• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 Ngày soạn: 16/02/2022

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 21/02/2022 Lớp: 2A, 2C, 2DH

Buổi chiều:

Luyện toán ĐẾM THEO CHỤC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đếm số lượng theo trăm, theo chục và theo đơn vị; nhận biết được số 1000 - Đọc viết các số tròn trăm, tròn chục và “linh”

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: các bảng 100 khối lập phương, thanh chục và khối lập phương rời (hoặc thẻ các bó que tính và que tính rời,…) để đếm; các thẻ số từ 100, 200, …., 900, 1000 và các thẻ chữ: một trăm, hai trăm,…. chín trăm, một nghìn.

2.Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động(3')

- Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức cho học sinh thi đua viết số tròn chục mà mình biết lên bảng.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- Giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng

- Học sinh chủ động tham gia.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở vở em cùng ôn luyện môn Toán.

2. Thực hành, luyện tập(14')

Bài 1: Nối số với cách đọc số thích hợp

?. Bài tập yêu cầu gì?

- Đưa ra hình biểu diễn để học sinh quan sát. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm.

- Nối số với cách đọc số thích hợp - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm đôi

(2)

- Yêu cầu chia sẻ kết quả - Yêu cầu HS nhận xét

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

- HS chia sẻ kết quả: đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện.

- HS nhận xét - HS lắng nghe Bài 2: Điền vào ô trống cho thích hợp:

- Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu - Yêu cầu HS làm cá nhân

- Gọi HS nhận xét bài làm phiếu - GV nhận xét chốt đáp án đúng

Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống( theo mẫu)

- GV hướng dẫn bài mẫu

? Y/c h/S nêu quy luật tìm ra số ô trông.

- Yêu cầu HS làm theo cặp đôi - Chia sẻ kết quả

- GV chốt đáp án

- Điền số còn thiếu vào ô

- 2 HS làm phiếu, lớp làm VBT - HS nhận xét

- HS đọc đề bài

- HS suy nghĩ tím ra quy luật - HS làm theo cặp đôi

- HS Chia sẻ kết quả:

50, 180,100

- Học sinh lắng nghe.

Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống - Gọi HS đọc đề toán

Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng

- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết số thích hợp vào chỗ chấm. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng

- HS đọc đề

- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.

- Học sinh lắng nghe.

4. Vận dụng: câu hỏi(2')

? Con có nhận xét gì về dãy số vừa tìm được ở bt 3?

? Những số ntn gọi là số tròn chục?

Là dãy số liên tiếp tăng dần 1 chục đơn vị.

?. Là những số có hàng đơn vị bằng 0

* Củng cố - dặn dò(2')

?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

?. Khi phải đếm số theo chục, em nhắc

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

(3)

bạn chú ý điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS lắng nghe IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

Lớp: 2B, 2C

BÀI 13: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ( tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.

- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (tiết 2-3).

2. Luyện tập, thực hành(25p) Hoạt động 3: Đi tìm hiểu, điều tra Bước 1: Chia nhóm

- GV hướng dẫn HS chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, bầu nhóm trưởng, nhóm phó, giao nhiệm vụ cho từng thành viên.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nội quy theo nhóm.

- HS lắng nghe

- HS tập hợp thành các nhóm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(4)

- GV hướng dẫn HS cách quan sát xung quanh:

+ Quan sát, nói tên cây, con vật sống trên cạn, mô tả môi trường sống của chúng.

+ Quan sát, nói tên cây, con vật sống dưới nước, mô tả môi trường sống của chúng.

+ Lưu ý HS quan sát những con vật có thể rất nhỏ ở dưới đám cỏ (con kiến, con cuốn chiếu,...), đến những con vật nép mình trong các tán lá cây (như bọ ngựa, bọ cánh cứng,...).

Bước 2: Tổ chức tham quan

- GV theo dõi các nhóm và điều chỉnh các nhóm qua các nhóm trưởng và các nhóm phó.

- GV nhắc nhở HS:

+ Giữ an toàn khi tiếp xúc với các cây cối và con vật; giữ gìn vệ sinh khi đi tìm hiểu, điều tra.

+ Đội mũ, nón.

+ Vứt rác đúng nơi quy định,...

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu nơi sống của thực vật và động vật.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Lớp: 2B, 2C

Hoạt động trải nghiệm

BÀI 23: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.

- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.

-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.

(5)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p):

− GV đọc bài thơ về Cáo.

− GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”.

– GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời:

+ Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ?

+ Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không?

+ Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không?

- GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc.

2. Hình thành kiến thức (15p): Thảo luận về các tình huống bị lạc.

- GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy:

- Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè…? Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

- 2-3 HS chia sẻ.

- 2-3 HS trả lời.

(6)

mẹ chưa?

- Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không?

- Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không?

- Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc?

- Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì?

Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- GV mời cả lớp quan sát:

+ Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ + Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết.

- Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt.

Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ:

Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ,…

- HS lắng nghe.

- Cả lớp quan sát

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

---

(7)

Lớp : 4A

Lịch sử

Tiết 23: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:

+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.

+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: Đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.

- Sử dụng được lược đồ Việt Nam để chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài. Sử dụng SGK để thảo luận nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài.

+ Chỉ được biểu đồ, thảo luận nhóm tích cực để hoàn thành bài học.

- Các nội dung tích hợp:

* Định hướng phẩm chất :Yêu chuộng hoà bình, ghét những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh, ảnh, lược đồ.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu(5 phút) GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Buổi đầu độc lập, nhà Lý đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở thời kì đó là gì?

+ Em hãy kể lại một trong những sự kiện, hiện tượng

- 2 HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.

(8)

lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê?

- Cho Hs nghe ca khúc: Sông Gianh- Nhạc Quảng Bình

+ Bài hát đã nhắc đến tên dòng sông nào? Dòng sông ấy thuộc tỉnh nào của đất nước ta ngày nay?

- Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sông Gianh ( Quảng Bình) chính là ranh giới chia cắt đất nước ta ngày ấy.

Bài học Trịnh- Nguyễn phân tranh hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới(25 phút) Hoạt động 1: Sự suy sụp của triều đình nhà Hậu Lê - Yêu cầu HS đọc SGK “từ đầu …. đến loạn lạc”

+ Tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI?

- GV giải thích "vua quỷ"( sự tàn độc, không tính người); "vua lợn"( chỉ biết ăn chơi xa xỉ) để HS thấy rõ sự suy sụp của nhà Hậu Lê.

- GV kết luận: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, đất ta rơi vào cảnh loạn lạc.

Hoạt động 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam triều - Bắc triều

- GV tổ chức thảo luận nhóm 4, đọc SGK phần chữ nhỏ.

+ Mạc Đăng Dung là ai?

+ Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?

- Sông Gianh – Quảng Bình

- HS đọc và hoàn thành yêu cầu

+ Vua ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm.

+ Bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện.

+ Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau.

- Lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 4, trao đổi, trình bày kết quả.

+ Là quan võ dưới triều Hậu Lê.

+ Năm 1527 lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc

(9)

+ Nam triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời như thế nào?

+ Vì sao có chiến tranh Nam - Bắc triều?

+ Chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào?

- Gọi đại diện phát biểu, nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận: Đây chính là giai đoạn rối ren, kéo dài trong lịch sử dân tộc. Bắc triều và Nam triều là những thế lực phong kiến thù địch nhau, tìm cách tiêu diệt nhau, làm cho cuộc sống của nhân dân lầm than, đói khổ

Hoạt động 3: Hậu quả của Chiến tranh Trịnh - Nguyễn - YC thảo luận theo cặp, đọc SGK đoạn 2

+ Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

+ Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

+ Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn?

Đăng Dung đã cầm đầu 1 số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc sử cũ gọi Bắc triều.

+ Là triều đình họ Lê. Năm 1533 quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đưa 1 người thuộc dòng dõi họ Lê lên ngôi lập triều đình riêng ở Thanh Hóa.

+ Vì 2 thế lực phong kiến Nam-Bắc tranh giành quyền lực.

+ Kéo dài hơn 50năm , đến 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc.

- HS thảo luận theo cặp, trình bày kết quả

+ Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào chấn thủ vùng Thuận Hóa Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn tranh giành quyền lực Đã gây lên cuộc chiến tranh.

+ Trong khoảng 50 năm hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau 7 lần.

(10)

- Gọi các cặp báo cáo, nhận xét, bổ sung.

- Treo lược đồ cho HS chỉ ranh giới Đàng Trong Đàng Ngoài.

+ Hơn 200 năm, các thế lực phong kiến đánh nhau, chia cắt đất nước thành 2 miền, trước tình hình đó đời sống của nhân dân ra sao?

- GV nhận xét, đánh giá

- GV kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đây là một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc

4. Hoạt độngluyện tập thực hành (5phút)

- Phổ biến luật chơi: GV chiếu các bông hoa có nội dung câu hỏi gắn với bài học, HS chọn bông hoa, đọc câu hỏi và trả lời.

- Tổ chức chơi và đánh giá.

- Cho HS đọc nội dung chính của bài.

5. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Vì sao nói chiến tranh nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn là những cuộc chiến tranh phi nghĩa?

+ 2 họ lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước.

Đàng Trong từ sông Gianh trở vào, Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.

- 2 HS chỉ.

+ Vô cùng cực khổ, đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, đàn bà trẻ con thì sống cuộc sống đói rách; kinh tế đất nước suy yếu.

- Tham gia chơi.

- 2 HS đọc.

- HS trả lời

+ Vì cuộc chiến tranh nhằm mục đích tranh giành nhai vàng của các thế lực phong kiến. Cuộc chiến làm đất nước bị chia cắt đời sống dân khổ cực.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

---

(11)

Ngày soạn: 17/02/2022

Ngày day: Thứ ba, ngày 22/02/2022 Lớp: 5C

Lịch sử

SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Ảnh tư liệu

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời câu hỏi:

+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?

+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?

- Cho HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi - HS trả lời

- HS nhận xét - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng

(12)

tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp.

+ Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam?

+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968?

Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?

+ Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?

+ Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?

- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Cho HS thảo luận nhóm rồi chia sẻ trước lớp

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?

- Làm việc theo nhóm.

- Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp thành phố, thị xã…

- Đêm 30 Tết, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết được truyền truyền đi thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam. Sài Gòn là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy.

- Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở hầu hết khắp các thành phố, thị xã ở miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà

Nẵng…

- Bất ngờ : Tấn công vào đêm giao thừa, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch tại các thành phố lớn

- Đồng loạt: đồng thời ở nhiều thành phố, thị xã trong cùng một thời điểm.

- Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan Trung ương và địa phương của Mĩ và

(13)

+ Nêu ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

- GV nhận xét, kết luận

chính quyến Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang, lo sợ…

- Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam…

Sự kiện này tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến.

- HS nghe 3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Qua bài này em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1phút) - Sưu tầm các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

_____________________________________

Lớp: 2B, 2C

BÀI 13: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ( tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.

- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(14)

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (tiết 4).

2. Luyện tập, thực hành (25p) Hoạt động 4: Báo cáo kết quả Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã quan sát thấy những gì?

- GV yêu cầu HS ghi kết quả của mình vào báo cáo và hoàn thiện báo cáo theo mẫu Phiếu điều tra.

Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS:

+ Mỗi nhóm báo cáo về kết quả điều tra thực vậ, động vật sống ở môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.

+ Mỗi nhóm hoàn thành báo cáo vào giấy khổ A2 theo mẫu Phiếu điều tra và trình bày thêm hình ảnh, sơ đồ,... theo sự sáng tạo của từng nhóm. GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện báo cáo theo mẫu, HS có thể sáng tạo, trình bày báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương những nhóm có sáng tạo đặc biệt.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn.

- GV chọn ra nhóm làm tốt, tuyên dương, tổng kể buổi thực hành.

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu nơi sống của thực vật và động vật.

- HS ghi kết quả vào báo cáo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày kết quả.

- HS nêu theo yêu cầu

(15)

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Lớp: 5B

Đạo đức

EM YÊU HÒA BÌNH ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a. Yêu cầu chung:

- Nêu được những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho trẻ em.

-Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. :ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK,

- HS: Phiếu học tập cá nhân , VBT

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS Ánh 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS hát bài hát "Em yêu hòa bình"

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động Khám phá:(28phút) HĐ1:Tìm hiểu thông tin(sgk

trang 37):

- HS quan sát tranh ảnh về - HS hoạt động theo - Quan sát,

(16)

cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở những vùng có chiến tranh về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:

- Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó?

- HS đọc sgk trang 37,38 và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong sgk.

- Các nhóm thảo luận.--> Đại diện nhóm trả lời.

- GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát ,đau thương, chết chóc, đói

nghèo…Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

HĐ2:Bày tỏ thái độ(BT1,sgk)

- Cho HS thảo luận nhóm:

- Nhóm trưởng lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập.

- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay.

- Mời HS giải thích lí do.

- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng.Các ý kiến b,c là sai.Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.

HĐ3:Làm bài tập 2:

- HS làm BT 2 cá nhân.

- HS trao đổi với bạn

- Cho HS trình bày trước lớp.

- GV kết luận.

nhóm và trả lời.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời - HS lắng nghe.

- HS thực hiện

- HS giơ tay bày tỏ thái độ.

- Một số HS giải thích lí do.

- HS làm bài.

- Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời - HS lắng nghe.

lắng nghe

Thảo luận

(17)

HĐ4:Làm bài tập 3

- HS làm việc theo nhóm  Đại diện nhóm trình bày.

- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ SGK.

- HS trình bày

- 2 HS đọc

Theo dõi

Lắng nghe 3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Sưu tầm tranh,ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới;

sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện… về chủ đề Em yêu hoà bình.

- HS nghe và thực hiện Lắng nghe

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.

- HS nghe và thực hiện Tô màu tranh thú ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

Lớp: 5C

Khoa học

CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ. Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Hình vẽ trang 110, 111 SGK - HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi như sau:

+ Kể tên một số loại quả ?

+ Quả thường có những bộ phận nào ? + Nêu cấu tạo của hạt ?

+ Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm ? - GV nhận xét trò chơi

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

Hoạt động1 : Quan sát

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn - Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ.

- Trình bày kết quả

- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV

- Nhóm trưởng điều khiển theo nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp vừa QS hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung :

* Ví dụ:

+ Chồi mọc ra từ nách lá của ngọn mía. Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.

(19)

- GVKL : ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.

Hoạt động 2 : Cuộc thi làm vườn giỏi - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

- GV đi hướng dẫn giúp đỡ HS - Gọi HS trình bày

- GV nhận xét, khen ngợi HS ham học hỏi, biết cách quan sát và trình bày lưu loát, dễ hiểu

Hoạt động 3 : Thực hành trồng cây - GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.

- GV phát cây, lá, rễ cho HS theo nhóm - Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây.

- Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp

- GV nhận xét

+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lồi lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.

+ Trên củ gừng cũng có chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.

+ Củ hành hoặc củ tỏi : chồi mọc ra từ phía đầu của củ.

+ Đối với lá bỏng : chồi được mọc ra từ mép lá.

- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.

- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày

- HS trồng cây theo nhóm - HS quan sát

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Báo cáo, chia sẻ kết quả quá trình phát triển cây mà mình trồng.

- HS báo cáo 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Chia sẻ lí do với mọi người lí do khiến cây con phát triển tốt hoặc phát triển chưa

- HS nghe và thực hiện

(20)

tốt.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

______________________________

Ngày soạn: 17/02/2022

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 23/02/2022 Lớp: 5C

Địa lí ÔN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Chăm chỉ, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới

- Các lược đồ, hình minh họa từ bài 17 đến bài 21.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên một số sản phẩm của ngành cộng nghiệp Pháp?(Mỗi HS chỉ kể tên 1 sản phẩm) - GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Thực hành:(28phút)

Hoạt động 1: Trò chơi “Đối đáp nhanh”

- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo

- HS lập thành 2 đội tham gia trò chơi, các bạn ở dưới làm cổ động

(21)

bản đồ tự nhiên thế giới

- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi:

+ Đội 1 ra một câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn ở châu Á, hoặc châu Âu.

+ Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi trò chơi và ngược lại.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc

Hoạt động 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.

- GV cho HS làm việc cá nhân - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm.

- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp.

- GV nhận xét và kết luận bài làm đúng.

viên.

- HS tham gia trò chơi - Một số câu hỏi ví dụ:

1. Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu Á.

2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu Á các phía đông, tây, nam, bắc.

3. Bạn hãy chỉ và nêu các khu vực của châu Á.

4. Chỉ khu vực Đông Nam Á trên bản đồ…

- HS làm bài cá nhân sau đó làm bài trên bảng lớp rồi chia sẻ kết quả.

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về châu Á, châu Âu.

- HS nghe 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Vẽ một bức tranh về một cảnh đẹp ở châu Á hoặc châu Âu theo cảm nhận của em.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

_______________

(22)

Khoa học

SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm 2. Kĩ năng: Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con

- HS : SGK, Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi:

+ Chúng ta có thể trồng những cây con từ bộ phận nào của cây mẹ?

+ Ở người cũng như ở thực vật, quá trình sinh sản có sự thụ tinh. Vậy thế nào là sự thụ tinh?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

Hoạt động 1: Thảo luận

- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK

+ Đa số động vật được chia thành mấy nhóm?

+ Đó là những giống nào?

+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật đ- ược sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?

- HS đọc thầm trong SGK, thảo luận nhóm + Đa số động vật được chia thành 2 giống.

+ Giống đực và giống cái.

+ Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.

(23)

+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?

+ Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?

Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật

+ Động vật sinh sản bằng cách nào?

- GV chia lớp thành các nhóm

- GV yêu cầu các nhóm phân loại các con vật mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình SGK thành 2 nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con

- Trình bày kết quả

- GV ghi nhanh lên bảng

Hoạt động 3: Người họa sĩ tí hon - GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em yêu thích - Gợi ý HS có thể vẽ tranh về:

+ Con vật đẻ trứng + Con vật đẻ con…

- Trình bày sản phẩm

- GV nhận xét chung

+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.

+ Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.

- Các nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của GV

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình

* Ví dụ:

Tên con vật đẻ trứng Tên con vật đẻ con Gà, chim, rắn, cá

sấu, vịt, rùa, cá vàng, sâu, ngỗng, đà điểu,…

Chuột, cá heo, cá voi, khỉ, dơi, voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, … - HS thực hành vẽ tranh

- HS lên trình bày sản phẩm

- Cử ban giám khảo chấm điểm cho những HS vẽ đẹp

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) - Nêu vai trò của sự sinh sản của động vật đối với con người?

- Sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống. Đóng vai trò lớn về

(24)

mặt sinh thái học, cung cấp thực phẩm cho con người

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Hãy tìm hiểu những con vật xung quanh hoặc trong nhà mình xem chúng đẻ trứng hay đẻ con ?

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

...

____________________________________

Lớp: 2C

Luyện Tiếng Việt

BÀI 15: NHỮNG CON SAO BIỂN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết trao đổi với bạn về những việc làm ảnh hưởng đến môi trường; những việc làm bảo vệ môi trường; chia sẻ được những việc em dã làm đểngiữ môi trường sạch đẹp.

- Ôn luyện cho HS từ ngữ chỉ hoạt động, chiwr sự vật.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

*KHỞI ĐỘNG:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

* HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Bài 1: Đánh dấu v vào ô trống trước những câu cho biết cậu bé nghĩ việc làm

- HS quan sát tranh, trả lời - HS lắng nghe

(25)

của mình là có ích:

- Y/c HS đọc đề bài

? Y/c HS quan sát tranh

? Tranh vẽ cảnh gì?

? Cậu bé đang làm gì?

? Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?

? Theo con những câu nào trong bài cho biết cậu bé nghĩ những việc làm của mình là có ích?

- GV cho HS trao đổi theo nhóm 4 (5 phút) và tìm câu văn cho biết bé nghĩ việc mình làm là có ích.

- GV cho đại diện từng nhóm trình bày

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

Bài 2: Khoanh vào từ ngữ không cùng nhóm.

- GV cho HS trao đổi theo nhóm đôi (2 phút): Mỗi HS suy nghĩ, tìm từ ngữ chỉ hoạt động, sự vật

- GV cho từng em chỉ hoạt động trên bảng

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt Bài 3:

- HS đọc yêu cầu bài

- Y/C học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân

- 1 HS đọc đề bài

- Tranh vẽ cảnh mọi người đang vui chơi ở bãi biển.

- cậu bé nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng về đại dường.

- Khi thấy cậu bé làm như vậy, người đàn ông nói: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?

- Câu văn cho biết bé nghĩ việc mình làm là có ích: Cháu cũng biết như vậy, nhưng ít nhất cháu cũng cứu được những con sao biển này.

- 1 HS đọc đề bài

-HS trao đổi theo nhóm đôi (2 phút):

Mỗi HS suy nghĩ, tìm từ ngữ chỉ hoạt động, sự vật

- Từng em chỉ hoạt động trên bảng + Cúi xuống, Thả, Nhặt, hỏi, cứu

+ Cậu bé, người đàn ông, cô bé, cụ già.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

-1 HS đọc yêu cầu bài

(26)

- 1 HS làm bảng phụ - Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt đáp án.

a) thủy triều b) bãi biển c) đại dương d) người đàn ông

*CỦNG CỐ:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

*DẶN DÒ:

-Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm VBT

- HS lắng nghe

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...

Lớp: 3B

Thủ công

LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (3 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết cách làm lọ hoa gắn tường.

- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. lọ hoa tương đối cân đối.

- HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu tấm lọ hoa gắn tường làm giấy thủ công được dán trên tờ bìa.

SGK, giấy màu, kéo, keo dán.

2. Học sinh: SGK, giấy, kéo, keo dán

(27)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

TIẾT 1

Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu của HS Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 2’)

- Gợi mở HS giới thiệu nội dung của tiết học.

- Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 7’) - GV giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường

và đặt câu hỏi định hướng SGV tr.

244.

+ Lọ hoa gắn tường có hình dạng và màu sắc như thế nào?

+ Lọ hoa gắn tường có các bộ phận nào?

+ Lọ hoa gắn tường được làm bằng chất liệu gì?

- Gv yêu cầu 1 học sinh lên bảng tháo lọ hoa gắn tường để tìm cách làm.

- Quan sát

- HS nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.

- Miệng, thân, đáy - Được làm bằng giấy

- HS suy nghĩ, tìm cách làm lọ hoa bằng cách mở dần lọ hoa gắn tường.

Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 23’) 1. Hướng dẫn cách làm

- GV hướng dẫn làm theo các bước:

* Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều - SGV tr. 245.

* Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa – SGV tr.246.

- GV hướng dẫn kỹ để HS hiểu được cách làm và làm được.

- Lưu ý HS miết mạnh các nếp gấp.

* Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường – SGV tr.246.

- HS quan sát thao tác của GV.

(28)

- GV yêu cầu hs nhắc lại cách làm 2. Thực hành

- GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn hs thực hành

- Giúp đỡ khi cần thiết 3. Nhận xét đánh giá

- Gv lấy một số sản phẩm của học sinh gợi để học sinh tham gia nhận xét sản phẩm của bạn:

+ Sản phẩm gấp đã đúng chưa. Ccá nếp ggấp đã đều và thẳng chưa. Cá bộ phận của lọ hoa đã cân đối chưa

- GV nhận xét đánh giá sản phẩm, nhận xét tiết học

- HS nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường,

Hs tập gấp lọ hoa gắn tường.

- Hs trương bày sản phẩm

- Tham gia đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn

- Lắng nghe

Hoạt động 4: Vận dụng ( khoảng 2') - Hướng dẫn hs vận dụng kiến thức đã học để thực hành

* Tổng kết tiết học

- Nhắc hs vệ sinh lớp học. chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau.

- Lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

---

Ngày soạn: 17/02/2022

Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 25/02/2022

(29)

Lớp: 4A

Địa lí

Tiết 23: Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.

+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

* MT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống).

Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

Môi trường tự nhiên của ĐBDHMT: nắng nóng, bão lụt gây ra nhiều khó khăn với đời sống và HĐSX.

* BĐ: Biết được đặc điểm địa hình, khí hậu dải đồng bằng ven biển miền trung. Qua cách sử dụng bản đồ khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa , Hoàng Sa là của chúng ta.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, máy tính - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Cho HS nghe bài hát và nói tên địa danh được

Hoạt động học

- HS chú ý lắng nghe: miền

(30)

nhắc đến.

- GV: mảnh đất miền trung đầy nắng và gió...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p) a. Hoạt động 1:. Vị trí địa lý, giới hạn)

- GV đưa BĐTN Việt Nam, giới thiệu.

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ:

+ Xác định vị trí, giới hạn của các đồng bằng duyên hải miền Trung ?

+ Nêu tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- GV: Các em ạ, đồng bằng duyên hải miền Trung nằm giữa phần lãnh thổ Việt Nam. Phía Bắc giáp đồng bằng BB, phía Nam giáp đồng bằng Nam Bộ, phía Tây là dãy núi Trường Sơn, phía Đông giáp biển Đông ( với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa). Với vị trí đặc biệt như vậy, đồng bằng DHMT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước...

với vị trí đó, đồng bằng DHMT có đặc điểm gì về tự nhiên, chúng ta cùng đến với phần tiếp theo.

b. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ, trả lời câu hỏi:

+ Các dãy núi qua đồng bằng chạy đến đâu?

- GV: do các dãy núi lan ra sát biển nên đã chia cắt đồng bằng DHMT thành các đồng bằng nhỏ

trung

- HS quan sát bản đồ.

- HS theo dõi.

+ 2 HS nhìn bản đồ và nêu: đb Thanh Nghệ Tĩnh, đb Bình-Trị- Thiên, đb Nam-Ngãi, đb Bình Phú-Khánh Hòa, đb Ninh Thuận- Bình Thuận.

- HS chú ý lắng nghe.

+ Chạy qua các lan sát ra biển.

(31)

hẹp. Tuy nhiên diện tích các đồng bằng này cũng gần bằng diện tích đồng bằng BB.

+ Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng?

- GV: do đặc điểm địa hình như vậy nên ở đây thường có các cồn cát cao 20- 30m

+ Các vùng đất có cồn cát cao thường có hiện tượng gì?

+ Để ngăn chặn hiện tượng này người dân đã làm gì?

- GV: sự di chuyển của các cồn cát dẫn đến sự hoang hóa đất trồng. Bên cạnh các cồn cát, ở đây còn có vùng đất trũng, thấp ở các cửa sông, nơi có các doi cát dài chạy ra biển ( GV chỉ lược đồ) tạo nên các đầm phá.

+ Hãy quan sát lược đồ H2 và nêu tên các đầm phá.

- Cho HS vấn đáp về phá Tam Giang.

Với vị trí đặc biệt như vậy, các sông ngòi ngòi nơi đây đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của con người ( đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống).

Nắm được tầm quan trọng của hệ thống đê, mỗi người dân cần nâng cao trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống. Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên của đbDHMT: nắng nóng, bão lụt gây ra nhiều khó khăn với đời sống và hoạt động sản xuất.

+ Qua phần tìm hiểu hãy nêu đặc điểm chung về

+ 1 HS nêu: tên gọi của các đồng bằng lấy từ tên gọi các tỉnh trên vùng đồng bằng đó.

+ 1 HS nêu: có sự di chuyển của các cồn cát.

+ Nhân dân ở đây đã làm trồng phi lao để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền.

+ Đầm Cầu Hai, phá Tam Giang

+ 2 HS thực hiện - HS theo dõi.

(32)

tự nhiên, diện tích, các cồn cát...?

c. Hoạt động 3: Đặc điểm khí hậu

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ H1 cho biết dãy núi nào cắt ngang dải đồng bằng DHMT?

- GV: Dãy núi này chạy thẳng ra biển nằm giữa Huế và Đà Nẵng. Có thể coi đây là bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải MT.

+ Từ Huế vào Đà Nẵng, ngược lại đi bằng cách nào?

- GV: đèo Hải Vân nằm trên sườn núi, đường uốn lượn. Nếu đi từ Nam ra Bắc bên trái là sườn núi cao, bên phải là sườn núi dốc xuống biển, cảnh đèo Hải Vân thật đẹp và hùng vĩ. (GV giới thiệu đường hầm Hải Vân).

+ Đường hầm có gì lợi hơn so với đường đèo?

- GV: dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân không những chạy cắt ngang giao thông từ Bắc vào Nam mà còn chặn đứng hướng gió thổi từ Bắc xuống Nam tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu hai miền Bắc và Nam của dải đồng bằng DHMT.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:

+ Khí hậu phía bắc và phía nam đồng bằng duyên hải miền Trung khác nhau thế nào?

+ Các đồng bằng DHMT thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, nhiều cồn cát và đầm phá.

+ HS chỉ đọc tên: dãy núi Bạch Mã

(đèo Hải Vân)

+ Đi bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc đi xuyên núi qua hầm đèo Hải Vân.

- HS theo dõi, quan sát tranh.

+ Đường hầm rút ngắn đường đi, dễ đi, hạn chế tắc nghẽn và an toàn hơn.

- HS theo dõi.

- HS thực hiện cá nhân

(33)

- hs trình bày

Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã

- Có mùa đông lạnh. - Không có mùa đông lạnh, chỉ

có mùa mưa và mùa khô.

- Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ.

- Nhiệt độ tương đối đồng đều giũa các tháng trong năm.

- GV: ở Huế ( phía Bắc) tháng 1, nhiệt độ giảm xuống còn dưới 200C, tháng 7 còn khoảng 290C.

trong khí đó ở Đà Nẵng tháng 1, nhiệt độ vẫn cao, không thấp hơn 200C, tháng 7 cũng khoảng 290C như ở Huế.

+ Sự khác biệt đó là do đâu?

+ Hãy nêu một vài đặc điểm của mùa hạ và những tháng cuối năm của đồng bằng duyên hải miền Trung?

+ Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại nên phía Nam không có gió lạnh, không có mùa đông.

+ 2 HS nêu.

Mùa hạ Những tháng cuối năm

Lượng mưa Ít Nhiều, lớn, có khi có bão.

Không khí Khô, nóng Cây cỏ, sông

hồ, đồng ruộng

Cây cỏ héo khô Đồng ruộng nứt nẻ Sông hồ cạn nước

Nước sông dâng cao; Đồng ruộng, cây cỏ, nhà cửa ngập lụt, giao thông bị phá hoại, thiệt hại nhiều về người và của.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (10 phút) +Khí hậu phía bắc và phía nam đồng bằng duyên hải miền Trung khác nhau thế nào?

- HS nêu

(34)

-Yêu cầu HS nhận xét - GV chốt TD

- GV: ở Huế ( phía Bắc) tháng 1, nhiệt độ giảm xuống còn dưới 200C, tháng 7 còn khoảng 290C.

trong khí đó ở Đà Nẵng tháng 1, nhiệt độ vẫn cao, không thấp hơn 200C, tháng 7 cũng khoảng 290C như ở Huế.

4. Hoạt độngVận dụng,trải nghiệm(3p) - 1 HS đọc ghi nhớ ở SGK

+ Qua nội dung của bài học con nắm được kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.

- HS nêu

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy

………

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong

Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin,

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng về phép trừ (có nhớ) đã học vào làm bài tập và các bài toán thực tế?. - Phát triển năng lực giải quyết

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng về phép trừ (có nhớ) đã học vào làm bài tập và các bài toán thực tế.. - Phát triển năng lực giải quyết

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc

- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.. * Năng lực

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc

Ta nói rằng nhà thám hiểm có thể “nhìn xuyên qua” khu rừng nếu như có một tia xuất phát từ vị trí đứng của anh ta (tại gốc tọa độ) và đi qua khu rừng mà không cắt bất cứ