• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi HSG Văn 9 cấp trường

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi HSG Văn 9 cấp trường"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI

TRƯỜNG TH&THCS TÂN THẠNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG THỊ XÃ MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian: .... phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (8 điểm)

Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ!

Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP.

Hồ Chí Minh, 2011) Câu 2: ( 12 điểm):

Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều em đã học và đọc thêm.

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 9

(2)

Cõu 1: (8đ)

a) Về kỹ năng: (2.0 điểm)

Biết làm bài nghị luận xó hội cú bố cục rừ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu loỏt;

khụng mắc lỗi chớnh tả, dung từ, đặt cõu...

b) Về nội dung: (6.0 điểm)

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận(0,5đ) b. Thõn bài:

b.1. Hiểu nội dung, ý nghĩa cõu chuyện (1,5đ)

- Túm lược nội dung cõu chuyện -> í nghĩa cõu chuyện:

+ Ngọn giú: Hỡnh ảnh tượng trưng cho những khú khăn, thử thỏch, những nghịch cảnh trong cuộc sống.

+ Cõy sồi: Hỡnh ảnh tượng trưng cho lũng dũng cảm, dỏm đối đầu, khụng gục ngó trước hoàn cảnh

-> í nghĩa cõu chuyện: Trong cuộc sống con người cần cú lũng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khú khăn, trở ngại của cuộc sống.

b.2. Bài học giỏo dục từ cõu chuyện.(2đ)

- Cuộc sống luụn ẩn chứa muụn vàn trở ngại, khú khăn và thỏch thức nếu con người khụng cú lũng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn giú dữ dội băng qua khu rừng già. Nú ngạo nghễ thổi tung tất cả cỏc sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đỏm lỏ, quật gẫy cỏc cành cõy)

- Muốn thành cụng trong cuộc sống, con người phải cú niềm tin vào bản thõn, phải tụi luyện cho mỡnh ý chớ và khỏt vọng vươn lờn để chiến thắng nghịch cảnh.

(Tụi cú những nhỏnh rễ vươn dài, bỏm sõu vào lũng đất. Đú chớnh là sức mạnh sõu thẳm nhất của tụi)

Lưu ý: Trong quỏ trỡnh lập luận học sinh nờn cú dẫn chứng về những tấm gương dũng cảm, khụng gục ngó trước hoàn cảnh để cỏch lập luận thuyết phục hơn.

b. 3. Bàn luận về bài học giỏo dục của cõu chuyện:(1,5đ)

+ Khụng nờn tuyệt vọng, bi quan, chỏn nản trước hoàn cảnh mà phải luụn tự tin, bỡnh tĩnh để tỡm ra cỏc giải phỏp cần thiết nhằm vượt qua cỏc khú khăn, thử thỏch của cuộc sống.

+ Biết tự rốn luyện, tu dưỡng bản thõn để luụn cú một bản lĩnh kiờn cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lờn ỏn, phờ phỏn những người cú hành động và thỏi độ buụng xuụi, thiếu nghị lực.

c. Kết bài:(0,5đ) Khẳng định vấn đề

(3)

Câu 2: (12đ)

a) Về kỹ năng: (2đ)

- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học

- Biết viết thành bài văn có bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục, trình bày sạch đẹp, tránh lỗi dùng từ, chính tả…

b) Về nội dung: (10 đ)

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề là nêu bật được những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học và đọc thêm.

I/ Mở bài (0,5đ )

Dẫn dắt và đưa được vấn đề nghị luận – thành công về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều.

II/ Thân bài

1/ Nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật(7đ)

- Khắc họa chân dung nhân vật chính diện (Thúy Kiều, Thúy Vân) bằng bút pháp ước lệ tượng trưng (phân tích, chứng minh qua Chị em Thúy Kiều).

+ Thúy Vân có vẻ đẹp tươi tắn, đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp như dự báo trước số phận yên ổn của nàng sau này (thua, nhường)

+ Thúy Kiều đẹp sắc sảo mặn mà, lại còn có tài năng hơn người trong quan niệm thẩm mĩ thời phong kiến: cầm, kì, thi, họa. Nàng còn là một cô gái có tâm hồn phong phú, sâu sắc, nhạy cảm. Sắc đẹp, tài năng, tâm hồn của Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du đã dự báo trước tương lai số phận đau khổ bất hạnh của nàng (ghen, hờn…)

- Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động (phân tích, chứng minh qua Mã Giám Sinh mua Kiều): Mã Giám Sinh là nhân vật phản diện, được khắc họa bằng bút pháp tả thực. Hắn là một con buôn lưu manh, giả danh một Giám sinh đi hỏi vợ. Về tính danh thì mập mờ. Về diện mạo thì trai lơ. Ngôn ngữ cộc lốc, hành động thô bỉ, xấc xược, vô lễ, ti tiện. Hắn lạnh lùng vô cảm trước những đau khổ của con người. Người đọc sẽ nhớ mãi chân dung tên lái buôn họ Mã với những chi tiết đắt giá tót, cò kè…

- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (phân tích, chứng minh qua Kiều ở lầu Ngưng Bích): Đoạn thơ là “một bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của thi hào trong đoạn thơ cho ta cảm nhận sâu sắc nỗi buồn tủi, cô đơn, lo sợ… của nàng Kiều trước ngoại cảnh rộng lớn, heo hút, mịt mờ… Nghệ thuật độc thoại nội tâm biểu lộ nỗi nhớ da diết của Kiều trong cảnh “bên trời góc bể bơ vơ”

- Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (qua Thúy Kiều báo ân báo oán).

+ Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, Hoạn Thư cho thấy nàng là người sắc xảo, trọng ân nghĩa, bao dung, vị tha

(4)

+ Lời đối đáp của Hoạn Thư bộc lộ rõ tính cách “khôn ngoan”, “quỷ quái tinh ma” của nhân vật này.

2. Đánh giá chung (2đ)

- Thúy Vân, Thúy Kiều, những nhân vật chính diện được Nguyễn Du tôn vinh và được khắc họa bằng bút pháp ước lệ cổ điển. Họ là những nhân vật lí tưởng, được mô tả với những chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ trang trọng phù hợp với cảm hứng tôn vinh, ngưỡng mộ con người.

- Nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh được khắc họa bằng bút pháp tả thực, ngôn ngữ trực diện. Nhân vật này gắn với cảm hứng phê phán, tố cáo xã hội của Nguyễn Du.

- Tôn trọng truyền thống nghệ thuật trung đại nhưng Nguyễn Du cũng in dấu ấn cá nhân trong việc khắc họa chân dung các nhân vật. Nhiều nhân vật của ông đã đạt tới mức điển hình hóa, chính vì vậy người ta thường nói: tài sắc như Thúy Kiều, ghen như Hoạn Thư, đểu như Sở Khanh,…

Qua khắc họa chân dung mà thể hiện tính cách, tư cách nhân vật cùng cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trước cuộc đời và con người.

III/ Kết bài ( 0,5đ)

- Khẳng định tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du thể hiện qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học và đọc thêm.

- Có thể nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề hoặc bộc lộ cảm nghĩ sâu sắc của mình qua phân tích…

HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ

BÙI QUANG ĐỊNH VŨ THỊ ÁNH HỒNG

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Tám câu thơ cuối đoạn đã diễn tả tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại

- Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, khắc họa hình

Người đọc có thể nhận thấy được hình ảnh quản ngục được xem chính là một trong những thành công của Nguyễn Tuân ở trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở

Toàn bộ những hình ảnh ấy đều hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, nhưng điều quan trọng là, trong tác phẩm của Nguyễn minh Châu, sau khoảnh khắc tuyệt vời của

*Nội dung: Bắng cách kết hợp kể và tả, cảm bài thơ khắc họa hình ảnh nhân vật Lượm hồn nhiên vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em hi sinh nhưng vẫn còn sống mãi với dân

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.. - Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả

Có 5 tế bào của một cơ thể tiến hành nguyên phân một số lần như nhau đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 210 NST.. 50% số tế bào con được sinh ra tiến

 Bằng nghệ thuật miêu tả, Tô Hoài đã khắc họa thành công một chàng Dế Mèn trẻ trung, đầy sức sống, tính tình bồng bột.... Nội dung học