• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra HK I- Hóa học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra HK I- Hóa học 9"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Liên Châu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Hóa học 9 - Thời gian làm bài: 45 phút --- ***** ---

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Nội dung kiểm tra

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Điểm Các loại

hợp chất vô

- Biết được tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối

- Biết điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.

3 TN (1,5đ)

Dựa vào tính chất hóa học phân biệt được các loại hợp chất vô cơ.

1 TL (2đ)

3 TN 1,5đ 1 TL

Kim loại Dự đoán được khả

năng xảy ra phản ứng hóa học dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại.

1 TN (0,5đ)

Sắp xếp được dãy hoạt đông hóa học của một số kim loại.

1 TL (1đ)

1 TN 0,5đ 1 TL Tổng hợp

các nội dung

- Viết được các phương trình hóa học biểu sơ đồ chuyển giữa kim loại và các hợp chất vô cơ

- Dựa vào tính chất hóa học viết được các phương trình hóa học cụ thể.

2 TL (3đ)

Tính thành phần của các chất trong hỗn hợp.

1 TL (2đ)

3 TL

Tổng cộng 3 TN (1,5đ) 1 TN (0,5đ)

2 TL (3đ) 2 TL (3đ) 1 TL (2đ) 4 TN (2đ)

5 TL (8đ)

(2)

Trường THCS Liên Châu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Hóa học 9 - Thời gian làm bài: 45 phút --- ***** ---

ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?

A. Mg và H2SO4 B. MgO và H2SO4 C. Mg(NO3)2 và NaOH D. MgCl2 và NaOH Câu 2: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm khí?

A. BaO và HCl B. Ba(OH)2 và HCl C. BaCO3 và HCl D. BaCl2 và H2SO4

Câu 3: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

A. Cho Al vào dung dịch HCl C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3 B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3 D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4

Câu 4: Dùng dung dịch nào sau đây để làm sạch Ag có lẫn Al, Fe, Cu ở dạng bột?

A. H2SO4 đặc B. FeCl3 C. CuSO4 D. AgNO3

Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm)

Câu 1:(1đ) Có bốn kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học.

Biết rằng:

+ A và B không phản ứng với dung dịch HCl

+ C và D tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.

+ A tác dụng với dung dịch muối của B và giải phóng B.

+ D tác dụng với dung dịch muối của C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp các kim loại trên theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.

Câu 2:(2đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hóa học theo sơ đồ sau:

Fe(NO3)3 (1) Fe(OH)3 (2) Fe2O3 (3) Fe (4) FeCl2

Câu 3:(2đ) Có bốn dung dịch đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt là NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt bốn dung dịch này. Viết các phương trình hóa học (nếu có) để minh họa.

Câu 4:(3đ) Cho 23,2 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít H2 (đktc).

a. Viết phương trình phản ứng.

b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

(3)

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ HỌC KÌ I HÓA 9-NĂM 2016-2017

*Trắc nghiệm: Mỗi câu chọn đúng được 0,5đ

Câu 1 2 3 4

Đáp án B C D D

*Tự luận:

Mức độ kiến thức cần đạt Điểm

Câu 1

Từ các gợi ý của đề bài:

+ A và B xếp sau H + C và D xếp trước H + A xếp trước B + D xếp trước C Vậy: D, C, A, B

( Nếu học sinh chỉ ghi: D, C, A, B thì được 0,5 điểm)

1,0đ

Câu 2

(1) Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3

(2) 2Fe(OH)3 t0 Fe2O3 + 3H2O (3) Fe2O3 + 3CO t0 2Fe + 3CO2

(4) Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Học sinh sử dụng phương trình hóa học khác đúng vẫn đạt điểm tối đa.

Nếu viết được nhưng không cân bằng hoặc thiếu điều kiện thì được 0,25 điểm cho mỗi phương trình

0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ

Câu 3

- Nhúng quỳ tím vào bốn ống nghiệm

+ Nếu quỳ tím chuyển thành màu xanh là NaOH + Nếu quỳ tím chuyển thành màu đỏ là HCl

- Cho dung dịch AgNO3 vào hai ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím.

+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là NaCl + Ống nghiệm không có hiện tượng là NaNO3

Phương trình: NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl

0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ

Câu 4

a/ PTHH Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1) a mol a mol Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) b mol b mol b/ Số mol của khí H2: nH2 = 11, 222, 4 = 0,5 mol Theo (1) và (2), ta có: a + b = 0,5

Theo đề bài: 24a + 56b = 23,2 Giải hệ phương trình, ta có: a = 0,15; b = 0,35 mMg = 0,15 x 24 = 3,6 g

mFe = 0,35 x 56 = 19,6 g

( Học sinh giải cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa)

0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25đ 0,5 đ 0,5 đ

(4)

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: Môn Hóa 9

Lớp: 9A (Thời gian làm bài 45 phút) Điểm Lời phê của cô giáo

ĐỀ SỐ 1 (DÀNH CHO HSG)

Câu 1.(1,5đ)

a.Viết lại dãy hoạt động hoá học của kim loại và cho biết dãy gồm mấy nhóm kim loại cho ví dụ ?

b. Dây tóc bóng đèn sợi đốt làm bằng kim loại gì ?Vì sao người ta lại chọn kim loại đó ? Câu 2.(2,5đ) Hoàn thành dãy biến hoá sau

Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeO FeSO4 Fe Câu 3.(2đ) Xét xem các cặp chất sau cặp nào có phản ứng ,nếu có thì viết PTHH

a. Cu và HCl c. Fe và BaCl2

b. NaOH và H2SO4 d. Cu và AgNO3

Câu 4.(1,5đ) Có ba kim loại màu trắng là Ag, Al, Fe hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết , viết phương trình phản ứng ?

Câu 5.(2,5đ) Cho sắt tác dụng với 300 g dung dịch HCl 35%

a. Nêu hiện tượng xãy ra

b. Tính thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) c. Nồng độ % của dung dịch sau phản ứng

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1(1,5đ):

a. Dãy hoạt động hoá học : K,Na, Ba,Ca //Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, H// Cu, Hg, Ag, Pt, Au. (0,5đ)

(5)

- Dãy gồm 3 nhóm kim loại mạnh ( K,Na,..) Nhóm kim loại trung bình (Mg,...Pb), Nhóm kim loại yếu (Cu...Au) (0,5đ)

b. Dây tóc bóng đèn làm bằng kim loại vonfram vì kim loại này có nhiệt độ nóng chảy cao 3410oC (0,5đ)

Câu 2:(2,5đ)

(1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (0,5đ) (2) FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 +2 NaCl (0,5đ) (3) Fe(OH)2 FeO + H2O (0,5đ) (4) FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O (0,5đ) (5) FeSO4 + Zn ZnSO4 + Fe (0,5đ) Câu 3:(2đ) Xét các cặp chất sau cặp có phản ứng và viết PTHH

a. Cu và HCl Ko pư (0,5đ) b. Fe và BaCl2 Ko pư (0,5đ) c. 2 NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O (0,5đ)

d. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag (0,5đ) Câu 4 (1,5đ): Phương pháp hóa học nhận biết 3 kim loại Ag, Al, Fe - Trích 3 mẩu thử

- Cho 3 mẩu thử tác dụng với NaOH loãng, nếu kim loại nào tan và sủi bọt là Al (0,5đ) - Cho 2 mẩu thử còn lại vào axit HCl mẩu thử nào tan ra là Fe (0,5đ)

mẩu thử còn lại là Ag

PT: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 (0,25đ) Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 (0,25đ) Câu 5 (2,5đ): Cho sắt tác dụng với 300 g dung dịch HCl 35%

a. Hiện tượng xảy ra : sắt tan ra và sủi nhiều bọt khí (0,25đ) b. mHCl = (35.300) : 100 = 105g (0,25đ) nHCl = m : M = 105 : 36,5 = 2,9 mol (0,25đ) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (0,25đ)

1mol 2mol 1mol 1mol 1,45mol 2,9mol 1,45mol 1,45mol (0,25đ)

VH2 = n. 22,4 = 1,45.22,4 = 32,5lit (0,25đ) c. mFeCl2 = n .M = 1,45 .127 = 184,15 g (0,25đ)

md d = mFe + md dHCl - mH2 = 1,45 . 56 + 300 - 1,45. 2 = 378,3g (0,5đ)

C% = (mFeCl2 : md d ) .100 = (184,15 : 378,3) .100 = 48,7% (0,25đ)

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: Môn Hóa 9

Lớp: 9A (Thời gian làm bài 45 phút) Điểm Lời phê của cô giáo

(6)

ĐỀ SỐ 2 (DÀNH CHO HSG)

Câu 1. (1,5đ)

a. Hãy sắp xếp các kim loại sau theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hoá học Ca, Cu, Cr, Al, Pb?

b. Máy bay hay đồ dùng gia đình thường làm bằng kim loại gì ?Vì sao người ta lại chọn kim loại đó ?

Câu 2. (2,5đ) Hoàn thành dãy biến hoá sau

Al Al2O3 Al2(SO4)3 Al(OH)3 AlCl3 Al Câu 3.(2đ) Xét xem các cặp chất sau cặp nào có phản ứng ,nếu có thì viết PTHH

a. Zn và HCl c. H2SO4 và BaCl2

b. NaOH và H2SO4 d. Fe và H2SO4 đặc nguội

Câu 4.(1,5đ) Có ba kim loại màu trắng là Ag, Al, Fe hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết, viết phương trình phản ứng ?

Câu 5.(2,5đ) Cho kim loại nhôm tác dụng với 200g dung dịch CuSO4 15%

a. Nêu hiện tượng xảy ra ?

b. Tính khối lượng nhôm đã phản ứng ? c. Nồng độ % của dung dịch sau phản ứng?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu1 (1,5đ)

a. Cu, Pb, Cr, Al, Ca (0,75đ)

b. Máy bay và đồ dùng gia đình thường làm bằng kim loại nhôm vì kim loại nhôm nhẹ, bền ,dẫn điện dẫn nhiệt tốt, dẻo, .. (0,75đ)

Câu 2(2,5đ): Hoàn thành dãy biến hoá :

4Al + 3O2 t0 2Al2O3 (0,5đ) Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3 H2O (0,5đ) Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 2Al(OH)3 + 3BaSO4 (0,5đ) Al(OH)3 + 3 HCl AlCl3 + 3 H2O (0,5đ)

2 AlCl3 + 3Mg 2Al + 3MgCl2 (0,5đ) Câu 3(2đ): Các cặp chất có phản ứng , PTHH

(7)

a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (0,5đ) b. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2 HCl (0,5đ)

c. 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2 H2O (0,5đ) d. Fe và H2SO4 đặc nguội : Ko phản ứng (0,5đ) Câu 4(1,5đ) : Phương pháp hóa học nhận biết 3 kim loại Ag, Al, Fe

- Trích 3 mẩu thử

- Cho 3 mẫu t/d dd NaOH loãng nếu kim loại nào tan và sủi bọt là Al (0,5đ) - Cho 2 mẫu thử còn lại vào axit HCl mẫu thử nào tan ra là Fe (0,5đ) Mẫu thử còn lại là Ag

PƯ: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2

Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 (0,5đ) Câu 5(2,5đ)

Cho kim loại nhôm tác dụng với 200g dung dịch CuSO4 15%

a. Nêu hiện tượng xảy ra : có một chất rắn màu đỏ bám lên kim loại nhôm, dung dịch màu xanh chuyển thành ko màu. (0,5đ)

b.mCuSO4 = ( C% . md d ):100 = (200.15) :100 = 30g (0,25đ)

nCuSO4 = m : M = 30 : 160 = 0,19 mol (0,25đ) 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu (0,25đ) 2mol 3mol 1mol 3mol

0,13mol 0,19mol 0,063mol 0,19mol

mAl = n . M = 0,13 .27 = 3,51gam (0,25đ)

c. mAl2(SO4)3 = n .M = 0,63 . = 21,5 g (0,25đ)

md d = mAl + md dCuSO4 - mCu = 3,51 + 200 - 12,16 = 191,35g (0,5đ) C% = (mct : md d ) .100 = (21,5: 191,35) .100 = 11,24% (0,25đ)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhờ sự chuyển động của các electron tự do mang năng lượng từ vùng có nhiệt độ cao.. đến vùng có nhiệt độ thấp và truyền năng lượng cho

Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO 4 nhạt dần Câu 17: Kim loại X có những tính chất hóa học

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua. b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch

a) Không có hiện tượng nào xảy ra. b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi. c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài

Câu 15: Nhúng một thanh kim loại màu trắng bạc vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thì thấy thanh kim loại có một lớp kim loại màu đỏ bám

Câu 15: Nhúng một thanh kim loại màu trắng bạc vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thì thấy thanh kim loại có một lớp kim loại màu đỏ bám

Câu 15: Nhúng một thanh kim loại màu trắng bạc vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thì thấy thanh kim loại có một lớp kim loại màu đỏ bám

Bằng cách phân tích rơnghen - quang phổ (EDX) xác định được hàm lượng của các nguyên tố tại các tiểu vùng cấu trúc đặc trưng của vật liệu được lựa chọn khảo sát. Kết