• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi HSG môn Ngữ văn 9 huyện Yên lạc 2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi HSG môn Ngữ văn 9 huyện Yên lạc 2018-2019"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND HUYỆN YÊN LẠC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: NGỮ VĂN

( Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 2.0 điểm).

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

( “ Đồng chí”- Chính Hữu) Câu 2 ( 2,0 điểm).

Từ những nghiên cứu thực tế, tác giả người Anh, Nic Peeling đã cho ra đời cuốn sách: “Bạn không thể đổi hướng gió, nhưng có thể điều khiển cánh buồm”

Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhan đề trên?

Câu 3 ( 6,0 điểm).

Trong bài viết “Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn”, khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều nhà phê bình Hoài Thanh viết:

“Người đọc xưa nay vẫn xem “Truyện Kiều” như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung.”

Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

--- Hết --- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ tên thí sinh ………, Số báo danh ………

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(2)

UBND HUYỆN YÊN LẠC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: NGỮ VĂN

( Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu Nội dung cần đạt Thang

điểm Câu 1:

( 2 đ)

*Yêu cầu : Kĩ năng: HS viết đoạn văn cảm thụ văn học, có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt

Thí sinh có thể kết cấu bài viết một cách linh hoạt song việc trình bày cảm nhận về tình đồng chí trong đoạn thơ phải dựa trên những phân tích, nhận xét, đánh giá về nội dung cảm xúc, về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu….

Nội dung cần có các ý cơ bản sau:

*Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích.

Khái quát nội dung đoạn trích: Hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp với những biểu hiện của tình đồng chí.

+ Với nghệ thuật liệt kê, hình ảnh chân thực: “sốt run người”,

“trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai, quần có vài mảnh vá”, “chân không giày”…. nhà thơ đã gợi tả cuộc sống của người lính phải đối diện với khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, bệnh tật. Các hình ảnh thơ làm nổi bật tính chất khắc nghiệt của cuộc sống mà người lính phải trải qua. Chính trong hoàn cảnh khó khăn ấy người lính vẫn hiện lên với nghị lực, ý chí và niềm lạc quan. Hình ảnh thơ hoán dụ

“miệng cười…” đã khắc họa tinh thần lạc quan của người lính lúc gian khổ nhất.

+Dù cuộc sống chiến đấu có gian khó đến đâu người lính vẫn vượt qua, bởi họ có tình đồng chí, đồng đội.Hình ảnh thơ sóng đôi kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ đã gợi tả tình đồng chí giữa những người lính“anh với tôi”, “áo anh…/quần tôi…”“thương nhautay nắm bàn tay”., đó là sự đồng cảm, cảm thông, chia sẻ mà còn là sự động viên, khích lệ, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để vượt lên hoàn cảnh.

*Với đoạn thơ ngắn gọn, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực, cô đọng nhưng giàu cảm xúc, nhà thơ Chính Hữu đã gợi tả được bức tranh hiện thực về cuộc sống chiến đấu gian khổ của người lính, đồng thời khắc học được sâu sắc vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí cao đẹp của anh bộ đội trong những năm kháng chiến.Đoạn thơ để lại niềm cảm phục và trân trọng đối với người lính cụ Hồ. Chính vì thế bài thơ “ Đồng chí” trở thành một trong những bài thơ hay, tiêu biểu viết về hình ảnh người lính trong kháng chiến

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 2:

( 2 đ).

* Yêu cầu:

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận.

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(3)

Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

- Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

MB:

- Dẫn dắt nêu vấn đề:

+ Mỗi con người trong cuộc sống luôn gặp phải khó khăn, thách thức nếu không chủ động khắc phục khó khăn sẽ khó đạt được mục tiêu và thành công.

+ Dẫn lời : Tác giả Nic Peeling “ Bạn không thể đổi hướng gió, nhưng có thể điều khiển cánh buồm”

0,25

TB:

1. Giải thích:

-"hướng gió" lànhững yếu tố, điều kiện khách quan bên ngoài, là những khó khăn, thử thách mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống.

- “điều khiển cánh buồm”: là thái độ,hành động của bản thân trước khó khăn và thách thức. Là sự chủ động giải quyết những bất lợi trong cuộc sống thành những thuận lợi.

=> Ý nghĩa :Con người không thay đổi được hoàn cảnh thì phải có tư duy, suy nghĩ , hành động và tìm ra giải pháp để khắcphục hoàn cảnhđể hoàn thành mục tiêu, để đạt được thành công. Ýkiến trên đề cao vai trò chủ động, tinh thần vượt khó, dám thay đổi, dám hành động, sáng tạo để giải quyết và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

0,25

2. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:

-Đây là ý kiến đúng đắn:

+ Sự thành công hay thất bại trong cuộc đời mỗi người là do chínhbản thân người ấy quyết định.

+ Hoàn cảnh khách quan là yếu tố ngoài bản thân nên rất khó tác động, trừ các bậc vĩ nhân,không phải tất cả mọi người đều có thể thay đổi hoàn cảnh, cũng không phải hoàn cảnh luônlà điều kiện thuận lợi cho con người. Nếu trong hoàn cảnh khó khăn thử thách mà con ngườibiết vượt lên, biết tự điều chỉnh tư duy, hành động để ứng phó với các yếu tố bất lợi thì sẽ điđúng hướng và đến được cái đích cần đến.

+ Dù hoàn cảnh có thuận lợi nhưng nếu con người không biết nắm bắt cơ hội, không tậndụng được sự hỗ trợ của các yếu tố khách quan thì sẽ không vươn tới được ước mơ.

- Mở rộng: Không thể phủ nhận vai trò của hoàn cảnh sống, của các điều kiện khách quantrong sự thành bại của con người. Gặp điều kiện thuận lợi sẽ được "thuận buồm xuôi gió", gặp "cuồng phong"

dễ bị cuốnđến chỗ thảm bại. Song trong cuộc sống chúng ta luôn

1,0

(4)

gặp phải những hoàn cảnh bất lợi nếu ta chủ động, sáng tạo, kiên trì, lạc quan, dám hành động, dám thay đổi sẽ vẫn vượt lên thay đổi cuộc đời, đạt được thành công. ( dẫn chứng trong cuộc sống, văn học)

* Phê phán những con người không chủ động, không dám vượt qua hoàn cảnh, sợ hãi, gục ngã trước hoàn cảnh, đổ lỗi thất bại cho hoàn cảnh.Những con người như thế chỉ gặp thất bại và không bao giờ đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống

( dẫn chứng minh họa trong cuộc sống, văn học) 3. Bài học nhận thức, hành độngvề thái độ sống:

- Để tự quyết định cuộc đời mình, cần phải tự nhận thức chính mình, tích lũy tri thức, rènluyện bản lĩnh, giữ vững chí, kiên định lập trường.

- Phát huy năng lực bản thân, luôn chủ động trong cuộc sống tận dụng các yếu tố khách quan để đạt mục tiêu và thành công.

-  Liên hệ bản thân.   

0,25

KB:Khẳng định ý nghĩa của câu nói và thái độ của bản thân 0,25 Câu 3:

(6đ)

A. Yêu cầu chung:

*Về Kĩ năng: Biết viết văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.Bài viết có bố cục, cân đối, chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp; trình bày sạch đẹp, rõ ràng, có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

*Về nội dung: B. Yêu cầu cụ thể:

Về cơ bản học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Hiểu được ý nghĩa của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.

- Ý kiến đó tập trung đánh giá tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.Thông qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” để làm sáng tỏ tài năng của Nguyễn Du.

MB: - Dẫn dắt, nêu ý kiến:

Khẳng định tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong “Truyện Kiều”.

0,25

TB:

a. Giải thích vấn đề

+ Giải thích các hình ảnh so sánh:

- “Như hòn ngọc quý cơ hồ không thể thêm bớt”, tức là ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” được dũa gọt đến mức điêu luyện hoàn thiện.

- Như tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”, tức là ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hóa.

=>Hoài Thanh đánh giá rất cao về tài năng Nguyễn Du trong việc

0,5

(5)

sử dụng, sáng tạo về ngôn ngữ trong “Truyện Kiều.Ngôn ngữ trong tác phẩm đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ, không chỉ có chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thẩm mĩ.

- Trong “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du được thể hiện trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: qua nghệthuật tả cảnh, tả tình, tả cảnh ngụ tình, qua nghệ thuật độc thoại nội tâm.

b.Phân tích, chứng minh nhận định:

- Khái quát “ Truyện Kiều”, vị trí, hoàn cảnh,nội dung của đoạn trích: Sau khi gia đình bị tai biến, Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc.Không chấp nhận cuộc sống lầu xanh Kiều định tự vẫn, Tú Bà vờ chăm sóc, hứa hẹn, đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới.Đoạn trích là diễn biến tâm trạng của Kiều trước cảnh lầu Ngưng Bích.

*Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnhlầu Ngưng Bích để thấy được hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.

+ Hai chữ “ khóa xuân” gợi tả được cả hoàn cảnh, cảnh ngộ hết sức đáng thương của Kiều. Tú Bà cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích chép Kinh nhưng thực chất chính là giam lỏng nàng, giam tuổi thanh xuân của người con gái tuyệt săc giai nhân này.

+Các hình ảnh: “ vẻ non xa, trăng gần, bát ngát, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng” mang tính ước lệ gợi cảnh vật, không gian trước lầu mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng. Lầu Ngưng Bích như chênh vênh, trơ trọi càng làm nổi bật hình ảnh Kiều lẻ loi, cô đơn.

+ Các từ: “ bẽ bàng, mây sớm- đèn khuya, nửa tình, nửa cảnh..”

cùng nghệ thuật đối lập không chỉ gợi thời gian tuần hoàn khép kín, mà còn gợi cả nỗi buồn, nỗi tủi nhục, bẽ bàng, nỗi cô đơn của Kiều.

=>Nghệ thuật sử dụng các tính từ, từ láy, hình ảnh liệt kê, đối lập, ước lệ , miêu tả từ xa đến gần, từ cao đến thấp Nguyễn Du đã làm nổi bật được cảnh vật lầu Ngưng Bích, cảnh ngộ và gợi cả tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều nơi đất khách quê người.

(D/C + PT)

1,5

*Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du còn là nghệ tuật tả tình (tả tâm tâm trạng) của nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

+ Trong cảnh cô đơn Kiều nhớ tới Kim Trọng, nhớ lời thề nguyền hẹn ước, tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang ngày đêm thương nhớ nàng. Nguyễn Du chỉ dùng chữ “ tưởng” cùng hình ảnh “ dưới nguyệt.., tin sương…mai chờ” gợi nỗi nhớ của nàng về mọi việc như vừa mới xảy ra, như hiển hiện lên trước mắt nàng. Kiều thấy đau đớn, xót xa.Câu thơ “ Tấm son…” gợi nỗi lòng thương nhớ, tấm chân tình thủy chung son sắt của nàng với Kim Trọng, nỗi đau đớn xót xa cho mối tình, cảnh ngộ của nàng lúc này.

+ Tiếp sau là nỗi nhớ cha mẹ. Kiều xót xa, thương cha mẹ già, day

1,5

(6)

dứt vì không phụng dưỡng được cha mẹ lúc già yếu. Nguyễn Du, khi miêu tả tâm trạng nhân vật Kiều ở đây không đi sâu vào miêu tả chi tiết mà ông chỉ dùng thành ngữ “quạt nồng…”, điển cố “ sân lai, gốc tử…” đã diễn tả được tất cả suy nghĩ, nỗi niềm, tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ.

=>Nguyễn Du gợi cho người đọc như hình dung thấy chuỗi độc thoại nội tâm trong Kiều; thấy được diễn biến tâm trạng của Kiều qua nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ; thấy được sự tinh tế của tác giả khi miêu tả qui luật tâm lí nhân vật, vẻ đẹp tâm hồn: lòng hiếu thảo, thủy chung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha của Kiều. (D/C + PT)

*.Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du dược khẳng định trong nghệ thuật tả tình cảnh ngụ tình.

+ Từ “ buồn trông” được lặp đi lặp lại gợi, diễn tả được điểm nhìn, cái nhìn nhuốm đầy tâm trạng buồn của Kiều trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích. Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh, cảnh trong tình” để diễn tả tâm trạng của nhân vật.

+ Tác giả miêu tả cảnh chiều hôm qua tâm trạng của Kiều, cảnhvật hiện lên “ cửa bể, ngọn nước, nội cỏ, mặt duềnh” . Cách gợi tả cảnh từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, từ tĩnh đến động; kết hợp với nghệ thuật dùng từ láy “ thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm; các câu hỏi tu từ trong tám câu thơ gợi lên cảm nhận cảnh vật mịt mù hư thực, tan tác, úa tàn, như giông bão. Qua cảnh vật ấy ta thấy hiện lên diễn biến tâm trạng của Kiều từ buồn, lo lắng, sợ hãi, kinh hoàng trước hiện tại và như dự báo tương lai cho cuộc đời Kiều. => Tám câu thơ khẳng định tài năng, sự tinh tế của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm của nhân vật. (D/C + PT)

1,5

3/ Đánh giá chung:

- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” xứng đáng là đoạn tiêu biểu cho thành công, tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, cách dùng từ giản dị, sáng tạo, linh hoạt. Đoạn trích không chỉ gợi tả được cảnh ngộ, tâm trạng, phẩm chất của nhân vật Thúy Kiều mà còn góp phần khẳng định đỉnh cao nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

-Qua đoạn trích này ta không chỉ thấy khâm phục trước tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du mà còn trân trọng trước “cái tâm”, tấm lòng nhân đạo của ông đối với nhân vật, vớicon người trong xã hội phong kiến xưa.

0,5

KB: Khẳng định vấn đề, bày tỏ cảm nghĩ. 0,25

Lưu ý giám khảo chấm cần linh hoạt, trân trọng những bài viết sáng tạo, thể hiện năng khiếu văn của học sinh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tổng của n số nguyên dương không nhất thiết phân biệt là 100.. Tổng của 7 số trong số chúng nhỏ

Chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và tay sai, sự bế tắc của phong trào cứu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế

Cho B vào nước dư, thu được dung dịch C và chất rắn D ( chất rắn D không thay đổi khối lượng khi cho vào dung dịch NaOH)... Xác định công thức phân

Trong thụ tinh các giao tử kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo nhiều tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau (Biến dị tổ hợp)………?. + Đối với loài sinh sản vô tính, quá trình sinh

Thơ là nghệ thuật của ngôn từ nhưng ngôn ngữ trong thơ không phải là câu chữ đơn thuần mà phải ghi lại được cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ trước hiện thực khách

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc sử dụng từ ngữ khi miêu tả bức chân dung chị em Thúy Kiều là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề là nêu bật được những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi

 Đoạn thơ thể hiện một cách cảm động cảnh ngộ và thân phận đau thương của nàng Kiều, diễn tả thành công tâm trạng của Kiều đồng thời cho thấy sự thấu hiểu và đồng