• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/5/21 Ngày giảng: 5/5/21

Tiết 33 ÔN TẬP HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Giúp học sinh hệ thống các kiến thức đã học, hiểu được ý nghĩa của nội dung về quyền cơ bản của công dân.

2. Kỹ năng:

-Biết đánh giá hành vi cùa bản thân, Thực hiện đúng quyền và tôn trọng quyền của người khác.

3. Thái độ:

-Có thái độ đứng đắn trước những biểu hiện đúng hay sai, có tình cảm trong sáng đối với mọi người.

4. Định hướng phát triển phẩm chất – năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: - Năng lực tự học tự tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xác định giá trị, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực trình bày suy nghĩ.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ .

II. CHUẨN BỊ

GV: Giáo án, SGK, SGV, sổ tay ca dao, tục ngữ, bảng phụ, phiếu học tập.

HS: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở vấn đáp gợi mở, LTTH.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: 5p

GV: Đặt câu hỏi

Từ học kì II môn Giáo dục công dân lớp 6 các em đã được học các quyền nào của công dân?

HS: Trả lời cá nhân

- Quyền và nghĩa vụ học tập

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm.

(2)

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín…

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Mục đích: HS nắm được quyền cơ

bản của công dân đã học ở HKII - Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Đóng vai,thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

GV: Đặt câu hỏi

Kể tên các chuẩn mực pháp luật đã học?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, kết luận và chiếu 8 chuẩn mực trên máy

- Bằng 2 sơ đồ tư duy HS: Quan sát

GV: Đặt câu hỏi

HS: Thảo luận theo cặp

C1: Nêu khái niệm và nội dung các quyền đã học?

GV: Đưa trên máy chiếu 2 bài ôn tập mẫu: Bài Mục đích học tập của HS và bài Quyền được PL bảo hộ về tính mạng thân thể…

C2: Nêu ý nghĩa trách nhiệm của các quyền trên?

C3: Một số quy định của pháp luật?

GV: Kết luận nội dung bài học.

1. NỘI DUNG ÔN TẬP CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT:

*Các khái niệm, nội dung các quyền đã học:

2.Công ước LHQ về quyền trẻ em 3.Công dân nước CHXHCN Việt Nam..

4.Thực hiện trật tự ATGT 5.Quyền và nghĩa vụ học tập

6.Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể…

7.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

8.Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…

* Ý nghĩa – Trách nhiệm:

*Một số quy định của pháp luật:

- Thực hiện trật tự ATGT - Quyền trẻ em, quyền học tập

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập

- Phương pháp: Vấn đáp,thuyết

2. BÀI TẬP:

Bài tập đ trang 32:

- Đáp án:

+ Thuyết phục bố mẹ cho chơi với các bạn nhưng cho bố mẹ biết về các bạn

(3)

trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 25 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK,VBT GV: Đưa BT trên máy chiếu

Bố mẹ Quân vì sợ con mình phải chịu ảnh hưởng của những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn bố Quân cũng không cho đi dự, Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân em sẽ xử lý thế nào?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, cho điểm kết luận nội dung bài học.

GV: Đưa BT trên máy chiếu và phát 4 phiếu

TÌNH HUỐNG:

“Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp.Thuỷ và Sơn to tiếng, tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn Tổ 2:Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?

Tổ 3:Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?

HS: Thảo luận theo tổ cử đại diện trả lời

GV: Nhận xét kết luận

GV: Đưa ra tình huống trên máy chiếu Em sẽ xử lý như thế nào khi em thấy một số bạn nơi em ở không biết chữ?

cuả mình

+ Không được nhờ nhà trường, thầy cô giáo giúp đỡ…

+ Nhờ một bạn thân nào đó đến cùng thuyết phục và nói đó là quyền của trẻ em, chơi không theo các bạn xấu là được.

- Đáp án:

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn

- Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm. Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy.

- Thủy sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.

Như vậy,Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.

Tổ 2: Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?

- Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết

Tổ 3:

Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?

-Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.

Tổ 4:

Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?

- 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật.

(4)

Em sẽ phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:

- Nhặt được thư của người khác - Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc

nghe trộm điện thoại của người khác

- Bố mẹ anh chị xem trộm thư của em mà không hỏi ý kiến của em?

HS: Trả lời cá nhân( Giúp đỡ các bạn ấy đọc chữ, đến các lớp học buổi tối, đưa đến công an trả lại người bị mất, báo cho GVCN, em sẽ bảo thư là của riêng tư bố mẹ không nên xem của con nếu có chuyện gì con sẽ nói với bố mẹ

…)

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học.

4. Hướng dẫn về nhà.

- Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK - Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì II./.

V. Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: 1/5/21 Ngày giảng: 8/5/21

KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học.

2. Kỹ năng:

- Có kĩ năng giải quyết các tình huống trong thực tế.

3. Thái độ:

- Có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

- Phê phán mọi hành vi vi phạm pháp luật.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước, chăm chỉ - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

(5)

- Năng lực tự quản lí - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, đề bài, đáp án.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra.

III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

– Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

– Sd kĩ thuật động não, xử lí tình huống.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhắc nhở trước khi làm bài.

3.Bài mới:

Cấp độ Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

TN TL TN TL Thấp Cao

Công ước LHQ về quyền trẻ em

Nhận biết hành vi

Số câu: 1 1

Số điểm: 0.5 0.5

Tỉ lệ: 5 5

2. Công dân nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhận biết:

các trường hợp là công dân nước CHXHCN Việt Nam.

Việc làm để trở thành công dân

có ích

Số câu: 1 1 2

Số điểm: 1 1 2

Tỉ lệ: 10% 10 20

Quyền và nghĩa vụ học tập.

Phân tích và nhận xét tình huống

Số câu: 1 1

Số điểm: 3 3

Tỉ lệ: 30 30

Quyền bất Nhận biết

(6)

khả xâm phạm về chỗ ở

tình huống về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở

Số câu: 1 1

Số điểm: 0.5 0.5

Tỉ lệ: 5 5

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩmn

Quy định của PL về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Nếu bản thân em bị

xâm hại về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm em sẽ làm gì?

Số câu: 1 1/2 1/2 1

Số điểm: 0.5 2 1 3.5

Tỉ lệ: 5 20 10 35

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa

Số câu: 1 1

Số điểm: 0.5 0.5

Tỉ lệ: 5 5

Tổng số câu:

5 1/2 1(1/2) 1 8

Tổng số điểm:

3 2 2 3 10

Tỉ lệ: 30% 20% 20% 30 100

%

I. TRẮC NGHIỆM:(3,0 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm).

Câu 1. Điền vào chỗ chấm, để hoàn thành câu sau: Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác đều bị pháp luật ... nghiêm khắc.

(7)

A. cảnh báo B. phê phán

C. trừng phạt D. phê bình

Câu 2: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền bảo vệ. B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền phát triển. D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 3: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là

A. Không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân..

B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.

C. Không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.

D. Không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.

Câu 4: Ý nào dưới đây đúng?

A. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật.

B. Nếu là bạn thân nhau thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được.

C. Nếu là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân

D. Chỉ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.

Câu 5: Đánh dấu X vào ô tương ứng trong các trường hợp sau (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm).

Ý KIẾN Đ S

1. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam.

2. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

3. Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam và là công dân Việt Nam.

4. Người Việt Nam ở nước ngoài dù đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, vẫn là công dân Việt Nam.

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm)

Theo em, học sinh cần làm gì để trở thành công dân có ích?

Câu 2: (2.0 điểm)

Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Nếu bản thân em bị xâm hại về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm em sẽ làm gì?

(8)

Câu 3: (4,0 điểm)

Cho tình huống sau:

Tuấn là không chỉ là một học sinh giỏi mà còn là một người con hiếu thảo. Nhà Tuấn nghèo lắm. Tuấn đang học lớp 3 thì mẹ mất, bố suốt ngày say rượu. Lên đến lớp 6, Tuấn bị bố bắt nghỉ học ở nhà phụ viêc.

Cô giáo đến nhà khuyên bảo thì ông trả lời: “Biết đọc, biết viết là đủ rồi không cần học thêm nữa”.

a. Theo em, bố Tuấn trả lời như vậy đúng hay sai? Tuấn không được thực hiện quyền gì trong các quyền đã học.

b. Nếu em là Tuấn, trong hoàn cảnh này, em sẽ làm gì?

c. Nếu em là bạn học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì?

---Hết---

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM)

Câu 1 2 3 4 5

Điểm C B B D 1-S 2-Đ 3-Đ 4-S

II. TỰ LUẬN(7.0 ĐIỂM)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1:

(1.0 điểm)

-Để trở thành công dân có ích cho đất nước em cần:

- Chăm chỉ học tập.

0,25 - Nghiêm túc thực hiện quy định của trường lớp. 0,25 - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, luôn cố gắng để hoàn

thiện bản thân.

0.25

(9)

- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, thực hiện tốt bổn phận trong gia đình

0.25 Câu 2:

(3 điểm)

Pháp luật nước ta quy định:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải đúng theo quy định của pháp luật.

0.5

-- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

0.5

- Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiệm khắc.

0,5

* Nếu bản thân em bị xâm hại về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm em sẽ:

- Trong trường hợp không có người lớn ở nhà, em sẽ cố gắng tìm những biện pháp có thể để tự vệ cho bản thân .

0.5

- Báo ngay cho người lớn khi có thể.

Lưu ý: Khuyến khích cách xử lí sáng tạo của học sinh.

0.5 Câu 3:

(3.0 điểm)

- Bố Tuấn trả lời như vậy là không đúng.

- Tuấn không được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.

1,0

* Nếu là Tuấn:

- Khuyên bố cho được tiếp tục đi học.

- Em sẽ tiếp tục đi học một buổi, buổi còn lại đi làm kiếm thêm thu nhập phụ giúp bố.

- Trong những thời gian rảnh rỗi thì em làm việc nhà, chăm sóc em giúp bố.

1,0

* Nếu em là bạn cùng lớp với Tuấn

- Em sẽ kêu gọi các bạn trong lớp khuyên góp ủng hộ bạn Tuấn.

- Thông báo với cô chủ nhiệm để cô có những biện pháp giúp đỡ bạn tốt hơn.

- Ngoài ra, trong lúc rảnh rỗi thường xuyên đến giờ giúp bạn làm việc để bạn có thời gian học bài nhiều hơn.

Lưu ý: Khuyến khích cách xử lí sáng tạo của học sinh.

1,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Thảo luận tình huống liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm