• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/10/2020

Tiết: 8 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY

TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ( T1) I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.

- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

* Tích hợp môn ngữ văn: Tìm và giải thích một số câu ca dao tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp, vân dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa.

2. Kỹ năng

Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. Thái độ

Có thái độ tôn trọng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học tự tìm kiếm và xử lí thông tin, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực xác định giá trị, Năng lực tư duy sáng tạo, Năng lực trình bày suy nghĩ.

6. Các nội dung tích hợp:

TÔN TRỌNG, BẢO VỆ, GIỮ GÌN, PHÊ PHÁN, TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT.

- Giáo dục kĩ năng sống: xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, đặt mục tiêu, thu thập và xử lí thông tin.

- Giáo dục đạo đức:

+ Biết tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Biết lên án, phê phán những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống tộc.

+ Giáo dục học sinh bổn phận, trách nhiệm của công dân- học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác :

+ Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức của dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp toả sáng để mọi người noi theo.

II/ Tài liệu và phương tiện

- Thầy: SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu liên quan đến chủ đề

- Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

(2)

- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Phương pháp chơi trò chơi

- Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật động não

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ôn định: (1phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số( Vắng)

9A 31 / 10 / 2020

9B 30 / 10 / 2020

9C 30 / 10 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ

3. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: giáo án, hình ảnh

- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, thuyết trình - Thời gian: 3 phút.

- Cách thức tiến hành

Máy chiếu 1 số câu tục ngữ, ca dao - GV nêu câu hỏi thảo luận:

? Đọc những câu tục ngữ, ca dao dưới đây và cho biết mỗi câu nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam chúng ta

a. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn b. Thương người như thể thương thân

c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư e. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con - HS nêu suy nghĩ cá nhân

a/ Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái b/ Truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau c.d /Truyền thống uống nước nhớ nguồn e/ Truyền thống đạo hiếu

GV: Qua các bài học trước, chúng ta đã thấy rõ xu thế hiện nay là phải tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nhưng để có thể hợp tác và hội nhập thành công, mỗi dân tộc cần phải giữ vững được bản sắc riêng của mình.

Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên cái bản sắc riêng đó, là nguồn gốc sức mạnh dân tộc ta. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điều vô cùng quan

(3)

trọng đối với sự nghiệp hiện đại hóa đất nước cũng như sự phát triển, hoàn thiện nhân cách mỗi con người.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I: Đặt vấn đề: Lắng nghe, quan sát, thảo luận và đàm thoại phân tích về một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh một số tấm gương, việc làm giúp học sinh bước đầu nhận biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não, đọc hợp tác,hỏi và trả lời

- Thời gian: 7 phút.

- Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Học tập và làm theo tấm gương của Bác về kế thừa...của Bác

- Bác không những tiếp nhận truyền thống của dân tộc mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiên các giá trị đạo đức của dân tộc...Bác trở thành tấm gương sáng...noi theo

GV cho HS đọc hai câu chuyện trong SGK sau đó cho HS thảo luận theo nhóm ( thời gian 3')

HS chia thành 6 nhóm.

GV yêu cầu mỗi nhóm đọc và thảo luận về hai câu chuyện của phần đặt vấn đề.

Hs cử đại diện nhóm và thư kí

G nhận xét hoạt động thảo luận của nhóm Nhóm1,2:

Câu1: Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ?

- Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành làn sóng mạnh mẽ to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn. Nó nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Thực tiễn đã chứng minh điều đó:

+ Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc( Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…chống Pháp và chống Mĩ)

- Các chiến sĩ ngoài mặt trận, các công chức ở hậu phương, phụ nữ cũng tham gia kháng chiến, các bà mẹ anh hùng, công nhân, nông dân thi đua sản xuất…

I. Đặt vấn đề 1. Truyện đọc

a. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta

Câu 2: Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của - Những việc làm của nhân

(4)

truyền thống gì?

- Những tình cảm, việc làm tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yêu nước.

dân ta thể hiện truyền thống yêu nước.

Đây là bài viết của Bác Hồ về lòng yêu nước của dân tộc ta còn bản thân Bác cũng là một người Việt Nam yêu nước không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như : yêu quê hương đất nước, nhân ái, khoan dung, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn... mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp để mọi người noi theo. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang vận động toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và bước đầu có những kết quả tốt đẹp.

Nhóm 3,4:

Câu1: Cụ Chu Văn An là người như thế nào?

- Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.

- Cụ có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.

- Học trò của cụ nhiều người đã là những nhân vật nổi tiếng.

Câu 2: Học trò cũ của cụ đã cư xử với cụ ntn? Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì?

- Đến mừng thọ thầy . - Vái chào, lạy thầy .

- Không dám ngồi ngang với thầy . (Dù đã là quan to )

- Kính cẩn trả lời .

® Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ của mình

b. Chuyện về một người thầy

- Cách cư xử của học trò:

kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ của mình

® Truyền thống tôn sư trọng đạo

? Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì?

- Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi

(5)

đến ngày nay.

- Biết ơn, kính trọng thầy cô dù mình là ai, đó là truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Đồng thời thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An.

GV kết luận: DTVN có truyền thống lâu đời với mấy nghìn năm văn hiến. Chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc. Truyền thống yêu nước, truyền thống tôn sư trọng đạo được đề cập trong hai câu chuyện trên đã giúp chúng ta hiểu về truyền thống của dân tộc .Vậy thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc chúng ta chuyển sang nội dung bài học.

II: Tìm hiểu nội dung bài học

- Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học + Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Phương tiện, tư liệu: Giấy tô ki, bút dạ

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, trình bày một phút

- Thời gian: 15 phút - Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Trong chương trình GDCD 7, chúng ta đã học

“Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ’’. Chúng ta đã hiểu thế nào là truyền thống

? Vậy truyền thống là gì?

(HS nhắc lại)

- Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài học này các em cần phải hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II. Nội dung bài học 1. Khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc

? Qua ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

H trả lời G chốt ý

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- GV giải thích : Giá trị đồng nghĩa với tốt đẹp.

Tinh thần là những gì tồn tại trong tư tưởng tư duy trong suy nghĩ của con người

(6)

- Giá trị tinh thần là tất cả những gì tốt đẹp tồn tại trong tư tưởng tư duy trong suy nghĩ của con người

? Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Vậy dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào? chúng ta tìm hiểu nội dung thứ 2 ®

G tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức Ai nhanh hơn với hình thức Tạo hoa thời gian 1 phút

G gọi nhóm 5,6 thi đua. H tham gia chia làm 2 đội lên ghép hoa, đội nào ghép được nhiều cánh vào bông hoa trước thì thắng cuộc

? Kể tên một số truyền thống mà em biết - H thể hiện

- G nhận xét, tuyên dương

2. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

? Qua phần chơi trò chơi khái quát dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào?

H trả lời,

GV kết luận-> ghi bảng

- Truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm - TT đạo đức: nhân nghĩa, đoàn kết, hiếu thảo.

- TT lao động sản xuất:

cần cù, thông minh, sáng tạo

- TTVH: Các phong tục tập quán tốt đẹp, những lễ hội mang nhiều ý nghĩa trong sinh hoạt cộng đồng.

- TT nghệ thuật: nghệ thuật điêu khắc, tranh lụa, nghệ thuật sân khầu, hát những làn điệu dân ca H trình bày một số truyền thống dân tộc đã được

phân công:

- Tổ 1: Giới thiệu về truyền thống dân tộc qua tà áo dài của người phụ nữ

- Tổ 2: Lễ hội chùa Yên Tử ở Uông Bí

- Tổ 3: Các làn điệu dân ca

® GD TRÁCH NHIỆM, PHÊ PHÁN (GD trách nhiệm của công dân đối với việc thừa kế phát huy truyền thống dân tộc phê phán một số hủ tục)

? Theo em có phải dân tộc ta chỉ có những truyền thống tốt đẹp không ? Không, bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực dân tộc ta vẫn còn có những truyền thống thói quen, lối sống tiêu cực.

? Nêu vài VD minh hoạ ( máy chiếu)

(7)

- Tư tưởng địa phương hẹp hòi : Kỳ thị chia rẽ dân tộc, ngờ vực dân tộc khác Bệnh này rất nguy hiểm. Bác Hồ nói: Từ bệnh hẹp hòi mà sinh ra nhiều thứ

bệnh khác như chủ nghĩa cục bộ địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa độc đoán... Khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi; đố kị với người trung thực, thẳng thắn, ... »

- Nếp nghĩ lối sống tùy tiện coi thường pháp luật : ăn nói, trang phục, đầu tóc, đua xe, phạm tội. ( Tồn tại trong một số thanh niên đua đòi hư hỏng )

- Tập quán lạc hậu.

Những ngày kiêng kỵ của đồng bào dân tộc Dao. Đồng bào dân tộc Dao có nhiều ngày kiêng kỵ như: Lệ quét làng (không cho khách lạ vào làng), bố chồng không dùng chung nhà vệ sinh với con dâu, đàn bà không được ngồi ăn cơm chung với đàn ông. Ở một số xã vùng cao ở nhà sàn, nuôi trân bò dưới gầm sàn nhà có thể nuôi tới 13 con. Rất mất vệ sinh. Từ đây có thể sinh ra rất nhiều dịch bệnh.

- Mê tín dị đoan : lễ cúng ma (mỗi khi trong nhà có người ốm, đau người nhà của người ốm đó không mời cán bộ y tế đến chữa bệnh mà lại mời thầy mo để xua đuổi con ma và đến khi quá muộn người bị bệnh nặng quá không cứu chữa được thì họ bảo là do con ma bắt đi)

Tục lặn nước của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên : Khi có mâu thuẫn mà phân xử không được thì họ kéo nhau ra suối để phân biệt ai đúng, ai sai bằng cách… lặn nước. Ai mà nổi lên trước thì người đó sai.

- Tục lệ ma chay, cưới xin lễ hỏi lãng phí : Ở một số vùng cao thách cưới mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché…để dẫn cưới) và những người đàn ông nghèo quá thì không có tiền cưới vợ.

Phong tục “nối dây”: Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của vợ quá cố.

® Truyền thống không tốt là chủ yếu gọi là hủ tục.

? Với những hủ tục này ta phải làm gì?

- HS nêu ý kiến

Những hủ tục lạc hậu này cần phải được dần dần loại bỏ

? Thế còn những truyền thống mang yếu tố tích cực?

Kế thừa và phát huy

Vậy Làm thế nào để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiết sau cô và các em cùng tìm hiểu.

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: chơi trò chơi, động nã, trình bày 1 phút - Thời gian: 6 phút.

- Cách thức tiến hành

Hãy kết nối mỗi hành vi ở cột 1 với mỗi truyền thống ở cột 2 sao cho đúng nhất:

(8)

1. Hành vi Nối 2- Truyền thống a. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp

nghĩa

1. Tôn sư trọng đạo b. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân

tộc

2. Hiếu thảo c. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo 3.Yêu nước d. Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ 4. Biết ơn

5. Hiếu học a -> 4 ; b-> 3 ; c-> 1 ; d-> 2

TRÒ CHƠI

Đuổi hình bắt chữ ( máy chiếu)

Có 6 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang chứa đựng một truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Các em sẽ được lựa chọn ô chữ mình thích sau đó quan sát các hình ảnh tương ứng với từng ô chữ và đoán xem đó là truyền thống nào.

Em có thể đưa ra câu trả lời cho ô chữ hàng dọc bất cứ lúc nào?

Trả lời đúng mỗi ô chữ sẽ có một phần thưởng. Không trả lời được cô giáo sẽ đưa ra đáp án.

1: 7 chữ cái : KIÊN TRÌ 2: 7 chữ cái: ĐOÀN KẾT 3: 6 chữ cái BIẾT ƠN

4: 11 chữ cái : LỊCH SỰ TẾ NHỊ

5: 17 chữ cái: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI 6: 8 chữ cái: HIẾU THẢO

Ô CHỮ HÀNG DỌC: KẾ THỪA

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.® GD TÔN TRỌNG, GIỮ GÌN, TRÁCH NHIỆM…

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống

- Phương pháp, kĩ thuật: Xử lí tình huống, trình bày suy nghĩ, - Cách tiến hành:

Tình huống: yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà theo hình thức sắm vai.

HS thể hiện theo sự gợi ý, GV nhận xét, tuyên dương

Hoa, Nam và Lan là những người bạn rất thân. Mỗi lần gặp nhau, Hoa và Nam lại kể cho nhau nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhàn thấy hoa và Nam thi nhau kể một cách say sưa, Lan bểu môi nói: “ Cứ nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam là mình có mặc cảm thế nào ấy. so với các nước trên thế giới, nước mình còn quá lạc hậu. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu mà các cậu thi nhau kể ?

a. Em có đồng ý với ý kiến của Lan không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của Lan, em sẽ nói gì với Lan?

(9)

Đáp án:

a. Không đồng ý với ý kiến của Lan vì:

+ Dân tộc nào chẳng có truyền thống tốt đẹp mà truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Dân tộc Việt Nam ta không chỉ có truyền thống chống giặc ngoại xâm mà còn có những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, yêu thương đùm bọc nhau, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo…các truyền thống về văn hoá, tập quán tốt đẹpvà cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam.

+ Truyền thống của dân tộc Việt Nam không chỉ được một số nước thừa nhận mà cả thế giới

+ Mọi người dân Việt Nam chúng ta ai cũng tự hào, gìn giữ, bảo vệ, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước

+ Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương tiện, tư liệu: sách, báo, mạng; tham quan thực tế - Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động cá nhân..

- Thời gian : 3 phút - Cách tiến hành:

Học sinh tìm đọc trên sách, báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi với người thân,…

về việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Giáo viên định hướng, gợi mở 4. Củng cố: (2’)

- Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức đã học theo sơ đồ - Phương tiện, tư liệu: câu hỏi

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, động não - Thời gian: 2 phút.

- Cách thức tiến hành

HS nhắc lại nội dung bài học ( GV hệ thống bài theo sơ đồ)

GV kết luận: Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Có nghĩa là không những tôn trọng, tự hào, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cũng phê phán và ngăn chặn những hành vi, việc làm tổn hại đến những truyền thống đó.

GV kết luận chung: Truyền thống dân tộc được giới thiệu trong bài là giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống là bảo tồn, giữ gìn những giá trị tốt đẹp đồng thời giao lưu học hỏi tinh hoa của nhân loại để làm giàu cho truyền thống của dân tộc ta.

5. Đánh giá:

? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

(10)

? Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

6. Hoạt động tiếp nối

* Học bài cũ: Học thuộc

+ Khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Kể đuợc một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Làm bài tập SGK

* Chuẩn bị bài mới

+ Sưu tầm tranh, ảnh về các truyền thống dân tộc

+ Tại sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc?

- HS cần biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thể hiện ở các việc: chăm chỉ, chuyên cần, sáng tạo trong học tập; kính trọng, biết ơn thầy cô giáo; hiếu thảo với cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội.

7. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tổ trưởng duyệt Ngày 26 tháng 10 năm 2020

Vũ Thị Nhung

Ngày soạn: 30/10/2020 Tiết: 9

(11)

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY

TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ( T2) IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ôn định: (1phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số( Vắng)

9A 7 / 11 / 2020

9B 7 / 11 / 2020

9C 6 / 11 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ

- Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh - Phương tiện, tư liệu: bảng phụ

- Phương pháp: đàm thoại, hỏi đáp - Kĩ thuật: động não

- Thời gian: (4 phút.)

Câu hỏi Sơ lược đáp án Biểu điểm

Câu 1: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

4 điểm

Câu 2: Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy giới thiệu một truyền thống mà em biết

- Truyền thống yêu nước

- Truyền thống đạo đức: nhân nghĩa..

- Truyền thống văn hóa: phong tục..

- Truyền thống lao động: cần cù...

- Truyền thống nghệ thuật: sân khấu..

4 điểm

- Giới thiệu về một truyền thống 2 điểm 3. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Thời gian: 1 phút.

- Phương pháp: Thuyết trình Kĩ thuật: Trình bày 1 phút - Phương tiện, tư liệu: giáo án

Gv giới thiệu một số tư liệu về đánh giá của thế giới đối với truyền thống của Việt Nam như chống giặc ngoại xâm, những sản phẩm nghề truyền thống.

Vậy truyền thống của dân tộc có ý nghĩa gì? Mỗi công dân cần có trách nhiệm như thế nào để kế thừa và phát huy?

Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học

+ Khái niệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

(12)

+ Ý nghĩa của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, giáo án

- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, chơi trò chơi - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút.

- Thời gian: 12phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của TT tốt đẹp của dân tộc.

? Ở tiết 1, chúng ta đã tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một em nhắc lại đó là những truyền thống nào?

HS trả lời

GV giới thiệu tranh

? Các em quan sát lên bức ảnh nói xem đây là hình ảnh thể hiện truyền thống gì của dân tộc VN?

HS : - Ảnh 1: Truyền thống hiếu học.

Đây là hình ảnh tiến sĩ Trần Văn khê là một nhà nghiên cứuvăn hóa âm nhạc cổ truyền VN.

- Ảnh 2. Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng ba

* Hs thảo luận nhóm bàn (5’):

? Em hãy kể về một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ

gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương?

I. Đặt vấn đề

II. Nội dung bài học 3. Ý nghĩa:

? Những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc có ý nghĩa gì?

HS: cử đại diện trả lời HS nhận xét

GV nhận xét, định hướng

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá.

- Góp phần vào quá trình phát triển của dân tộc, cá nhân.

Ngoài ra bên cạnh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vẫn còn một số truyền thống ko tốt vẫn còn tồn tại em hãy kể một vài ví dụ :

HS: Ma chay, cưới xin linh đình, ăn khao, ăn vạ, mê tín dị đoan…

GV: nó sẽ ko còn tồn tại nữa nếu mỗi con người có ý thức nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết của mình.

(13)

? Vì sao nói việc kế thừa và phát huy TT tốt đẹp của dân tộc là góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, của mỗi cá nhân?

H trả lời G chốt kiến thức

* Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân

? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

Hs: - Bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Tự hào truyền thống dân tộc...

GV: Thái độ chê bai, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ, trì trệ, thích hàng ngoại, ăn chơi, đua đòi, sống gấp... cần loại bỏ.

4. Trách nhiệm của học sinh

- Tự hào, giữ gìn và phát huy.

- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống.

? Học sinh có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc?

H trả lời

? Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Hs trả lời – HS nhận xét GV định hướng

*Hoạt động 3: Thực hành hướng dẫn luyện tập những nội dung kiến thức đã học - Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, bài tập

- Phương pháp: thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: động não,

- Thời gian: 10 phút.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

? Xác định yêu cầu bài 3 SGK?

HS trả lời

Hs thảo luận theo bàn (2 phút), cử đại diện trình bày

HS nhận xét GV nhận xét

III. Luyện tập Bài tập 3:

- Đồng ý: a, b, c, e

? Em hãy nêu yêu cầu bài 4 SGK?

HS trả lời

GV: Chia lớp thành 3 đội (mỗi đội 5 học

Bài tập 4: Thi hát các làn điệu dân ca

(14)

sinh)

Chủ đề: Thi hát các làn điệu dân ca ở quê hương mình và mọi miền đất nước.,

HS thảo luận nhóm lựa chọn bài hát HS trình bày

HS nhận xét

GV nhận xét (cho điểm)

Hoạt động 5: Vận dụng, sáng tạo

- Mục tiêu: HS vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống, ca dao, vẽ sơ đồ tư duy….giải thích câu

- Phương tiện, tư liệu: giấy toki, bút dạ, nam châm

- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động cá nhân, Thảo luận nhóm - Kĩ thuật: động não, lược đồ tư duy

- Thời gian: 5 phút.

Câu 1: câu ca dao: Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao trên nói lên truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? Em hãy giới thiệu ngắn gọn truyền thống đó

- Gv Yêu cầu HS thảo luận nhóm, khái quát kiến thức bằng bản đồ tư duy 4. Củng cố (2 phút)

- Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức đã học theo sơ đồ - Phương tiện, tư liệu: câu hỏi

- Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, động não - Thời gian: 2 phút.

- Cách thức tiến hành

HS nhắc lại nội dung bài học ( GV hệ thống bài theo sơ đồ)

GV kết luận: Việc kế thừa, tiếp thu giáo dục truyền thống là vấn đề quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc, khách quan và có lòng tin vào cái thiện, cái hợp lí và tiến bộ. Là công dân của một đất nước trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc, phải bảo vệ, giữ gìn truyền thống mà cha ông ta để lại, góp phần nhỏ

vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

5. Đánh giá:

? Em đã/có thực hiện những thái độ, hành vi, việc làm nào thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

? Em cần điều chỉnh, thay đổi những thái độ, hành vi, việc làm nào chưa phù hợp với các truyền thống tốt đẹp của dận tộc?

? Em hãy cùng các bạn trong nhóm, trong lớp xây dựng kế hoạch và thực hiện 1 kế hoạch cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

6. Hoạt động tiếp nối

* Học bài cũ:

- Học và nắm chắc nội dung bài học.

- Làm bài tập: Viết một đoạn văn từ (5-7 câu) nói về tình yêu quê hương đất nước.

* Chuẩn bị kiểm tra 45 p tiết sau:

(15)

Ôn tập các nội dung đã học, xử lí các tình huống liên quan đến nội dung bài học...

7. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 2 tháng 10 năm 2020

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ba là, gắn việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Quận 1, TPHCM Các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại

- “Chiến tranh đặc biệt”: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major