• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn Ngày giảng:

Tiết 52:

KIỂM TRA GIỮA KÌ II I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS củng cố lại kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái, mối quan hệ giữa các sinh vật, giữa con người và môi trường

2. Phẩm chất

- Hình thành cho HS phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Năng lực

- Năng lực hoàn thành nhiệm vụ, năng lực phân phối thời gian, năng lực vận dụng kiến thức

II. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

TN TL TN TL

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TN TL TN TL

Chương 4:

Ứng dụng DT học

- Phương pháp tạo ưu thế lai

- Mô tả các thao tác giao phấn Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

01 0,25 2,5

01 3,0 30

02 3,25 32,5 Chương 1:

Sinh vật và môi trường

- Mối quan hệ khác loài.

- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

01 1,0 10

01 2,0 20

02 3,0 30 Chương 2: Hệ

sinh thái

- Thành phần của hệ sinh thái

- QTSV

- So sánh quần thể và quần xã;

quần thể người và QTSV.

- Thiết lập sơ đồ chuỗi thức ăn Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

01 0,25 2,5

01 2,0 20

02 0,5 5

01 1,0 10

05 3,75 37,5

(2)

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

03 2,5 25

04 4,5 45

02 3,0 30

09 10 100 III. Đề kiểm tra

I. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi phương án trả lời đúng 0,5 điểm) Câu 1. Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô

A. Ếch, ốc sên, lạc đà. B. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.

C. Giun đất, ếch, ốc sên. D. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.

Câu 2. Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan nào sau đây?

A. Dinh dưỡng B. Cộng sinh

C. Hội sinh D. Hợp tác

Câu 3. Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa OM80, có khả năng cho năng suất cao của DT10 và chất lượng gạo của OM80.

A. Hiện tượng thoái hóa giống. B. Hiện tượng ưu thế lai.

C. Hiện tượng đột biến gen. D. Hiện tượng đột biến NST Câu 4. Mối quan hệ một bên có lợi bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ:

A. Hội sinh B. Hợp tác C. Cộng sinh D. Hỗ trợ Câu5 : Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào toàn sinh vật hằng nhiệt?

A. Trâu, dơi, cá voi xanh B. Cá chép, mèo, gà

C. Cây bàng, cá sấu, vịt D. Ếch đồng, chim bồ câu, cá sấu.

Câu 6. “ Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò ”. Đây là mối quan hệ nào?

A. Hội sinh B. Kí sinh- nửa kí sinh C. Cạnh tranh D. Sinh vật ăn sinh vật khác

Câu 7 Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo ưu thế lai cao nhất ? ( các tính trạng trội có lợi được quy định bởi chữ in hoa )

A. Aabb x AAbb B. aabb x aaBB C. Aabb x AAbb D. AAbb x aaBB Câu 8: Nhóm nhân tố nào sau đây gồm toàn nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, nước B. Ánh sáng, không khí, địa y C. Độ ẩm, thực vật, đất D. Địa y, nấm, động vật

Câu 9: Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người?

A. Glucagôn B. Ađrênalin C. Tirôxin D. Insulin

Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?

A. Có vùng phân bố hẹp. B.Có vùng phân bố hạn chế.

(3)

B. Có vùng phân bố rộng. C.Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế.

II. Phần tự luận: ( 5 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm): Cho các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật.

a. Lập 4 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên

b. Lập lưới thức ăn được xây dựng từ các chuỗi thức ăn trên.

Câu 2. ( 1,5 điểm ): Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn tới những hậu quả nào? Em hãy nêu một số chính sách phát triển dân số hợp lý của Việt Nam

Câu 3. ( 1,5 điểm). Ở một số cây ăn quả khi tự thụ phấn qua nhiều thế hệ người ta nhận thấy hiện tượng sau: năng suất của cây bị giảm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu : quả bị sâu, giảm độ ngọt, quả bé…

a. Em hãy cho biết đó là hiện tượng gì ? Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên ? b. Em hãy nêu một số biện pháp nhân giống địa phương em đã áp dụng để hạn

chế hiện tượng trên ?

---Hết---

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH& THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: SINH HỌC 9

I.Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm) mỗi phương án trả lời đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐA B B D A A B D D D C

II. Phần tự luận: ( 6 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1.

( 2,5 điểm)

a, + Cỏ → Thỏ → Vi sinh vật

+ Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật + Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật + Cỏ → Sâu → Chim → Vi sinh vật

1

b. Dê Hổ

1

(4)

Cỏ Thỏ Vi sinh vật Sâu Chim ăn sâu

Câu

2.

( 1,5 điểm)

a - Khi dân số tăng quá nhanh dẫn tới : thiếu nơi ở, nguồn nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng chặt phá từng và các tài nguyên khác….

- Một số chính sách phát triển dân số ở Việt Nam:

+ Tuyên truyền cho mọi người về chính sách dân số của Nhà nước.

+ Trang bị cho học sinh, thanh niên kiến thức về sức khỏe sinh sản

+ Các bệnh viện không cho biết giới tính thai nhi

+ Từ 20/3/2021 những gia đình sinh con 1 bề được giảm bảo hiểm y tế, học phí…

0,75

0,75

Câu 3.

( 1,5 điểm)

A

b.

- Hiện tượng :). Ở một số cây ăn quả khi tự thụ phấn qua nhiều thế hệ người ta nhận thấy hiện tượng sau: năng suất của cây bị giảm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu : quả bị sâu, giảm độ ngọt, quả bé…

=> Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn.

- Nguyên nhân : Qua các thế hệ tự thụ phấn ở cây giao phấn tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng do đó các gen lặn có hại được tổ hợp lại ở trạng thái đồng hợp lặn biểu hiện ra kiểu hình.

Một số biện pháp nhân giống địa phương em đã áp dụng để hạn chế hiện tượng thoái hóa :

- Áp dụng phương pháp nhân giống vô tính - Tiến hành giao phấn cho cây

0,5

0,5

0,5

Tổng 5

(5)

Ngày soạn: ..../.../...

Ngày giảng:

Tiết 59 Bài: BÀI TẬP HỆ SINH THÁI.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:

- Giúp hs hiểu được khái niệm HST, nhận biết được HST trong tự nhiên, hiểu chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và vận dụng giải thích ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rải hiện nay.

2. Phẩm chất

- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

3. Định hướng phát triển năng lực học sinh

- Năng lực tự học, giải quyết vẫn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. GV: -Tranh 50.1,50.2( cắt rời từng con một…) 2: HS: - Nghiên cứu SGK.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là môi trường ở các khu công nghiệp, ở những đất nước đang phát triển như nước ta. Môi trường đang kêu cứu.

Chúng ta cần có những việc làm gì? Những hành động như thế nào để bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?...

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

(6)

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Củng cố lại kiến thức hệ sinh thái a) Mục tiêu: HS nêu lại thế nào là một hệ sinh thái

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

Hoạt động của GV – HS Nội dung

- GV y/c hs ng/cứu thụng tin & qs h 50.1 & trả lời câu hỏi ( T150)

GV cho hs thảo luận toàn lớp.(hs:+TP vô sinh,+TP hữu sinh,+ lá mục cây rừng,+ĐV ăn TV thụ phấn và bón phân cho TV,+ rừng cháy: mất nguồn t/ăn, nơi ở…)

- GV cho đại diện các nhóm trình bày.

? Một HST rừng nhiệt đới(h.50.1) có đ2 gỡ.(hs: Nhân tố VS, HS, nguồn t/ăn(TV), giữa SV có mối qhệ dinh dưỡng  tạo vòng khép kín vật chất)

? Thế nào là HST. Em hãy kể tên các HST mà em biết.

? HST hchỉnh gồm những TP chủ yếu nào.

- GV gthiệu 1 số HST: Hoang mạc nhiệt đới , rừng lá rộng ôn đới, thảo nguyên

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã SV và khu vực sống( Sinh cảnh), trong đó các SV luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- VD: Rừng nhiệt đới

- Các thành phần của hệ sinh thái:

+ Nhóm tố vô sinh

+ Sinh vật sản xuất ( là TV )

+ Sinh vật tiêu thụ ( ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV)

+ Sinh vật phân giải ( VK, Nấm…)

Hoạt động 2: Tìm hiểu chuỗi thức ăn và lưới thức ăn a) Mục tiêu: biết được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết:

? Thức ăn của chuột là gì? động vật nào ăn thịt chuột?

? Thức ăn của sâu là gì? Động vật nào ăn thịt sâu?

? Thức ăn của cầy là gì?

II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

1.Chuỗi thức ăn.

(7)

? Động vật nào ăn thịt cầy?

Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với 1 mắt xích đứng trước và đứng sau trong chuỗi thức ăn?

Thế nào là 1 chuỗi thức ăn? Cho VD về chuỗi thức ăn?

Cho biết sâu ăn lá tham gia vào chuỗi thức ăn nào?

? Cho biết chuột tham gia vào chuỗi thức ăn nào?

? Cho biết cầy tham gia vào chuỗi thức ăn nào?

Thế nào là lưới thức ăn?

? Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái?

? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm thành phần sinh vật nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Ví dụ:

+ Cây cỏ  chuột  rắn.

+ Sâu  bọ ngựa  rắn.

+ Cây cỏ  sâu  bọ ngựa.

+ Sâu  cầy  Đại bàng.

- Trong chuỗi thức ăn mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

2. Lưới thức ăn:

- Lưới thức ăn là chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích.

Ví dụ: Sâu ăn lá có thể tham gia vào các chuỗi thức ăn sau:

+ Cây gỗ  sâu ăn lá  bọ ngựa.

+ Cây gỗ  sâu ăn lá  chuột.

+ Cây gỗ  sâu ăn lá  cầy.

+ Cây cỏ  sâu ăn lá  bọ ngựa.

+ Cây cỏ  sâu ăn lá chuột.

+ Cây cỏ  sâu ăn lá  cầy.

- Thành phần của 1 hệ sinh thái gồm:

+ SV sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.

+ SV tiêu thụ cấp1: sâu ăn lá, chuột, hươu

+ SV tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, cầy, rắn.

+ SV tiêu thụ cấp 3: đại bàng, rắn, hổ.

+ SV phân hủy: VSV, nấm, địa y, giun đất.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Cho các chuỗi thức ăn sau:

1. TV  Thỏ  Cáo VSV 2. TV  Thỏ  Cú  VSV

(8)

3. TV  Chuột Cú  VSV

4. TV Sâu  Ếch  Rắn  VSV

5. TV Sâu  Ếch  Rắn  Cú  VSV

Hãy xây dựng một lưới thức ăn và xác định mắt xích chung nhất từ các chuỗi thức ăn trên

Đáp án

Thỏ Cáo

TV Chuột Cú Vi sinh vật

Sâu Ếch Rắn

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:

1/ Nêu các thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh?

2/ Nêu khái niệm chuỗi thức ăn? Cho ví dụ?

3/ Giải thích tại sao trong ao người ta thả nhiều loại cá khác nhau?

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay

SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG Sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẫu, hoạt động sinh lí và tập tính với các điều kiện sinh

• Khảo sát mối liên quan giữa độ dày bánh rau với tuổi thai, cân nặng thai nhi, và các chỉ số sinh trắc học của thai nhi.... Đối tượng và phương