• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

Ngày giảng: 04/10/2021 Lớp: 1A3

Thứ 2, ngày 04 tháng 10 năm 2021 Thực hành Tiếng Việt

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các âm g, gi hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ ;

- Viết đúng các chữ g, gi; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ g, gi.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm g, gi có trong bài học. Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, VBT.

- HS: VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 3’

- HS hát chơi trò chơi - HS chơi

2. Hoạt động luyện tập: 25’

* Bài 1:

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS.

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng từng tranh nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.

* Bài 2: Nối

- GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân.

- HS làm việc theo nhóm đôi tranh 1: g (gà)

Tranh 2: gi (giày) Tramh 3: g ( gương) Tranh 4: gi (giềng)

- HS đọc yêu cầu và làm bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

(2)

- GV hướng dẫn hỗ trợ các bạn kém

- GV,HS nhận xét.

* Bài 3: Điền g hoặc gi

- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi thảo luận nhóm 4?

- GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm.

- GV, HS nhận xét chữa bài.

3. Hoạt động vận dụng: 7’

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm l, h.

* Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Đại diện học sinh trình bày bài làm của mình trước lớp.

- Giá đỗ - Gà giò - Giò bò

- HS lắng nghe

- HS quan sát và trả lời làm việc theo nhóm 4.

- Tranh 1: gà gô -Tranh 2: gỗ - Tranh 3: giỏ cá.

- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

……….

Ngày giảng: 04/10/2021 Lớp 2B1, 2B3, 2B4 05/10/2021 Lớp 2B2

Thực hành Toán ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập bảng cộng (qua 10 )

- Thực hiện được các bài toán với hình khối lập phương.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Hoạt động mở đầu: 3’

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

2. Hoạt động luyện tập: 25’

Bài 1: Số?

- Bài tập yêu cầu gì?

a) GV yêu cầu HS làm bài 1 HS làm bảng phụ

- Gọi HS nhận xét.

- Các phép tính nào có kết quả giống nhau?

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

b) - GV tiến hành tương tự.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:a) Nối(theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh ai đúng.

- GV phổ biến luật chơi:Có 2 đội chơi.Mỗi đội chơi gồm 2 thành viên.Trong thời gian quy định đội nào nối đúng và nhanh nhất các quả bóng vào kết quả tương ứng đội đó chiến thắng.

- GV cho HS tham gia chơi

- GV chốt đáp án và tuyên dương đội chiến thắng

b) Tô màu vào các quả bóng ghi phép tính có kết quả lớn hơn 12 và bé hơn 16.

- GV hỏi: Những số nào lớn hơn 12 và bé hơn 16.

- HS hát

- HS: Điền số vào ô trống - HS làm bài

6 7 8 9 5 4 3 2

+ 9 8 7 6 6 7 8 9

15 15 15 15 11 11 11 11 - HS nhận xét, chữa bài

- HS trả lời.

- HS chữa bài - HS làm bài

+ 2 + 6 - 5

- HS nhận xét, giao lưu cách làm

- HS đọc - HS trả lời

- HS tham gia chơi - HS nghe luật chơi

- HS chơi

11 12 13 14 15 16 17 18

- HS trả lời: số 13,14,15

15 10

7 9

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ + Vậy ta cần tô màu vào những quả

bóng nào?

- GV yêu cầu HS tô màu vào VBT Bài 3:

a)Nối hai phép tính có cùng kết quả (theo mẫu)

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn: Các con cần tìm ra kết quả của các phép tính và nối 2 phép tính có kết quả bằng nhau với nhau.

- GV yêu cầu HS nối vào VBT - GV gọi HS lên bảng nối - GV gọi HS nhận xét

+ GV hỏi: Vì sao con nối 8+8 với 9+ 7 - GV đánh giá, nhận xét

b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Ở đoàn tàu A , phép tính có kết quả bé nhất là:…+….=…

- GV yêu cầu HS làm VBT - GV gọi HS chữa

- GV nhận xét, chốt đáp án

c, GV thực hiện tương tự phần b.

- GV gọi HS chữa

- GV nhận xét, chốt đáp án 3. Hoạt động vận dụng: 7’

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV hỏi: bài gồm mấy phần?

a) Khoanh vào chữ ở dưới hình có số khối lập phương nhỏ ít nhất.

- Yêu cầu HS khoanh vào VBT - Vì sao khoanh vào đáp án C?

- GV nhận xét, chốt đáp án.

b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm Cả ba hình có…khối lập phương nhỏ.

- GV yêu cầu HS đếm và trả lời.

- GV nhận xét và chốt.

* Củng cố, dặn dò:

- Quả bóng: 9 + 4, 8 + 7 và 7+7.

- HS tô màu.

- HS đọc

- HS lắng nghe

- HS nối

- HS chữa bài:

- HS trả lời: Vì 8 + 8 = 16 và 9+ 7 = 16

- HS làm

- HS chữa :Ở đoàn tàu A , phép tính có kết quả bé nhất là: 7+ 4= 11

c, Ở đoàn tàu B, các phép tính có kết quả lớn hơn 11 là : 9+7 = 16, 6 + 7 = 13, 3+ 9 = 12.

- HS đọc

- HS trả lời: Gồm 2 phần

- HS khoanh vào đáp án : C

- Vì ở hình C chỉ có 4 khối lập phương ít hơn hình B có 6 khối lập phương và hình A có 8 khối lập phương.

- HS đếm và trả lời: Cả ba hình có 18 khối lập phương nhỏ.

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Hôm nay các con được ôn tập những

gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

--- Ngày giảng: 05/10/2021 Lớp 1A4, 1A1

06/10/2021 Lớp 1A2,1A3

Thứ 3, ngày 05 tháng 10 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 4. LỚP HỌC CỦA EM ( Tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói được tên lớp học và một số đồ dùng có trong lớp học .

- Xác định được các thành viên trong lớp học và nhiệm vụ của họ .

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu

- Sách tự nhiên và xã hội và vở bài tập 2. Học sinh

- Sách tự nhiên và xã hội và vở bài tập - Giấy , bút màu

- Phiếu tự đánh giá cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời bài hát : Lớp chúng mình

? Bài hát nói với em điều gì về lớp học

- Hát

- Giới thiệu bài:

+ Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp . Hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình .

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu.

Hoạt động 1. Tìm hiểu lớp học của bạn An (12p)

* Cách tiến hành:

Bước 1 : Làm việc theo cặp

(6)

- HS quan sát các hình ở trang 28 , 29 trong SGK GV hỏi: + Lớp bạn An có những ai ? Họ đang làm gì ?

+ Trong lớp có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp .

- HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời .

-HS quan sát

-HS tìm hiểu và làm việc theo cặp

-Đại diện trình bày kết quả + Lớp bạn An có thầy / cô giáo và các bạn HS . Thầy / cô giáo hướng dẫn HS học tập , HS hát , vẽ , ...

+ Trong lớp bạn An có nhiều đồ dùng như : bảng , bàn ghế GV và HS , quạt trần , tủ đồ dùng , ...

* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2 : Giới thiệu về lớp học của mình (13p)

* Cách tiến hành

Bước 1 : Làm việc theo cặp

- Yêu cầu HS giới thiêu về lớp học HS đặt câu hỏi , HS kia trả lời . GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi:

+ Nêu tên lớp học của chúng mình .

+ Lớp học có những đồ dùng gì ? Chúng được sắp đặt như thế nào ?

+ Nói về các thành viên trong lớp học ( tên và nhiệm vụ chính của họ ) .

HS giới thiệu với bạn về lớp học của mình.

+ HS thay nhau hỏi và trả lời -Hai thành viên chính trong lớp học là GV và HS , Nhiệm vụ chính của GV là dạy học , nhiệm vụ chính của HS là học tập Bước 2 : Làm việc cả lớp

-GV yêu cầu đại diện một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp . HS khác nhận xét , bổ sung . GV bình luận , hoàn thiện các hỏi và câu trả lời của HS .

- GV hỏi cả lớp : Các em đã làm gì để giữ gìn đồ dùng trong lớp học ?

- Một số HS trả lời , HS khác bổ sung -GV gợi ý và hoàn thiện câu trả lời . - HS làm yêu cầu 1 , 2 của Bài 4 ( VBT ) .

HS thay nhau hỏi và trả lời

-Đế giữ đồ dùng trong lớp học , HS sắp xếp đồ dùng đúng chỗ ; lau chùi và bảo quản đồ dùng , không viết , vẽ bậy lên đồ dùng , sử dụng đồ dùng đúng cách ; ...

-HS làm Bài tập

- GV kết hợp với HS nhận xét phần giới thiệu 4. Hoạt động vận dụng (7p)

(7)

- Giới thiệu với mọi người về tên lớp của mình và các thành viên trong lớp.

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh - Chuẩn bị cho tiết học sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

...

...

...

--- Ngày giảng: 05/10/2021 Lớp 4D3

KHOA HỌC

Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. Nói về ích lợi của muốn i ốt. Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.

- Có kĩ năng ăn uống hợp lí các chất béo và muối ăn.

- Biết ăn uống phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

- Có ý thức ăn uống hợp lí, đảm bảo sức khoẻ. Mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến. -Năng lực chung: NL khoa học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các hình minh hoạ SGK. Bảng nhóm.

- HS: SGK, bút vẽ, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- Thi kể tên các thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật

+ Tại sao ta nên ăn nhiều cá?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS thi theo tổ dưới sự điều hành của TBHT

+ Vì trong cá có chất đạm dễ tiêu.

3. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 24 phút

(8)

HĐ1: Trò chơi kể tên các thức ăn có nhiều chất béo:

* Bước 1: Tổ chức:

- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.

* Bước 2: Cách chơi và luật chơi:

- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn (các món ăn rán bằng dầu hoặc mỡ). Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.

* Bước 3: Thực hiện:

- Hai đội chơi như đã hướng dẫn.

- GV cùng các trọng tài theo dõi và tổng kết đếm số món các mà 2 đội kể được, công bố kết quả.

+ Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?

HĐ2: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật:

-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng mà các em vừa tìm qua trò chơi để trả lời.

+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?

+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, với chứa chất béo thực vật?

* GV: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no.

Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo

1. Những thức ăn có nhiều chất béo.

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

Đáp án: Tất cả các món rán, các món luộc hay nấu bằng thịt mỡ, các món muối vừng, hoặc lạc

- 5 đến 6 HS trả lời.

2.Tại sao cần ăn phối hợp 2 loại chất béo?

- Thảo luận nhóm 2 và chia sẻ trước lớp.

+ Thịt lợn rán, thịt gà rán,…

+ Vì trong chất béo động vật có chứa a-

(9)

không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít.

Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.

HĐ3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn?

- Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu sưu tầm từ tiết trước.

-GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi:

+ Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người?

- Nhận xét, chốt kiến thức.

+ Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì?

- Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 SGK + Muối i-ốt và bột canh i-ốt được dùng để làm gì?

+ I-ốt có vai trò như thế nào với sức khỏe con người?

=> Kết luận: I-ốt là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng con người không thể tự tổng hợp i-ốt mà phải cung cấp bên ngoài vào qua các thực phẩm.

xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a-xít béo không no,

-2 HS đọc to mục Bạn cần biết?

3. Lợi ích của muối i-ốt, tác hại của thói quen ăn mặn:

(10)

+ Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể?

+Vì sao chúng ta nên sử dụng muối i- ốt?

+ Nhà bạn nào trong lớp mình đã sử dụng muối i-ốt ?

- Gọi HS đọc phần thứ hai của mục Bạn cần biết

*GV: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 3 phút

Điền các từ: muối i-ốt, ăn mặn vào chỗ

… cho phù hợp

a) Chúng ta không nên ăn mặn để tránh bệnh huyết áp cao

b) Chúng ta nên sử dụng muối i-ốt trong các bữa ăn để cơ thể phát triển bình thường cả về thể lực và tri tuệ đồng thời phòng bệnh bướu cổ.

4. Hoạt động Vận dụng: 3 phút

+ Làm thế nào để phòng tránh được các bệnh về tim mạch, huyết áp cao và bướu cổ?

- GV nhận xét.

* Củng cố- dặn dò:

- Bài hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Ăn nhiều rau và quả chín. Sử

- HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.

- HS thảo luận cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.

+ Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.

+ Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực...

+ Ăn mặn rất khát nước.

+ Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao...

- HS quan sát và nêu nội dung từng hình.

+ Muối i-ốt và bột canh i-ốt được dùng để nấu ăn.

+ Thiếu i-ốt tuyến giáp phải tăng cường hoạt động dễ gây u tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ngay trước cổ nên hình thành bướu cổ. Thiếu i-ốt gây rối loạn chức năng trong cơ thể ảnh hưởng tới sức khỏe, trẻ em sẽ kém phát triển về thể chất và trí tuệ. Có bướu ở cổ còn làm mất vẻ đẹp hình thể.

(11)

dụng thực phẩm sạch và an toàn.

+ Sử dụng muối i-ốt và các thực phẩm chứa i-ốt như tôm, cua, cá biển...

+ Để bổ sung i-ốt cho cơ thể và phòng tránh các rối loạn do thiếu i-ốt

- HS kể

- 2 HS đọc.

+ Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 05/10/2021 Lớp 2B1

06/10/2021 Lớp 2B3, 2B4 08/10/2021 Lớp 2B2

Thực hành Tiếng Việt ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho HS đọc đúng, hiểu nội dung bài: Cô giáo lớp em.

- Thấy được những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh với cô giáo của mình - HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt đông mở đầu: 3’

- GV yêu cầu học sinh hát bài : Bài hát về thầy cô giáo.

- Học sinh thực hiện hát về thầy ,cô giáo.

(12)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

25’

Bài 1: . Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nói về cô giáo trong bài đọc.

-GV gọi HS đọc yêu cầu .

- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi .

- GV nhận xét chữa bài.

- HS đọc lại các câu vừa nối được.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Đánh dấu V vào ô trống trước câu thể hiện sự ngạc nhiên của em khi lần đầu tiên được nghe một bạn hát rất hay.

-GV gọi HS đọc yêu cầu.

-GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp.

- GV kết luận thể hiện sự ngạc nhiên ta hay nói ồ, ôi , chao ôi…

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: . Gạch chân các từ ngữ chỉ hoạt động trong 2 khổ thơ sau.

+BT yêu cầu gì?

- GV cho hs tìm thêm những từ chỉ

-HS đọc bài

- HS thảo luận nhóm đôi .

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

-HS đọc yêu cầu bài.

-HS nêu câu mình chọn.

Ôi, cậu hát hay quá!

- HS nhận xét, bổ sung

-HS đọc yêu cầu

-HS hoàn thành bảng vào VBT - 2- 3 HS nêu kết quả bài làm . - HS chữa bài, nhận xét, bổ sung

Sáng nào em đến lớp Cô dạy em tập viết Cũng thấy cô đến rồi Gió đưa thoảng hương nhài

Đáp lời “Chào cô ạ!" Nắng ghé vào cửa lớp Cô mỉm cười thật tươi. Xem chúng em học bài.

- HS tìm

(13)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS hoạt động khác ngoài bài.

-GV nhận xét , kết luận

Bài 4: . Đặt 2 câu với từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 3.

- GV cho HS nêu yêu cầu

- GV gọi HS nói câu với từ chỉ hoạt động .

- YC HS làm bài vào VBT.

- GV chữa bài, nhận xét .

Bài 5: Vì sao cậu bé Vũ Duệ trong truyện Cậu bé ham học được thầy khen?

-GV yêu cầu HS đọc đề bài

-Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét

- GV chữa bài:

- GV nhận xét .

3. Hoạt động vận dụng: 7’

Viết 2-3 câu về nhân vật Vũ Duệ - GV yêu cầu HS đọc đề bài

-Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét

- GV chữa bài - GV nhận xét .

* Củng cố, dặn dò:

- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài

1. Em cùng Lan học bài để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

2. Đi học về em luôn chào bố mẹ.

- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau

-HS đọc đề bài -HS làm vào vở

+Vì Vũ Duệ chăm chú nghe thầy giảng bài.

-HS nhận xét

- HS đọc đề bài -HS làm vào vở

Vũ Duệ là cậu bé chăm ngoan. Cậu biết trông em giúp mẹ. Vũ Duệ không được đến trường nhưng ham học, ngày ngày,Vũ Duệ cõng em đứng ngoài lớp học nghe thầy dạy học.

-HS nhận xét

-HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

………

Ngày giảng: 05/10/2021 Lớp 1A1 07/10/2021 Lớp 1A3 08/10/2021 Lớp 1A2, 1A4

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 4. LỚP HỌC CỦA EM ( Tiết 2 )

(14)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học ; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó .

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về lớp học , các thành viên và hoạt động trong lớp học. Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về hoạt động ở lớp học.

- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch , đẹp . Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận , đúng cách đồ dùng học tập trong lớp

.II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, máy chiếu - Các hình trong SGK.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1.

- Phiếu tự đánh giá cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động (3p)

- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời bài hát : Lớp chúng mình

? Bài hát nói với em điều gì về lớp học?

+ Bài hát nói đến tình cảm và sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp . Hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu và chia sẻ về lớp học của mình .

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 3 : Tìm hiểu hoạt động học tập trong giờ học (12p)

*Cách tiến hành

Bước 1 :Làm việc theo nhóm 6

+ GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 30 trong SGK , kể tên một số hoạt động ở lớp bạn An . Các bạn trong hình đã sử dụng những đồ dùng học tập nào ?

+ Trong giờ học , em đã tham gia những hoạt động nào ? Với mỗi hoạt động đó thường sử dụng đồ dùng học tập nào ?

Cùng thực hành sử dụng đồ dùng mà các em vẫn thường sử dụng . Ví dụ : Bộ chữ học Văn ,

+ Cùng thực hành sử dụng một số đồ dùng học tập ( tuỳ điều kiện , HS được Bộ đồ dùng môn Toán , hộp bút màu , ... ) .

- HS quan sát.

-Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.

(15)

Bước 2. Làm việc cả lớp

- . GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời và phần thực hành của các nhóm . GV hỏi : Các em cảm thấy thế nào khi tham gia vào những hoạt động học tập trên lớp

- GV cùng HS theo dõi, bổ sung

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2 : Giới thiệu về lớp học của mình (13p)

* Cách tiến hành

Bước 1 : Làm việc theo cặp

- Yêu cầu HS giới thiêu về các hoạm t động chính của lớp học HS đặt câu hỏi , HS kia trả lời . GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi:

+ Nêu các hoạt động chính trong giờ .

+ Bạn có cảm nhận gì về các hoạt động chính đó.

Bước 2 : Làm việc cả lớp

-GV yêu cầu đại diện một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp . HS khác nhận xét , bổ sung . GV bình luận , hoàn thiện các hỏi và câu trả lời của HS .

- GV hỏi cả lớp : Cảm nhận của em như thế nào khi tham gia hoạt động ở lớp học ? - Một số HS trả lời , HS khác bổ sung 4. Hoạt động vận dụng (7p)

- Kể được với mọi người về các hoạt động chính trong lớp học và nêu được cảm nhận của mình về các hoạt động đó

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh - Chuẩn bị cho tiết học sau

Lần lượt đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.

- HS nhận xét nhóm bạn

- HS trả lời theo cảm nhận của các em .

Hs làm việc theo cặp

-Hs trao đổi

-Đại diện nhóm trả lời

-Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

………

………

………

(16)

Ngày giảng: 06/10/2021 Lớp 3C5

Thứ 4, ngày 06 tháng 10 năm 2021 TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 9. PHÒNG BỆNH TIM MẠCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em. Kể được tên một số bệnh về tim mạch. Kể ra một số cách đề phòng bệnh thấp tim.

- Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.

- Có ý thức giữ gìn sức khỏe. Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình minh họa SGK/ 20, 21; giáo án điện tử.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. HĐ Mở đầu (5 phút)

- HS hát bài: Chị Ong Nâu và em bé.

- Học sinh trả lời.

+ Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

+ Nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và đúng giờ...

2. HĐ Hình thành kiến thức mới ( 20 phút ) Hoạt động 1: Bệnh về tim mạch

- Hs chia sẻ nhóm đôi. Đại diện 2-3 nhóm nêu:

+ Kể tên một số bệnh về tim mạch mà em biết?

-Thấp tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,...

(17)

- GV mở rộng thêm cho HS kiến thức một số bệnh về tim mạch.

*Kết luận:Thấp tim là bệnh thường gặp và nguy hiểm đối với trẻ em.

Hoạt động 2: Bệnh thấp tim

- HS đọc đoạn đối thoại trong SGK.

- HS quan sát tranh SGK /20,21 thảo luận nhóm 4 – báo cáo kết quả.

+ Câu 1.

+ Câu 2.

+ Câu 3.

- Yêu cầu HS quan sát H4,5,6 – chia sẻ nhóm đôi và nêu cách phòng bệnh tim mạch.

*Kết luận:Cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể hằng ngày.

*GDKNS:

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.

+ Kĩ năng làm chủ bản thân: đảmnhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.

- Bệnh thấp tim.

- Để lại di chứng nặng nề cho van tim, gây suy tim.

- Viêm họng, viêm a - mi - đan kéo dài, thấp khớp cấp không chữa trị kịp thời.

+ Ăn đủ chất.

+ Súc miệng nước muối.

+ Mặc ấm khi trời lạnh.

3. HĐ Luyện tập, thực hành ( 10 phút )

(18)

- GV yêu cầu HS mở vở bài tập – HS thảo luận nhóm 2 cử đại diện trả lời:

+ Với người bệnh tim, nên và không nên làm gì?

*GVKL:Ai cũng mắc bệnh về tim mạch, không phải chỉ trẻ con.

- ý đúng là ý 2 và 5.

- Nên: ăn đủ chất, tập TD,...

- Không nên: chạy nhảy, làm quá sức,...

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm ( 4 phút ) - Học sinh đọc nội dung cần biết cuối bài và trả lời:

+ Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim?

* Củng cố, dặn dò:

- Xem trước bài“Hoạt động bài tiết nước tiểu”.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

...

...

Ngày giảng: 06/10/2021 Lớp 1A3

Toán

Tiết 14: EM VUI HỌC TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:

- Nghe hát, vận động theo nhịp và chơi trò chơi, thông qua đó củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật gắn

(19)

với các biển báo giao thông. Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Làm các số em thích bằng các vật liệu địa phương, biểu diễn các số bằng nhiều cách khác nhau.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài hát: Em tập đếm.

- Các vật liệu để có thể biểu diễn số lượng, chẳng hạn: dây, đất nặn, sỏi, que tính,...Bút màu, giấy vẽ. Một số hình ảnh biển báo giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

I. Hoạt động khởi động: 5p

- HS nghe và vận động theo nhịp của bài hát “Em tập đếm”. HS giơ các ngón tay theo các số có trong lời bài hát.

- HS t/h theo cặp; đọc số, giơ ngón tay đúng số lượng của số vừa đọc và ngược lại. Khi giơ một số ngón tay, GV yêu cầu phải nói đúng số lượng.

- HS nghe và vận động theo nhịp.

II. Hoạt động thực hành, luyện tập (25p)

*Hoạt động 1: Tạo thành các số em thích

- Làm các số đã học (từ 0 đến 10) bằng các vật liệu khác nhau đã chuẩn bị trước.

Chẳng hạn ghép số bằng các viên sỏi, nặn số bằng đất nặn hoặc dùng dây thừng để tạo số, ...

- HS thực hiện theo nhóm:

(20)

- Khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em.

- Trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.

*Hoạt động 2. Thể hiện số bằng nhiều cách

- Thê hiện các số đã học bằng nhiều cách: viết, vẽ, tô màu, ...

- Khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em.

- Trưng bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng.

- HS thực hiện theo nhóm:

*Hoạt động 3. Tìm hiểu biển báo giao thông

- Nêu hình dạng của các biển báo giao thông trong hình vẽ. GV giới thiệu cho HS: Trong hình vẽ, thứ tự từ trái qua phải là các biển báo: đường dành cho ô tô, đường dành cho người tàn tật, đường dành cho người đi bộ cắt ngang và đường cấm đi ngược chiều.

- HS thực hiện theo nhóm hoặc thực hiện chung cả lớp:

- Chia sẻ hiểu biết về các biến báo giao thông. Nhận ra biến cấm thường có màu đỏ.

*Củng cố, dặn dò: (5p) - HS nói cảm xúc sau giờ học.

- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

(21)

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

Ngày giảng: 07/10/2021 Lớp 4D3

Thứ 5, ngày 07 tháng 10 năm 2021 KHOA HỌC

ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Sau bài học, học sinh có thể giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.

Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Có kĩ năng nhận diện các loại rau và thức ăn sạch và an toàn.

- Tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín. Nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn. Phát triển năng lực chung: NL khoa học, NL tự học và sáng tạo, NL hợp tác.

*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về ích lợi của các loại rau, quả chín. Kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn. HS biết mối quan hệ giữa môi trường với thức ăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình vẽ 22, 23 SGK. Sơ đồ tháp dinh dưỡng T17 SGK. -Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ, 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?

- LPHT điều hành HS trả lời và nhận xét.

(22)

- Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

2.Hoạt động Hình thành kiến thức: 22 phút HĐ1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau

và quả chín hàng ngày.

Bước 1:

-Yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau và quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào?

Bước 2: GV tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số loại rau, quả các em vẫn ăn hằng ngày?

+ Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì?

GV: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả.

HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn:

- Yêu cầu lớp chia thành 4 đội, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi.

-Yêu cầu các đội hãy cùng đi chợ, mua những thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn

1.Ích lợi của việc ăn rau và quả chín

- HS đọc lại tháp dinh dưỡng và trả lời:

Cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo.

- Nhóm trưởng điều hành HĐ của nhóm và báo cáo:

+ Rau cải, muống, mướp, cải bắp, cam, xoài, chuối,….

+ Ăn nhiều rau và quả chín để có đủ vi- ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Các chất xơ trong ra, quả còn giúp chống táo bón.

(23)

-Yêu cầu giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia.

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát.

+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?

* GV Kết luận : Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng. Môi trường trong sạch thì thực phẩm cũng sach, đảm bảo chất dinh dưỡng ( GD BVMT)

HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:

Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ.

*Nhóm1: Thảo luận về:

+ Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.

+ Làm thế nào để nhận ra thức ăn ôi,

2. Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn:

- HS chia đội và để gọn những thứ mình có vào một chỗ.

- Các đội cùng đi mua hàng.

- Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua.

+ Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần nuôi trồng theo qui trình hợp vệ sinh.

+ Các khâu chuyên chở, thu hoạch, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.

+ Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng.

+ Không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.

3. Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:

(24)

héo?

*Nhóm2:

+ Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì?

* Nhóm3:

+ Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn?

+ Nấu chín thức ăn có lợi gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp - GV nhận xét, chốt kiến thức.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 5 phút

*Viết chữ Đ vào ô trống trước câu trả lời đúng, chữ S vào ô trống trước câu trả lời sai.

Sau đây là một số lời khuyên về cách ăn các thức ăn chúa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ:

S. Có thể ăn các thức ăn động vật như tôm, cua, cá để thay thế cho một số loại rau và quả chin

Đ. Chúng ta nên ăn đủ và ăn phối hợp nhiều loại rau, quả chin để cung cấp cho cơ thể đủ các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ

S. Có thể ăn nhiều loại quả khác nhau để thay thế cho các loại rau

- Thảo luận cùng bạn.

- Đại diện trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, …

+ Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.

+ Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.

+ Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.

+ Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.

- HS cả lớp.

- Tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn tốt.

- Tìm hiểu về môt số loại rau hay hoa quả không chế biến cùng các loại thực phẩm vì có thể gây ngộ độc. VD: rau cải với nước luộc gà, dưa hấu với thịt chó,...

- HS nghe.

(25)

4. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

- GV cung cấp thông tin về môt số loại rau hay hoa quả không chế biến cùng các loại thực phẩm vì có thể gây ngộ độc. VD: rau cải với nước luộc gà, dưa hấu với thịt chó,...

* Củng cố, dặn dò:

+ Nêu những cách bảo quản thức ăn ở gia đình em?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Một số cách bảo quản thức ăn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 08/10/2021 Lớp 3C5

Thứ 6, ngày 08 tháng 10 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 10. HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tên các cơ quan bài tiết nước tiểu. Biết tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.

- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(26)

- GV: Các hình minh họa SGK/ 22,23;hình cơ quan bài tiết nước tiểu trong giáo án điện tử; Phiếu học tập.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. HĐ Mở đầu (5 phút)

- HS hát bài: Bài ca đi học vàtrả lời.

+ Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim?

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động 1: Gọi tên các bộ phận

- Yêu cầu HS quan sát hình 1/22 và thảo luận nhóm 4 để gọi tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Treo hình minh họa (không có chú thích) cho HS trình bày kết quả. GV gợi ý cho HS nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ.

(GV lưu ý đối tượng HS M1).

- Lớp nhận xét – bổ sung.

*Kết luận:Nêu ý 1 ND cần biết/ 23.

Hoạt động 2: Vai trò, chức năng các bộ phận

- Phát phiếu thảo luận – Hs thảo luận nhóm đôi – Đại diện trình bày.

- Nhận xét các nhóm.

- HS nêu vai trò của từng bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu.

* Kết luận: Vai trò, chức năng của từng bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu.

Hoạt động 3: Trò chơi Ghép chữ vào sơ đồ - Gv chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 người.

- Phát cho mỗi đội 1 bảng từ để hoàn thành sơ đồ hoạt động bài tiết nước tiểu.

- Phổ biến và tiến hành trò chơi.

+ Cơ quan bài tiết có tác dụng gì?

+Nếu thận bị hỏng gây tác hại gì?

+ (…)

* Kết luận: Tác dụng của cơ quan bài tiết và vai trò của thận.

1 - e, 2 - d, 3 - b, 4 - a, 5 – c.

- Lọc máu lấy chất thải độc hại ra khỏi cơ thể.

- Không lọc được chất độc trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

- …

(27)

3. HĐ Luyện tập, thực hành ( 5 phút )

- HS chỉ vào sơ đồ và nói tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.

+ Những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường?

+ Ô nhiễm môi trường gây hại gì cho sức khỏe con người và hệ bài tiết?

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm ( 2 phút )

*Củng cố - Dặn dò:

- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.

=>Xem trước bài “Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu”.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU.. Hoạt động của

Các hoạt động dạy học-chủ

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.... CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Kiến thức: - HS biết tìm tòi,chọn nội dung phù hợp 2.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ

Kĩ năng bình luận phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:?. Hoạt động của giáo

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của

- Viết đúng những từ mở đầu là ng, ngh. Nghe hiểu câu chuyện Bí con thoát nạn và kể lại được một đoạn câu chuyện... CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.. Hoạt động dạy