• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:5/4/2021 Ngày giảng:23/4/2021

Tiết 59

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

A. Mục tiêu bài học: Học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

Củng cố hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương V về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền và phong trào khởi nghĩa của nông dân mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, Quang Trung xây dựng đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá từ thế kỉ XVI - XVIII.

2. Kỹ năng: Lập bảng biểu, so sánh đối chiếu, phân tích các sự kiện lịch sử, hệ thống hoá.

3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và truyền thống văn hoá cua cha ông.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành bộ môn Lịch sử; năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những vấn đề lịch sử.

B. Chuẩn bị: Tư liệu, sơ đồ, bảng biểu

C. Phương pháp

: Vấn đáp, trực quan, phân tích, so sánh sự kiện, dạy học tích cực, D. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục :

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài: Mục đích yêu cầu của bài học

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

? Biểu hiện suy yếu của nhà nước pk tập quyền ntn?

- Vua quan ăn chơi xa xỉ.

- Nội bộ vương triều mâu thuẫn.

- Quan lại địa phương lộng quyền.

? Những cuộc chiến tranh pk nào đã diễn ra?

? Cuộc xung đột Nam-Bắc triều diễn ra lúc nào?

- Thế lỉ 16 giữa nhà Lê với nhà Mạc

? Sự suy yếu của nhà nước được thể hiện ở những điểm nào?

- Sự tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt. 1527 Mạc Đăng Dung loại triều Lê lập triều Mạc. 1533 Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” -> 2 bên đánh nhau suốt 50 năm.

? Thời gian diễn ra cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn?

(Thế kỉ 17)

? Biểu hiện suy yếu của nhà nước pk tập quyền thời Trịnh – Nguyễn?

1. Sự suy yếu của nhà nước pk tập quyền - Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hoá của các tầng lớp thống trị

- Chiến tranh pk:

+ Nam – Bắc triều + Trịnh – Nguyễn

(2)

- Chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài gần nửa thế kỉ, vua Lê chỉ là bù nhìn.

? Hậu quả của các cuộc chiến tranh pk?

- Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân, phá vỡ khối đoàn kết, thống nhất đất nước.

? Thái độ của nhân trước tình hình đó?

H: Bất bình, nổi dậy đấu tranh.

? Có những phong trào khởi nghĩa nào? Đỉnh cao của phong trào?

H: Khởi nghĩa nông dân đàng Ngoà i- đỉnh cao là phong trào Tây Sơn ở Đàng Trong.

? Phong trào Tây sơn có gọi là cuộc chiến tranh pk không? Vì sao?

- Nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nông dân, không phải là cuộc tranh giành giữa các tập đoàn pk . Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất thế kỉ 18.

? QT đặt nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất nước ntn?

- Lật đổ chính quyền pk họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777), lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786), vua Lê (1788); xoá bỏ ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài; đánh tan cuộc xâm lược Xiêm, Thanh.

? Vì sao quân Tây Sơn giành được thắng lợi như vậy?

Phong trào Tây Sơn có ý nghĩa gì?

? Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, QT có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước?

- Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá (Chiếu khuyến nông, chiếu lập học); củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.

- Phong trào khởi nghĩa của nông dân

2. Quang Trung thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia.

- Lật đổ các tập đoàn pk, thống nhất đất nước - Đánh đuổi giặc ngoại xâm.

- Phục hồi kinh tế văn hoá, củng cố quốc phòng…

*Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn

3. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI-XVIII:

Kinh tế Văn hoá

Nông nghiệp

Công thương nghiệp Tôn giáo Chữ Quốc ngữ

Văn học nghệ thuật

- Đàng Ngoài trì trệ, bị kìm hãm

- Đàng Trong phát triển

- Thủ công nghiệp:

xuất hiện nhiều làng thủ công.

- Thương nghiệp:

Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện nhiều thành thị (Phố Hiến, Hội An, Gia Định)

- Nho giáo, Phật giáo - Hội làng

Ra đời từ thế kỉ 17 nhưng còn hạn hẹp

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển

+ Văn học dân gian: truyện cười, truyện trạng, thơ 6/8 - Nghệ thuật: Điêu khắc gỗ, sân khấu chèo, tuồng, ả đào..

4. Củng cố (1 phút) 5. Hướng dẫn: (1 phút)

- Học các nội dung được ghi trong vở, đọc thêm SGK

(3)

- Xem lại bài ôn tập chương 4 và 5 chuẩn bị kiểm tra.

Ngày soạn:5/4/2021 Ngày giảng:24/4/2021

Tiết 60

ÔN TẬP

I Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam thời Lê sơ, Tây Sơn- Quang Trung

- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế văn hoá của Đại Việt thời Lê sơ, Tây Sơn

Quang Trung.

2/ Kĩ năng:

- Lập bảng thống kê.Trả lời câu hỏi, phân tích, tổng hợp

- Rèn kĩ năng sống: nhận thức vấn đề lịch sử,giao tiếp, lắng nghe tích cực; hợp tác để thảo luận vấn đề lịch sử, ra quyết định,giải quyết vấn đề về lịch sử, tìm kiếm và xử lí thông tin

3/ Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.

4. Năng lực cần phát triển: rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ), năng lực giải quyết vấn đề (nhận biết, phân tích, đánh giá được sự kiện lịch sử), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về nội dung bài học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học

II/ Chuẩn bị :

- GV : Bài soạn, sách giáo khoa, bảng phụ

- HS : sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn chuẩn bị bài của GV.

III/ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp, trình bày 1’,động não.

IV/ Tiến trình dạy học và giáo dục 1/ Ổn định lớp. 1’

2/ Kiểm tra bài cũ.5’

a) Cho biết sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến châu Âu ?

3/ Bài mới* Hoạt động 1 (1 phút)

- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: Trực quan Kĩ thuật: Phân tích hình ảnh - HTTC: h/đ cá nhân:

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

* Hoạt động 2(33P)

- Mục tiêu: Nắm được các giai đoạn của lịch sử Việt Nam

- Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân - PP:diễn giảng, trình bày 1’,động não - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút,

1. Lịch sử VN từ thế kỉ XVI đã trải qua những giai đoạn lớn nào?

- Thời kì chống xâm lược của thời Lê Sơ và sự suy yếu của nhà nước PK tập quyền

(4)

đặt câu hỏi

? Tìm hiểu ls VN từ thế kỉ X đến TK XIII trải qua những giai đoạn lớn nào?

- GV gợi ý cho hs trả lời

? Cuộc KN chống quân Minh thời Lê Sơ diễn ra vào lúc nào?Ý nghĩa ls ?

- -1418- 1427.

-- Ý nghĩa:

- GV kết luận

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ 10’

? Bộ máy chính quyền được tổ chức như thế nào?

? So sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ với thời Trần ?

? Quân đội được tổ chức như thế nào ?

? Pháp luật ?

? Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà Lê đã làm gì?

? Nhà Lê giải quyết vấn đề ruộng đất bằng cách nào?

? Vì sao nhà Lê quan tâm đến việc bảo vệ đê điều?

chống thiên tai lũ lụt, khai hoang lấn biển)

? Em có nhận xét gì về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông

nghiệp ?

? Ở nước ta thời kì này có những ngành thủ công nào tiêu biểu?

? Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

? Triều Lê đã có những biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước?

Bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến

? Nêu những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát ?

? Đời sống nhân dân thì sao ?

? Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh PK Nam-Bắc triều

? Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai

- Cuộc KN của Tây Sơn, cuộc nổi dậy của nông dân chống nhà Nguyễn

2.Cuộc KN chống quân Minh diễn ra vào lúc nào? Ý nghiã?

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ I. Tổ chức bộ máy nhà nước:

Trung ương và Địa phương:

a. Tổ chức quân đội:

- Thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”

- Quân đội gồm hai bộ phận chính:

b. Pháp luật:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế...

+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

II. Kinh tế:

a. Nông nghiệp:

- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng - Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp

- Thực hiện “phép quân điền”

b. Công, thương nghiệp:

- Kinh đô Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công.

- Các công xưởng nhà nước quản lý

* Thương nghiệp:

- Trong nước: chợ phát triển.

- Buôn bán với nước ngoài vẫn duy trì III. Xã hội

Bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến 1.Triều đình nhà Lê :

- Đầu thế kỉ XVI vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc sa đoạ.

- Triều đình rối loạn, chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực.

2.Chiến tranh Nam-Bắc triều:

* Hậu quả: Gây tổn thất lớn về người v à của.

Ò Cuộc chiến tranh phi nghĩa.

* K ế t qu ả : Năm 1592 Nam triều chiếm

(5)

họa gì cho nhân dân ta?

Tiết 2 (tiết 61)

Bài 25: Phong trào Tây Sơn10’

? Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?(sgk)

? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?

? Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa căn cứ xuống Tây Sơn Hạ đạo?

(Vì lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa, địa bàn gần vùng đồng bằng)

? Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?

? Vì sao quân Tây Sơn gi nh à được nhiều thắng lợi như vậy?

? Nhận xét về Quang Trung?

? Hãy nêu những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771- 1789?

Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

? Vì sao sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, lật đổ chính quyền PK trong nước Quang trung lại chăm lo xây dựng kinh tế, văn hóa ?

? Trên lĩnh vực công, thương nghiệp vua Quang Trung có những việc làm nào ?

? Đối với văn hóa giáo dục, Quang Trung có những biện pháp gì ? Những việc làm của Quang Trung có tác dụng như thế nào ?

? Tình hình xã hội nước ta sau chiến thắng chống quân xâm lược Thanh có gì đáng lo ngại ?

? Quang Trung đã có chính sách gì trước những khó khăn trên?(về quân sự, ngoại giao)

Thăng Long Òchiến tranh chấm dứt.

3.Chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài.

Bài 25: Phong trào Tây Sơn

1.Xã hội Đàng Trong nữa sau TK XVIII.

2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ:

a. Lãnh đạo:

b. Căn cứ:

- Tây Sơn thượng đạo.

- Tây Sơn hạ đạo.

c. Lực lượng:

- Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc, thợ thủ công, thương nhân.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước của nhân dân.

- Sự lãnh đạo tài tình sang suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn,Trịnh- Lê.

- Đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ vững chắc nền độc của đất nước.

Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước

1. Phục hồi kinh tế - xây dựng văn hóa dân tộc.

a. Nông nghiệp:

b. Công thương nghiệp:

c. Văn hóa giáo dục:

2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao:

a. Âm mưu kẻ thù:

- Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động.

- Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, quay lại chiếm Gia Định

b. Chủ trương của Quang Trung:

* Quân sự

* Ngoại giao:

4.Củng cố:2’

GV:Hệ thống lại kiến thức đã ôn

(6)

5. Hướng dẫn về nhà 3’:

- Học bài cũ: - Về ôn tập kĩ bài để chuẩn bị thi học kỳ II.

- Chú ý học thêm trong sách giáo khoa của 4 bài đã ôn.

- Chuẩn bị ôn tập chương V, VI

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Lịch sử 7 - KNTT: Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp

Với sự khôn khéo và thân thiện, Nguyễn Nhạc và những người em của mình đã chiếm được tình cảm quý mến của người dân Tây Nguyên, họ gọi ông là Tơ Mo Bok (vua Trời,

   Sau chiến tranh thế giới thứ II, một cao trào giải phóng Sau chiến tranh thế giới thứ II, một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi

Bài tập 1 trang 20 Vở bài tập Lịch sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào..

Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế. Quang cảnh buổi

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất..

[r]

- Đảng nắm bắt thời cơ cách mạng: Khi nhận được thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,