• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/3/2021 Tiết số:

53

Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)

- Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)

- Ví dụ : cây bưởi, cam, chanh,...

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng khái quát hoá những nhận xét trên cơ sở quan sát các cây cụ thể khác nhau.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV : Tranh phóng to H 13.4 vàH 29.1.4 sgk.

Mẫu vật : một số cây hạt kín có đủ bộ phận, 1 số loại quả : bưởi, cam.

2. Chuẩn bị của HS : Xem lại kiến thức về : các loại rễ, các loại thân, lá, cách mọc lá, kiểu gân lá, cấu tạo hoa, các loại hoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:

GV đưa bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Cây thông thuộc ………, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: ………., có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng …….. nằm lộ trên các lá noãn ……….. (vì vậy mới có tên là ………..). Chúng chưa có hoa và …… .

2. Bài học

A. Khởi động: (3p)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu cây, hoa, quả, hạt của một số cây Hạt kín.

Yêu cầu học sinh:

(2)

- Nhận xét các cơ quan sinh dưỡng so với các cây thuộc các nhóm đã học?

- Quả và hạt có gì khác so với cây Hạt trần?

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Mở bài: Chúng ta đã biết với nhiều cây có hoa như cam, đậu, ngô, lạc, khoai… chúng được gọi là những cây hạt kín. Tại sao lại như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động 1: Các cây có hoa.

Mục tiêu: Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép) Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình

Năng lực: Năng lực tư duy, quan sát

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật nhóm mình lên bàn, quan sát dựa theo lệnh tam giác SGK/ 135 về các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - GV kiểm tra kết quả của mỗi nhóm.

- GV chốt đáp án đúng.

HS quan sát mẫu vật ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 135 theo hướng dẫn của GV.

- HS sử dụng kính lúp để quan sát những cơ quan có kích thước nhỏ. Lập bảng SGK/ 135

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung nếu cần.

Yêu cầu:Bảng đáp án đúng:

ST T

Cây Dạng thân

Dạng rễ

Kiểu lá

Gân lá

Cánh hoa

Quả (nếu có)

Môi trường sống

1 Bưởi Gỗ Cọc Đơn Mạng Rời Mọng Cạn

2 Đậu Cỏ Cọc kép Mạng Rời Khô nẻ Cạn

3 Huệ Cỏ Chùm Đơn Song2 Dính Cạn

4 Lúa Cỏ Chùm Đơn Song2 Chùm Thịt Cạn, nước

5 Bèo

tây

Cỏ Chùm Đơn Cung Dính Nước

6 Hoa

súng

Cỏ Chùm Đơn Mạng Rời Nước

Hoạt động 2: Đặc điểm của các cây hạt kín.

Mục tiêu: Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)

Phương pháp: vấn đáp,

(3)

Năng lực: Năng lực tư duy, quan sát

-GV yêu cầu HS quan sát lại bảng so sánh trên nhận xét về sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa của các cây.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Nêu cấu tạo của cây hạt kín.

? Nêu đặc điểm chung của cây hạt kín.

? So sánh hạt kín với hạt trần, thấy được sự tiến hoá của ngành hạt kín

- HS quan sát lai bảng trên rút ra nhận xét.

Yêu cầu nêu được:

- các bộ phận của cây hạt kín đều rất đa dạng.

- Quả có hạt, hạt được che trở kín trong quả

Tiểu kết: Đặc điểm chung của cây hạt kín là: Cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả.

* Ghi nhớ :SGK trang 136.

3. Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?

GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.

1. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây hạt kín.

A. Cây mít, cây rêu, cây ớt.

B. Cây thông, cây lúa, cây đào.

C. Cây ổi, cây cam, cây đậu.

D. Cây cải, cây dương xỉ, cây dừa.

2. Tính đặc trưng nhất của cây hạt kín là:

A. Có rễ, thân, lá.

B. Có sự sinh sản bằng hạt.

C. Có hoa, quả chứa hạt.

D. Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng.

4. Vận dụng tìm tòi: (2p) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là gì?

+Có rễ, thân, lá

+ Có sự sinh sản bằng hạt

+ Có hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả 5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong vở bài tập - Đọc mục mục: “ Em có biết”

(4)

- Đọc trước bài 42

- Mỗi nhóm mang một số cây 1 lá mầm: lúa, cỏ gà, thài lài,…

và cây 2 lá mầm: dâm bụt, đậu, cải, ….

* Rút kinh nghiệm bài học:

………

………

Ngày soạn: Tiết số: 54

Bài 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- So sánh được thực vật thuộc lớp Hai lá mầm với thực vật thuộc lớp Một lá mầm.

- Cho ví dụ cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

- Phân biệt dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau: Kiểu rễ, kiểu gân, số lá mầm của phôi, dạng thân, số cánh hoa.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV: tranh: các loại rễ (bài9) + Các kiểu gân lá (bài 19)

2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị theo nhóm

- Mẫu: cây lúa, cây hành, cây bưởi con, lá dâm bụt, ổi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ.

- Câu1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng

1/Trong nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây hạt kína. Cây mít, cây rêu, cây ớt.

b. Cây thông, cây lúa, cây đào.

c. Cây ổi, cây cải, cây dừa.

d. Cây Phi lao, cây bòng, cây mơ.2/Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là:a. Có rễ, thân, lá.

b. Có sự sinh sản bằng hạt.

c. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.

d. Có hiện tượng thụ tinh.- Câu2: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín

(5)

2. Bài học : A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu trình bày lên bảng (viết) các đặc điểm về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt của 2 cây Hạt kín bất kỳ (1 cây 1 lá mầm và 1 cây hai lá mầm). Từ đó dẫn dắt học sinh vào bài.

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Mở bài: Các cây hạt kín rất khác nhau về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

Để phân biệt các cây hạt kín với nhau , các nhà khoa học đã chia chúng thành những nhóm nhỏ hơn: lớp, họ…TV hạt kín gồm 2 lớp

Hoạt động 1: Cây hai lá mầm và cây một lá mầm.

Mục tiêu: So sánh được thực vật thuộc lớp Hai lá mầm với thực vật thuộc lớp Một lá mầm.

Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình Năng lực: Năng lực tư duy, quan sát

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV treo tranh Các kiểu rễ, các kiểu gân lá, yêu cầu HS quan sát nhớ lại kiến thức cũ. Trả lời các câu hỏi :

? Có mấy kiểu rễ.

? Có mấy kiểu gân lá, là những kiểu nào ?

? Số lá mầm của phôi.

? Có mấy dạng thân đứng ?

B2:GV bổ sung nếu HS không nhớ hết.

GV yêu cầu HS quan sát H 42.1, trao đổi nhóm hoàn thành Lệnh tam giác SGK / 137.

B3: GV chốt đáp án đúng.

B4:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng trên cho biết :

? Đặc điểm quan trọng nhất phân biệt hai lớp trên là gì ?

? Người ta có thể dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.

HS quan sát tranh, nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi của GV:

HS quan sát tranh, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 137 theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm tự sửa chữa nếu cần.

- Số lá mầm của phôi hạt.

- Rễ, thân, kiểu gân lá, số cánh hoa,..

Yêu cầu:Bảng đáp án đúng:

(6)

Đặc điểm Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm 1. Rễ

2. Kiểu gân lá 3. Thân

4. Hạt 5.Cánh hoa

Rễ chùm

Gân lá hình song song hoặc hình cung.

Thường là thân cỏ, thân cột Phôi của hạt có một lá mầm Cánh hoa dính

Rễ cọc

Gân lá hình mạng.

Thân gỗ, cỏ, leo

Phôi của hạt có hai lá mầm.

Cánh hoa rời.

Hoạt động 2: Đặc điểm phân biệt giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm.

Mục tiêu: Cho ví dụ cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

Phương pháp: vấn đáp,

Năng lực: Năng lực tư duy, quan sát

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác Sgk/ 138

B2:GV bổ sung thêm và chốt đáp án đúng.

- Yêu cầu HS quan sát H 42.2, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập:

B3:Gv chữa bài, lấy thêm ví dụ khác.

- HS quan sát lai bảng trên nêu rõ đặc điểm phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm:

Yêu cầu nêu được:

- Cây một lá mầm: rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song, hoa dính.

- Cây hai lá mầm: rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa rời.

- HS quan sát tranh + hiểu biết, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

* Ghi nhớ :SGK trang 139 3. Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?

GV đưa bài tập: Chọn từ, cụm thích hợp điền vào chỗ trống:

Cây hạt kín được chia thành 2 lớp: Lớp ………….……….. và lớp ………….

Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở ………. của phôi.

Lớp một lá mầm có đặc điểm cánh hoa ……….

Lớp hai lá mầm có kiểu rễ ……… và gân lá………….

4. Vận dụng tìm tòi: (2p) - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

(7)

Cây lúa và cây lạc đều là những cây có sản phẩm chúng ta dùng làm lương thực, thực phẩm, vậy tại sao lại không xếp chúng vào cùng một lớp? Em hãy chỉ ra các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hai cây này.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà.

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong vở bài tập - Đọc mục mục: “ Em có biết”

- Đọc trước Bài 43

* Rút kinh nghiệm bài học:

………

……

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

*GV: Chiếu hình động có quá trình thụ phấn, sự thay đổi của hạt phấn, sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái?. - GV hỏi: Sau quá trình thụ phấn có

*Âm thanh thường nghe được vào ban ngày: tiếng chim hót líu lo; tiếng trống tùng tùng; tiếng vù vù của gió; tiếng lao xao, rì rào của hàng cây;….. *Âm thanh thường

- Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.. - Cách xây dựng khóa

* Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy,hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành vào bảng sau:... Hoa có cả nhị và nhụy Hoa chỉ có nhị (

Trang 49 SBT KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khácA. Sinh sản bằng hạt