• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)NỘI DUNG MÔN HÓA HỌC 8 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)NỘI DUNG MÔN HÓA HỌC 8 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 A"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG MÔN HÓA HỌC 8 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ.

I. CHẤT.

• Chất là một dạng của vật chất. Chất tạo nên vật thể.

• Vật thể do nhiều chất tạo nên.

• Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định.

• Chất nguyên chất: + là chất không lẫn chất khác.

+ Chất có tính chất nhất định

• Hỗn hợp: + Gồm nhiều chất trộn lẫn nhau.

+ Có tính chất thay đổi.

• Dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách một chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí thông thường: lọc, đun, chiết, nam châm…

II. NGUYÊN TỬ.

• Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

• Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.

• Trong nguyên tử số proton (p,+) bằng số electron (e,-).

Số p = số e

• Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:

• Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

• Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

• Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

• Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

IV. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHÂT – PHÂN TỬ.

• Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

• Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

• Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

• Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

• Mỗi mẫu chất là tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử. Tùy điều kiện, một chất tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.

V. CÔNG THỨC HÓA HỌC

• Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.

Dạng chung: Đơn chất Ax A,B là kí hiệu hóa học Hợp chất AxBy x,y là chỉ số

• Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất, cho biết tên nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.

(2)

VI. HÓA TRỊ

• Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) trong phân tử ( H luôn hóa trị I, O luôn hóa trị II).

a b

• Quy tắc về hóa trị: x.a = y.b theo AxBy

+ Biết x,y và a thì tính được b và ngược lại.

+ biết a và b thì tìm được x,y để lập công thức hóa học chuyển thành tỉ lệ: x/y = a/b = a’/b’

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giư nguyên là chất ban đầu.

Ví dụ: - Đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại.

- Hòa tan muối ăn vào nước được dung dich trong suốt. Cô cạn dung dịch muối ăn xuất hiện trở lại.

II.Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất bị biến đổi có tạo ra chất khác.

Ví dụ:

- Đun sôi đường chuyển đổi thành carbon và hơi nước.

- Xăng cháy tạo ra nước và khí carbon dioxide.

III. Phản ứng hóa học:

a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ: sulfur + iron → ironII sulfur.

b) Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

c) Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…

IV. Định luật bảo toàn khối lượng:

Phản ứng: A + B → C + D

Công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD.

Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.

V. Phương trình hóa học:

a) Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

Ví dụ: 2Ca + O2 → 2CaO C + O2 → CO2.

b) Ba bước lập phương trình hóa học Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế của phương trình.

Bước 3: Viết phương trình hóa học.

c) Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

CHƯƠNG III: MOL – TÍNH TOÁN HÓA HỌC

1. Chuyển đổi giữa lượng chất (số mol) và khối lượng chất:

Gọi n là lượng (số mol) của một chất

m là khối lượng của chất (tính theo đơn vị gam)

(3)

M là khối lượng mol của chất (gam/mol) là phân tử khối của chất Ta có các công thức sau:

a. Tìm khối lượng chất ( m ) khi biết số mol chất ( n ), ta tìm khối lượng mol ( M ) của chất, sau đó áp dụng công thức:

m = n . M (gam)

b. Tìm số mol chất ( n ) khi biết khối lượng chất ( m ), ta tìm khối lượng mol ( M ) của chất, sau đó áp dụng công thức:

n = m / M (mol)

c. Tìm khối lượng mol ( M ) của chất khi biết số mol ( n ), ta tìm khối lượng chất ( m ), sau đó áp dụng công thức:

M = m / n (gam/mol)

Ví dụ 1: Tính khối lượng của 0,1 mol CO2.

mCO2 = n . M = 0,1 . 44 = 4,4 (gam)

Ví dụ 2: 6,4 gam Cu có số mol là bao nhiêu?

nCu = mCu / MCu = 0,1 (mol)

2. Chuyển đổi giữa lượng chất (số mol) và thể tích chất khí:

Gọi n là lượng (số mol) của chất khí,

V là thể tích mol của chất khí đó (điều kiện chuẩn: 25oC, 1 bar) Ta có các công thức sau:

1. Tìm thể tích chất khí ta áp dụng công thức:

V = n . 24,79 (lít)

2. Tìm số mol chất khí ta áp dụng công thức:

n = V / 24,79 (mol)

Ví dụ 1: Tính thể tích của 0,15 mol O2 ở điều kiện chuẩn.

VO2 = n.24,79= 0,15.24,79= 3,7185 lít

Ví dụ 2: 6,1975lít khí oxygen ở điều kiện chuẩn có số mol là bao nhiêu?

nO2 = V/24,79 = 6,1975/24,79 = 0,25 mol

*Mở rộng: Tính số nguyên tử và phân tử:

- Số nguyên tử = n. 6,02.1023 - Số phân tử = n .6,02.1023

Sơ đồ chuyển đổi giữa lượng chất – khối lượng – thể tích chất khí (đkc)

IV. TỈ KHỐI CHÂT KHÍ

1.Tỉ khối của khí A so với khí B

-Định nghĩa: Là tỉ số khối lượng của cùng thể tích với cùng thể tích khí B.

Công thức tính tỉ khối khí A so với khí B: dA/B = MA

MB

n=

M

m V=n.24,79

KL chất số mol chất thể tích mol (m) (n) chất khí(V)

m=n.M n=

79 , 24 V

(4)

Trong đó:

- dA/B là tỷ khối khí A so với khí B.

- MA là khối lượng mol khí A.

- MB là khối lượng mol khí B.

Quy ước: Người ta nói tỉ khối của khí A a) Nhẹ hơn khí B khi MA

MB < 1 b) Nặng bằng khí B khi MA

MB = 1 c) Nặng hơn khí B khi MA

MB > 1 2. Tỉ khối của khí A so với không khí

* Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí

V. TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC

1.Biết công thức hóa học của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

*B1: Tìm khối lượng mol của hợp chất (Mhc = ? gam/mol)

* B2: Tìm nnguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất (x,y,z)

* B3: Tìm thành phần % theo khối lượng của mỗi nguyên tố.

Giả sử, ta có CTHH của hợp chất: AxByCz

%mA =

Mhc M x. A

.100%

%mB =

hc B

M M

y. .100%

%mC =

Mhc M z. C

.100%

Hoặc %mC = 100%- ( %mA + %mB)

a. Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe và O trong hợp chất Fe2O3 B1: Tính MFe2O3= 2.56 + 3.16 = 160 gam/mol

B2: Trong 1mol Fe2O3 có 2 mol Fe, 3 mol O B3: Tính %mFe, %mO theo công thức

%mFe = 2 x 56 x 100% = 70 % 160

%mO = 100% - %mFe = 100% - 70% = 30%

KK A A

A KK

A KK

A

d M

M M

d M

/ /

. 29

29

=

=

=

(5)

2.Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định công thức hóa học của hợp chất.

*B1: Tính MAxByCz (khối lượng mol của hợp chất) = ? gam/mol

*B2: Đặt CTTQ của hợp chất là AxByCz

*B3: Xác định khối lượng của từng nguyên tố trong 1 mol hợp chất (mA,mB,mC).

*B4: Xác định số mol nguyên tử của từng nguyêntố trong 1 mol hợp chất (nA,nB,nC) .Suy ra các chỉ số x,y,z ( x=nA, y=nB,z=nC). Thay x,y,z vào CTTQ ở B2

=> Viết công thức hóa học cần tìm

Bài ví dụ 1: Một hợp chất R có thành phần về khối lượng các nguyên tố là:43,4%mNa;

11,3%mC và 45,3%mO. Em hãy xác định công thức hóa học của hợp chất R. Biết hợp chất R có khối lượng mol là 106 gam/mol.

Giải

B1: Khối lượng mol của hợp chất : Mhc = 106 gam/mol B2: Đặt CTTQ của hợp chất là NaxCyOz

B3: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là ( mNa, mC, mO ):

%mNa.Mhc 43,4% . 106

mNa = = = 46 gam 100% 100%

%mC . Mhc 11,3.106

mC = = = 12 gam 100% 100

%mO .Mhc 45,3.106

mO = = = 48 gam 100% 100

B4 Tính số mol mỗi nguyên tố trong hợp chất (nNa, nC,nO) x=nNa = mNa/MNa = 46/23 = 2

y= nC = mC/MC = 12/12 = 1 z= nO = mO /MO = 3

=> Vậy CTHH của hợp chất là Na2CO3

Bài ví dụ 2: Hãy tìm công thức hóa học của khí A. Biết rằng khí A nặng hơn khí H2 là 17 lần.Thành phần theo khối lượng của khí A là: 5,88% mH; 94,12%mS.

- Khối lượng mol hợp chất : Mhc = 17. MH2 = 17.2 = 34 gam/mol - Đạt CTTQ của hợp chất là HxSy

- Tính khối lượng (mH,mS) 5,88%. 34

mH = = 2 gam 100%

94,12%.34

mS= = 32 gam

(6)

100%

- Tính nH, nS

x= nH = m/M = 2/1 = 2 y=nS = m/M = 32/32 = 1

=> CTHH của hợp chất là H2S

VI. BÀI TOÁN TÍNH THEO PHUONG TRÌNH HÓA HỌC

* Các bước giải:

* Các bước giải:

Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.

- Bài cho khối lượng: n = m/M (mol)

- Bài cho thể tích khí ở điều kiện chuẩn: n = V/24,79(mol) Bước 2: Viết Phương trình hóa học

Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng để tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm Bước 4: Áp dụng công thức tính toán theo yêu cầu đề bài

V = n. 24,79 (lít) đối với khí đo ở điều kiện chuẩn

B . BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2121- 2022

DẠNG 1: HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ - HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

Bài 1/ Trong các quá trình dưới đây cho biết đâu là hiện vật lý và hiện tượng hóa học a. Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu

b. Rượu để lâu ngày ngoài không khí thường bị chua

c. Đinh iron sắt) để lâu trong không khí ẩm bị gỉ màu nâu đỏ d. Cồn để lâu không kín bị bay hơi

e. Thanh copper ( đồng) được nung trong không khí, bề mặt biến thành màu đen f. Dây iron(sắt) được cắt nhỏ thành đoạn và tán thành đinh

g.Mở nắp lọ nước hoa bị bay hơi

h.Mở nút chai nước giải khát thấy có sủi bọt khí

k.Vành xe đạp bằng iron(Fe) để ngoài không khí bị phủ một lớp gỉ màu nâu

l.Đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu vàng chạy châm lại, chuyển sang đỏ phải dừng xe.

m. Bỏ quả trứng vào dung dịch hydrochloric acid (HCl)thấy có bọt khí sủi lên trên bề mặt vỏ trứng

DẠNG 2 : HÃY TÍNH ( n,m,Vkhí ,số nguyên tử hoặc phân tử ,tỉ khối) Bài 2: Chuyển đổi khối lượng, thể tích và lượng chất:

1: Hãy tính:

a) Số mol của 28g iron (Fe)? (Biết Fe = 56)

b) Khối lượng của 0,25mol H2O? (Biết H = 1; O = 16)

(7)

c) Thể tích ở điều kiện chuẩn của 3,3 g N2O? (Biết N = 14; O = 16)

d) Khối lượng của 6,1975 lít khí metan (CH4)? (đktc) (Biết C = 12; H = 1) 2: Hãy tính:

a) Số mol của 4,9g H2SO4? (Biết H = 1; S = 32; O = 16)

b) Khối lượng của 0,2mol Na2CO3? (Biết Na = 23; C = 12; O = 16) c) Thể tích ở điều kiện chuẩn của 95,48 g CO2? (Biết C = 12; O = 16) d) Tính thể tích (đkc) của 0,45mol khí CO2?

3: Hãy tính:

a) Thể tích (đkc) của 0,2 mol khí O2?

b) Số mol của 9,916 lít khí chlorine (Cl2) (đkc)?

c) Thể tích ở điều kiện chuẩn của 12,04g phân tử SO2? 4: Hãy tính:

a) Số mol của 5,4g Al? (Biết Al = 27)

b) Khối lượng của 8,96 lít khí H2S ở đkc? (Biết H = 1 ; S = 32) 5: Hãy tính:

a) Tính thể tích (ở đktc) của 0,25 mol khí CO2?

b) Tính khối lượng của CH4 có trong 3,36 lít khí CH4 (đktc)? (H = 1, C= 12) 6 : Hãy tính:

a) Tính số mol của 7,2 g H2O (Biết H = 1, O = 16)

b) Tính thể tích ở điều kiện chuẩn của 11g CO2?(Biết C = 12,O = 16) Bài 3

1.Dãy khí nào sau đây nặng hay nhẹ hơn không khí? NH3, O2, C2H2, H2, CH4, C2H6, C2H4, CO. NO2, SO2, H2S. N2, CO2, Cl2

2. Hãy tính khối lượng mol của những khí

a/ Có tỷ khối đối với khí nitrogen (N2) là: 2; 2,857; 2,07 b/ Có tỷ khối đối với không khí là : 2,45; 0,965; 2,20 DẠNG 3: LÂP PTHH

Bài 4: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ các nguyên tử, phân tử giữa các chất:

1: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:

a) Fe + Cl2 - - -> FeCl3

b) Cu + O2 - - -> CuO c) K + H2O - - -> KOH + H2

d) KOH + CuCl2 - - -> Cu(OH)2 + KCl e) Al + O2 - - -> Al2O3

2: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:

a) Na2O + H2O - - -> NaOH b) K2O + H2O - - -> KOH c) Ba + H2O - - -> Ba(OH)2 + H2

d) Zn(OH)2 + HCl - - -> ZnCl2 + H2O e) NaOH + ZnCl2 - - -> Zn(OH)2 + NaCl

3: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:

(8)

a) SO3 + H2O - - -> H2SO4

b) CO2 + H2O - - -> H2CO3

c) HCl + NaOH - - -> NaCl + H2O

d) MgO + HNO3 - - -> Mg(NO3)2 + H2O e) Al + CuO - - -> Al2O3 + Cu

DẠNG 4: TÍNH THÀNH PHẦN PHẦN TRĂM VỀ KHỐI LƯỢNG MỖI NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT

Bài số 5: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất:

1: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất K2CO3. (Biết C = 12, O = 16, K = 39).

2: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất CuO.

(Biết Cu = 64; O = 16)

3: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất Na2SO4. (Biết Na = 23; S = 32; O = 16)

4: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất Al2O3. (Biết Al = 27; O = 16)

DẠNG 5: BIẾT THÀNH PHẦN PHẦN TRĂM KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỐ HÃY LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT

Bài tập 6. Lập CTHH của các hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên chất

1.Hợp chất A có thành phần các nguyên tố là: 28,57% mMg; 14,2% mC; 56,77%mO .Biết khối lượng mol của hợp chất là 84 gam/mol. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất A.

(Biết Mg =24; C =12; O = 16)

2:Một hợp chất khí A có thành phần theo khối lượng là:82,35%mN, 17,65%mH. Em hãycho biết:

a)Công thức hoá học của hợp chất, biết tỉ khối của A so với hydrogen là 8,5.

b)Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 2,479 lít khí A (đkc) (Biết H = 1, N = 14)

3.Tìm công thức của hợp chất có khối lượng mol là 58,5 gam/mol, thành phần các nguyên tố: 39,32%mNa và 60,68% mCl ?

( Biết Na = 23, Cl = 35,5)

4.Một hợp chất khí A có thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố là: 40%mS và 60%mO. Em hãy xác định công thức hóa học của hợp chất khí A. Biết khí A có tỷ khối hơi so với khí Hydrogen là 40.

( Biết S = 32, ) = 16, H = 1)

DẠNG 6: GIẢI BÀI TOÁN THEO PHUONG TRÌNH HÓA HỌC Bài 7: Bài toán

1./ Hòa tan 6,5g zinc (Zn )vào dung dịch hydrochloric acid ( HCl) thu được zinc chloride (ZnCl2 ) và khí hydrogen(H2) theo sơ đồ phản ứng

(9)

Zn + HCl ----> ZnCl2 + H2

a/ Tính thể tích khí hydrogen sinh ra ở đkc b/ Tính khối lượng zinc chloride tạo thành ( Biết Zn =65, H =1, Cl = 35,5)

2/ Đốt cháy hoàn toàn 5,4g aluminium (Al) thu được aluminium oxide (Al2O3) theo sơ đồ phản ứng: Al + O2 ----> Al2O3

a/ Tính thể tích khí oxygen (O2 ) ở đkc

b/ Tính khối lượng aluminium oxide(Al2O3) tạo thành (Biết Al =27, O =16)

3/ Cho aluminium (Al) tác dụng với dung dịch sulfuric acid (H2SO4)theo sơ đồ phản ứng sau:

Al + H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + H2 Nếu có 5,4g Al tham gia phản ứng. Tính

a/ Thể tích khí hydrogen (H2) sinh ra ở đkc b/ Tính khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành (Biết Al = 27, H = 1, S= 32 , O = 16)

4/ Hòa tan 11,2g iron ( Fe ) vào dung dịch hydrochloric acid HCl thu được iron II chloride và khí hydrogen (H2) theo sơ đồ phản ứng sau

Zn + HCl ----> ZnCl2 + H2

a/ Tính thể tích khí hydrogen sinh ra ở đkc b/ Tính khối lượng iron II chloride tạo thành (Biết Zn = 65, H = 1, Cl = 35,5)

5/ Đốt cháy hoàn toàn 9,6g magnessium (Mg ) thu được magnessium oxide (MgO) theo sơ đồ phản ứng : Mg + O2 ----> MgO

a/ Tính thể tích khí oxygen cần thiết ở đkc c/ Tính khối lượng sản phẩm thu dược MgO . ( Biết Mg = 24, O = 16)

6/ Đốt cháy aluminium (Al) thu được 10,2g aluminium oxide ( Al2O3) theo sơ đồ phản ứng : Al + O2 ----> Al2O3

Tính

a/ Khối lượng aluminium (Al) tham gia phản ứng .

b/ Thể tích khí oxygen (O2) cần thiết ở đkc cần cho phản ứng trên.

( Biết Al = 27, O = 16)

DẠNG 7 : CÂU HỎI THỰC TIỄN

1.Khí Cl2 rất độc hại đối với đời sống của con người và động vật, khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?

Trả lời .Ta có:

2 , 448 29

71 29

2

2

=

Cl

= =

KK Cl

d M

=>Vậy khí Cl2 nặng hơn không khí và bằng 2,448 lần.

2.Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu?

(10)

Trả lời .Vì:

1 , 517 29

44 29

2

2

=

CO

= =

KK CO

d M

.Khí CO2 nặng hơn không khí

Nên trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu.

3.Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò , sau đó, dung que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi.

Trả lời Cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của của than với khí oxygen.

Dùng que lửa châm để làm tăng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thêm đủ oxyen cho sự cháy .

4. Tại sao khi con người lên núi càng lên cao thì càng cảm thấy mệt và khó thở?

Trả lờiVì khí oxygen nặng hơn không khí nên khí oxygen sẽ tập trung ở nơi có độ cao thấp khi lên cao lượng oxygen càng giảm nên ta sẽ thấy mệt mỏi, buồn nôn, khó thở . (dO2/KK = 32/29 )

5. Tại sao khi bom khí hidro vào bong bóng thì bong bóng bay lên được còn ta dung miệng thổi thì lại không bay được?

Trả lờiVì khi thổi bằng hơi, hơi c̠ ủa̠ chúng ta chứa khí CO2 mà khí này nặng hơn không khí nên bóng không bay được, còn khí H2 nhẹ hơn không khí nên bay được ( dH2/KK = 2/29 còn dCO2/KK = 44/29)

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm - Cách làm:. + Bước 1: Viết phương trình

Trước mỗi công thức hóa học có thể có hệ số (trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều bằng nhau.. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số

- Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó các chất trao đổi nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử với nhau.. - Bước 3: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác... - Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến

Phân tử nào sau đây là thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn?. Theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống, nguyên tố nào sau đây

Những khái niệm hoá học cơ bản: nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, hỗn hợp, kí hiệu hoá học, công thức hoá học, hóa trị.. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm

Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:.. Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa

Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất trên, viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). Xác định công thức hóa học của A và B. Biết CTHH của chúng trùng