• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Ngày soạn: 06/9/2019 Ngày giảng: Thứ hai/ 09/ 9/2019 Toán

Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU:

a.Kiến thức: Củng cố cách đọc, viết số, so sánh số có 3 chữ số .

b.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc viết, so sánh số có 3 chữ số.Vận dụng vào giải toán có liên quan.

c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

- GD lòng yêu thích môn Toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HOC:

- Bảng con, phấn màu, bảng phụ.

III- CÁC HĐ DẠY - HOC CHỦ YẾU:

* Hoạt động 1: Thực hành.

Bài 1:GV treo bảng phụ - GV hướng dẫn mẫu

- YC hs viết số: một trăm sáu mươi mốt.

- Em hãy ghi lại cách đọc số: 354.

- Các phần khác hỏi tương tự.

- Nhắc lại cách đọc, viết số?

Bài 2:Gọi hs nêu yc - GV ghi bảng

a. Em nhận xét xem số đứng trước kém số đứng sau mấy đơn vị

b.Số đứng trước hơn số đứng sau mấy đơn vị?

- Gọi 2 em lên điền.

- Gv cùng hs nxét.

Bài 3: Treo bảng phụ - Gọi hs nêu yc.

- Muốn điền đúng dấu ta phải làm gì?

- Nêu cách so sánh số có 3 chữ số?

Bài 4: Tìm số lớn nhất, bé nhất?

- Để tìm được số lớn nhất, bé nhất ta phải làm gì?

Em hãy chỉ ra chữ số hàng trăm trong các số này?

- Trong các cs đó thì số nào lớn nhất, số nào bé nhất?

Bài 5: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- yc hs tự làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau

- Gọi 2 em chữa bài - Gv nx

- Hs nêu yc - theo dõi - 161

- Ba trăm năm mươi tư

- đọc từ hàng cao đến hàng thấp - HS nêu yc

- 1 đơn vị - 1 đơn vị

- Lớp làm ra nháp - HS nêu yc

- so sánh

- so sánh chữ số hàng trăm…

- ta phải so sánh các số

- 7 lớn nhất, 1 bé nhất nên 735 lớn nhất và 142 bé nhất.

(2)

* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.

- Y/c Hs nêu lại cách đọc, viết, so sánh số có 3 cs?

_____________________________________________

Tập đọc – kể chuyện CẬU BÉ THÔNG MINH I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc đúng: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ, - Hiểu các từ mới: kinh đô, om sòm, trọng thưởng.

- ND: Thấy được sự thông minh, tài trí của cậu bé.

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, rèn kĩ năng đọc- hiểu. Rèn kĩ năng nói, rèn kĩ năng nghe: Nghe và nxét đánh giá bạn kể.

c)Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ tự hào và khâm phục sự thông minh của cậu bé.

*)TH: Trẻ em đều có quyền được tham gia, bày tỏ ý kiến.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tư duy sáng tạo (thấy được sự thông minh của cậu bé và lệnh của vua là vô lí).

- Ra quyết định (tìm kiếm các lựa chọn).

- Giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, 3 tranh kể chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TẬP ĐỌC

(3)

A. Kiểm tra bài cũ: (2’) - Kiểm tra sách vở

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GT chủ điểm và tranh minh hoạ.

2. Luyện đọc (10’) a) GV đọc toàn bài.

- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.

b) Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu

- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.

- treo bảng phụ hd đọc câu 2 ? Nên ngắt hơi ở chỗ nào?

* Đọc từng đoạn trước lớp:

+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

+ GV kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng.

*Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV yêu cầu hs đọc theo cặp.

- Cho hs thi đọc giữa các nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (12’)

+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1.(KT hỏi đáp)

? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua?

? Cậu bé đã nói gì với cha?

+ Gọi 1 hs đọc to đoạn 2.

? Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?

=> Giúp H có TD sáng tạo để thấy sự thông minh của cậu bé và lệnh vô lí của nhà vua.

+ Gọi hs đọc đoạn 3

- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé y/c điều gì?

? Vì sao cậu bé y/c như vậy?

? Câu chuyện ca ngợi ai?

- G nx và chốt ý đúng.

- TH: quyền trẻ em … 4. Luyện đọc lại (20’)

- GV hướng dẫn hs đọc phân vai theo nhóm

- H quan sát, động não và nêu ý kiến.

- Học sinh theo dõi.

- Hs qsát tranh

- Hs đọc nối tiếp từng câu đến hết bài (2 lượt).

- Hs đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài ( 2 lượt).

- 1em đọc đoạn 1, 2, một em đọc tiếp đoạn 3, 4 sau đó đổi lại. 3 cặp thi đọc.

- Cả lớp đọc thầm

- Lệnh cho mỗi làng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng

- Vì gà trống không đẻ được trứng.

- Cậu sẽ lo được việc này.

- Lớp đọc thầm theo

- Đến cung vua kêu khóc nói là bố mới đẻ em bé.

- 1 em đọc.

- y/c sứ giả về tâu với vua rèn chiếc kim thành con dao để xẻ thịt chim.

- Việc này vua không làm được để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.

- Ca ngợi tài trí của cậu bé.

- Lắng nghe.

- Các nhóm hs thi đọc phân vai

(4)

KỂ CHUYỆN

1. GV nêu nhiệm vụ(1’ )

2. Hướng dẫn hs kể từng đoạn (17’) - HD hs qsát lần lượt 3 tranh (UDCNTT) - Tranh 1 vẽ gì?

- yc 1 em kể đoạn 1

- Tranh 2 có những nhân vật nào?

- Cậu bé đang làm gì? - Thái độ của vua ra sao?- 1 em kể đoạn 2

- Tranh 3 vẽ gì?

- 1 em kể đoạn 3

- Gọi hs nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện. Gv nhận xét

C. Củng cố, dặn dò (3‘)

- Câu chuyện có mấy nhân vật? Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

- Hs quan sát từng tranh.

- Lính đang đọc lệnh vua.

- Cậu bé, vua - Đang khóc

- Giận dữ, quát cậu bé - Từng nhóm hs luyện kể.

- Hs thi kể...

- hs nêu

Tự nhiên xã hội

Bài 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Nhận ra được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít thở.

- Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. Chỉ đường đi của không khí khi hít vào và thở ra. Hiểu vai trò của hđ thở đối với sự sống của con người b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng hít thở không khí trong lành bảo vệ sức khỏe.

c) Thái độ: GD ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.

* TH: Quyền được chăm sóc sức khoẻ. Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh cơ quan hô hấp.

- Bộ giải phẫu người

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút):

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- Giới thiệu về chương trình TNXH lớp 3 - Nhận xét chung.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động thở và nêu được các bộ phận của cơ quan hô hấp.

a. Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu (10 phút

- HS để đồ dùng học tập lên bàn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(5)

* Tổ chức trò chơi:

- Cả lớp thực hiện động tác "bịt mũi, nín thở".

? Cảm giác của em khi nín thở lâu.

- GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát.

- GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

- GV hướng dẫn HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau:

+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

+ Nêu ích lợi của việc thở sâu.có những bộ phận nào?

- ? Qua hoạt động con thấy cơ quan hô hấp gồm

* Kết luận: Khi ta hít vào, thở ra ta đã thực hiện cử động hô hấp. Khi hít vào phổi phồng lên, ngực nở to ra. Khi thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống đẩy không khí ra ngoài.

b. Hoạt động 2: Cơ quan hô hấp (15’) - Gv chia lớp thành các nhóm

- Gv giới thiệu bộ giải phẫu người: Bộ giải phẫu người gồm các mẫu vật mô phỏng các cơ quan trong cơ thể người:

não, tim, phổi, gan, dạ dày và ruột. Và chúng ta có thể sử dụng bộ giải phẫu này trong các bài học gắn với chủ điểm con người và sức khỏe của môn TNXH lớp 3.

Để sử dụng bộ giải phẫu này chúng ta cần có 1 quyển sách thông minh có hình cơ quan mà chúng ta cần quan sát và 1 máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh có cài app AR Human Anatomy . Chúng ta sẽ đặt mẫu bộ phận chúng ta cần quan sát vào trang sách có hình bộ phận đó và mở app đã cài để quan sát.

- Yc hs nêu lại cơ quan hô hấp gồm có những bộ phận chính nào?

- Gv:Chúng ta có thể nhìn thấy mũi bằng

- HS thực hiện.

- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.

- 1 HS lên trước lớp thực hiện.

- Cả lớp cùng thực hiện.

- HS trả lời theo câu hỏi gợi ý.

+ Khi hít vào thật sâu lồng ngực nở to ra. Khỉ thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống.

+ Giúp trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.

- Mũi và phổi

- HS lắng nghe và nhắc lại.

- Hs chia nhóm theo hướng dẫn - Hs quan sát và theo dõi.

- Hs nêu

- Hs lắng nghe.

(6)

mắt thường, vậy phổi có cấu tạo như thế nào chúng ta tìm hiểu qua hoạt động sau:

- Gv hướng dẫn hs lấy mẫu bộ phận phổi trong mô hình bộ giải phẫu người và đặt vào trong trang sách có chứa hình, mở máy tính bảng để quan sát.

-? Con quan sát thấy có những bộ phận nào trong mô hình? Hãy chỉ và nêu tên các bộ phận đó.

- Con có nhận xét gì về hình dáng của khí quản, phế quản?

- Vậy phế quản và khí quản có chức năng gì?

- Hình dáng của 2 lá phổi như thế nào?

- ? 2 lá phổi có chức năng gì?

- GV nhận xét.

-? Qua hoạt động vừa rồi, con thấy cơ quan hô hấp gồm có những bộ phận nào?

- Gv chốt và chỉ lại các bộ phận .

- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2,3 trang 5 SGK. Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, hỏi và trả lời theo hướng dẫn.

* Làm việc cả lớp:

- Một số cặp hỏi đáp trước lớp.

- Gv nhận xét. Kết luận

* Kết luận : Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

- Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. Trong đó:

+ Đường dẫn khí: mũi, khí quản, phế quản.

+ Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.

- Hs thực hiện theo hướng dẫn của Gv

-2 -3 Hs trả lời: 2 lá phổi, khí quản , phế quản

- Hs nêu - Hs nêu - Hs nêu - Hs nêu - 3 -4 Hs nêu - Hs quan sát.

HS làm việc nhôm đôi dựa theo gợi ý:

+ HS A : Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.

+ HS B : Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ?

+ HS A : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ?

+ HS B: Phổi có chức năng gì?

+ HS A: Chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

- Một vài nhóm lên hỏi – đáp trước lớp.

- Hs lắng nghe

(7)

- Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở?

- G D : Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết.

Bởi vậy, khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức.

- Cần làm gì để đường thở luôn an toan?

- Qua bài học con nắm được kiến thức gì?

- YC HS đọc mục bạn cần biết - Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS liên hệ thực tế để trả lời.

- HS lắng nghe.

- Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ,.. rơi vào đường thở.

- Hs nêu - 3-4 hs nêu

_____________________________________________

Chính tả ( tập chép) CẬU BÉ THÔNG MINH I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Chép lại chính xác một đoạn trong bài Cậu bé thông minh. Làm các bài tập về âm dễ lẫn l/n. Điền đúng 10 chữ và tên chữ vào ô trống trên bảng

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.

c)Thái độ: Gd học sinh ý thức trình bày đúng qui định VSCĐ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ, phấn màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV KT sách vở

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

- Gv nêu mục đích, yêu cầu của bài .GV chép sẵn đoạn văn lên bảng

2. Hướng dẫn hs tập chép (25’) a. Chuẩn bị

+ GV đọc đoạn chép trên bảng ? Đoạn chép có mấy câu?

? Chữ đầu câu viết ntn? Cuối câu ghi dấu gì?

?Lời nói của cậu bé được đặt sau dấu gì?

- 1 số HS đọc lại, lớp theo dõi . - 3 câu

- viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm - Dấu 2 chấm

(8)

?Tìm tên riêng trong bài. Tên riêng đó được viết như thế nào ?

- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó - Ycầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.

b. Học sinh chép bài:

- GV gạch chân những chữ dễ viết sai - GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết.

c. Chấm, chữa bài:

- GV nhận xét 5 - 7 bài,.

3. Hướng dẫn làm bài tập (7’) BT2: Điền vào chỗ trống l hay n - Gv hướng dẫn HS làm, chữa bài .

- GVchốt lại lời giải đúng: hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ.

BT3: treo bảng phụ

- yc hs điền các chữ còn thiếu vào bảng - Gọi 1 em lên dùng phấn màu để điền - Gọi hs đọc thuộc 10 chữ cái trong bảng - Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó

- Đức Vua và phải viết hoa - hs theo dõi

- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.

-1HS đọc yêu cầu của bài.

- hs làm vào VBT - Điền vào VBT - 3 em đọc.

- HS chú ý

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC: TÀI THƠ CỦA CẬU BẾ ĐÔN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Rèn kĩ năng đọc: đọc đúng các từ khó (liu điu, ráo mép) câu khó.

- Rèn kĩ năng hiểu: hiểu nghĩa từ chú giải giải nguyên, chiếm bảng vàng, thi hội, thi đình.

- Hiểu ND của bài (ca ngợi tài thơ của Lê Quý Đôn nhà văn hoá lớn của nước ta thời thơ ấu)

- Ôn tập câu theo mẫu Ai – là gì ?

b) Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, rèn kĩ năng đọc- hiểu. Rèn kĩ năng nói, rèn kĩ năng nghe.

c) Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Kiểm tra sách vở B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) Gv nêu mục tiêu của bài.

- Hs lắng nghe.

(9)

2. Luyện đọc(28’)

*BT1: Đọc truyện

- GV đọc mẫu, HD chung cách đọc.

- Đọc nối tiếp câu: 2 lượt, kết hợp chỉnh sửa phát âm.

- Đọc đoạn: 4 đoạn

- Yc Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lượt, kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Y/c H đặt câu với từ siêng học.

- Yc Hs đọc đoạn theo nhóm 4.

- Yc 1 Hs đọc cả bài.

*BT2: Đánh dấu √ vào thích hợp:

đúng hay sai?

- Gv HD Hs dựa vào nd truyện để làm bài.

- Người cha kể gì với khách về cậu bé Đôn?

- Em hiểu thế nào là có tài ứng khẩu?

- Trong bài thơ ứng khẩu của cậu bé Đôn, từ rắn trong bài có nghĩa là gì?

- Vì sao vị khách không kìm được sự thán phục?

- Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ tên các loại rắn trong bài thơ Rắn đầu biếng học?

- Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu ai là gì?

- Gọi Hs nx bài, Gv chữa bài, sau đó liên hệ cho H tấm gương ham học của nhà bác học Lê Quý Đôn.

– Gv nx và KL, mở rộng cho Hs đặt câu với từ siêng năng và mẫu câu Ai là gì?

C. Củng cố, dặn dò(3’)

- Liên hệ cho Hs tấm gương ham học của Vũ Duệ và trên thực tế các em biết.

- TH: Quyền được học hành….

- Nx tiết học, HD học ở nhà.

- Hs lắng nghe.

- giải nguyên, chiếm bảng vàng, thi hội, thi đình.

- Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lượt, kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Bạn Minh rất siêng năng học tập.

- Hs đọc đoạn theo nhóm 4.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Biết làm văn, làm thơ nhưng mải chơi biếng học.

- Đối đáp giỏi, nói ngay thành thơ, văn.

- Có cả hai nghĩa trên.

- Vì tất cả những ý trên.

- Liu điu, thẹn đèn, hổ lửa, ráo mép, hổ mang.

- Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Bạn Nam là người siêng năng chăm chỉ.

- Hs thực hiện yêu cầu.

Ngày soạn: 07/ 09/2019

(10)

Ngày giảng: Thứ ba 10/ 09/ 2019 Toán

CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (không nhớ) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp HS củng cố, ôn tập cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.

- Củng cố giải bài toán (có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng cộng, trừ các số có ba chữ số c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* Giảm tải bài tập 4

II. ĐỒ DỤNG DẠY HỌC: VBT, bảng phụ chép sẵn bài tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 HS lên bảng làm bài tập 3( SGK- 3).

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.

2. Ôn tập- củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số (30’)

* Bài 1: HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

- HS và GV nhận xét

? Muốn tính nhẩm các số tròn trăm, tròn chục ta làm như thế nào.

( Lấy tổng trừ đi số hạng này được số hạng kia).

* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân vào VBT.

- 4 HS lên bảng làm bài. GV và HS nhận xét, chữa bài.

? Muốn cộng, trừ số có ba chữ số ta cần lưu ý gì.

- GV: Muốn cộng, trừ các số có ba chữ số:

+ Đặt tính: các hàng phải thẳng cột.

+ Tính: từ phải sang trái.

* Bài 3: HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì.

? Bài toán hỏi gì.

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán, 1 HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Cả lớp làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- 3 học sinh lên bảng làm

* Bài 1(VBT- 4): Tính nhẩm.

a, 500 + 400 = 900 b, 700 + 50 = 750 900 - 400 = 500 750 - 50 = 700 900 - 500 = 400 750 - 700 = 50

* Bài 2 (VBT- 4): Đặt tính rồi tính 275 667 524 756 314 317 63 42 589 350 587 714

*Bài 3 (VBT- 4): Giải toán.

Tóm tắt:

350 HS

HS nam: 4HS HS nữ : ? HS

+ - +

(11)

- HS nhận xét, GV chữa bài.

? Muốn biết trường Thắng Lợi có bao nhiêu HS nữ ta làm như thế nào.

- GV củng cố về dạng bài tập nhiều hơn.

- GV hdẫn HS làm tương tự bài 3.

* Bài 4: Giảm tải

* Bài 5: GV yêu cầu HS lập đề toán mà phép tính giải là 1 trong 4 phép tính trên.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Gv nx ND bài, nhận xét tiết học.

Bài giải

Trường Thắng Lợi có số HS nữ là:

350 + 4 = 354 ( học sinh) Đáp số: 354 học sinh.

* Bài 5 (VBT- 4)

Với ba số 542, 500, 42 và các dấu +, - ,

=, em viết được các phép tính đúng là:

500 + 42 = 542 42 + 500 = 542 542 - 42 = 500 542 - 500 = 42 __________________________________________

Thủ công

GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (tiết1) I.

MỤC TIÊU :

a)Kiến thức:- Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.

b)Kĩ năng:- Gấp đước tàu thủy hai ống khói.Các nếp gấp tương đối phẳng, tàu thủy tương đối cân đối.

c)Thái độ:- Yêu thích gấp hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Mẫu tàu thủy hai ống khói.

Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.

Giấy nháp, thủ công, bút màu, kéo thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

1. Khởi động (ổn định tổ chức).

2. Bài mới:

* Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

Mục tiêu: HS quan sát nhận xét về đặc điểm và hình dáng chiếc tàu thuỷ 2 ống khói.

Cách tiến hành:

+ Giới thiệu mẫu tàu thủy hai ống khói gấp bằng giấy.

+ Giáo viên nêu lại phần nhận xét của học sinh và chỉ vào mẫu tàu thủy.

+ Giáo viên nêu tác dụng của tàu thủy thật (làm bằng sắt thép): chở hàng hóa, hành khách trên sông, biển.

+ Giáo viên yêu cầu.

+ Giáo viên gọi 1 học sinh.

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

Mục tiêu: HS biết gấp theo đúng quy

+ Học sinh quan sát để rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thủy mẫu.

+ Tàu thủy có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.

(hình 1/ SGV/ 191)

+ Học sinh suy nghĩ, tìm ra các gấp tàu thủy mẫu trước khi hướng dẫn của giáo viên.

+ Học sinh lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình

(12)

trình.

Cách tiến hành:

- Bước 1.+Gấp, cắt tờ giấy hình vuông (SGV/191).

- Bước 2.+ Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.

- Bước 3:+ Gấp thành tàu thủy hai ống khói.

SGV/192;193.

- Giáo viên chú ý: Sau mỗi lần gấp, cần miết kỹ các đường gấp cho phẳng.

- Giáo viên quan sát nếu học sinh nào còn lúng túng khi thực hiện thì giáo viên cần hướng dẫn lại để học sinh cả lớp biết cách thực hiện.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Giáo viên nhận xét – tuyên dương, dặn dò học sinh về nhà tập gấp tàu thủy gai ống khói.

vuông ban đầu.

+ Hình 2/ SGV/ 192.

+ Hình 3/ SGV/ 192.

+ Hình 4;5;6;7;8/193.

+ Học sinh gấp tàu thủy hai ống khói bằng giấy.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Ôn tập các từ chỉ sự vật. Bước dầu làm quen với biện pháp tu từ: so sánh - HS biết tìm từ chỉ sự vật. Nắm được các sự vật được so sánh với nhau

b)Kỹ năng: Biết tìm và sử dựng từ chỉ sự vật trong đặt câu.

c)Thái độ: Có ý thức sử dụng biện pháp tu từ: so sánh II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ(2’) - KT sách vở

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu YC của giờ học

2. Hướng dẫn làm bài tập(30’)

a. BT1: Tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ.

- GV yêu cầu 4 HS lên gạch chân dưới từ chỉ sự vật của khổ thơ .

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

b. BT2: Tìm những sự vật được so sánh...

- Gv treo bảng phụ, nêu yc của bài

? Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?

- YC hs trao đổi theo bàn tìm ra các sự vật được so sánh với nhau và giải thích.

- Gọi 1 hs lên gạch chân dưới những sự

- HS làm bài tập, lớp theo dõi .

- Hs nêu yc

+ răng, tóc, hoa nhài

- Hs nêu

+ hoa đầu cành

- hs tìm và ghi ra giấy nháp.

- HS theo dõi,.

(13)

vật được so sánh với nhau.

- GV cùng hs nhận xét, chốt đáp án đúng.

c.BT3: Em hãy cho biết em yêu thích hình ảnh so sánh nào ở BT2? Vì sao?

C. Củng cố, nx (5’)

- T/c cho H NK đặt câu có hình ảnh so sánh.

- Dặn HS chú ý sử dụng hình ảnh so sánh khi viết câu.

- HS nxét, chữa bài vào VBT (nếu sai).

- Hs trả lời miệng.

- Một số H nêu câu.

Ngày soạn: 08/ 09/2019

Ngày giảng: Thứ tư 11/09/2019 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: HS củng cố tính cộng, trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số.

- Củng cố, ôn tập bài toán về: tìm x, giải toán có lời văn và xếp ghép hình.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập toán có lời văn, tính cộng, trừ ( không nhớ ) các số có ba chữ số.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

- GD yêu thích môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, mẫu ghép hình bài 4, các hình tam giác rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- HS lên bảng thực hiện: 327 + 201 483- 71 -Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

-GV nêu mục tiêu của giờ học.

2. Luyện tập (30’)

* Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm bài cá nhân vào VBT.

- HS nối tiếp lên bảng chữa bài, nêu miệng cách tính.

- GV nhận xét, yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra, báo cáo.

- GV củng cố cho HS các cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.

* Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài cá nhân vào VBT, 2 HS lên bảng chữa bài.

? Muốn tìm số bị trừ, số hạng ta làm như thế nào?

- Cả lớp và GV nhận xét kết quả.

* Bài 1(VBT - 5): Đặt tính rồi tính.

432 52 547 482 666 + + + + +

205 714 243 71 333 637 766 304 411 333

* Bài 2 (VBT- 5 ): Tìm x.

a, x - 322 = 415

x = 415 + 322 x = 737

b, 204 + x = 355 x = 355 - 204

(14)

- GV củng cố cho HS cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.

* Bài 1: 1 HS đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.

- 1 HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- HS và GV nhận xét.

- GV củng cố cho HS cách giải bài toán có liên quan đến phép trừ.

C. Củng cố, dặn dò:(2’)

- Nhấn kiến thức trọng tâm.Nx tiết học

x = 151

* Bài 3 (VBT- 5) Giải toán Tóm tắt:

468 học sinh

Khối 1: 260 HS Khối 2: ? HS

Bài giải

Khối 2 có số học sinh là:

468 - 260 = 208 (học sinh) Đáp số: 208 học sinh

Tập đọc

HAI BÀN TAY EM I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc đúng các từ ngữ: nằm ngủ, cạnh lòng.

- Ngắt, nghỉ đúng chỗ, biết đọc đoạn thơ khác với đoạn văn xuôi.

- Hiểu nghĩa các từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.

- Hiểu nội dung của bài: Hai bàn tay rất có ích và đáng yêu.

- Học thuộc lòng bài thơ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng rõ ràng, lưu loát

- Rèn kĩ năng đọc hiểu nội dung của bài: Hai bàn tay rất có ích và đáng yêu.

c)Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ đôi bàn tay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(15)

_______________________________________________

Tự nhiên xã hội

BÀI 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU a) Kiến thức:

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giờ trước các em được học bài gì?

- Đọc đoạn 1 và trả lời: “Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài?”

? Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?

- GV nhận xét chung.

- Câu bé thông minh - 2 học sinh đọc

- Lớp nxét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện đọc: (10’)

a)GV đọc toàn bài: Giọng vui, nhẹ nhàng.

- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.

- Học sinh theo dõi.

b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ

*Luyện đọc câu

- GV chú ý phát âm các từ khó, dễ lẫn.

* Đọc từng khổ thơ trước lớp

+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng khổ, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng.

+ GV kết hợp giải nghĩa từ :

siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ

* Đọc từng đoạn trong nhóm - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 2.

- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’) + Gọi 1 học sinh đọc khổ 1.

?Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?

=> So sánh rất đúng và đẹp + Yêu cầu 1 hs đọc khổ còn lại.

?Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?

? Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?

4. Luyện đọc thuộc lòng (12’)

- GV cho hs đọc thuộc lòng theo hình thức xoá dần .

- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

- Về nhà học thuộc lòng. Đọc trước bài Ai có lỗi?

- Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ.

- Hs đọc nối tiếp từng khổ thơ ->

hết bài (2 lượt).

- HS luyện đọc nhóm 2 sau đó đổi lại.

- Đại diện 1 số nhóm lên đọc.

- 1 em đọc

+ so sánh với nụ hoa hồng, những ngón tay như những cánh hoa.

- lớp đọc thầm theo

tối: “hai hoa” ngủ cùng bé

sáng: tay giúp bé đánh răng, chải tóc

khi học: bàn tay siêng năng - hs nêu

- hs đọc đồng thanh - 4 HS thi đọc .

(16)

- Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi.

- Biết ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí bị ô nhiễm; biết được phải thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng.

b) Kỹ năng: Rèn kĩ năng hít, thở khoa học để bảo vệ sức khỏe.

c)Thái độ: GD HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

* TH: Quyền được chăm sóc sức khoẻ, bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.

II. CÁC KNS CƠ BẢN

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi.

- Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình minh hoạ trang 6, 7 SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’) (3 HS)

- Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?

- Vai trò của cơ quan hô hấp?

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

Dựa vào mục tiêu giới thiệu bài.

2. Các hoạt động

Hoạt động 1:Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.(15’)

Mục tiêu: Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi.

Tiến hành:

- Treo bảng phụ ghi một số câu hỏi gợi ý.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi.

- Gọi đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi.

Kết lại: Chúng ta nên thở bằng mũi cho hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ.

Hoạt động 2(12’): Ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc thở không khí nhiều khói bụi.

Mục tiêu: HS nêu được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc thở không khí nhiều khói bụi.

Tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi SGK/7

Kết luận: SGK/7.

- Hs trả lời.

- 2 HS đọc câu hỏi trước lớp.

- Thảo luận nhóm đôi.

+ Trong mũi có nhiều lông.

+ Trong mũi còn có tuyến tiết dịch nhầy.

+ Trên khăn có nhiều bụi.

+ Thở bằng mũi giúp cản bớt bụi, không khí được sưởi ấm.

- HS quan sát hình 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi SGK/7:

(17)

C. Củng cố, dặn dò(2’) - Gv nx tiết học.

+ Khoan khoái, dễ chịu.

+ Ngột ngạt, khó chịu.

+ Hít thở không khí trong lành cơ thể được cung cấp đủ ô - xi cho máu đi nuôi cơ thể giúp ta dễ chịu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Phòng học trải nghiệm

Tiết 1. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG HỌC ĐA NĂNG, NỘI QUY CỦA PHÒNG HỌC ĐA NĂNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Hs nắm được tổng quan các thiết bị của phòng học, chức năng của các thiết bị, vị trí đặt các thiết bị. Nội quy của phòng học.

- GD tính cẩn thận, sự đam mê tìm tòi khám phá khoa học.

II. CHUẨN BỊ

- Các bộ thiết bị của phòng học đa năng, tên 6 nhóm, phiếu HĐ nhóm

PHIẾU HĐ NHÓM

STT TÊN THIẾT BỊ CÔNG DỤNG (CHỨC NĂNG)

III. TIẾN TRÌNH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định (3’)

- GV chia lớp thành 6 nhóm theo KT đếm số thứ tự từ 1-6, y/c các nhóm về vị trí của nhóm mình.

2. Giới thiệu tổng quan phòng học (20’)

- Gv giới thiệu bảng tương tác (Smart board), webcam, máy tính bảng, tủ sạc máy tính bảng, ổn áp, bộ định tuyến không dây (wifi), các giá để học liệu, các tủ để học liệu, bàn học nhóm, bàn thi đấu, các bảng từ lớn - nhỏ, ghế dành cho GV về vị trí, công dụng của chúng.

- Y/c HS sau khi nghe xong thảo luận nhóm, ghi lại tên các thiết bị sau đó đại diện các nhóm trình bày lại.

- GV nhận xét, tuyên dương

3. Giới thiệu nội quy của phòng học (10’)

- GV phát ND các nội quy cho các nhóm gọi 1-2 Hs đọc nội quy phòng học trước lớp:

NỘI QUY PHÒNG HỌC 1. Ra, vào phòng học theo HD của GV 2. Ngồi học đúng vị trí GV phân công

3. Luôn luôn lắng nghe, làm theo sự hướng dẫn, và hiệu lệnh của Thầy/cô.

4. Trong giờ học tích cực hoạt động, hợp tác tốt với

- Hs thực hiện

- Các nhóm Hs lắng nghe, quan sát, ghi nhớ vào phiếu học tập

- Hs thực hiện - Nhóm khác nhận xét, BS

- Hs thực hiện – Lớp theo dõi

(18)

các thành viên của nhóm, mạnh dạn chia sẻ, nêu ý kiến với bạn, với GV, không được thụ động.

5. Giữ gìn bộ công cụ, không được làm rơi rớt, hay đem các chi tiết về nhà. Sau mỗi bài học, cùng các thành viên trong nhóm tháo dỡ các chi tiết, xếp ngăn nắp vào hộp thiết bị. Khi có dấu hiệu bị mất, báo ngay với giáo viên.

6. Học tập và làm việc có tổ chức, thân thiện, chan hòa và chia sẻ công việc với các bạn trong nhóm, lớp.

- T/c cho học sinh chia sẻ các nội quy với các thành viên trong nhóm.

- Gọi một số HS trình bày lại cá nhân trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau (2’)

- Các nhóm thực hiện - 3-5 HS thực hiện

_________________________________________

Tập viết

ÔN CHỮ VIẾT HOA A I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố cách viết chữ viết hoa A thông qua bài tập ứng dụng.

+ Viết tên riêng: Vừ A Dính bằng cỡ chữ nhỏ.

+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ hoa A . c) Thái độ: GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ. Phấn màu, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

KT vở TV, bảng con - GV nhận xét

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài(1’)

Nêu yêu cầu của tiết học(1’)

2. Hdẫn HS viết trên bảng con (15’) a. Luyện viết chữ hoa

- Tìm các chữ hoa có trong bài:

- Treo chữ mẫu

- Chữ A cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét ?

- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ: V, D

- GV nhận xét sửa chữa .

- HS tìm : A, V, D

- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con:

A, V, D b. Viết từ ứng dụng

- GV đưa từ ứng dụng để học sinh qsát, nhận xét.

- GV giới thiệu về: Vừ A Dính

- HS đọc từ viết.

(19)

Hướng dẫn viết từ ứng dụng.

- Yêu cầu hs viết: Vừ A Dính

- Hs theo dõi.

- HS viết trên bảng lớp, bảng con.

c) Viết câu ứng dụng: Gv ghi câu ứng dụng.

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng

- Hướng dẫn viết : Dòng trên có mấy chữ, dòng dưới có mấy chữ ?

- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.

- Dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ.

-Hs viết bảng con: Anh, Rách 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở(15’)

- GV nêu yêu cầu viết.

- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.

4. Chấm, chữa bài (4’)

- GV thu 5 - 7 bài trên lớp. Nhận xét C. Củng cố, dặn dò(2’)

- GV nhận xét tiết học.Dặn hs rèn VSCĐ.

- Học sinh viết vở:

- Hs theo dõi.

Ngày soạn: 09 /09/2019 Ngày giảng: Thứ năm 12/09/2019

Toán

CỘNG CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục, hàng trăm).

- Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam.

b)Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng các số có ba chữ số c) Giáo dục: GD lòng yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- GV kiểm tra BTVN của HS.

- 2 HS nhắc lại cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết.

- HS và GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn cách cộng các số có 3 chữ số( có nhớ). (7’)

- GV nêu phép tính.

- HS đặt tính, tự thực hiện ra giấy nháp.

- 1 HS lên bảng trình bày, nêu rõ cách

a, Phép cộng: 435 + 127 435

+

127

(20)

thực hiện.

- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.

? Để thực hiện phép tính này, em phải thực hiện qua mấy bước?

- GV củng cố: + Đặt tính: theo cột dọc sao cho các chữ số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau.

+ Thực hiện tính cộng theo thứ tự từ phải sang trái.

- GV tiến hành tương tự phép cộng trên.

? Hai phép cộng này khác với các phép cộng hôm trước các con học ntn? (là phép cộng có nhớ sang hàng chục, hàng trăm)

- GV củng cố lại cho HS cách thực hiện phép cộng có nhớ.

3. Thực hành(25’)

* Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài VBT.

- HS lên bảng làm bài, nêu rõ cách thực hiện.

- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.

- GV củng cố lại cho HS phép cộng có nhớ sang hàng chục( hàng trăm).

* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài VBT, 4 HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS nhận xét, chữa bài.

- GV lưu ý HS cách đặt tính cho đúng.

* Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV và HS nhận xét, chữa bài.

? Muốn tính độ dài đường gấp khúc NOP

562

*Đặt tính: Theo cột dọc sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau.

*Tính: 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.

3 cộng 2 bằng 5 nhớ 1 bằng 6, viết 6.

4 cộng 1 bằng 5, viết 5.

b, Phép cộng: 256 + 162.

256 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.

162 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1.

418 2 cộng 1 bằng 3 nhớ 1 bằng 4, viết 4

* Bài 1(VBT- 6): Tính.

a, 326 417 208 622 + + + + 135 206 444 169 461 623 652 791

b, 623 761 277 362

+ + + + 194 173 441 584 817 934 718 946

* Bài 2( VBT- 6): Đặt tính rồi tính.

615 + 207 326 + 80 615 326

+ + 207 80

822 406 417 + 263 56 + 472

417 156

+ +

263 472 680 628

* Bài 3(VBT- 6): Tính độ dài đường gấp khúc NOP.

O

N P

(21)

ta làm như thế nào?

- GV củng cố: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta lấy độ dài các đoạn cộng với nhau.

* Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự nhẩm rồi ghi kết quả.

- GV và HS nhận xét, chữa bài.

- GV củng cố cho HS cách đổi tiền Việt Nam.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV củng cố ND bài, hd chuẩn bị bài sau.

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc NOP là:

215 + 205 = 420 ( cm ) Đáp số: 420 cm

* Bài 4(VBT- 6): Số? ( Hs K - G) 400 đồng + 400 đồng = 800 đồng 600 đồng + 200 đồng = 800 đồng 800 đồng + 0 đồng = 800 đồng

Chính tả (nghe - viết) CHƠI CHUYỀN I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: HS nghe, viết chính xác bài thơ Chơi chuyền.

- Từ bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/ n theo mẫu.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe viết đúng chính tả và trình bày bài viết.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

- GD tính cẩn thận, kiên trì.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ chép sẵn bài 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- 3 HS lên bảng viết theo yêu cầu của GV: làn gió, dân làng, lo sợ, siêng năng - Nhận xét

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài. (1p) 2. Hướng dẫn nghe - viết. (25p)

a, Chuẩn bị:

- GV đọc 1 lần bài thơ.

- 2 HS đọc bài, lớp theo dõi từng khổ.

? Khổ thơ 1 tả cảnh gì?

? Khổ thơ 2 nói lên điều gì?

? Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

? Những câu thơ nào trong bài đặt trong dấu ngoặc kép?

? Nên bắt đầu viết từ ô nào?

- Khổ thơ 1 tả cảnh các bạn đang chơi chuyền.

- Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.

- 3 chữ.

- Viết hoa.

- Đó là câu nói của các bạn khi chơi chuyền.

- Vào giữa trang vở.

(22)

- Y/c HS tập viết các từ khó.

b, Viết bài:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ.

- HS viết bài vào vở.

- GV theo dõi, uốn nắn tư thế, cách cầm bút.

c, Chấm, chữa bài.

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- Gv nhận xét 5- 7 bài, nhận xét nội dung, chữ viết, trình bày.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

(7’)

* Bài 2: HS nêu yêu cầu.

- GV treo bảng phụ, mời 2- 3 HS thi điền vần nhanh.

- Cả lớp nhận xét, sửa những từ viết sai.

- GV lựa chọn HS làm phần a.

* Bài 3: HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm bài VBT.

- 2 HS một cặp: hỏi- đáp.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò: (2’)

- Nx tiết học và HD H học ở nhà.

- H thực hành viết trên bảng con.

*Bài 2(VBT- 4).

Điền ao hoặc oao vào chỗ trống:

- ngọt ngào.

- mèo kêu ngoao ngoao.

- ngao ngán.

*Bài 3/a. (VBT- 4). Tìm các từ có chứa tiếng bắt đầu bằng âm l hay n có nghĩa như sau:

- Cùng nghĩa với hiền: lành.

- Không chìm dưới nước: nổi.

- Vật dùng để gặt lúa, cắt cỏ: liềm.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố về phép +, - số có ba chữ số với số có 2 hoặc 3 chữ số (k nhớ).

b)Kĩ năng: Áp dụng phép + vào giải toán có lời văn.

c)Thái độ: Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (5’)

Gọi hs đọc thuộc các bảng cộng và bảng trừ đã học ở lớp 2.

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài(1’) 2.Luyện tập (30’)

*Bài 1: viết số thích hợp vào ô trống - Yc Hs đọc yêu cầu, nêu quy luật của dãy số

- Yc Hs tự làm bài.

- Hs thực hiện yêu cầu.

*Bài 1:

- Hs thực hiện yêu cầu và làm bài.

- 890, 891, 892, 893, 894, 895, 896, 897, 898, 899.

(23)

- Yc Hs nx đối chiếu kết quả.

- Gv nx.

*Bài 2: điền > < = - Yc Hs đọc yêu cầu

- Gọi Hs lên bảng làm bài.

- Gọi Hs chữa bài . Gv nx

*Bài 3: Đặt tính rồi tính.

- Gọi Hs nêu y/c của bài.

- Yc 1 Hs nhắc lại cách đặt tính và tính.

- Yc 5 Hs nối tiếp nhau lên bảng làm, dưới lớp làm bài cá nhân lần lượt vào bảng con.

- Gọi Hs nx, Gv nx, củng cố.

*Bài 4: Giải toán.

- Gọi 1 Hs đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

? Tìm số h/s khối 2 ntn?

- Y/c H làm bài cá nhân.

- Gọi Hs chữa bài. Gv nx

Bài 5: tìm x

- Gọi Hs đọc yêu cầu.

- Yc 2hs lên bảng làm bài

x được gọi là gì trong phép trừ?

x được gọi là gì trong phép cộng?

- Gọi Hs nx kq.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Củng cố bài, nx tiết học.

- 990, 991, 992, 993, 994, 995, 996, 997, 998, 999.

*Bài 2: điền > < =

872 > 827 400 + 500 = 900 909 < 990 610 – 10 < 610 + 1 482 = 400 + 80 + 2 999 – 9 > 999 - 99

*Bài 3:

- Hs nêu y/c của bài.

- 1 Hs nhắc lại cách đặt tính và tính.

- Hs thực hiện yêu cầu.

254+315 786 +362 567+401 888- 68

*Bài 4:

- 1 Hs đọc đề bài toán.

- Hs trả lời.

Bài giải

Khối lớp 2 có số học sinh là:

156+ 23=179 (học sinh) Đáp số: 179 học sinh Bài 5: Tìm x

- Hs đọc yêu cầu.

- 2hs lên bảng làm bài - Hs trả lời.

x - 222 = 764 x + 101 = 648 x = 764 + 222 x = 648 – 101 x = 986 x = 547 -Lắng nghe

___________________________________________

Hoạt động ngoài giờ

Bác Hồ những bài học về đạo đức, lối sống Bài 1: CHIẾC VÒNG BẠC

I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Hiểu được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ với các em nhỏ

- Hiểu thế nào là giữ lời hứa (giữ chữ tín) Vì sao phải giữ lời hứa? Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ đúng lời hứa và những hành vi không giữ đúng lời hứa.

b) Kỹ năng: Thực hiện những việc làm của bản thân, biết giữ lời hứa trong cuộc sống hàng ngày

(24)

c) Thái độ: Biết đề cao biểu hiện của hành vi giữ đúng lời hứa và những hành vi không giữ đúng lời hứa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 ; bài hát “Bác Hồ – Người cho em tất cả” (Sáng tác: Hoàng Lân – Hoàng Long).

- HS: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống - Địa điểm: Lớp học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Khởi động(5’)

Trò chơi: Ghép tranh

- Cách chơi: Chơi theo nhóm (mỗi nhóm từ 5 – 7 HS). Nhiệm vụ của các nhóm là ghép những mảnh ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh, nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.

- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.

- Liên hệ giới thiệu bài học "Chiếc vòng bạc".

B.Các hoạt động

Hoạt động 1(10’): Đọc hiểu

- GV kể lại đoạn đầu câu chuyện "Chiếc vòng bạc"

+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa?

+ Em bé cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?

+ Việc làm của Bác thể hiện tình cảm gì của Bác với các em nhỏ

Hoạt động 2(7’): Hoạt động nhóm

- GV chia lớp làm 4 nhóm+ Y/c thảo luận CH 4. (Bài học mà em nhận ra qua câu chuyện là gì?)

- GV đi từng nhóm quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ.

- GV chốt lại, nhận xét phần làm việc của các nhóm.

- 3 nhóm chơi.

- HS lắng nghe và trả lời:

+ Bác nhận ra em bé ngày trước đứng trong đám đông. Bác bước đến gần em bé. Bác từ từ mở nắp túi áo trước ngực, lấy ra chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em.

+ Em bé ngỡ ngàng giây lát, rồi nhớ ra lời dặn của Bác 2 năm trước. Em bé sung sướng quá, không giấu nổi xúc động. Em bé cảm ơn Bác.

+ Thể hiện tình yêu thương, luôn quan tâm tới các cháu thiếu niên và nhi đồng.

* HS làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng nêu câu hỏi thảo luận, các thành viên nhóm trả lời, cả nhóm thống nhất đáp án, thư kí nhóm ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.

- Đại diện các nhóm trình bày.

(25)

- GV cho cả lớp nghe bài hát “Bác Hồ – Người cho em tất cả” trước khi chuyển sang hoạt động 3.

Hoạt động 3( 6’): Thực hành - ứng dụng - GV có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2 (tr.6) ra giấy hoặc sử dụng bút chì làm bài vào sách.

- GV gọi HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.

+ Em hãy kể một việc em đã giữ đúng lời hứa của mình với người khác?

+ Em đã bao giờ thất hứa với người khác chưa? Hậu quả của việc thất hứa đó thế nào?

- GV phân tích kĩ cho HS hiểu hậu quả của việc thất hứa (không giữ đúng lời hứa): Làm mất lòng tin đối với người khác, khiến mọi người không tin tưởng, lần sau không giao việc, không cho mượn sách, truyện,... không hoàn thành đúng công việc.

*Hoạt động 4( 7’): Thảo luận nhóm

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận cách xử lý các tình huống:

+ Tình huống 1: Em hứa với cô giáo sẽ đi học đúng giờ. Em sẽ làm gì để thực hiện lời hứa đó?

- Tình huống 2: Em hứa với bố mẹ sẽ đạt kết quả học tập cao trong năm học này. Em sẽ làm gì để thực hiện lới hứa đó.

- Gọi đại diện nhóm trả lời - Gọi HS tả lời

- GV nhận xét và bổ sung ý kiến.

- GV có thể phân tích kĩ một số biện pháp mà nhiều em trong lớp đã làm tốt hoặc chưa làm tốt để giáo dục HS

(Biện pháp đi học đúng giờ: Dậy sớm;

chuẩn bị sách vở, quần áo từ tối hôm trước;

để chuông báo thức,...)

C. Tổng kết và đánh giá: (7’)

- Bài học mà em nhận ra qua câu chuyện là gì?

- Nhóm (cá nhân) bổ sung, nhận xét.

- Nghe + Hát theo

* Làm việc cá nhân

- 3 -5HS trả lời.

VD:1. Mượn sách của bạn trả đúng hẹn; hứa với bố mẹ đi chơi về đúng giờ,...

2. Hứa với cô đi học đúng giờ nhưng chưa thực hiện; hứa với bạn cho mượn sách nhưng lại quên nhiều lần,...

- Lắng nghe

* Thảo luận nhóm

+ HS tạo nhóm, thảo luận cách xử lý các tình huống

+ Từng HS trong nhóm trả lời câu hỏi vào giấy ghi nhớ.

+ Thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm và dán câu trả lời vào bảng nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.Các nhóm khác bổ sung

- Lắng nghe

(26)

- GV chốt lại: Hôm nay các em được nghe câu chuyện rất cảm động về Bác Hồ, chuyện “Chiếc vòng bạc”. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu được về sự quan tâm của Bác với các em thiếu nhi, đặc biệt việc thực hiện đúng lời hứa của Bác với một em nhỏ.

Chúng ta hãy cùng thực hiện việc giữ lới hứa trong mọi việc và với mọi người nhé!

Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm học tập tích cực

- Nhắc HS về có thể sưu tầm trong: “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (Ban Tuyên giáo TW, NXB Chính trị Quốc gia – 2007), trên trang web:

http://www.dangcongsan.vn.

- Nx tiết học.

- 1-2 HS phát biểu

- Lắng nghe.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 06/9/2019 Ngày giảng: Thứ sáu 13/9/2019

Toán LUYỆN TẬP I.MỤCTIÊU

a) Kiến thức: Củng cố cho HS cách tính cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần sang hàng chục (hàng trăm).

b) Kĩ năng: H có kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số nhanh, đúng.

c) Thái độ: Gd tính kiên trì, cẩn thận trong tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ vẽ sẵn hình ở bài 5. VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

GV kiểm tra VBT toán ở nhà của HS - Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục tiêu của giờ học.

2. Luyện tập (32’)

* Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài vào VBT, 4 HS lên bảng làm bài.

- HS nêu miệng cách tính, HS dưới lớp và - GV nhận xét, chữa bài.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

* Bài 2: GV củng cố lại cho HS cách cộng số có ba chữ số( có nhớ):

* Bài 1( VBT- 7). Tính:

645 58 85 209 + + + +

302 91 36 44 947 149 121 253

* Bài 2( VBT- 7). Đặt tính rồi tính:

(27)

+ Đặt tính.

+ Tính theo thứ tự từ phải sang trái.

- GV hướng dẫn HS làm tương tự bài1.

- GV lưu ý HS tổng 2 số có 2 chữ số là số có 3 chữ số.

* Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu bài tập, 1 HS khác đọc tóm tắt bài toán.

- HS thảo luận nhóm đôi, nêu yc bài tập.

- Cả lớp làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng chữa bài.

- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài:

? Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít xăng ta làm như thế nào?

- GV củng cố giải bài toán có liên quan đến phép cộng số có ba chữ số

* Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài vào VBT, 3 HS nối tiếp lên bảng chữa bài.

- HS nêu cách nhẩm, GV nxét, chữa bài.

- GV củng cố cho HS cách cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.

- HS đổi chéo vở, kiểm tra bài của bạn.

C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học.

637 + 215 85 + 96 76 + 108 637 85 76

+ + +

215 96 108 852 181 184

*Bài 3 (VBT- 7). Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Tóm tắt:

Buổi sáng: 315 lít xăng.

Buổi chiều: 458 lít xăng.

Cả hai buổi bán: … lít xăng?

Bài giải

Cả hai buổi bán được số lít xăng là:

315 + 458 = 773 ( l )

Đáp số: 773 lít xăng

*Bài 4(VBT- 7). Tính nhẩm:

a, 810 + 50 = 860 b, 600 + 60 = 660 350 + 250 = 600 105 + 15 = 120 550 - 500 = 50 245 - 45 = 200 c, 200 - 100 = 100 250 - 50 = 200 333 - 222 = 111

Tập làm văn

NÓI VỀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Biết điền đúng vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh - Rèn kĩ năng viết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

c) Thái độ:Giáo dục thái độ trân trọng và yêu quý tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh

*TH: Quyền được tham gia, bày tỏ nguyện vọng của mình bằng đơn (Đơn xin cấp thẻ đọc sách).

II. CHUẨN BỊ: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

GV nêu mục tiêu của giờ học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (35’)

* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

*Bài 1(SGK- 11). Hãy nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Đội thành lập ngày 15- 5- 1941 tại Pắc

(28)

- GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp các em thuộc độ tuổi nhi đồng (5 - 9 tuổi) sinh hoạt trong các sao nhi đồng và thiếu niên (9 - 14 tuổi) trong các chi đội TNTP.

- 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý.

- HS thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi.

- Đại diện các nhóm thi nói về Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- HS và GV nhận xét, GV bổ sung thêm tư liệu về Đội TNTP Hồ Chí Minh.

* Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc

thầm.

- HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS đọc bài viết, GV nhận xét, đưa đơn mẫu.

+ Địa điểm, thời gian.

+ Tên đơn.

+ Địa chỉ gửi đơn.

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh.

+ Địa chỉ.

+ Nguyện vọng, lời hứa.

+ Tên và chữ ký người viết đơn.

pó (Cao Bằng). Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng cứu quốc gồm 5 đội viên: Đội trưởng anh Nông Văn Dền (Kim Đồng), Nông Văn Thàn (Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (Thanh Minh), Lí Thị Mì (Thuỷ Tiên), Lí Thị Xậu (Thanh Thuỷ).

- Đội được mang tên Bác Hồ vào ngày 30- 1- 1970.

- Huy hiệu Đội có biểu tượng: vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ đỏ Tổ Quốc.

*Bài 2(SGK- 11). Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống:

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Xuân Sơn, ngày… tháng… năm…

ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH Kính gửi: Thư viện Trường Tiểu học Xuân Sơn.

Em tên là: Đỗ Diệu Hằng

Sinh ngày: ………...Nam( nữ)……

Nơi ở:………

Học sinh lớp….. Trường………

Em làm đơn này đề nghị thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm học 2019 - 2020. Được cấp thẻ em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của thư viện.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Ngưòi làm đơn

Đỗ Diệu Hằng C. Củng cố, dặn dò. (3’)

- GV nhận xét giờ học, nhấn mạnh cho HS có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi cần. Về nhà hoàn thành bài tập ở VBT.

SINH HOẠT LỚP TUẦN 1 PHẦN I: Sinh hoạt lớp

I. MỤC TIÊU

- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần qua - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn biết nêu cao tinh thân tự học tự rèn luyện bản thân

II. HOAT ĐỘNG CHỦ YẾU

(29)

A. Ôn định tổ chức B. Các bước tiến hành - Cả lớp hát tập thể một bài.

- Các tổ sinh hoạt: + Bình bầu thi đua trong tuần.

+ Kiểm điểm từng thành viên trong tổ.

- Tổ trưởng báo cáo.

- Lớp trưởng nhận xét chung.

- GV nhận xét đánh giá

* Ưu điểm:

………

………

……….

………

* Nhược điểm:

………

………

………

………

- Tuyên dương:………..

- Phê bình:………

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi đọc thơ về Bác Hồ.

C. Phương hướng tuần 2:

+ Tiếp tục duy trì tốt các nền nếp.

+ Trang phục đến lớp gọn gàng, sạch sẽ. Tác phong nhanh nhẹn trong việc tập trung SHTT

+ Duy trì tốt hơn nữa nề nếp ôn truy bài đầu giờ.

+ HS được bố mẹ đưa đi học bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

D, Củng cố, dặn dò

- GV nhắc nhở HS cần ghi nhớ các nội quy.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập và bài tập cho tuần học mới.

––––––––––––––––––––––––––––––––––

PHẦN II: AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- HS nhận biết được GTĐB .

- Biết tên gọi các loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại GTĐB về mặt an toàn và chưa an toàn.

b) Kĩ năng

- Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường một cách an toàn.

c) Thái độ

- Giáo dục HS thực hiện đúng luật GTĐB.

* Nội dung: Hệ thống GTĐB. Phân biệt sự giống, khác nhau của các loại đường.

III. ĐỒ DÙNG

(30)

Thầy:tranh, ảnh các hệ thống đường bộ

Trò: sưu tầm tranh, ảnh về các loại đường giao thông.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt đôn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một