• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 9/12 /20 Ngày giảng: 16/11/ 20

Tiết 15 BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

I. Mục tiêu 1 Kiến thức

- Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh.

- Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai.

- Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn 2 Kĩ năng

- HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện mục đích đó.

3 Thái độ

- Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực học sinh:

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực xử lí tình huống

*Tích hợp kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định mục tiêu học tập.

- Kĩ năng lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu học tập.

*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Lời dạy của Bác về nhiệm vụ học tập của học sinh “non sông ta...các em”

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sử dụng máy chiếu.

* Học sinh: SGV, vở, đồ dùng học tập, đọc trước bài mới.

III/ Phương pháp, kĩ thuật.

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình.

IV. Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định tổ chức:1p 2 Kiểm tra bài cũ (3p)

? Mục đích học tập của học sinh là gì?

? Mục đích học tập của em là gì?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS hiểu được vì sao phải xác định mục đích học tập , xác định được HS phải làm gì để thực hiện mục đích học tập.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề,

(2)

tháo luận nhóm.

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Vì sao phải xác định mục đích học tập - Nhiệm vụ của học sinh

- Làm gì để thực hiện mục đích học tập?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Mỗi học sinh cần có ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện; xác định mục đích học tập đúng đắn và luôn phấn đấu, nỗ lực để đạt được mục đích của mình.

? Vì sao cần xác định mục đích học tập ? HS: - HS là chủ nhân tương lai của đất nước.

- Cần có trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ tổ quốc.

- Vì tương lai bản thân gắn với tương lai của dân tộc.

- Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vươn lên trong học tập, đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời.

GV: (Chiếu) Trong thư gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam, Bác thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở

nên tươi đẹp hay không, ...của các cháu”.

? Em có suy nghĩ gì về lời dặn dò ấy của Bác?

HS: Phát biểu ý kiến.

GV: Thế hệ trẻ chính là tương lai của đất nước, là lực lượng tiên phong, tiếp nối truyền thống cha anh, phải phấn đấu ra sức học tập, rèn luyện vì mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”...sánh vai cùng bạn bè năm châu.

? Theo em nhiệm vụ của học sinh là gì?

HS: Phát biểu ý kiến.

* Thảo luận nhóm bàn:

? Em kể ra một số những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập?

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

b. Vì sao phải xác định mục đích học tập

- Chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập (vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc) thì mới có thể học tập tốt.

c. Nhiệm vụ của học sinh - Tu dưỡng đạo đức.

- Học tập tốt.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội.

-> phát triển toàn diện nhân cách.

d. Làm gì để thực hiện mục đích học tập?

- Biết lập kế hoạch rèn luyện trong học tập để đạt được mục

(3)

- Biết lập kế hoạch rèn luyện trong học tập để đạt được mục đích đã đề ra: công việc cần làm, thời gian thực hiện, kết quả cụ thể trước mắt và kết quả lâu dài.

- Có ý chí, quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã định: luôn chăm chú vào việc thực hiện mục đích học tập đúng đắn đã xác định, không lơ là, không thay đổi trước những tác động bên ngoài hoặc những ham muốn của bản thân.

- Có ý chí, nghị lực, tự giác, sáng tạo trong học tập.

- Học một cách toàn diện: đều các môn.

- Học mọi nơi, mọi lúc: trên lớp, học bạn bè, trong thực tế, chăm chỉ đọc tài liệu.

- Chuẩn bị tốt phương tiện, đồ dùng học tập.

- Có phương pháp học tập.

- Vận dụng vào cuộc sống.

- Tham gia hoạt động tập thể và xã hội.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh..

...

...

...

...

đích đã đề ra.

- Có ý chí, quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã định.

- Có ý chí, nghị lực, tự giác, sáng tạo trong học tập.

- Học một cách toàn diện: đều các môn.

- Học mọi nơi, mọi lúc.

...

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Thời gian: 7 phút.

- Cách thức tiến hành GV chiếu máy slide BTa

Bài tập 1 : Theo em, mục đích học tập nào dưới đây là đúng đắn nhất ? A. Làm cho cuộc sống của bản thân sau này tốt hơn

B. Đế có bằng cấp, có địa vị cao trong xã Hội

c. Để có khả năng lao động tốt, làm giàu cho gia đình và quê hương D. Để được nhiều người nể phục, kính trọng

Bài tập 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện là người học sinh có mục đích học tập đúng đắn ?

A. Chỉ hôm nào cô dặn sẽ kiểm tra thì Hoan mới học kĩ bài

(4)

B. Vì sợ thua điểm Lan về môn Toán nên Vân dành nhiều thời gian và cố gắng học thật kì môn này

c. Ngày nào Toàn cũng làm bài, học bài đủ các môn để nắm vững kiến thức.

D. Sợ bị cha mẹ mắng nên Liên luôn cố gắng học tốt.

Bài tập 3: Em tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến nào dưới đây:

Ý kiến Tán thành Không tán

thành A. Những người thông minh thì không cần phai

cố gắng trong học tập cũng đạt được mục đích của mình.

B. Còn nhỏ thì chỉ cần biết học thôi, còn học để làm gì thì chưa cần nghĩ đến vội.

c. Chăm chỉ học tập, nắm vững kiến thức thì mới có thể cống hiến cho đất nước.

D. Những học sinh nghèo thì mới cần cô gắng học để thoát nghèo.

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu:nhận biết được các tấm gương có mục đích học tập đúng đắn, vận dụng kiến thức vào việc đưa ra mục đích học tập và cách thực hiện

- Thời gian : 5 phút Cho tình hống:

“Hiền là một học sinh được coi là học hành có nền nếp vì em thường xuyên chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi "bí quyết" của Hiền để

có thế chuẩn bị bài chu đáo như vậy, thì Hiển "bật mí" : "Tớ chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì tớ mang sách giải ra chép. Làm như vậy. tớ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ, cốt sao cho đủ số bài tập, còn có thiếu hay không sau sẽ tính !".

Em có tán thành cách học của Hiền không ? Vì sao ? Trả lời

Không tán thành cách học của Hiền vì chỉ mang tính chất đối phó, sẽ không hiểu bài, không nắm vững kiến thức.

Bài 2:

? Em hãy cùng các bạn thảo luận về các ý kiến sau :

- Nhiệm vụ của học sinh chỉ là học, không cần thiết phải quan tâm đến những thay đổi đang diễn ra xung quanh về kinh tế, văn hoá, xã hội...

- Học phải kết hợp với hành, học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, phải biết liến hệ với thực tế cuộc sống thì mới nắm chắc kiến thức, kĩ năng và vận dụng được trong cuộc sống và lao động sau này.

Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ? Để thực hiện được điều đó, các em phải làm gì?

Trả lời

(5)

- Tán thành ý kiến thứ hai vì như vậy học sinh mới thực hiện được mục đích học tập của mình.

- Để thực hiện, học sinh phải chăm chỉ, tự giác, trung thực trong học tập ; tích cực tham gia các hoạt động mà nhà trường và địa phương tổ chức.

* Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành mục đích trong học tập và nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian : 5 phút - Cách tiến hành:

- GV đưa ra 4 mục tiêu giáo dục của UNESCO:

+ Học để biết + Học để làm

+ Học để chung sống + Học để khẳng định mình

Với thông điệp: “ Học tập- một kho báu tiềm ẩn” là nhan đề Báo cáo của Hội đồng Giáo dục thuộc UNESCO nói về “ Giáo dục thế kỷ XXI” đề ra từ năm 1997. Hội đồng này có 15 thành viên đến từ 15 nước trên thế giới, do ông J.Delors nguyên chủ tịch Hội đồng Châu Âu (1985-1995) làm chủ tịch. Báo cáo này đã khẳng định vai trò cơ bản của Giáo dục trong sự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân.Nhấn mạnh học tập suốt đời như một chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI.

Vì vậy, ta có thể thấy bốn mục tiêu giáo dục của UNESCO thể hiện rõ mục đích học tập của học sinh.

? Mục đích học tập của em có phù hợp vói mục tiêu của UNESCO chưa?.

4. Hướng dẫn về nhà

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết 2:.

* Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học và hoàn thành các bài tập trong vở

bài tập.

- Lên kế hoạch ôn tập cho kì I và khắc phục một môn học còn yếu.

* Chuẩn bị bài mới: Ôn tập học kì I - Hệ thống toàn bộ kiến thức

 Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

 Siêng năng kiên trì

 Tiết kiệm

 Chủ đề: Quan hệ với người khác

 Tôn trọng kỷ luật

 Biết ơn

 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

 Sống chan hoà với mọi người

 Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

(6)

 Mục đích học tập của học sinh V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kiểu CQ dựa trên các chỉ tiêu sinh khí hậu chung quyết định đặc điểm các loại đất kéo theo sự phát triển của các quần xã thực vật phát sinh và thích ứng với kiểu thảm