Các con quan sát xem mọi người đang làm gì ? - Khi mọi người đi trên đường thì như nào ? - Mặt trời chiếu như nào ?

- Khi trời nắng các con có được chơi ngài trời không ? - Cô cùng các quan quan sát trong vườn trường có những hoa gì? Cô cho trẻ họi tên các loài hoa?

- Màu sắc của từng loại hoa

- Giáo dục trẻ yêu quý chăm só các loài hoa

=> Cô giáo dục trẻ biết mặc quần áo thoáng mát, không chơi ngoài trời nắng sẽ bị ốm, khi đi ngoài trời phải mặc quần áo chống nắng, đội mũ hoặc che ô

2 TCVĐ: Trò chơi: Lộn cầu vồng

- 2 bạn là 1 đội cùng cầm tay nhau đọc bài đồng dao lộn cầu vồng

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát quan sát trẻ chơi - Nhận xét tuyên dương trẻ chơi

* Trời nắng trời mưa

- Cô cho trẻ giả làm những chú thỏ nhảy đi kiếm ăn và cùng hát bài trời nắng trời mưa, khi cô gõ sắc xô và nói

“ Mưa to rồi mau về nhà thôi” thì các chú thỏ nhanh chóng chạy về nhà

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Cô cho trẻ vẽ theo ý trẻ thích trên sân 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời

- Cô cho trẻ chơi theo ý thích của mình với cầu trượt, đu quay...

- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết bạn bè không tranh giành đồ chơi của nhau và biết giữ gìn đồ chơi

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh các nhân sạch sẽ rửa tay bằng xà phòng sau khi hoạt động ngoài trời.

-Trẻ xếp hàng đi đến địa điểm quan sát.

- Quan sát

- Mọi người đi trên đường - Đội mũ nón, mặc áo nắng

- Không ạ - Lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

-Trẻ chơi

- Lắng nghe.

(5)

Hoạt

dộng Nội dung hoạt động Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi tập

*Góc HĐVĐV:

- Nặn theo ý thích

*Góc phân vai:

- Chơi đóng vai bán hàng đồ lưu niệm

*Góc sách:

- Xem tranh ảnh về Bác Hồ

*Góc nghệ thuật:

- Hát các bài hát về chủ đề

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay

- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm mình tạo ra

- biết cảnh vật xung quanh biển

- Trẻ biết nhập vai chơi.

- Chơi cùng với bạn đoàn kết

-Trẻ biết xem tranh ảnh về các hoạt động mùa hè

- Rèn khả năng tự tin biểu diễn văn nghệ .

- Đất nặn, bảng, khăn lau tay

- Đồ chơi bán hàng, đồ lưu niệm

-Tranh ảnh về các hoạt động về Bác Hồ

-Nhạc cụ băng đĩa.

(6)

HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Trò chuyện chủ đề

- Nghe hát “ Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh”

- Các con vừa nghe bài hát gì ?

Trò chuyện về nội dung bài hát, cô nhắc lại chủ đề khám phá

1. Thỏa thuận chơi:

- Hỏi trẻ: Lớp mình gồm có những góc chơi nào?

- Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con gồm những góc sau: Góc HĐVĐV; Góc phân vai; Góc sách;

Góc nghệ thuật.

- Con thích chơi ở góc nào?

- Con rủ bạn nào cùng chơi?

- Cô hướng dẫn trẻ nhận góc chơi, vai chơi.

- Con định đóng vai gì? Chơi ở góc nào?

- Con sẽ chơi như thế nào ở góc đó?

2. Quá trình chơi:

- Cô chọn 1 trẻ nhanh nhẹn làm nhóm trưởng để phân vai chơi cho các bạn trong nhóm

- Bây giờ ai chơi ở góc nào thì nhẹ nhàng về góc đó.

- Cô dặn dò trẻ trong khi chơi các con phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong các con phải cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

- Cô bao quát trẻ chơi, nắm bắt khả năng chơi của trẻ.

- Góc nào còn lúng túng. Cô chơi cùng trẻ, giúp trẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ gợi mở, hướng trẻ chơi ở các góc, bổ sung sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ

- Giúp trẻ liên kết các góc chơi, vai chơi 3. Kết thúc:

- Cô nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi.

- Động viên khen trẻ.

- Trẻ nghe - Trẻ trả lời

- Trả lời

- Trả lời.

-Trẻ về góc chơi

- Trẻ chơi.

- Lắng nghe

(7)

HOT ĐNG ĂN NỌI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Trước khi ăn

2. Trong khi ăn

3.Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết mời cô và các bạn - Khi ăn không nói chuyện….

- Trẻ biết được các thức ăn chất dinh dưỡng trong món ăn.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết đi vệ sinh, uống nước, lau miệng

- Nước sạch,

- Bàn ăn, khăn ăn, các món ăn

- Khăn mặt,nước uống

(8)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 5 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

* Tổ chức cho trẻ rửa mặt:

+ Bước 1: Cô cho trẻ gập đôi khăn rửa 2 mắt + Bước 2: Lân khăn rửa má

+ Bước 3: Lân khăn rửa trán, mũi + Bước 4: Rửa miệng, cằm, - Trẻ thực hiện

2. Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn hai bữa chính và một bữa phụ

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

3. Sau khi ăn:

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước, lau miệng, đi vệ sinh

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

- Trẻ rửa mặt

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

- Trẻ đi vệ sinh

(9)

HOAT ĐỘNG NGỦ

NỌI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

- Trước khi ngủ

- Trong khi ngủ

- Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế - Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Phản, chiếu, gối.

Chơi tập

* Ôn lại các bài hát, bài thơ, tập kể chuyện theo tranh

* Chơi theo ý thích của bé.

- Trẻ nhớ lại được các bài hát, bài thơ, câu chuyện

- Trẻ biết vào góc chơi theo ý thích.

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Các bài hát,bài thơ, câu chuyện - Câu hỏi đàm thoại

- Đồ chơi ở các góc.

Vệ sinh -Trả trẻ

-Vệ sinh cá nhân cho trẻ

-Trẻ ra về

-Trẻ sạch sẽ thoải mái vui sẻ - Trẻ biết chào cô, chào bạn trước khi về- Trả trẻ tận tay phụ huynh

-Đồ dùng cá nhân của trẻ

HOẠT ĐỘNG

(10)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”.- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc.

- Trẻ ngủ

* Ôn lại các bài hát, bài thơ, tập kể chuyện theo tranh

- Hỏi trẻ:

+ Các con được học những bài hát, bài thơ nào?

+ Được kể câu chuyện gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên, khuyến khích trẻ

* Chơi theo ý thích của bé.

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+ Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi

- Trả lời

-Trẻ chơi

* Vệ sinh trả trẻ

- Trả trẻ tận tay phụ huynh.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.

- Nhắc trẻ chào cô và các bạn trước khi ra về

-Trẻ chào cô và người thân

Thứ 2 ngày 13 tháng 05 năm 2019

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục

(11)

VĐCB: Tung bóng cùng cô TCVĐ: Rồng rắn lên mây

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Nghe hát “Mùa hè đến”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ biết dùng lực của cánh tay để tung bóng lên cao - Trẻ biết cách chơi trò chơi

- Trẻ tập được bài tập PTC 2- Kỹ năng:

- Phát triển vận động cho trẻ

- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ 3- Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục.

- Yêu thích môn học

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi cho giáo viên và trẻ:

- Xắc xô, Bóng nhựa 2. Địa điểm tổ chức:

- Ngoài trời

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ nghe bài hát “Mùa hè đến”

-Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.

- Cho trẻ xếp hàng.

2.Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô và các con cùng tập bài vận động “ Tung bóng cùng cô”

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1: Khởi động

Cô và trẻ đi kết hợp các kiểu đi (Đi kiễng gót, mũi bàn chân, khom lưng..) . Xếp hàng theo tổ dãn cách đều.

* Hoạt động 2: Trọng động

- Trẻ nghe - Trò chuyện - Trẻ xếp hàng - Lắng nghe

(12)

- Bài tập phát triển chung:

+ ĐT2: Hai tay giơ lên cao, sang ngang + ĐT3: Quay người sang hai bên phải, trái + ĐT4: Bật tại chỗ

- Trẻ tập theo cô các động tác - Cô chú ý sửa sai cho trẻ

- Động viên khuyến khích trẻ tập.

- Vận động cơ bản: Tung bóng cùng cô + Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc,

+ Cô giới thiệu vận động: Tung bóng cùng cô + Cô thực hiện mẫu lần 1: Chậm không phân tích + Cô thực hiện mẫu lần 2: Phân tích động tác

+ Cô đứng chân rộng bằng vai 2 cay cầm áp sát phía ngoài quả bóng

+ Khi có hiệu lện tung bóng cô dùng lực 2 cánh tay tung bóng lên cao mắt nhìn theo bóng và để bóng rơi tự do xuống sàn nhà

- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu cùng cô - Cô lần lượt cho trẻ thực hiện 2- 3 lần

- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.trẻ chưa thực hiện được - Động viên khuyến khích trẻ tập.

- Trò chơi vận động “ Rồng rắn lên mây”

+ Giới thiệu tên trò chơi Rồng răn lên mây

+ Cách chơi: cô mời 1 bạn làm thầy thuốc 1 bạn sẽ làm mẹ rắn các bạn còn lai sẽ nối sau mẹ rắn làm con rắn, mẹ con nhà rắn có nhiệm vụ đến nhà thầy thuốc để xin thuốc vừa đi vừa đọc đồng dao rồng rắn lên mây khi thầy thuốc bắt con thì mẹ rắn sẽ che không để cho thầy thuốc bắt mất con của mình

- Cô chơi cùng trẻ 2- 3 lần. .

+ Động viên khuyến khích trẻ chơi.

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng giả làm chú chim bay về chuồng

4. Củng cố:

- Tập theo cô các động tác

- 2 lần x 4 nhịp

- Động tác( NM) tâp 3 lần x 4 nhịp

- Chú ý quan sát

- Lắng nghe

-Trẻ thực hiện.

- Trẻ nghe

- Chơi trò chơi

- Đi lại nhẹ nhàng

(13)

- Hỏi trẻ hôm nay các con được tập bài vận động gì?

- Được chơi trò chơi gì?

5. Kết thúc:

- Nhận xét - Tuyên dương

- Cô hướng dẫn trẻ chuyển sang hoạt động khác.

- Tung bóng cùng cô - Rồng rắn lên mây

- Ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………...

………...

………..

………..

*************************************************

Thứ 3 ngày 14 tháng 05 năm 2019

TÊN HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC

Thơ: Bé tập nói

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Nghe hát: “Em mơ gặp Bác Hồ”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc bài thơ. “ Bé Tập Nói”

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ cảm nhận được bài thơ - Trẻ biết đọc theo cô từng câu của bài thơ.

2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc, phát triển ngôn ngữ khả năng ghi nhớ.

3- Giáo dục thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia tiết học

- Chơi đoàn kết cùng bạn bè, ngoan ngoãn lễ phép

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ:

- Tranh minh hoạ thơ - slide power point - Đĩa nhạc, loa máy.

2. Địa điểm:

- Trong lớp

(14)

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG TRẺ

1) Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ nghe bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”

- Cô cùng trẻ trò chuyện nội dung bài hát - Bạn nhỏ Gặp ai trong mơ nhỉ?

- Râu và tóc Bác Hồ như thế nào?

- Bạn đã làm gì?

- Con có yêu qúy Bác Hồ không?

- Giáo dục các con ạ Bác Hồ là người có công với cách mạng là vị anh dùng của dân tộc Việt Nam nên ai cũng yêu quý và kính trọng Bác Hồ đấy.

2. Giới thiệu bài.

- Cô có bài thơ nói về Bác Hồ Đấy chúng mình cùng tìm hiểu qua bài thơ “Bé tập nói nhé”

3. Hướng dẫn tổ chức:

* Hoạt động 1: Cô đọc thơ trẻ nghe - Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ

- Bài thơ “ Bé tập nói” Tác giả: Trần Nhật Tân - Cô cho trẻ đọc tên bài thơ 2- 3 lần.

- Mời cá nhân trẻ đọc tên bài thơ 2 - 3 trẻ đọc.

- Cô giảng nội dung : Bài thơ thể hiện tình cảm của 1 em nhỏ đang tập nói bi bô gọi tên Bác Hồ trong tranh với nụ cười yêu thương của Bác dành cho các em nhỏ - Cô đọc lần 2 : mở trình chiếu power point

+ Cô nhắc lại: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ

* Hoạt động 2: Đàm thoại

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? - Em bé đang làm gì?

- À em đang chập chững tập đi này.

- Miệng em bi bô gọi tên ai?

- Em bé chỉ vào ai nhỉ?

- Từ trong ảnh Bác Hồ cười như thế nào/

- Trẻ nghe - Bác Hồ - Bạc phơ

- Hôn đôi má Bác - Có ạ

- Lắng nghe

- Vâng ạ

- Trẻ đọc

- Lắng nghe.

- Bé nằm mơ

- Bé nằm mơ - Tập đi - Bác Hồ - Bác Hồ

- Cười yêu thương

(15)

- Bác Hồ là người luôn dành cho các em nhỏ rất nhiều tình cảm được gửi vào trong những nụ cười yêu thương.

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô dạy trẻ đọc từng câu đến hết bài 2-3 lần.

- Cô mời từng tổ , cá nhân, nhóm đọc.

( Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ đọc).

4. Củng cố:

- Các con vừa được học bài thơ gì?

- Giáo dục : trẻ chơi ngoan đoàn kết cùng bạn bè 5. Kết thúc

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ - Chuyển hoạt động

- Lắng nghe

- Trẻ đọc

- Thi đua đọc theo tổ

- Bé tập nói Lắng mghe

- Ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

...

...

...

...………

**********************************************.

Thứ 4 ngày 15 tháng 05 năm 2019

TÊN HOẠT ĐỘNG : Trò Chuyện Về Bác Hồ

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Nghe hát “ Em mơ gặp Bác Hồ”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1- Kiến thức:

- Trẻ biết được tình cảm của Bác với thiếu nhi và mọi người.

- Biết được ngày sinh của Bác Hồ, biết được lăng Bác ở quãng trường Ba Đình.

2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ - Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ.

3- Giáo dục thái độ:

- Trẻ chơi ngoan đoàn kết với bạn, lễ phép kính trọng mọi người

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ:

(16)

- Tranh : Bác đang cho em bé ăn, Bác đang bế em bé, Bác trò chuyện với các cháu thiếu nhi, Bác đang múa hát với các bạn thiếu nhi.

2. Địa điểm

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Nghe hát bài “em mơ gặp Bác Hồ”

- Tại sao bạn nhỏ mơ gặp Bác Hồ?

- À, lúc Bác Hồ còn sống Bác bận nhiều công việc nhưng Bác vẫn luôn quan tâm chăm sóc các cháu nhỏ, Bác rất yêu thương các cháu nhỏ và tình cảm đó còn ghi lại đến bây giờ.

- Cô mời cả lớp mình hãy cùng cô quan sát hình ảnh thể hiện tình cảm của các bạn nhỏ với Bác cũng như tình cảm của Bác dành cho các bạn nhỏ thiếu nhi trên khắp cả nước nhé.

2.Hướng dẫn.

a. Hoạt động 1. Trò chuyện tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu:

- Cô có tranh về ai đây?

- Bác có vầng trán thế nào? Đôi mắt của Bác ra sao?

Da dẻ như thế nào?

- À, Bác có vầng trán cao, rộng, đôi mắt long lanh sáng ngời như vì sao, da dẻ hồng hào.

- Bác có sinh nhật vào ngày tháng nào? (Ngày 19- 5) - Khi còn sống Bác làm gì của nước ta? ( Chủ tịch nước)

- Khi còn sống Bác là chủ tịch nước của nước ta. Bác sinh vào ngày 19 tháng 5 và hàng năm cứ đến sinh nhật Bác là mọi người treo cờ và tổ chức các cuộc thi ca hát múa để tưởng nhớ Bác.

- Bác có câu thơ dạy bảo các bé thiếu nhi rất hay:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

- Nhìn xem cô có tranh gì đây?

- Còn em bé thể hiện tình cảm với Bác như thế nào?

- À, em bé được Bác bế trên tay nên vui sướng ôm cổ Bác, ôm hôn vào má Bác. Bác rất bận nhưng Bác vẫn dành thời gian cho các cháu nhỏ, dành tình yêu

- Trẻ nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Vâng ạ

- Về Bác Hồ

- Vầng trán cao, đôi mắt sáng, da hồng hào

- Ngày 19- 5

- Là chủ tịch nước

- Tranh Bác Hồ bế em bé - Rất âu yếm

(17)

thương, chăm sóc các cháu với sự yêu thương ấm áp như 1 người ông với cháu của mình.

- Con xem, Bác còn làm gì đây?

- Bác đang nắm tay các cháu nhỏ nhảy múa ca hát thật vui vẻ, rồi Bác còn phát bánh kẹo cho các cháu nữa.

Vào những dịp lễ tết, hay tết trung thu Bác gửi quà và thư chúc tết cho các cháu nhỏ trên khắp cả nước.

- Khi còn sống Bác đã dặn các cháu nhỏ những gì?

- Bác dạy các bạn nhỏ làm những việc gì?

- À, Bác dặn các bạn nhỏ chơi ở gần nhà để tránh bom đạn, và làm việc nhà như: quét nhà, giữ gà, biết ra hầm ngồi tránh bom đạn. Chính vì tình cảm ấm áp của Bác đã để lại cho các bạn nhỏ nhiều tình thương yêu cho đến bây giờ, các con có yêu kính Bác không?

- Vậy con thể hiện tình cảm với Bác như thế nào?

- Ngoài ra Bác còn quan tâm chăm sóc cho ai vậy con?

- Bác đang nói chuyện với ai vậy con?

- À, Bác còn giúp đỡ các bác nông dân trồng lúa, các chú công nhân làm đường, rồi giúp bơm nước vào đồng ruộng.

- Con xem Bác còn làm gì hằng ngày đây?

- Bác đang cầm gì vậy con?

- Để làm gì?

- Bác còn cho cá ăn, tưới nước vun gốc cho các cây quanh nhà như: cây vú sữa, cây ổi.

- Con xem mỗi sáng Bác làm gì?

- Bác khuyên bảo mọi người hàng sáng phải năng tập thể dục cho mạnh khỏe để làm việc và học tập. Còn các con thì sao, mỗi ngày con làm gì cho khỏe mạnh?

- À, tất cả mọi người nhỏ, lớn hay già đều phải tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.

- Mặc dù bây giờ Bác không còn nhưng mà vườn cây nhà Bác vẫn tươi tốt cho nhiều quả, ao cá vẫn có nhiều cá, ngôi nhà của Bác vẫn sạch sẽ mát mẻ.

- Khi Bác mất đi nhân dân ta đã đặt Bác nằm nghỉ ở đâu?

- Lăng Bác được xây ở Thủ đô Hà Nội, và hàng năm cứ đến ngày lễ là nhân dân đi đến để viếng Bác.

b. Hoạt động 2: Trò chơi “ Ghép tranh”

- Cách chơi cô chia lớp thành 2 đội chơi lắp ghép các mảnh ghép lại để tạo thành bức tranh lăng bác đội nào ghép nhanh và chính xác hơn sẽ chiến thắng

- Bác Hồ vui múa hát cùng các bạn nhỏ

- Trả lời theo gợi ý của cô - Lắng nghe

- Có ạ

- Trả lời theo ý tưởng - Chăm sóc vườn cây

- Tập thể dục

- Ở trong lăng

- Lắng nghe

(18)

- Cô cho trẻ chơi 1-2 lượt

- Cô bao quát nhận xét chơi cùng trẻ giúp đỡ cổ vũ trẻ trong khi chơi.

3. Củng cố

- Chúng ta vừa trò chuyện về ai?

- Giáo dục: Để tưởng nhớ về Bác Hồ kính yêu mọi người ai ai cũng lo học hành, làm việc, và các con còn nhỏ thì cố gắng chăm lo học hành, ăn giỏi, ngủ đúng giờ, nghe lời cha mẹ thầy cô và cố gắng thành cháu ngoan Bác Hồ các con nhớ chưa

4. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học tuyên dương và cho trẻ ra chơi

- Chơi trò chơi

- Về bác Hồ - Lắng nghe

- Ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………...

………...

...

………...

...

...

**********************************************.

Thứ 5 ngày 16 tháng 05 năm 2019

TÊN HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC

Truyện: Vệ sinh buổi sáng HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát “ Rửa mặt như mèo”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện “ Vệ sinh buổi sáng”

- Trẻ nhớ tên nhân vật trong truyện - Trẻ hiểu nội dung câu truyện.

2- Kỹ năng:

- Rèn khả năng nghe truyện và tư duy ghi nhớ - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi cho trẻ.

3- Giáo dục thái độ :

- Giáo dục trẻ yêu thích môn học, mạnh dạn, biết bảo vệ sức khỏe

(19)

- Giữ gìn vệ sinh các nhân sạch sẽ

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Tranh minh hoạ nội dung truyện 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức cho trẻ - Cô hát “ Rửa mặt như mèo”

- Con có biết chú mèo rửa mặt như thế nào không?

- À mỗi buổi sáng ra mèo ta thường ngồi dưới sân liếm láp mặt nên không được ai yêu?

- Khi rửa mặt các con sẽ dùng gì nào?

- Đúng rồi xả nước ra chậu và dùng khăn mặt của mình nhé, phải luôn giữ gìn vệ sinh các nhân luôn sạch nhé.

2. Giới thiệu bài:

- Chúng mình cùng học kể câu truyện “Vệ sinh buổi sáng” để biết được mèo con hàng ngày vệ sinh như thế nào nhé!

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1: Cô kể diễn cảm - Cô kể lần 1: Diễn cảm

- Cô giới thiệu tên câu truyện: “ Vệ sinh buổi sáng”

- Giảng giải nội dung: Mỗi sáng dậy mèo thường lấy tay lau mắt, liếm láp cổ trái, cổ phải. Xong chạy đến chỗ bé hạnh đang đánh răng bé hạnh dùng bàn chải chải trong và ngoài xong lấy khăn mặt rửa mặt sạch sẽ, buộc tóc gọn gàng.

- Còn các con hàng ngày các con vệ sinh buổi sáng như thế nào nhỉ?

- Kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?

- Cô kể lần 2: Kết hợp với tranh * Hoạt động 2: Đàm thoại

- Trẻ nghe Làm hạt mưa - Mát hơn

- Vâng ạ

- Không ạ - Vâng ạ

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(20)

- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?

- Trong chuyện có những nhân vật nào?

- Mèo rửa mặt như thế nào?

- Mèo rửa dùng chân lau măt, liếm láp cổ như thế có sạch không các con?

- À như thế là rất mất vệ sinh đấy!

- Còn bé hạnh rửa mặt như thế nào nhỉ?

- À đúng rồi bé dùng bàn chải chải răng sạch sẽ, dùng khăn để rửa mặt, xong xuôi bé còn chải tóc rất gọn gàng.

- qua cây truyện các con có rút ra bài học gì không?

- À mỗi buổi sáng thức dậy các con sẽ phải đánh răng rửa mặt sạch sẽ không chơi bẩn luôn giữ tay chân sạch, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi nhé.

- Chúng mình cùng cô kể câu truyện này nhé

* Hoạt động 3: Dạy trẻ kể theo cô từng câu.

- Cô kể từng câu cho trẻ nói theo - Cô gợi ý cho trẻ nói theo cô

- Cô sửa ngọng cho trẻ, động viên trẻ 4. Củng cố:

- Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì?

- Giáo dục trẻ ngoan chơi đoàn kết vơi bạn bè 5. Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ ra chơi

- Vệ sinh buổi sáng - Mèo, bé hạnh - Trả lời cô - Không ạ

- Dùng khăn mặt - Vâng ạ

- Vâng ạ - Vâng ạ

- Trẻ kể

- Mặt trời đi đâu

- Ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

……….

*****************************************

Thứ 6 ngày 17 tháng 05 năm 2019

HOẠT ĐỘNG : Tô màu hoa

(21)

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Nghe hát “Màu hoa”

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ biết cách cầm bút bằng 3 đầu ngón tay - Trẻ biết tô sao cho màu không bị nhoèn ra ngoài 2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng cầm bút bằng tay phải - Quan sát ghi nhớ có chủ định 3- Giáo dục thái độ :

- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình làm được

- Chơi đoàn kết cùng bạn bè trong lớp nhường nhịn bạn cùng chơi.

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ:

- Tranh mẫu

- Tranh tô, màu tô, giá treo sản phẩm 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức - Nghe hát màu hoa

- Trong bài hát có những màu hoa gì nhỉ?

- Màu hoa tím, màu hoa vàng, màu hoa đỏ - Cô cho trẻ gọi tên màu hoa

- Giáo dục trẻ chăm sóc loài hoa 2.Giới thiệu bài :

- Chúng mình đang học chủ đề Bác hồ kính yêu.

- Giờ học hôm nay cô và các con cùng tô màu những bông hoa thật đẹp để dành tặng Bác Hồ kính yêu nhé.

3) Hướng dẫn tổ chức:

* Hoạt động 1: Quan sát mẫu và đàm thoại - Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu

- Cô đưa tranh bông hoa cho trẻ quan sát - Con có biết tranh vẽ hoa gì không?

- Nghe hát - Trả lời cô

- Gội tên màu hoa - Lắng nghe

- Vâng ạ

- Quan sát - Trả lời cô

(22)

- À đó là hoa hồng đấy.

- Hoa hồng có màu gì

- Cho trẻ phát âm hoa hồng, màu đỏ

- Cô chỉ vào nhị hoa có màu sắc như thế nào?

- Cánh hoa có dạng gì?

- Cành và lá hoa có màu gì nhỉ?

- Con thấy bông hoa này có đẹp không?

- Cùng cô tô màu bông hoa này nhé

- Để tô màu được con hãy quan sát cô tô mẫu trước nhé.

* Hoạt động 2 Cô thực hiện mẫu

- Trước tiên cô cầm màu bằng 3 đầu ngón tay phải, tay trái cô đặt trên giữ giấy lần lượt cô tô cánh hoa trước tô nhẹ nhàng không để màu bị nhèn ra ngoài - Con có biết cánh hoa cô tô màu gì không?

- Khi tô xong cánh hoa cô sẽ lấy màu vàng tô nhị, cô cũng tô từ tên xuống dưới sao cho màu không bị nhoèn ra, cô tô đến lá và cành hoa

- Cô thực hiện xong bức tranh bông hoa của mình rồi, bây giờ các con sẽ cùng tô màu bông hoa của mình nhé.

*Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Cho trẻ thực hiện cô phát cho trẻ tranh tô, màu tô - Chỉnh cho trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút bằng tay phải, ngồi không cúi sát mặt xuống bàn.

- Cô chú ý quan sát hướng dẫn giúp đỡ trẻ thực hiện - Chỉnh cho trẻ cách cầm màu tô cho đúng

* Hoạt động 4: Trưng bày - Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày

- Khuyến khích trẻ nhận xét sản phẩm

- Cô nhận xét sản phẩm nổi bật. Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm

4. Củng cố - giáo dục:

- Hôm nay các con được làm gì?

- Màu đỏ - Phát âm - Nhị vàng - Dạng tròn - Màu xanh - Có ạ - vâng ạ - Vâng

- Lắng nghe - Màu đỏ

- Quan sát cô tô mẫu

- Trẻ thực hiện

- Tô màu hoa

(23)

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi thật và sản phẩm mình làm ra cẩn thận.

5. Kết thúc:

- Lắng nghe - Ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

……….

**********************************************.

Hồng Thái Đông ,ngày....tháng...năm 2019 Người duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Kiểm tra đĩa nhạc,Chuẩn bị và mở máy tính cho cô chính dạy -Giúp cô chính Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát - Quản lý bao quát trẻ trong

- Giáo dục: Để tưởng nhớ về Bác Hồ kính yêu mọi người ai ai cũng lo học hành, làm việc, và các con còn nhỏ thì cố gắng chăm lo học hành, ăn giỏi, ngủ đúng giờ, nghe lời