• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:13/4/2019 Tiết: 31 Ngày giảng:17/4/2019

Bài 18:

QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại của công dân.

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với các quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Dành cho HS khuyết tật:

- Có thái độ tôn trọng tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác .

II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, SGV, sổ tay pháp luật.

HS: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài

GV: đưa ra tình huống

Nếu trên đường đi học về em nhặt được thư của bạn học cùng lớp em sẽ làm gì?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống

- Mục đích: HS đọc truyện, nắm được nội dung truyện.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Sắm vai, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

(2)

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2:

GV: Gọi HS đọc truyện HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm ba nhóm thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền không mà không cần sự đồng ý của Hiền? Vì sao?

N2: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng không? Vì sao?

N3: Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào?

GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm kết luận chuyển nội dung bài học.

1. TÌNH HUỐNG:

a. Tình huống:

b. Nhận xét:

-Phượng không được đọc thư của Hiền.

Bởi vì: Đó không phải là thư của Phượng, dù Hiền là bạn thân nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì không được xem.

-Em không đồng ý bởi vì: làm như vậy là lừa dối bạn và vi phạm PL về quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín…

- Em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. Nếu cố tình đọc là VPPL…

Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Đóng vai,thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

C1: Nêu nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

C2: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín như thế nào?

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

a. Nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

- Được quy định tại Điều 73 – HP 1992:” Thư tín, điện thoại điện tín của công dân bảo đảm an toàn bí mật…

Việc bóc mở kiểm soát, thu giữ…tiến hành theo quy định của pháp luật…”

b. Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Không ai được chiếm đoạt, tự ý mở

(3)

GV: Chiếu các điều luật 125, 144 GV: Gọi HS đọc

HS: Đọc

GV: Kết luận nội dung bài học

thư tín điện thoại điện tín của người khác.

+ Không được nghe trộm điện thoại

Tài liệu tham khảo:

- HP 1992 – Điều 73

- Bộ luật hình sự 1999 – Điều 125

Hoạt động 3 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 15 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK,VBT

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 4:

GV: Đưa BT Bài tập b/SGK

Theo em những hành vi nào vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín?

Bài tập C/sgk

Người vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lí như thế nào?

GV: Đưa ra tình huống

Nếu em gặp một bạn cùng lớp đang nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?

HS: Thảo luận theo cặp

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

3. BÀI TẬP:

- Đáp án:

+ Đọc trộm thư người khác + Nghe trộm điện thoại + Xem trộm điện tín

+ Tự ý thu giữ điện thoại của công dân - Người vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín bị xử lí kỉ luật, phạt hành chính (Đuổi việc, đuổi học, phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu, cải tạo không giam giữ 1 năm…) - Nhắc nhở bạn ấy, báo với GVCN để giải quyết…

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy HS: Thực hiện vẽ nháp lên bảng vẽ

GV: Nhận xét chiếu sơ đồ tư duy, kết luận nội dung toàn bài học.

5. Dặn dò:

Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK Xem lại các bài đã học tiết sau ôn tập học kì II.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

(4)

………

………

Duyệt, ngày 15 tháng 4 năm 2019 Tổ phó

Ngô Thị Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín..

Các hành vi xâm phạm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân2. Trách nhiệm

- GV: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.Không ai được chếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không