• Không có kết quả nào được tìm thấy

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAM Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Situation of Orange Production in Thua Thien Hue Province

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAM Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Situation of Orange Production in Thua Thien Hue Province "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

17. Tổng cục thống kê

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717.

18. Wang, C.X., Wang, G.P., Hong, N., Jiang, B., Liu, H., Wu, K.W. 2006. Production of polyclonal and monoclonal antibodies against Citrus tristeza virus and their efficiency for the detection of the virus. Sheng Wu Gong Cheng Xue Bao, 22: 629–634.

19. Wu, K.W., Tang, M., Wang, G.P., Wang, C.X., Liu, H., Yang, F., Hong, N. 2014. The epitope structure of Citrus tristeza virus coat protein mapped by recombinant proteins and monoclonal antibodies.

Virology, 448: 238–246.

Phản biện: TS. Nguyễn Tường Vân

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAM Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Situation of Orange Production in Thua Thien Hue Province

Trần Thị Xuân Phương, Trần Thị Hoàng Đông Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tác giả liên hệ: tranthixuanphuong@huaf.edu.vn

Ngày nhận bài: 21.8.2020 Ngày chấp nhận: 13.9.2020

Abstract

The survey was conducted in Huong Hoa commune (Nam Dong District) and Phong My commune (Phong Dien District) in Thua Thien Hue Province in 2019. The results showed that almost orange varieties grown are indigenous varieties and other local varieties (Nam Dong orange, Valencia orange). On average, a household had orange growing area from 100 to 5000 m2 and the orange orchard age was from 2 to 4 years old. The cultivation techniques for orange cultivar of almost local farmers were partly suitable with the requiement techniques. All households only applied inorganic fertilizers (2 times/year) and concentrated organic fertilizer one time/year. The number of pesticide application for control of insect pests and diseases on orange in two survey sites only ranged from 0.3 to 1.3 times/year. The level of investing in orange production in Huong Hoa was 2.5 - 3 times high than that in Phong My. Restoration, select the best of orange varieties, using free-disease seedlings and extension work are requirements that need to be satisfied for expanding orange production for its important role in the economic, cultural and social aspects of Thua Thien Hue province,

Keywords: Orange, production, Thua Thien Hue province .

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cam (Citrus sinensis) là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu Á. Cây cam được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cam là loại quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị năng lượng khá cao (USDA, 2019). Hiện nay, ở nước ta cây cam được trồng khắp nơi, mỗi vùng có một giống cam đặc sản như cam Cao Phong ở Hòa Bình, cam Bù ở Hà Tĩnh, cam Vinh ở Nghệ An,…Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cam được trồng tập trung ở các huyện Nam Đông, Phong Điền với diện tích khoảng 185 ha (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2018). Mặc dù, điều kiện tự nhiên, đất đai thuận lợi để cây để cây cam sinh trưởng phát triển tốt và đem lại thu nhập cao

cho người dân nhưng việc phát triển mở rộng diện tích trồng cam ở Thừa Thiên Huế thành vùng sản xuất lớn còn gặp nhiều khó khăn do quy mô trồng vẫn manh mún, chưa chú trọng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công tác quản lý giống còn nhiều bất cập và chưa có chiến lược phát triển rõ ràng. Vì vậy, diện tích trồng cam của tỉnh đang có xu hướng ngày càng giảm.

Việc xác định hiện trạng nguồn gốc giống cam và kỹ thuật canh tác, công tác bảo vệ thực vật trên cây cam ở Thừa Thiên Huế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cây cam theo hướng bền vững là hết sức cần thiết. Bài báo này giới thiệu các kết quả điều tra trong năm 2019 về hiện trạng tình hình sản xuất cam ở Thừa Thiên Huế.

(2)

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân sản xuất cam trên địa bàn huyện Nam Đông và huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Điều tra tình hình sản xuất cam theo hương pháp điều tra nhanh nông hộ có sự tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal - PRA) bằng bảng hỏi tại xã Hương Hòa (huyện Nam Đông) và xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Lựa chọn điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng cam trên mỗi địa điểm điều tra. Thời gian điều tra từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019.

2.3 Xử lý số liệu

Các số liệu được tổng hợp, mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nguồn gốc giống cam

Số liệu ở Bảng 1 cho thấy Giống cam mà các hộ nông dân đang trồng có nguồn gốc từ giống bản địa và giống địa phương khác. Trong đó, xu hướng các vườn trồng cả hai giống là chủ yếu chiếm 83,3% (ở xã Hương Hòa) và 86,7% (ở xã Phong Mỹ) gồm cam Sài Gòn, cam Valencia 2 (V2), cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Bù, cam Sành và cam Voi. Trong đó, cam Nam Đông là giống cam địa phương, rất thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Nam Đông, sinh trưởng và phát triển tốt, chất lượng quả thơm ngon nên diện tích canh tác ngày càng được mở rộng, phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP và đã xây dựng thương hiệu “Cam Nam Đông”. Cam Valencia (V2) là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, quả dễ bảo quản, thành phần và chất lượng cao. Chính vì những đặc điểm vượt trội đó mà giống cam V2 đã được các hộ dân ở hai địa điểm điều tra lựa chọn sẽ mở rộng diện tích canh tác.

Bảng 1. Nguồn gốc giống cam ở Hương Hòa và Phong Mỹ

Chỉ tiêu điều tra Tỷ lê (% số hộ)

Hương Hòa Phong Mỹ

Chỉ trồng giống cam bản địa (Cam Nam Đông, cam Voi) 16,7 0

Chỉ trồng giống cam của địa phương khác (Cam Xã Đoài, Cam Vân Du, Cam Bù, Cam Sành, Cam Valencia)

0 13,3

Trồng cả giống cam bản địa và giống cam của địa phương khác 83,3 86,7 3.2 Hiện trạng vườn cam tại vùng nghiên cứu

Kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng cam của một hộ ở hai địa điểm điều tra dao động từ 100 đến trên 5000 m2. Trong đó, ở Hương Hòa quy mô diện tích vườn cam của mỗi hộ chủ yếu tập trung vào khoảng diện tích >1000 - 2000m2 (chiếm

37,1% số hộ trồng). So với Hương Hòa thì các hộ trồng cam ở Phong Mỹ có quy mô vườn trồng cam nhỏ hơn, diện tích chủ yếu nằm trong phạm vi từ 100 - 1000m2 (chiếm 65,7% số hộ trồng). Điều này cho thấy diện tích trồng cam ở hai địa điểm điều tra đều có quy mô nhỏ lẻ, manh mún (Bảng 2).

Bảng 2. Thông tin về hiện trạng của vườn cam

Chỉ tiêu điều tra Tỷ lê (% số hộ)

Hương Hòa Phong Mỹ

Diện tích

100 - 1000 m2 28,6 65,7

>1000 - 2000 m2 37,1 17,1

>2000 - 5000 m2 20,0 14,3

>5000 m2 14,3 2,9

Tuổi của vườn cam

2 năm 0 45,7

3 năm 0 54,3

4 năm 100 0

Vị trí vườn trồng Vườn quanh nhà 37,1 40,0

Vườn đồi/núi 62,9 60,0

Loại đất Đất thịt 37,1 40,0

Đất đỏ bazan 62,9 60,0

Độ thoát nước Tốt 62,9 60,0

Trung bình 37,1 40,0

(3)

Về tuổi vườn cam, ở cả hai địa điểm điều tra đều cho thấy các vườn cam đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, tuổi vườn dao động từ 2 - 4 năm. Phần lớn các hộ trồng cam đều bố trí trồng cam chủ yếu là vườn đồi/núi và có độ thoát nước tốt, chiếm tỷ lệ 60 – 62,9%. Đây là điều kiện thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cam vì cam là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng (Lê Thị Khánh và Phạm Lê Hoàng, 2016). Cam được trồng trên 2 loại đất là đất thịt và đất đỏ bazan. Trong đó, chủ yếu được trồng trên đất đỏ bazan, chiếm 62,9% (ở xã Hương Hòa) và 60% (ở xã Phong Mỹ) (Bảng 2). Đất đỏ bazan khá phù hợp với

cây có múi (Phạm Văn Linh và cs, 2017).

3.3. Tình hình canh tác cam tại vùng nghiên cứu

Kết quả ở Bảng 3 cho thấy mật độ trồng cam chủ yếu ở hai địa điểm điều tra là 500 cây/ha với khoảng cách trồng tương ứng là 4 x 5m. Trong đó, mật độ này ở xã Hương Hòa chiếm 100% và ở xã Phong Mỹ chiếm 88,6%. Đây là mật độ và khoảng cách trồng thích hợp cho cây cam sinh trưởng, phát triển tốt (Phạm Văn Duệ, 2005).

Điều này chứng tỏ, phần lớn người dân đã bố trí mật độ, khoảng cách trồng cam hợp lí.

Bảng 3. Các kỹ thuật canh tác áp dụng đối với canh tác cây cam

Chỉ tiêu điều tra Tỷ lê (% số hộ)

Hương Hòa Phong Mỹ

Mật độ trồng 500 cây/ha 100 88,6

666 cây/ha 0 11,4

Khoảng cách 3 x 5 m 0 11,4

4 x 5 m 100 88,6

Tưới nước

2 ngày/lần 0 2,9

3 ngày/ lần 8,6 14,3

1 tuần/lần 91,4 82,9

Cắt tỉa, tạo hình 1 lần/năm 100 100

2 lần/năm 0 0

Làm cỏ/chăm sóc

1 lần/năm 34,3 77,1

2 lần/năm 51,4 22,9

3 lần/năm 14,3 0

Phương thức canh tác Độc canh 0 2,9

Xen canh 100 97,1

Việc tưới nước cho cây cam ở cả hai địa điểm điều tra được thực hiện chủ yếu là 1 lần/tuần chiếm 82,9 - 91,4% hộ điều tra. Như vậy, việc tưới nước cho cam ở đây đã phần nào đáp ứng nhu cầu nước của cây cam (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2007). Nhằm tránh sự lãng phí dinh dưỡng và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mạnh của rễ vào tháng 2 đến tháng 9 dương lịch nên 100% các vườn cam đều được cắt tỉa, tạo hình một lần/năm vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.

Việc xen canh giữa cam với ổi góp phần mang lại thu nhập cho người dân trong thời gian vườn cam ở giai đoạn kiến thiết và hạn chế mức độ gây hại của rầy chổng cánh, là môi giới truyền bệnh greening (Đào Thanh Vân, Hà Duy Trường, 2012). Ở Hương Hòa 100% số hộ lựa chọn phương thức canh tác xen canh, nhưng ở Phong Mỹ vẫn còn 2,9% số hộ trồng độc canh cam.

3.4 Tình hình sử dụng phân bón cho cam ở vùng nghiên cứu

Phân bón đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cam và là yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến sản lượng và chất lượng quả. Số liệu điều tra ở Bảng 4 cho thấy có 100% số hộ điều tra ở xã Hương Hòa và xã Phong Mỹ đều sử dụng phân gia súc để bón cho vườn cam. Trong đó, ở xã Hương Hòa người dân sử dụng liều lượng bón là 60kg/cây, gấp 2 lần so với xã Phong Mỹ (30kg/cây).

Tất cả các vườn đều sử dụng phân vô cơ là NPK 16:16:8 với lượng bón từ 0,2 – 1 kg/cây. Sử dụng NPK là hợp lý vì giúp tiết kiệm chi phí, công lao động và phù hợp cho việc sử dụng dinh dưỡng của cây ăn quả. Ở xã Hương Hòa, liều lượng bón NPK là 1kg/cây (chiếm 71,1% số hộ) và xã Phong Mỹ là 0,3kg/cây (chiếm 37,1% số hộ). Điều này cho thấy mức độ chênh lệch về sự đầu tư, chăm sóc cây cam ở hai địa điểm điều

(4)

tra. Bên cạnh đó, 100% người dân lựa chọn bón phân hữu cơ theo hốc là phương pháp phù hợp vì tiết kiệm phân bón và hạn chế sự rửa trôi. Tuy

nhiên, việc bón vãi phân vô cơ (100%) cho cây cam là chưa phù hợp với khuyến cáo (Trần Thế Tục và Đoàn Thế Lư, 2007).

Bảng 4. Tình hình sử dụng phân bón đối với cây cam

Chỉ tiêu điều tra

Tỷ lê (% số hộ)

Chỉ tiêu điều tra

Tỷ lê (% số hộ)

Phân hữu cơ Phân vô cơ

Hương Hòa

Phong Mỹ

Hương Hòa

Phong Mỹ Số lần bón

phân/năm

1 lần 100 100 1 lần 0 0

2 lần 0 0 2 lần 100 100

Loại phân

Gia súc 100 100 Đạm 0 0

Gia cầm 0 0 Lân 0 0

HCVS* 0 0 Kali 0 0

Khác 0 0 NPK** 100 100

Liều lượng

20 (kg/cây/năm) 0 22,9 0,2 (kg/cây/năm) 0 2,9

30 (kg/cây/năm) 0 54,3 0,3 (kg/cây/năm) 0 37,1

40 (kg/cây/năm) 28,6 22,9 0,4(kg/cây/năm) 0 22,9

50 (kg/cây/năm) 25,7 0 0,5 (kg/cây/năm) 22,9 34,3

60 (kg/cây/năm) 45,7 0 0,6 (kg/cây/năm) 2,9 2,9

- 0,7 (kg/cây/năm) 2,9 0

- 0,8 (kg/cây/năm) 0 0

- 0,9 (kg/cây/năm) 0 0

- 1 (kg/cây/năm) 71,4 0

Cách bón Hốc 100 100 Hốc 100 100

Vãi 0 0 Vãi 0 0

Ghi chú: *: Hữu cơ vi sinh; ** Phân NPK 16:16:8

3.5 Tình hình quản lý sinh vật gây hại cho cây cam ở vùng nghiên cứu

Kết quả ở Bảng 5 cho thấy ở Hương Hòa người nông dân chủ yếu sử dụng các loại thuốc

như: Bassa 50EC (trừ sâu vẽ bùa) và Tata 25WG (trừ rệp muội) ở giai đoạn cây cam bắt đầu ra lộc, Isacop 62.5 WG (trừ bệnh loét) ở giai đoạn cây còn nhỏ.

Bảng 5. Tình hình sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại đối với cây cam

Loại thuốc sử dụng Đối tượng phòng trừ

Số lần phun* Giai đoạn sử dụng

Hiệu quả**

Hương Hòa

Bassa 50 EC Sâu vẽ bùa 1,1 Ra lộc ++

Tata 25 WG Rệp muội 1,0 Ra lộc +

Isacop 62.5 WG Bệnh loét 0,5 Cây còn nhỏ ++

Phong Mỹ

Bassa 50EC Sâu vẽ bùa 1,3 Ra lộc ++

Wellof 330EC Rệp muôi 0,3 Ra lộc +++

Pegasus 500SC Nhện đỏ 0,8 Tháng 4 – 7 +

Sunfat đồng Bệnh thối gốc chảy

nhựa 0,6 Tháng 8 – 12 +++

Ghi chú: *Số lần phun tính trung bình theo số lần của các hộ điều tra

** Hiệu quả: + Hiệu quả thấp; ++ Hiệu quả trung bình; +++ Hiệu quả cao

(5)

Ở Phong Mỹ, các hộ trồng cam cũng tin dùng loại thuốc Bassa 50 EC để trừ sâu vẽ bùa khi cây cam trổ lộc và thuốc Wellof 330 EC (trừ rệp muội) ở giai đoạn cây trổ lộc, thuốc Pegasus 500SC (trừ nhện đỏ) vào giai đoạn các tháng cao điểm nắng nóng (từ tháng 4 đến tháng 7). Bên cạnh đó, Sunfat đồng được người dân sử dụng để đặc trị bệnh thối gốc chảy nhựa. Nhìn chung, việc sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh của các hộ ở cả hai địa điểm điều tra đều mang lại hiệu quả phòng trừ từ trung bình đến cao.

3.6 Mức độ đầu tư cho sản xuất cam ở vùng nghiên cứu

Mức độ đầu tư là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất cây trồng nói chung và cây cam nói riêng. Mức độ đầu tư cho thấy khả năng kinh tế hay quyết tâm mở rộng mô hình sản xuất của hộ nông dân. Số liệu Bảng 6 cho thấy ở Hương Hòa, người dân đầu tư cho sản xuất cam gấp 2,5 - 3 lần so với các hộ trồng cam ở Phong Mỹ.

Điều này chứng minh các hộ dân ở Hương Hòa đã nhận thấy đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình nói riêng và kinh tế toàn huyện nói chung. Trong khi đó, đa số các hộ trồng cam ở Phong Mỹ (68,6%) mới chỉ đầu tư 2 – 5 triệu đồng/năm.

Bảng 6. Mức độ đầu tư của vườn sản xuất cam

Mức độ đầu tư (1000m2) Tỷ lê (% số hộ)

Hương Hòa Phong Mỹ

< 2 triệu đồng/năm 0 22,9

2 - 5 triệu đồng/năm 0 68,6

> 5 - 15 triệu đồng/năm 60,0 8,6

> 15 triệu đồng/năm 40,0 0

Ghi chú: Đầu tư bao gồm phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc.

4. KẾT LUẬN

Các giống cam được trồng chủ yếu ở Thừa Thiên Huế có nguồn gốc bản địa và giống địa phương khác. Trong đó, cam Sài Gòn và cam Valencia (V2) là hai giống cam đã, đang và sẽ được mở rộng phát triển.

Diện tích trồng cam còn manh mún từ 100 đến trên 5000 m2, đa số các vườn cam đang ở giai đoạn vườn kiến thiết cơ bản từ 2 - 4 tuổi.

Điều kiện trồng trọt rất thuận lợi về vị trí trồng, loại đất và độ thoát nước.

Tất cả các hộ dân đều chú ý đến việc bón phân cho cây cam, các loại phân chủ yếu là phân hữu cơ và vô cơ. Trong đó, 100% số hộ bón phân vô cơ (2 lần/năm) và bón phân hữu cơ tập trung 1 lần/năm.

Với Số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại của cây cam ở vùng nghiên cứu dao động từ 0,3 - 1,3 lần/năm là rất ít so với các vùng khác và việc sử dụng thuốc chỉ cho hiệu quả cao với rệp muội và bệnh thối gốc chảy nhựa.

Mức độ đầu tư của người dân cho sản xuất cây cam khác nhau tùy thuộc vào nhận thức và điều kiện kinh tế của nông hộ. Trong đó, người

dân ở Hương Hòa có mức độ đầu tư gấp 2,5 - 3 lần so với Phong Mỹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2018. Niên giám thống kê Huế.

2. Phạm Văn Duệ, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả. NXB Hà Nội.

3. Lê Thị Khánh, Phạm Lê Hoàng, 2016. Giáo trình cây ăn quả. NXB Đại học Huế.

4. Phạm Văn Linh, Trần Thị Quỳnh Nga, Trần Đình Hợp, Mai Sỹ Cường, Giáp Thị Luân, 2017. Đánh giá một số tính chất đất đỏ bazan cho vùng trồng cây cam tại Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 11, tr. 91 - 98.

5. Trần Thế Tục, Đoàn Thế Lư (2007). Giáo trình kỹ thuật trồng Cây ăn quả. NXB ĐH Sư Phạm Hà Nội.

6. Đào Thanh Vân, Hà Duy Trường, 2012. Trồng xen ổi trong vườn cam Sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học & công nghệ, số 97 (09), tr. 19 - 22.

7. U.S. Department of Agriculture, 2019.

Agricultural Research Service, Oranges raw.

Phản biện: TS.NCVCC. Nguyễn Văn Liêm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 13: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Lại xét ở thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, với sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh như Big C, các khu chợ lớn…Việc nâng

Từ các nghiên cứu trên, tác giả cho rằng việc chọn trường học của một sinh viên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nỗ lực giao tiếp với người học của trường Đại

Giai đoạn vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước mà điển hình là Sở Công thương đã có tổ chức các hội thảo, hội nghị liên quan đến hiệp định CPTPP như hội nghị phổ

Về mặt nội dung, dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, đề tài đã phân tích, đánh giá tình hình phát triển cây cam trong thời kỳ 2005 – 2012 ở huyện Nam đông trong bối cảnh

Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của hộ gia đình sau khi sử dụng dịch vụ cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền để từ đó đề xuất các

Huyện Quảng Điền là một huyện thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.Nắm được điều

Đất sản xuất nông nghiệp của huyện có 7 loại: Đất phù sa không được bồi chua, đất phù sa ngòi suối, đất nâu vàng trên phiến thạch sét, đất nâu vàng trên phù