• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi HSG môn Ngữ văn 9 huyện Yên lạc 2017-2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi HSG môn Ngữ văn 9 huyện Yên lạc 2017-2018"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018

MÔN THI: NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. ( 2,0 điểm)

Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:

“ Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

…….

“ Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”

Câu 2. ( 2,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:

“ Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác…, nhưng trước hết phải là những người tử tế…”

(PGS. Văn Như Cương) Câu 3. ( 6,0 điểm)

Nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung ”

Qua “ Chuyện Người con gái Nam Xương”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

………..Hết ………..

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NGỮ VĂN 9

Câu Nội dung cần đạt Thang

điểm Câu 1:

( 2 đ)

*Yêu cầu : Kĩ năng: HS viết đoạn văn cảm thụ văn học, có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt. Biết cảm nhận, chỉ ra được điểm chung, riêng của hai đoạn thơ.

Nội dung cần có các ý cơ bản sau:

- Hai đoạn trích là những câu thơ tuyệt bútmiêu tả thiên nhiên trong

“truyện Kiều”của Nguyễn Du .Cả hai đoạn trích đều mở ra trước mắt người đọc một bức tranh phong cảnh rộng mênh mông trải từ mặt đất tới chân mây. Ở đó đều ngập tràn màu sắc và nhuốm màu tâm trạng con người.Tuy nhiên, ở mỗi đoạn trích lại hiện lên một cảnh với vẻ đẹp, phong thái riêng.

+ “Cỏ non xanh tận chân trời…” Gợi bức tranh thiên nhiên mênh mông một màu xanh non mơn mởn của cỏ mùa xuân trải dài tới tận chân trời. Trên nền cỏ xanh ấy , điểm xuyết màu trắng tinh khôi của một vài bông hoa lê . Với bút pháp nghệ thuật miêu tả bằng vài nét chấm phá, điểm xuyết, lấy tĩnh tả động, đặc biệt dùng chữ “điểm”

như một “ nhãn tự” , câu thơ gợi được cả không khí, thần thái của bức tranh cảnh ngày xuân tươi đẹp, trong sáng, tinh khôi, tràn trề sức sống của thiên nhiên. Bức tranh được cảm qua cái nhìn tâm trạng của người thiếu nữ sống trong cảnh “êm đềm” cùng cha mẹ nên có cái háo hức, phấn khởi của ngày xuân, mùa lễ hội.

+ “ Buồn trông nội cỏ rầu rầu…” Bức tranh thiên nhiên được gợi lên với không gian mênh mông rộng lớn, cỏ cũng trải dài chân mây mặt đất nhưng không phải cỏ non mơn mởn mà là một màu xanh héo úa, rầu rầu. Cụm từ láy “rầu rầu” thể hiện sự héo úa của cảnh, cũng là sự buồn rầu, cô đơn, lo sợ trong tâm trạng của nhân vật trữ tình, khi Kiều không còn được tự do nữa mà đã bị hoàn cảnh đẩy đưa, bị bán vào lầu Ngưng Bích, sống kiếp người phôi pha. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm trong hai câu thơ, có tác dụng không chỉ đơn thuần là gợi tả một bức tranh thiên nhiên mà nó còn là một bức tranh tâm trạng. Tâm trạng con người nhuốm lên cảnh vật và ngược lại, cảnh vật thể hiện tâm trạng con người

=>Hai đoạn thơ khẳng định tài năng của Nguyễn Du trong sử dụng nghệ thuật tả cảnh, tả cảnh ngụ tình.Cùng miêu tả một bức tranh thiên nhiên của cỏ nhưng qua hoàn cảnh khác nhau, qua cảm nhận, tâm trạng khác nhau cảnh vật hiện lên khác nhau.Có thể nói, chỉ qua bốn câu thơ được trích trong hai trích đoạn khác nhau của “truyện Kiều”, tác giả Nguyễn Du đã làm cho người đọc cảm nhận được nghệ thuật tinh tế của ông cũng như đặc tả được tâm trạng của Thúy Kiều qua từng giai đoạn, biến cố của cuộc đời. Người đọc cũng như được dõi theo từng bước đi, trải nghiệm cùng những thăng trầm cuộc đời của giai nhân.

0,5

0,5

0,5

0,5

(3)

Câu 2:

( 2 đ).

* Yêu cầu:

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục.

Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

- Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

MB:

- Dẫn dắt nêu vấn đề:

+ Mỗi con người trong cuộc sống không ngừng học hỏi để trở thành những người có ích.

+ Dẫn lời : “Các em có thế trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi,…”

0,25

TB:

1. Giải thích:

    Ÿ + “những người lao động chân chính”: những con người sống lương thiện bằng chính đôi tay và khối óc – bằng sức lao động  của mình và có trách nhiệm với cộng đồng. “ những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác..” đây là mong muốn, mục đích hướng tới trong học tậpcủa tất cả chúng ta để trở thành những con người có tài năng, thành công trong mọi lĩnh vực.

+ “người tử tế”: Về ngữ nghĩa, “tử tế” là tốt bụng.“Người tử tế” là người biết làm việc tốt, sống đúng, sống đẹp, sống có ý nghĩa,  sống phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội.

=>Câu nói của PGS.Văn Như Cương là lời nhắc nhở, khẳng định trước khi học kiến thức để trở thành những con người tài năng, thành đạt thì các em học sinh trước hết phải học cách là người tử tế, rèn luyện và xây dựng cho mình những phẩm chất tốt, có phong cách, lối sống đẹp ở đời.

0,25

2. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:

*Người tử tế là người như thế nào?

- Làm người tử tế trước hết là người sống trung thực, ngay thẳng, biết yêu ghét đúng đắn. biết phân biệt đúng sai, phải trái, sống thật với bản thân mình và những giá trị của chính mình, có thái độ đúng đắn trước

 -Làm người tử tế là người biết  vượt qua hoàn cảnh để sống có ích, có ý nghĩa. Sống tử tế còn là biết cống hiến cho đời những giá trị tốt đẹp. Dù ở hoàn cảnh, vị

1,0

(4)

trí nào cũng không được phép gục ngã, phải có nghị lực sống vững vàng, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn.

- Và trên hết làm người tử tế là người phải biết sống yêu thương, sẻ chia, đồng cảm với những người xung quanh,trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Phải biết mở rộng trái tim để đón lấy và trao đi những yêu thương. Yêu những gì gần gũi, gắn bó, yêu làng xóm, quê hương, đất nước...

* Vì sao phải là người tử tế?

+ Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết. Sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn và thành công, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.

+ Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị tốt đẹp cho bản thân, gia đình, cho cộng đồng xã hội. Xã hội có nhiều nhiều người tử tế sẽ phát triển văn minh, tiến bộ hơn. Con người sẽ yêu thương, trân trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và sống tốt đẹp hơn.

( dẫn chứng minh họa trong cuộc sống, văn học )

* Phê phán những con người không tử tế:

Xã hội hiện nay bên cạnh những con người tử tế thì còn những ngời sống không tử tế. Đó là những con người vô cảm, vô văn hoá , sống chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân ,không muốn vươn lên, chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, gian dối, làm việc trái với đạo lí, pháp luật. Những con người có lối sống đó sớm muộn cũng sẽ không có kết quả tốt đẹp, bị cả xã hội lên án. 

( dẫn chứng minh họa trong cuộc sống, văn học ) 3. Bài học nhận thức, hành động về thái độ sống:

- Sống tử tế hãy bắt đầu bằng những nhận thức và hành động đơn giản nhất: không gây hại cho người khác, chân thành, trung thực, biết vươn lên hoàn cảnh, biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, biết lên án cái xấu, có trách nhiệm, biết cống hiến hi sinh …

- Cần ý thức rèn luyện  những năng lực, tu dưỡng những giá trị chuẩn mực về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp để trở thành “người tử tế”. những “con người lao động chân chính” , có đức, có tài.

-  Liên hệ bản thân.   

0,25

KB: Khẳng định ý nghĩa của câu nói và thái độ của bản thân 0,25 Câu 3:

(6đ)

A. Yêu cầu chung:

* Về Kĩ năng: Biết viết văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học có yếu tố lí luận.Bài viết có bố cục, cân đối, chặt chẽ.

Diễn đạt mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp; trình bày sạch đẹp,

(5)

rõ ràng, có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

* Về nội dung: B. Yêu cầu cụ thể:

HS phải phân tích, chứng minh được sự khám phá trong nội dung và phát minh nghệ thuật của truyện so với câu chuyện cổ. Có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau:

MB: - Dẫn dắt, nêu ý kiến: Đặc trưng của văn học là sáng tạo. Sự sáng tạo ấy chính là yếu tố quyết định đem lại sự thành công cho tác phẩm, cho người sáng tác. Chính vì thế, nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết:“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung ”

0,25

TB:

a. Giải thích vấn đề

- “mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức” – khẳng định mỗi tác phẩm văn học phải là một công trình nghệ thuật duy nhất có phong cách nghệ thuật riêng, có những tìm tòi, phát hiện sáng tạo riêng về nghệ thuật; “khám phá về nội dung" – nghĩa là tác phẩm ấy phải thể hiện được những nội dung, tư tưởng, quan niệm, cách nhìn , cách cảm mới mẻ của nhà văn về cuộc sống, con người và xã hội.

Câu nói này nhằm nhấn mạnh, khẳng định mỗi một tác phẩm nghệ thuật phải có sự phát hiện, sáng tạo của nhà văn trong cả nội dung và nghệ thuật

- Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”, sự “ khám phá” về nội dung chính là nhà văn đã phản ánh và tố cáo bức tranh hiện thực về chế độ xã hội phong kiến xưa; thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ qua cuộc đời, số phận nhân vật Vũ Nương. Đồng thời thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật trong việc tạo tình huống, sắp xếp tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật, đưa các yếu tố kì ảo…làm cho truyện trở lên đặc sắc hơn.

0,5

b. Chứng minh nhận định:

- Khái quát hoàn cảnh lịch sử và tác phẩm.“Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ được mệnh danh là áng “ thiên cổ kì bút” ( áng văn hay của nghìn đời). “ Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, kể lại câu chuyện cổ “ Vợ chàng Trương”…Trong câu chuyện cổ chủ yếu kể về nỗi oan khuất của nàng Vũ Nương, song ở tác phẩm này Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm làm cho truyện trở nên chân thực hơn, phản ánh được cả những vấn đề lớn lao của thời đại.

*Sự “khám phá về nội dung” trong truyện trước hết là nhà văn đã phản ánh, tố cáo hiện thực của xã hội phong kiến xưa qua cuộc

1,5

(6)

đời nhân vật Vũ Nương.

+ Phản ánh số phận đầy bi kịch, khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: bi kịch về hôn nhân gả bán, ép buộc (Trương Sinh con nhà hào phú, ít học đem trăm lạng vàng lấy Vũ Nương về làm vợ) ; họ phải chịu những nỗi oan khuất, số phận cay đắng, oan nghiệt, bị chà đạp, bị tước hết quyền sống, quyền làm người..( Vũ Nương xinh đẹp, đảm đang, thủy chung nhưng vẫn phải chịu nỗi oan thất tiết mà phải tự vẫn, mất đi quyền được sống, được làm vợ làm mẹ.)

+ Không chỉ phản ánh bi kịch cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa qua nhân vật Vũ Nương, nhà văn còn tố cáo những thế lực bất công trong xã hội chà đạp người phụ nữ, đẩy họ vào bi kịch.( Chiến tranh phong kiến liên miên là nguyên nhân gây ra cảnh li tán mẹ xa con, vợ xa chồng và dẫn đến nỗi oan khuất và cái chết của nhân vật Nũ Nương. Trương Sinh bị bắt lính mẹ già vì nhớ, vì lo cho con ốm mà chết, Vũ Nương phải gánh vác mọi việc gia đình, một lòng chờ chồng. Ngày chồng về vì sự đa nghi, hồ đồ mà ruồng rẫy đuổi vợ, đẩy vợ vào nỗi oan phải tự vẫn. Chế độ nam quyền trọng nam, khinh nữ, cùng sự độc đoán gia trưởng và sự ghen tuông mù quáng của nhân vật Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương phải chết oan nghiệt. Dù cho vợ giải thích, làng xóm minh oan.) (D/C + PT)

**Sự “khám phá về nội dung” trong truyện còn là tiếng nói

thể hiện tư tưởng, tấm lòng nhân đạo của nhà văn đối với con người.

+ Nguyễn Dữ là nhà văn đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam chỉ ra và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương.

Nàng không chỉ đẹp về nhan sắc, tâm hồn “ thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp”mà còn có những phẩm chất cao quí. Vũ Nương là người vợ khôn khéo, hiểu lễ nghĩa, đảm đang tháo vát, thủy chung, luôn coi trọng, giữ gìn hạnh phúc gia đình: khi chồng đa nghi vẫn luôn giữ gia đình không rơi vào cảnh thất hòa. Khi tiễn dặn chồng, khi chồng đi lính , mỗi lời dặn dò, mỗi chi tiết ước lệ miêu tả tâm trạng của nàng đều thể hiện một lòng thương nhớ, thủy chung với chồng.(D/C + PT) Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền. Lời từ biệt của bà mẹ chồng lúc lâm chung là minh chứng cho lòng hiếu thảo vô cùng của nàng với mẹ chồng( nó khác biệt hẳn với quan niệm khắc nghiệt về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội xưa)( Sau này trời xét lòng lành... con đã chẳng phụ mẹ).(D/C + PT) + Nhà văn không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn đồng cảm, sẻ chia với nỗi khổ đau của họ. Nỗi xót xa của Vũ Nương khi phải tiễn biệt chồng, nỗi đau khổ, tuyệt vọng khi phải chịu nỗi oan thất tiết. Nỗi đau khổ khi bị tước đi quyền được sống, được làm vợ, làm mẹ của nàng... tất cả đều được nhà văn khắc sâu trong từng lời thoại, trong từng hình ảnh ước lệ . Những lời nói của nhân vật được đưa thêm vào truyện so với truyện cổ như một sự đồng cảm thấu hiểu

1,5

(7)

sẻ chia của nhà văn với nhân vật, với người phụ nữ . (D/C + PT)

+Nguyễn Dữ còn đồng tình với những ước mơ, khát vọng của người phụ nữ. Ước mơ, khát vọng về hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, hạnh phúc trong hôn nhân, về sự công bằng, khát vọng được minh oan, được sống, được làm người, làm vợ, làm mẹ...Lời giãi bày của Vũ Nương, yếu tố hoang đường kì ảo được đưa vào trong truyện để minh oan cho Vũ Nương, để thể hiện ước mơ về sự công bằng, khát vọng được sống, được làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ. (D/C + PT)

*Truyện còn là sự sáng tạo “ phát minh” trong nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Nhà văn đã sáng tạo thêm những chi tiết nghệ thuật: sắp xếp, tô đậm một số tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật hoàn chỉnh hơn. Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương- cuộc hôn nhân mua bán ép buộc; lời trăng trối của mẹ Trương Sinh- khẳng đinh nhân cách tốt đẹp của Vũ Nương; lời thoại của Vũ Nương khi bị oan, chi tiết chiếc bóng tạo sự thắt nút, mở nút đầy kịch tính cho câu chuyện; yếu tố kì ảo được đưa vào làm cho câu chuyện vừa hư vừa thực, tăng độ tin cậy vừa phản ánh được bức tranh hiện thực phũ phàng của xã hội phong kiến xưa, vừa góp phần thể hiện được giá trị nhân đạo của tác phẩm. (D/C + PT)

1,5

3/ Đánh giá chung:

- Từ cốt truyện dân gian nhà văn nguyễn Dữ đã kể lại một cách sáng tạo để gửi gắm tất cả tâm tư, tình cảm, nhận thức và khát vọng của mình về những vấn đề thời đại, về con người. Nhà văn không chỉ đơn thuần kể về cuộc đời người phụ nữ mà ông còn chỉ ra bức tranh hiện thực nghiệt ngã trong xã hội phong kiến xưa. Ông gửi gắm vào đó giá trị tinh thần nhân đạo sâu sắc, và tài năng nghệ thuật của một nhà văn. Vì thế,dù trải qua thời gian, lịch sử hàng ngàn năm truyện vẫn để lại trong lòng người đọc những trăn trở, những nỗi niềm về cuộc đời, về con người. Truyện xứng danh là một áng “thiên cổ kì bút.”

-Khẳng định vai trò, nhiệm vụ của nhà văn, của tác phẩm trong đời sống văn chương.

0,5

KB: Khẳng định vấn đề, bày tỏ cảm nghĩ. 0,25

Lưu ý giám khảo chấm cần linh hoạt, trân trọng những bài viết sáng tạo, thể hiện năng khiếu văn của học sinh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Liên hệ với các tác phẩm khác: sự vận động và phát triển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân (Chữ người tử tù); hình tượng dòng sông (Ai đã đặt tên cho dòng

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, thí sinh có thể phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, từ đó liên hệ đến

Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiều vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?. Câu 9

Trong thụ tinh các giao tử kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo nhiều tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau (Biến dị tổ hợp)………?. + Đối với loài sinh sản vô tính, quá trình sinh

- Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, văn của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị

+ Với người nghệ sĩ: muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác nên những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân, phải

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác phẩm thơ ca cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là chứng minh rằng tác phẩm đó độc đáo về nội dung và hình thức, khác hẳn các tác phẩm cùng đề tài và cùng chủ đề.. Phát biểu cảm