• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG GIẾT MỔ VÀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ LỢN TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THỰC TRẠNG GIẾT MỔ VÀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ LỢN TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THỰC TRẠNG GIẾT MỔ VÀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ LỢN TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

La Văn Công1, Phan Thị Hồng Phúc1*, Nguyễn Trường Nam2

1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên;

2Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Lạng Sơn

TÓM TẮT

Điều tra thực trạng giết mổ và kiểm soát giết mổ lợn tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, kết quả cho thấy: Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có 65 cơ sở giết mổ, các cơ sở đều do tư nhân sở hữu. Không đảm bảo yêu cầu theo quy định. Tổng số cơ sở được đánh giá xếp loại là 48 cơ sở, trong đó, không có cơ sở xếp loại A, 39 cơ sở xếp loại B chiếm 81,25% và 9 cơ sở xếp loại C, chiếm 18,75%. Tất cả các cơ sở giết mổ trên bệ, sàn nhỏ hơn 60 cm. Có 29 cơ sở có thùng kín vận chuyển, 36 cơ sở sử dụng phương tiện khác vận chuyển. Trên địa bàn thành phố có 97/124 quầy bán thịt lợn được kiểm soát. Có 25/65 cơ sở được kiểm soát giết mổ. Có 57 cơ sở công suất giết mổ dưới 5 con/ngày, chiếm tỷ lệ 87,69%. Số lượng giết mổ trung bình 45.090 con/năm. 100% cơ sở giết mổ có thiết kế xây dựng đơn giản. Nguồn nước sử dụng trong giết mổ chưa được đánh giá hàng năm. Có 49 cơ sở thực hiện không thường xuyên công tác vệ sinh tiêu độc. 65 cơ sở có hầm chứa, hố sinh học để xử lý nước thải, các chất thải rắn đều được thu gom chuyển đi xử lý, các hầm chứa, hố sinh học xử lý nước thải còn mang tính hình thức đối phó, quá tải. Nước sử dụng tại cơ sở giết mổ không đạt tiêu chuẩn về Coliforms tổng số và Coliforms chịu nhiệt theo quy chuẩn Việt Nam.

Từ khóa: Lợn, kiểm soát, giết mổ, cơ sở, Lạng Sơn.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh Lạng Sơn. Với mật độ dân số đông, có diện tích khoảng 78,11 km2 chiếm 0,94% diện tích toàn tỉnh, dân số khoảng 92.359 người. Do đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa,... vào các bữa ăn hàng ngày, các dịp lễ tết cũng ngày càng tăng, đặc biệt mức tiêu thụ thịt lợn là rất lớn. Tuy nhiên, việc giết mổ và bán thịt mới chỉ dừng lại ở quy mô tư nhân, chưa có cơ sở giết mổ tập trung, phương tiện vận chuyển, bán thịt chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Do đó công tác quản lý giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y còn gặp rất nhiều khó khăn, và hiệu quả không cao, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ cảm quan để kiểm tra thịt được bày bán tại các chợ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng giết mổ và kiểm soát giết mổ lợn tại thành phố Lạng Sơn,

*Tel: 0988 706238, Email: phanthihongphuc@tuaf.edu.vn

nhằm nâng cao công tác kiểm tra vệ sinh và kiểm soát giết mổ, tiến tới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu

Mẫu phiếu đánh giá thực trạng, phân loại cơ sở giết mổ gia súc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mẫu nước sử dụng tại các cơ sở giết mổ, hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Nội dung nghiên cứu

Tình hình kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường nơi giết mổ và buôn bán thịt lợn. Đánh giá thực trạng giết mổ, phân phối, bán thịt lợn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Khảo sát Coliforms trong nước sử dụng tại một số cơ sở giết mổ.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phiếu điều tra. Đánh giá bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các chủ cơ sở, chủ kinh doanh tại thành phố Lạng

(2)

Sơn. Xác định tổng số Coliforms và Coliforms chịu nhiệt trong nước bằng phương pháp nhiều ống, tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương. Xếp loại cơ sở giết mổ theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT [6]. Quy

định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn, nước dùng cho hoạt động giết mổ theo Thông tư 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [7], QCVN 01: 2009/BYT [5].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Loại hình, địa điểm xây dựng các cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Bảng 1. Loại hình, địa điểm xây dựng các cơ sở giết mổ lợn

STT Địa điểm (phường, xã)

Loại CSGM Hình thức sở

hữu Địa điểm xây dựng

Điểm GM

Lò mổ tập trung

nhân

Nhà nước

Cách khu dân

cư (m) Cách đường giao thông (m)

≤ 50 > 50 ≤ 500 > 500

1 Hoàng Văn Thụ 11 0 11 0 11 0 9 2

2 Chi Lăng 11 0 11 0 11 0 11 -

3 Đông Kinh 6 0 6 0 6 0 5 1

4 Vĩnh Trại 12 0 12 0 12 0 11 1

5 Tam Thanh 4 0 4 0 4 0 4 -

6 Hoàng Đồng 10 0 10 0 10 0 5 5

7 Quảng Lạc 5 0 5 0 5 0 3 2

8 Mai Pha 6 0 6 0 6 0 5 1

Tính chung 65 0 65 0 65 0 53 12

Qua khảo sát thực tế tại 05 phường và 03 xã trên địa bàn thành phố Lạng Sơn cho thấy, trên địa bàn thành phố có 65 cơ sở giết mổ, tất cả các cơ sở giết mổ đều là các điểm giết mổ của tư nhân, nằm phân tán xen kẽ trong khu dân cư, địa điểm xây dựng đều cách khu dân cư sinh sống dưới 50 mét. Các cơ sở giết mổ đều tận dụng một phần nhà ở, đất ở để giết mổ. Các cở sở giết mổ nằm rải rác trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Tại thời điểm điều tra (T9/2016) 65 cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chưa đảm bảo yêu cầu về địa điểm xây dựng theo quy định, còn tồn tại xen kẽ trong khu dân cư, tận dụng một phần nhà ở, đất ở để thực hiện giết mổ, có 53 cơ sở giết mổ gần các trục đường giao thông chính. Giết mổ phát triển một cách tự phát, chưa có sự quy hoạch, thiếu sự đầu tư đúng mức, giết mổ mang tính manh mún, nhỏ lẻ và phân tán. Vì vậy gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ của các ngành chức năng. Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chưa có lò mổ tập trung, toàn bộ các cơ sở giết mổ theo phương thức thủ công.

Xếp loại cơ sở giết mổ theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT

Bảng 2. Xếp loại cơ sở giết mổ theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT STT Địa điểm

(phường, xã) Tổng số CSGM

Tổng số cơ sở được xếp

loại

Xếp loại cơ sở A Tỷ lệ

(%) B Tỷ lệ

(%) C Tỷ lệ (%)

1 Hoàng Văn Thụ 11 10 - - 9 90,00 1 10,00

2 Chi Lăng 11 7 - - 5 71,43 2 28,57

3 Đông Kinh 6 3 - - 1 33,33 2 66,67

4 Vĩnh Trại 12 11 - - 11 100 - -

5 Tam Thanh 4 4 - - 4 100 - -

6 Hoàng Đồng 10 5 - - 4 80,00 1 20,00

7 Quảng Lạc 5 3 - - - 3 100

8 Mai Pha 6 5 - - 5 100 - -

Tính chung 65 48 - - 39 81,25 9 18,75

(3)

Bảng 2 cho thấy, trên địa thành phố Lạng Sơn có 65 cơ sở giết mổ, cơ sở được đánh giá xếp loại là 48, trong 48 cơ sở không có cơ sở nào xếp loại A, có 39 cơ sở xếp loại B, chiếm tỷ lệ 81,25%, có 9 cơ sở xếp loại C, chiếm tỷ lệ 18,75%. Các cơ sở xếp loại B chủ cơ sở mắc các lỗi nhẹ, sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát an toàn thực phẩm, 09 cơ sở xếp loại C, chủ yếu mắc các lỗi nặng, sai lệch vơi quy chuẩn kỹ thuật, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm. Qua đánh giá phân loại 48 cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Lạng Sơn theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [6] cho thấy, các cơ sở giết mổ đều không đảm bảo yêu cầu theo quy định, cần phải được khắc phục ngay để hạn chế ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là các cơ sở được xếp loại C. Các cơ sở cố tình không chấp hành thì đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh và không cho sản xuất khi chưa khắc phục đảm bảo điều kiện theo quy định của Nhà nước.

Điều kiện xây dựng và trang thiết bị của các cơ sở giết mổ

Bảng 3 cho thấy, trong số 65 cơ sở giết mổ được điều tra có 04 cơ sở giết mổ có diện tích nhỏ hơn 20 m2, 48 cơ sở có diện tích từ 20 m2 đến 50 m2, có 13 cơ sở có diện tích trên 50 m2. Hầu hết các cơ sở có diện tích nhỏ hẹp, không đảm bảo đủ không gian cho quá trình thực hiện giết mổ, các công đoạn trong quá trình giết mổ không có khoảng cách an toàn,

chồng chéo lên nhau, đây là yếu tố gây tình trạng ô nhiễm và ô nhiễm chéo cho sản phẩm.

Qua điều tra thực tế 65 cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Lạng Sơn không chia thành các khu vực riêng biệt. 65 cơ sở giết mổ trên bệ, sàn với chiều cao nhỏ hơn 60 cm. Các cơ sở giết mổ gia súc tư nhân phát triển tự do, dẫn đến công tác quản lý của Nhà nước còn gặp khó khăn. Không có cơ sở nào có xe chuyên dụng để vận chuyển sản phẩm sau giết mổ, có 29 cơ sở giết mổ sử dụng phương tiện thùng kín để vận chuyển sản phẩm sau giết mổ, các phương tiện này chủ yếu là xe máy có đóng thùng tôn kín để vận chuyển sản phẩm, một số sử dụng ô tô bán tải nhỏ, 36 cơ sở sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm sau giết mổ bằng các phương tiện khác thô sơ, không có thùng kín như xe máy, xe đẩy bốn bánh.

Tình hình kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Kết quả tại bảng 4 cho thấy: Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đã được thực hiện, với tỷ lệ kiểm soát tại cơ sở giết mổ là 38,46%. Do trên địa bàn chưa có cơ sở giết mổ tập trung, giết mổ nhỏ lẻ tồn tại xen kẽ trong khu dân cư, cộng với lực lượng thú y còn mỏng, nên việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ còn gặp nhiều khó khăn. Có 78,23% quầy bán thịt lợn được kiểm soát, còn lại một số quầy nhỏ lẻ ở các ngõ, và các địa bàn thôn xã xa chưa được kiểm soát. Việc kiểm soát các cơ sở giết mổ và các quầy bán thịt lợn mới chỉ dừng lại bằng hình thức kiểm tra cảm quan và lăn dấu trên thân thịt.

Bảng 3. Điều kiện xây dựng và trang thiết bị của các cơ sở được điều tra trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Địa điểm

(phường, xã)

Diện tích mặt bằng (m2) Điều kiện CSGM Phương tiện vận chuyển

<20 20-50 >50

Phân thành khu riêng

GM trên bệ, sàn

≤60 cm

GM trên bệ, sàn >60

cm

Chuyên dụng

Có thùng kín Khác

Hoàng Văn Thụ - 6 5 - 11 - - 8 3

Chi Lăng 2 7 2 - 11 - - 8 3

Đông Kinh - 6 - - 6 - - 1 5

Vĩnh Trại 1 10 1 - 12 - - 6 6

Tam Thanh 1 2 1 - 4 - - 2 2

Hoàng Đồng - 8 2 - 10 - - 2 8

Quảng Lạc - 5 - - 5 - - - 5

Mai Pha - 4 2 - 6 - - 2 4

Tính chung 4 48 13 - 65 - - 29 36

(4)

Bảng 4. Tình hình kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn thành phố Lạng Sơn STT Địa điểm

(phường, xã)

Cơ sở giết mổ lợn Quầy bán thịt lợn Tổng

số Số kiểm soát được

Tỷ lệ (%)

Tổng

số Số kiểm

soát được Tỷ lệ (%)

1 Hoàng Văn Thụ 11 6 54,55 39 35 89,74

2 Chi Lăng 11 5 45,45 14 11 78,57

3 Đông Kinh 6 2 33,33 24 19 79,17

4 Vĩnh Trại 12 6 50,00 12 9 75,00

5 Tam Thanh 4 2 50,00 9 6 66,67

6 Hoàng Đồng 10 2 20,00 16 14 87,50

7 Quảng Lạc 5 0 0,00 5 0 0,00

8 Mai Pha 6 2 33,33 5 3 60,00

Tính chung 65 25 38,46 124 97 78,23

Như vậy, một số lượng thịt rất lớn chưa qua kiểm soát vẫn được tự do lưu thông trên thị trường, người tiêu dùng không biết sản phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không. Đây là điều hết sức lo ngại, vì từ khi giết mổ qua quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ dễ phát sinh mầm bệnh.

Thiết kế xây dựng và công suất giết mổ của các cơ sở giết mổ lợn

Bảng 5. Thiết kế xây dựng và công suất giết mổ của các cơ sở giết mổ lợn

STT Địa điểm phường, xã)

Tổng số CSGM

Thiết kế xây dựng Công suất giết mổ

(con/ngày) Số lượng GM trong năm

(con) Đúng quy

cách

Đơn

giản Có nơi

chờ GM <5 5-10 >10

1 Hoàng Văn Thụ 11 - 11 11 5 5 1 19.960

2 Chi Lăng 11 - 11 11 11 - - 3.495

3 Đông Kinh 6 - 6 6 6 - - 1.980

4 Vĩnh Trại 12 - 12 12 12 - - 4.155

5 Tam Thanh 4 - 4 4 3 1 - 2.905

6 Hoàng Đồng 10 - 10 10 10 - - 5.390

7 Quảng Lạc 5 - 5 5 5 - - 1.630

8 Mai Pha 6 - 6 6 5 - 1 5.575

Tính chung 65 - 65 65 57 6 2 45.090

Bảng 5 cho thấy, 65 cơ sở giết mổ đều có thiết kế đơn giản, không chia thành các khu vực riêng biệt, các cơ sở giết mổ xây dựng đơn giản, mang tính tạm bợ, nhiều cơ sở cải tạo một phần nhà ở, đất ở làm nơi giết mổ.

Không tuân thủ các quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với điểm giết mổ, khả năng thoát nước đa số không đạt yêu cầu, nền sàn không được láng phẳng, còn có vũng nước đọng, tường xung quanh nơi giết mổ không được ốp lát mà chỉ trát bằng vôi vữa thông thường, có những cơ sở giết mổ có cải tạo nhưng vẫn sử dụng tường, trần cũ, nên công tác làm vệ sinh gặp nhiều khó khăn và là điều

kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật lưu trú gây ô nhiễm cho sản phẩm.

Theo Lý Thị Liên Khai (2014) [3] lợn được giết mổ thủ công khi mà tất cả các công đoạn giết mổ đều thực hiện trên nền sàn kém vệ sinh, đặc biệt là việc làm lòng và pha lóc thịt được thực hiện trong cùng khu vực sẽ làm cho các thân thịt luôn bị vấy nhiễm vi khuẩn từ phân và các chất chứa khác.

Trong 65 cơ sở giết mổ, chủ yếu có công suất giết mổ dưới 05 con/ngày, cụ thể: 57 cơ sở có công suất dưới 5 con/ngày; 06 cơ sở có công suất 05 - 10 con trên ngày; 02 cơ sở có công suất trên 10 con/ngày.

(5)

Thực trạng vệ sinh thú y ở các cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Bảng 6. Thực trạng vệ sinh thú y ở các sơ sở giết mổ lợn

Stt Địa điểm (phường, xã)

Tổng số CS GM

Nguồn nước

sử dụng Xử lý chất thải Vệ sinh tiêu độc Nước

máy

Giếng khoan, giếng

khơi

Lỏng Rắn

Tự do

Hầm chứa, hố sinh học

Bể chứa, Ủ sinh học

Thu gom chuyển đi xử lý

Thường xuyên

Không thường xuyên

1 Hoàng Văn Thụ 11 4 7 - 11 - 11 6 5

2 Chi Lăng 11 9 2 - 11 - 11 1 10

3 Đông Kinh 6 5 1 - 6 - 6 - 6

4 Vĩnh Trại 12 11 1 - 12 - 12 5 7

5 Tam Thanh 4 3 1 - 4 - 4 - 4

6 Hoàng Đồng 10 - 10 - 10 - 10 2 8

7 Quảng Lạc 5 - 5 - 5 - 5 - 5

8 Mai Pha 6 - 6 - 6 - 6 2 4

Tính chung 65 32 33 - 65 - 65 16 49

Bảng 7. Kết quả khảo sát Coliforms trong nước sử dụng tại một số cơ sở giết mổ Stt Chỉ tiêu

CSGM

Coliforms tổng số Coliforms chịu nhiệt Số mẫu

nghiên cứu (n)

Mức độ đạt tiêu chuẩn

Số mẫu nghiên cứu (n)

Mức độ đạt tiêu chuẩn Số mẫu

(n)

Tỉ lệ (%)

Số mẫu (n)

Tỉ lệ (%)

1 Hoàng Văn Thụ 7 0 0,00 7 0 0,00

2 Chi Lăng 7 0 0,00 7 0 0,00

3 Vĩnh Trại 7 0 0,00 7 0 0,00

4 Hoàng Đồng 5 0 0,00 5 0 0,00

5 Mai Pha 4 0 0,00 4 0 0,00

TCVS 0 MPN/100ml 0 MPN/100ml

TCVS: Theo QCVN 01:2009/BYT [5]

Nước sử dụng trong giết mổ là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng lớn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt.

Qua điều tra cho chúng tôi thấy có 32/65 cơ sở giết mổ sử dụng nước máy và 33/65 cơ cở giết mổ sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi. Trong 65 cơ sở có 32 cơ sở sử dụng nước máy, chiếm tỷ lệ 49,23%. Đây là nguồn nước đã qua xử lý và đảm bảo vệ sinh cho giết mổ; 33 cơ sở sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi chiếm tỷ lệ 50,77%, nguồn nước này chưa qua xử lý, vì thế việc thịt bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể tránh khỏi. Các điểm giết mổ trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nằm rải rác trong khu dân cư, công tác kiểm soát của cơ quan thú y gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các cơ sở giết mổ không quan tâm đến vệ sinh tiêu độc. Theo Phan Thị Hồng Phúc và cs

(2016) [4], vi sinh vật lưu cữu trong môi trường lò mổ sẽ là yếu tố liên quan đến việc nhiễm khuẩn vào thịt, tình trạng này kéo dài sẽ gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.

Tất cả các cơ sở có hầm chứa, hố sinh học, một số cơ sở làm hầm chứa, hố sinh học còn chưa đảm bảo, mang tính hình thức đối phó, hầm bị quá tải, nắp hầm hở, hầm chỉ có 1 ngăn... 100% cơ sở thu gom chất thải rắn chuyển đi xử lý.

Khảo sát Coliforms trong nước sử dụng tại một số cơ sở giết mổ

Bảng 7 cho thấy, 30/30 mẫu nước sử dụng tại cơ sở giết mổ không đạt tiêu chuẩn về Coliforms tổng số và Coliforms chịu nhiệt theo quy chuẩn Việt Nam đã quy định. Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy, số mẫu nước sử dụng cho cơ sở giết mổ không đảm bảo do một số nguyên nhân như: Các cơ sở

(6)

không dùng vòi xả trực tiếp từ nguồn nước máy của công ty nước cung cấp, hoặc không dùng vòi nước bơm trực tiếp từ giếng để phục vụ giết mổ, mà dùng nước được chứa vào trong các bể không có nắp đậy và không được làm vệ sinh thường xuyên. Đồng thời các bể chứa nước này người giết mổ thường rửa tay, tay đang giết mổ không được vệ sinh lại cầm gáo hay xô, chậu để múc vào bể nước sau đó lại đặt xuống sàn nhà. Từ một số nguyên nhân đó làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn. Cầm Ngọc Hoàng và cs (2014) [2] đã kiểm tra 41 mẫu nước, có 8 mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép, chiếm tỷ lệ 19,51%. Theo Trương Thị Kim Châu (2003) [1] đối với nguồn nước trực tiếp có 16/17 mẫu, chiếm tỷ lệ 94,12% đạt yêu cầu Coliforms tổng số; nước lấy từ bể chứa có 3/15 mẫu, chiếm 20% đạt yêu cầu. Coliforms chịu nhiệt trong nguồn nước trực tiếp đạt 16/17 mẫu chiếm tỷ lệ 94,12%, nước trong bể chứa không có mẫu nào đạt yêu cầu qua kết quả khảo sát của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

KẾT LUẬN

- Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có 65 cơ sở giết mổ, các cơ sở đều do tư nhân sở hữu.

Không đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- Tổng số cơ sở được đánh giá xếp loại là 48 cơ sở, trong đó, không có cơ sở xếp loại A, 39 cơ sở xếp loại B chiếm 81,25% và 9 cơ sở xếp loại C, chiếm 18,75%.

- Điều kiện xây dựng và trang thiết bị của 65 cơ sở giết mổ: có 4 cơ sở có diện tích nhỏ hơn 20 m2, 48 cơ sở có diện tích 20 m2 đến 50 m2, 13 cơ sở trên 50 m2. 100% cơ sở giết mổ trên bệ, sàn nhỏ hơn 60 cm. Có 29 cơ sở có thùng kín vận chuyển, 36 cơ sở sử dụng phương tiện khác vận chuyển.

- Trên địa bàn thành phố có 124 quầy bán thịt lợn, có 97 quầy được kiểm soát, chiếm tỷ lệ 78,23%. Có 25/65 cơ sở được kiểm soát giết mổ, chiếm tỷ lệ 38,46%.

- Có 57 cơ sở công suất giết mổ dưới 5 con/ngày, chiếm tỷ lệ 87,69%. Số lượng giết mổ trung bình 45.090 con/năm. 100% cơ sở giết mổ có thiết kế xây dựng đơn giản.

- Nguồn nước sử dụng trong giết mổ là nước máy, giếng khoan, giếng khơi và chưa được đánh giá nguồn nước hàng năm. Có 49 cơ sở thực hiện không thường xuyên công tác vệ sinh tiêu độc. 65 cơ sở có hầm chứa, hố sinh học để xử lý nước thải, các chất thải rắn đều được thu gom chuyển đi xử lý, các hầm chứa, hố sinh học xử lý nước thải còn mang tính hình thức đối phó, quá tải.

- Nước sử dụng tại cơ sở giết mổ không đạt tiêu chuẩn về Coliforms tổng số và Coliforms chịu nhiệt theo quy chuẩn Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Thị Kim Châu (2003), Khảo sát tình hình vấy nhiễm vi khuẩn trong không khí, nước, dụng cụ, nền sàn và bề mặt quầy thịt tại một số cơ sở giết mổ ở thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp cải thiện, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

2. Cầm Ngọc Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bá Tiếp (2014), “Đánh giá thực trạng giết mổ và ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn tại các cơ sở giết mổ thuộc tỉnh Nam Định”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12 (4), tr. 549 - 557.

3. Lý Thị Liên Khai (2014), ”Khảo sát chất lượng thịt heo về vấy nhiễm vi sinh vật tại hai cơ sở giết mổ gia súc ở thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Nông nghiệp, tr.

53-62.

4. Phan Thị Hồng Phúc, Phạm Đức Phúc, Nguyễn Hồng Quân (2016), “Thực trạng giết mổ, kiểm soát giết mổ và sự ô nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.

coli trên thịt lợn tại thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, XXIII (2), tr. 40 - 45.

5. QCVN 01: 2009/BYT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước ăn, uống.

6. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Thông 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

(7)

SUMMARY

CURRENT STATUS AND MANAGEMENT OF PIG SLAUGHTERING AT LANG SON CITY, LANG SON PROVINCE

La Van Cong1, Phan Thi Hong Phuc1*, Nguyen Truong Nam2

1University of Agriculture and Forestry - TNU,

2Sub-Department of Animal Husbandry and Veterinary Medicine, Lang Son Province

Surveying on pig slaughtering and slaughterhouse control at Lang Son city, Lang Son province, the results showed that: there were totally 65 slaughterhouses at Lang Son city of which were owned by private individuals. All slaughterhouses did not have guaranteed requirements. The total number of slaughterhouses were rated 48 slaughterhouses, in these, there were no slaughterhouses clasified A, 39 units were clasified B and occupied 81.25% and 9 units were C accounted for 18.75%. All slaughterhouses facilities have the pedestal and floor are less than 60cm. There were 29 units have closed containers for transportation, 36 slaughterhouses used by other transportation. In city area, there have 97/124 pork kiosks under control; 25/ 65 units were slaughtered control. There were 57 slaughterhouses with less than 5 pigs per day, occupied 87.69%. The average number of slaughterhouses was in total 45,090 pigs per year. 100% of these slaughterhouses have sparing construction designs. Water used in slaughterhouses has not been annually evaluated. 49 units did not regularly perform cleaning and disinfection. 65 units have contains, biological wells for wastewater treatment, solid wastes were collected and treated, all the contains and biological wells were performed in the form of coping and overloading. Water used at the slaughterhouses did not reach the standard about total and heat-resistant coliforms in accordance to Vietnamese standards.

Keywords: Pig, control, slaughtering, unit, Lang Son

Ngày nhận bài:08/5/2017; Ngày phản biện:15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 31/7/2017

*Tel: 0988 706238, Email: phanthihongphuc@tuaf.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với sự trợ giúp của bộ máy chính quyền này, Công sứ Lạng Sơn đã thực thi một loạt các chính sách quản lí về đô thị tại thị xã Lạng Sơn, như: chính sách quản lí

Đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp khách hàng, lực lượng này đóng vai trò quan trọng đối với yếu tố này, Công ty cổ phần ô tô Hoàng Anh cần tập trung đào tạo

Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Anh Đào, GVHD PGS.TS Nguyễn Văn Phát, Đại học Kinh tế Huế (2014):“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua dầu nhớt Total do doanh

 Kết quả nghiên cứu này cho thấy các yếu tố cá nhân (ví dụ như mối quan tâm đến môi trường, ý thức về sức khỏe, và kiến thức về TPHC) có sự ảnh hưởng lớn đến hành vi

Trong mô hình này có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi, sự khác biệt giữa thái độ và ý định sẽ xảy ra khi người tiêu dùng không

Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn

Để lập được Kế hoạch sử dụng nước chủ động cần thiết phải dự báo được chính xác dòng chảy đến hồ chứa (lưu lượng, mực nước) trong toàn năm và toàn vụ; cần phải tính toán

Lê Văn Dương (2010), Phân lập, xác định vai trò gây bệnh của Escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang và