• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi chọn HSG cấp trường môn Ngữ văn (2013-2014)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi chọn HSG cấp trường môn Ngữ văn (2013-2014)"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 -2014

Môn thi : Ngữ văn

Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (3,0 điểm)

1.1. Nêu một cách ngắn gọn những nội dung cơ bản về chủ đề người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các trích đoạn Truyện Kiều em đã học.

1.2. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều.Trong đoạn văn em viết có sử dụng ít nhất một lời dẫn trực tiếp (gạch chân lời dẫn trực tiếp đó).

1.3. Phân biệt nghĩa của từ “nghiêng” trong câu thơ sau? Cho biết đó là hiện tượng gì trong Tiếng Việt.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Câu 2. (3,0 điểm)

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê - ren – bua có viết:

Lòng yêu nước ban đầu là những vật tầm thường nhất : yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh (... ). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn – ga, con sông Vôn –ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

(SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, trang 106 -107) Em hiểu như thế nào điều nhà văn nói ở trên? Bằng sự hiểu biết của mình về các tác phẩm văn học, em hãy làm sáng tỏ điều đó.

Câu 3. (4,0 điểm)

Phân tích những thành công về nghệ thuật của thi hào Nguyễn Du qua các trích đoạn Truyện Kiều em đã học.

---Hết --- Trường THCS

Nguyễn Thị Định

(2)

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014

Câu 1. (3,0 điểm)

1.1. Nêu một cách ngắn gọn những nội dung cơ bản về chủ đề người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các trích đoạn Truyện Kiều em đã học.

Bài viết cần nêu được các nội dung sau:

Vẻ đẹp người phụ nữ

- Vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng (chứng minh bằng Chị em Thúy Kiều). (0,25 điểm)

- Vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung; khát vọng tự do, công lí chính nghĩa (chứng minh bằng nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều), (0,25 điểm)

Số phận bi kịch của người phụ nữ

- Bi kịch về nỗi oan khuất, đau khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ (chứng minh bằng Chuyện người con gái Nam Xương). (0,25 điểm)

- Bi kịch điển hình của người phụ nữ: bi kịch tình yêu tan vỡ, bi kịch nhân phẩm bị chà đạp (chứng minh qua Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích). (0,25 điểm)

1.2.Yêu cầu nội dung đạt được Thời đại, gia đình, cuộc đời

Thời đại Nguyễn Du có nhiều biến động dữ dội : Xã hội phong kiến khủng hoảng sâu sắc; phong trào khởi nghĩa nông dân mà đỉnh cao là Tây Sơn .. Ông sinh ra trong một gia đình đại phong kiến quý tộc, có nhiều người làm quan to và có truyền thống về văn học; nhưng cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” với Nguyễn Du không kéo dài được bao lâu. Cuộc đời nhà thơ có nhiều biến đổi, thăng trầm...

Ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều: Nguyễn Du là người có trái tim giàu lòng yêu thương; có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, “có con mắt trông thấu cả sáu cõi có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Những biến động ấy đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức để ông sáng tác Truyện Kiều, một tác phẩm giàu giá trị hiện thực và nhân đạo ...

(Nêu được 3 yếu tố : 0,75 điểm; ảnh hưởng : 0,25 điểm)

(3)

Hai từ “nghiêng” cùng xuất hiện trong một dòng thơ nhưng ý nghĩa biểu đạt khác nhau:

+ Từ “nghiêng” trong “nhịp chày nghiêng” được sử dụng theo nghĩa gốc miêu tả chiếc chày giã gạo không ở theo phương thẳng đứng mà lệch về một bên. (0,25 điểm)

+ Từ “nghiêng” trong “giấc ngủ em nghiêng” được sử dụng theo nghĩa chuyển miêu tả trạng thái của giấc ngủ, đứa trẻ ngủ trên lưng mẹ không yên giấc, nghiêng theo nhịp chày giã gạo, nỗi vất vả của người mẹ lan truyền sang đứa con, em cu Tai chia sẻ gian truân cùng với mẹ. (0,5 điểm)

Đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong Tiếng Việt (0,25 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm) Yêu cầu:

Về kĩ năng:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận văn học với bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Về nội dung

HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải bám sát vào tác phẩm, tránh suy diễn tùy tiện và có sức thuyết phục cho người đọc. Đại ý cần làm nổi bật được : Lòng yêu nước ban đầu là những vật tầm thường nhất ... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

1. Giải thích.

- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng nhưng Ê – ren – bua đã diễn tả bằng những hình ảnh hết sức sinh động, cụ thể. Lòng yêu nước bắt đầu bằng những tình cảm chân thực. Nó bắt đầu từ tình yêu những vật “tầm thường”, cụ thể nhưng gần gũi, gắn bó sâu sắc với con người. Đó là tình yêu cái cây trồng trước sân nhà, con phố đổ ra bờ sông, vị thơm mát của trái lê mùa thu ... Lòng yêu nước được diễn tả vừa cụ thể vừa đa dạng.

- Nhà văn Ê – ren – bua đã chọn cách` diễn đạt thật giản dị, dùng hình ảnh so sánh :” Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào giải trường giang Vôn – ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Cách so sánh từ gần đến xa, từ nhỏ tới lớn, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần gũi đến thiêng liêng. Các câu văn sóng đôi với nhau thật hài hòa : Suối – sông – sông lớn – biển lớn; nhà –làng – miền quê – Tổ quốc. Hai câu văn đã khái quát tư tưởng của tác giả về lòng yêu nước, về tình yêu Tổ quốc.

2. Chứng minh

(4)

2.1. Lòng yêu nước như là như là tình cảm sẵn có trong mỗi con người Việt Nam. Lòng yêu nước với những biểu hiện như cách nói của I. Ê – ren – bua được thể hiện sâu sắt trong văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay (HS có thể chỉ ra và phân tích ở mức độ cần thiết).

2.2. Những biểu hiện cụ thể

- Để làm nổi bật ý này, HS phải biết chọn tác phẩm tiêu biểu(tùy bút, truyện ngắn). Có thể chọn Sài Gòn tôi yêu, Cô Tô, Thương nhớ mười hai và nhất là truyện ngắn , thơ ca ....

Ví dụ định hướng :

+ Tôi yêu Sài Gòn da diết như một người đàn ông vẫn ôm ấp một mối tình nhiều ngang trái.

Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều gió lộng nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ ...có nhiều cây xanh che chở.

+ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa ... Cây trên đảo lại thêm xanh thêm mượt....

.... Vâng chính những tình yêu như thế họ sẵn sàng ra trận đối diện với nguy hiểm cái chết ....

Phải chăng họ đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống trong nhân dân, Tổ quốc.

Câu 3. (4,0 điểm) Yêu cầu:

Về kĩ năng:

Biết cách làm kiểu bài nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, dùng từ viết câu.

Về kiến thức:

Trên cơ sở nắm vững các trích đoạn Truyện Kiều đã học, HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề là nêu được những thành công về nghệ thuật của thi hào Nguyễn Du qua các trích đoạn Truyện Kiều đã học, cụ thể là:

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

- Trực tiếp miêu tả thiên nhiên (phân tích, chứng minh qua Cảnh ngày xuân) - Tả cảnh ngụ tình (phân tích, chứng minh qua Kiều ở lầu Ngưng Bích) Nghệ thuật miêu tả nhân vật

- Khắc họa chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ (phân tích, chứng minh qua Chị em Thúy Kiều)

- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (phân tích chứng minh qua Kiều ở lầu Ngưng Bích)

(5)

Điểm 4: Hiểu đề. Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Phân tích làm rõ những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật qua các trích đoạn Truyện kiều đã học. Cảm thụ tinh tế, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc, chính xác, văn viết có cảm xúc.

Nắm chắc phương pháp bài làm. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có thể còn vài lỗi nhẹ.

Điểm 3 : Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên..Nắm được phương pháp làm bài. Biết bám sát vào các trích đoạn để phân tích, chứng minh nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả nhân vật, tuy chưa sâu sắc và đầy đủ.

Điểm 2 : Tỏ ra hiểu đề. Chưa nắm được phương pháp làm bài. Bài viết có đề cập đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và nhân vật nhưng còn hời hợt. Kiến thức nghèo nàn, thiếu chính xác. Bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt yếu.

Điểm 1: Sai lạc hoàn toàn về nội dung lẫn phương pháp làm bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Tám câu thơ cuối đoạn đã diễn tả tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại

- Tìm phân tích những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, những đoạn văn tả cảnh, ngoại hình bộc lộ tâm trạng nhân vật trong tác phẩm đã học. - Chuẩn bị:

Giới thiệu ngay cái bàn học định tả Giới thiệu ngay cái bàn học định tả Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cái bàn học định tả. Nói chuyện khác

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ; nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết

Củng cố kiến thức về văn miêu tả: Phương pháp làm bài văn miêu tả, các thao tác cơ bản trong văn miêu tả, các bước làm một bài văn miêu tả, cách lựa chọn trình tự miêu

Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những

Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những

*Nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật, qua đó đã góp phần bộc lộ sâu sắc tình