• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: /3/2021 Tiết: 105 Văn bản: LƯỢM

- Tố Hữu - A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm: Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng. Cảm nhận được ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm, tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ; nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc diến cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).

- Kỹ năng đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh so sánh và những lời đối thoại trong bài thơ.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

- Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.

- Biết ơn những người anh hùng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của tình yêu quê hương đất nước, của lòng dũng cảm; Ý nghĩa thiêng liêng của sự hi sinh vì nhân dân vì Tổ quốc.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất yêu quê hương, đất nước, sống có niềm tin, có lí tưởng cao đẹp, khi cần có thể hi sinh cả thân mình vì đất nước.

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/ KTDH

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết

(2)

vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6B:

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Câu hỏi Đáp án- biểu điểm

? Đọc thuộc lòng và diễn cảm ba khổ thơ đầu bài “ Đêm nay Bác không ngủ”- của nhà thơ Minh Huệ

? Nêu cảm nhận của em về tình thương yêu của Bác đối với nhân dân trong bài thơ ấy?

* Yêu cầu:

Tình thương bao la rộng lớn: thương bộ đội, thương dân công mà không hề nghĩ đến bản thân(trong đêm gió cắt da cắt thịt, tuổi đã cao). Đó là tình thương của người cha già dành cho người con: ân cần, chu đáo...->

Bác thật đáng kính trọng!

3. Bài mới. ( 33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Cách 1: Gv trình chiếu hình ảnh và hỏi học sinh Đây là ai? Điểm chung của những người này?( Lê Văn Tám- Trần Quốc Toản- Võ Thị Sáu-Kim Đồng- họ đều là những thiếu niên nhưng anh dũng, kiên cường, có lòng căm thù giặc....)

(3)

Thiếu niên VN trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tiếp bước cha anh, người nhỏ, chí lớn, trung dũng, kiên cường mà vẫn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một trong những đồng chí nhỏ như thế....

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Giới thiệu chung văn bản ( Hoạt động hình thành kiến thức)

- Phương pháp: vấn đáp.

- Kĩ thuật : hỏi và trả lời

- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ HS đọc chú thích

GVHD đọc – GV cho HS quan sát hình TH *

? Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu?

- Học sinh trình bày

TL: Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành(1920 - 2002), quê ở tỉnh Thừa thiên Huế, là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam

Giáo viên khái quát lại và minh họa thêm.

Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm giác ngộ cách mạng. Ông được xem như là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông tương đối phong phú với nhiều thể loại như thơ, tiểu luận, hồi kí,...Song nổi bật nhất là thơ, với các

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả:

- Tố Hữu(1920- 2002) Quê: Thừa Thiên Huế.

- Ông là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN.

(4)

tập thơ lớn như: Từ ấy, Việt bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa,...

? Bài thơ sáng tác năm?

TL: Bài thơ “Lượm” được ông sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Cho Hs quan sát lời tâm sự của tác giả.

2. Tác phẩm

- Sáng tác 1949 trích trong

“ Việt Bắc”

Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản ( Hoạt động hình thành kiến thức)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, định hướng...

- Kĩ thuật : hỏi và trả lời, đặt câu hỏi, phản biện...

- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác...

Giáo viên hướng dẫn đọc: đoạn đầu lướt nhanh, vui. Đoạn Lượm hi sinh đọc lắng xuống, ngừng giữa các dòng thơ, trang nghiêm, cảm động.

Lưu ý: Cũng là đoạn thơ miêu tả Lượm + Đoạn đầu đọc nhanh-> phấn khởi

+ Đạn sau đọc trầm- chùng giọng-> xót thương

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Đọc, chú thích.

? Nhận xét thể thơ? Phương thức biểu đạt của bài thơ?

- Thể thơ 4 chữ kết hợp miêu tả + kể chuyện + biểu cảm

(Thể thơ 4 chữ: xuất hiện từ xa xưa, được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, thích hợp với lối kể chuyện , thường có vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo liền hoặc gieo cách, nhịp phổ biến là 2/2: Vd SGK/77) Máy chiểu

Chú bé/ loắt choắt Cái xắc/ xinh xinh Cái chân / thoăn thoắt Cái đầu / nghênh nghênh.

2. Kết cấu- bố cục

* Thể thơ, phương thức biểu đạt:

- Thể thơ 4 chữ kết hợp miêu tả + kể chuyện + biểu cảm.

? Bài thơ vừa kể vừa tả về Lượm bằng lời của ai? Kể qua những sự việc chính nào?

- Kể bằng lời của người chú qua sự việc: 2 chú cháu gặp nhau tình cờ, biết Lượm đi làm cách mạng-> người chú nghe tin Lượm hi sinh-> tái hiện lại hình ảnh Lượm

? Dựa vào các sự việc được kể hãy tìm bố cục * Bố cục:

(5)

bài thơ?

- Đ1:...xa dần: Cuộc gặp gỡ và hình ảnh Lượm đáng yêu

- Đ2: Cháu đi...giữa đồng: Lượm đi làm liên lạc cho cách mạng và hi sinh

- Đ3: Còn lại: hình ảnh Lượm

- 3 đoạn

Học sinh đọc Đ1

? Người chú gặp Lượm trong hoàn cảnh nào?

- Tình cờ vào Huế công tác

3. Phân tích

a. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ

? Trong cuộc gặp gỡ ấy Lượm hiện lên qua những chi tiết nào về hình dáng, trang phục, lời nói?

+ Hình dáng: loắt choắt

? Loắt choắt gợi dáng vẻ chú bé như thế nào?

- Nhỏ bé và nhanh nhẹn

Còn trang phục của chú được miêu tả ra sao?

- Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.

- Trang phục đặc biệt, tiêu biểu. ( giống trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống TDP: cái xắc+ca lô ( chú thích SGK/75)

? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ miêu tả của tác giả: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh..?

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.

- Hình dáng: nhỏ nhắn

- Trang phục: đặc biệt, tiêu biểu

? Chi tiết ca lô đội lệch, huýt sáo vang cho ta biết gì về tính tình chú bé

- Nghịch ngợm yêu đời.

? Cử chỉ của chú được miêu tả?

- Huýt sáo vang- như chim chích ...đường vàng

- Cử chỉ: nhanh nhẹn, tinh nghịch.

? Tại sao tác giả lại ví chú bé Lượm như con chim chích mà không ví với loài chim khác?

Dụng ý của tác gỉa khi ví như thế?

Loài chim nhỏ, nhanh nhẹn->

?Ví Lượm như con chim chích, chú chim ấy nhảy trên đường vàng vậy con đường vàng ở đây là con đường nào?

- Có thể là con đường trải lá vàng, cát vàng, con đường CM, con đường đưa dân tộc đến bến bờ hạnh phúc-> có lẽ là thế nên Lượm say mê, yêu thích hoạt động CM vì điều ấy.

(6)

? Còn lời nói? Lời nói của chú bé Lượm bộc lộ tình cảm gì với công việc, với con đường mà Lượm đang chọn?

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà

? Em có nhận xét gì vời lời nói của chú bé Lượm?

- Lời nói: tự nhiên, chân thật -> yêu thích hoạt động cách mạng

- Lời nói: tự nhiên, chân thật -> yêu thích hoạt động cách mạng

?Trong các chi tiết miêu tả Lượm, em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?

Để miêu tả Lượm, tác giả đã dùng những phương pháp miêu tả?

- Quan sát, hồi tưởng , so sánh.

? Cách dùng từ, nhịp thơ có gì đặc sắc?

- Từ ngữ gợi tả, từ láy.

Đây là một trong những đoạn thơ miêu tả đặc sắc mà ta cần học tập: tác giả đã sử dụng các kĩ năng quan sát, hồi tưởng, so sánh, dùng từ ngữ gợi tả, từ láy, chọn lọc các hình ảnh tiêu biểu.

?Những nét NT đặc sắc ấy dùng để miêu tả Lượm nhằm làm nổi bật đặc điểm đáng yêu nào của chú bé Lượm?

Quan sát tranh- bình

H/S đọc Đ2-> Đoạn thơ tái hiện lại hình ảnh nào?

?Lượm đưa thư trong hoàn cảnh?(cấp bách, nguy hiểm hay bình yên?)

Gv nói về công việc đưa thư ngày đó: đưa thư trực tiếp tới cấp trên....

* Quan sát, hồi tưởng, tưởng tượng, so sánh, từ ngữ gợi tả, từ láy, nhịp thơ nhanh.

=> Lượm hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia kháng chiến, đáng yêu!

* Lượm đi làm liên lạc và hi sinh - Hoàn cảnh đưa thư: nguy hiểm, cấp bách.

? Những lời thơ nào miêu tả hình ảnh Lượm đưa thư trong hoàn cảnh ấy?

Vụt qua mặt trận, đạn bay vèo vèo, sợ chi hiểm nghèo

? Vụt thuộc loại từ nào? Diễn tả hành động ra sao?

- Động từ mạnh-> chạy rất nhanh, thi cùng đạn địch.

? Đạn bay vèo vèo diễn tả không khí mặt trận như thế nào?

(7)

- Âm thanh đạn nhiều, bay gần sát -> Miêu tả sự nguy hiểm, ác liệt của mặt trận.

? Vậy mà chú bé khẳng định ? “ sợ chi hiểm nghèo”

Qua hành động và câu nói ấy cho biết Lượm là chú bé như thế nào?

- Dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh nguy hiểm.

Lượm hăng hái tham gia cách mạng nhưng kẻ thù đã không cho em thực hiện lí tưởng của mình

Dũng cảm, gan dạ, hăng hái,không sợ hi sinh nguy hiểm, quyết hoàn thành nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

?Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (5 phút)

* Học bài cũ.

- Học thuộc 5 khổ thơ đầu của bài thơ.

- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.

- Tìm hiểu thêm về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

* Chuẩn bị bài mới.

Soạn tiếp văn bản Lượm ( theo hệ thống đọc hiểu và những câu hỏi trong bài tập Ngữ văn 6 tập 2)

Phiếu học tập 1: Viết vào Phiếu học tập những nội dung:

Hình ảnh nhân vật Lượm ( khổ 2,3,4,5) Các chi tiết miêu tả Vẻ đẹp đáng mến. đáng

yêu

Các biện pháp nghệ thuật Trang phục

Hình dáng Cử chỉ Lời nói

V. Rút kinh nghiệm

(8)

...

...

...

...

---

Ngày soạn: /3/2021 Tiết: 106 Văn bản:

LƯỢM ( Tiếp)

- Tố Hữu - A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm: Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng. Cảm nhận được ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm, tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: các chi tiết miêu tả và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó trong bài thơ; nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc diến cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).

- Kỹ năng đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh so sánh và những lời đối thoại trong bài thơ.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

- Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.

- Biết ơn những người anh hùng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của tình yêu quê hương đất nước, của lòng dũng cảm; Ý nghĩa thiêng liêng của sự hi sinh vì nhân dân vì Tổ quốc.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục phẩm chất yêu quê hương, đất nước, sống có niềm tin, có lí tưởng cao đẹp, khi cần có thể hi sinh cả thân mình vì đất nước.

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

(9)

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/ KT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp (1 phút).

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6B 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Câu hỏi Đáp án- biểu điểm

? Đọc thuộc 5 khổ thơ đầu

? Phân tích hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ?

* Yêu cầu:

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.

- Hình dáng: nhỏ nhắn

- Trang phục: đặc biệt, tiêu biểu - Cử chỉ: nhanh nhẹn, tinh nghịch.

- Lời nói: tự nhiên, chân thật -> yêu thích hoạt động cách mạng

* Quan sát, hồi tưởng, tưởng tượng, so sánh, từ ngữ gợi tả, từ láy, nhịp thơ nhanh.

=> Lượm hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia kháng chiến, đáng yêu!

3. Bài mới. ( 33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Giáo viên tổ chức cuộc thi Đây là ai?

1. Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai?(Phan Đình Giót)

2. Ai trước khi bị giặc bắn chết đã lừa chúng phải khiêng anh đi suốt ngày trong rừng dụ rằng để chỉ nơi cơ quan kháng chiến.( Vừ A Dính)

3. Ai được mệnh danh là“Em bé đuốc sống”(Lê Văn Tám)

4. Ai trước khi hi sinh vẫn hô vang: "Nhằm thẳng quân thù, bắn!".(Nguyễn Viết Xuân)

(10)

5. Ai trước lúc lên máy chém còn hát vang bài Quốc tế ca (Lý Tự Trọng)

6. Ai đã hi sinh oanh liệt hy sinh với hình ảnh “Lấy thân mình làm giá súng”.(Bế Văn Đàn)

7. Ai đã lấy thân mình để chèn pháo và hi sinh một cách anh dũng? (Tô Vĩnh Diện) Để có được độc lập- tự do cho dân tộc, không chỉ các bậc cha anh mà ngay cả thế hệ thiếu niên nhi đồng đã đấu tranh anh dũng, quả cảm không chịu khuất phục trước kẻ thù, ngay cả khi họ phải đối mặt với cái chết. Nếu ngoài đời thực là sự hi sinh của Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn...thì trong thơ ca, ta không thể nào không nhắc đến Lượm- một cậu bé liên lạc bất khuất. Tiết 2 của bài sẽ tô đậm nội dung này.

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Giáo viên đọc: Bỗng loè... còn không

I. Giới thiệu chung:

II. Đọc-hiểu văn bản:

3. Phân tích:

? Đoạn thơ diễn tả điều gì?

- Lượm đã hi sinh .

- Lượm hi sinh:

Gv: Kể lại, hình dung lại sự việc mà tác giả như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm được lòng mình, TG đã phải thốt lên lời đau đớn từ con tim của mình “ Thôi rồi Lượm ơi!” chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu nhiên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng.

?Vậy theo chúng ta, Lượm đã hi sinh trong hoàn cảnh nào? ở đâu? Hãy đánh giá sự hi sinh đó ( học sinh thảo luận nhóm bàn- 2p )

- Lượm đang đưa thư qua cánh đồng lúa. Chú bé đã hi sinh vẻ vang, oanh liệt

? Hình ảnh Cháu nằm... hồn bay... gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì trước sự hi sinh của Lượm?

- Sự hi sinh thanh thản, cao đẹp, Lượm như còn đâu đây, tâm hồn chú quyện vào hương lúa, gió đồng, Lượm hoá thân vào thiên nhiên đất nước, Lượm hi sinh cho sự sống bất diệt của quê hương.Sự ra đi của Lượm làm tác giả bàng hoàng thốt lên Lượm ơi còn không? Câu thơ duy nhất trong khổ thơ vừa là câu hỏi ngỡ ngàng,đau xót. Tác giả như không muốn tin vào sự hi sự hi sinh của Lượm.

- Cao đẹp, thanh thản, hoá thân vào thiên nhiên đất nước.

Hs đọc 2 khổ thơ cuối

Hình ảnh nào được nhắc lại ở khổ thơ cuối?

(11)

Tác giả có dụng ý gì khi nhắc lại hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên vui tươi?

*( Lựơm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm có còn đọng lại trong tâm trí mọi người?)

- Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn vui tươi hồn nhiên yêu đời, là sự khẳng định: Lượm vẫn sống mãi trong lòng Tổ quốc, quê hương, đất nước và con người Việt Nam

-> Lượm trở thành bức tượng đài người chiến sĩ nhỏ của non sông gấm vóc, bức tượng đài ấy sẽ sống mãi trong lòng nhân dân VN.

( Liên hệ: Lượm đã tiếp bước cha anh: Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Kim Đồng- những anh hùng nhỏ tuổi, đã dám hi sinh thân mình để góp phần giành độc lập dân tộc: Lê văn Tám đã tẩm xăng vào mình lao vào kho xăng của địch,anh Kim Đồng hi sinh tính mạng của mình, đánh lạc hướng địch để bảo vệ cuộc họp của Việt Minh an toàn).

Em nào có thể đọc thuộc lòng một vài khổ thơ?

? Tình cảm của em đối với nhân vật Lượm?

Lượm không còn nữa nhưng hình bóng em sẽ sống mãi với quê hương đất nước-> Chúng ta sẽ lưu giữ hình ảnh Lượm và noi gương Lượm:

học tập, tu dưỡng để làm rạng danh non sông gấm vóc, viết tiếp trang sử vàng mà các anh hùng dân tộc đã để lại.

=> Hình ảnh Lượm sống mãi với quê hương, đất nước.

? Phần đầu tác giả xưng hô với Lượm là chú- cháu, cách xưng hô đó thể hiện điều gì?

- Tình cảm thân thiết, ruột thịt.

?Trong toàn bài Lượm được gọi bằng những từ ngữ xưng hô nào?

- Chú bé, Cháu, Lượm , chú đồng chí nhỏ.

? Hai lần tác giả gọi Lượm là đồng chí nhỏ, việc gọi như thế có gì khác với cách gọi ở trên bộc lộ cảm xúc gì của tác giả đối với Lượm ?

- Thân tình, trân trọng, cảm phục, coi Lượm như một người bạn chiến đấu, hình ảnh L như đẹp hơn, lớn lên.

? Khi nghe tin Lượm hi sinh, tâm trạng tác giả ra sao? Tìm từ ngữ biểu hiện tâm trạng ấy?

- Ra thế Lượm ơi!...

Thôi rồi, Lượm ơi ! Lượm ơi, còn không?

? Nhận xét về cách cấu tạo các dòng thơ trên?Tác dụng?

- Ra thế

Lượm ơi!...-> một câu được ngắt thành hai dòng  tạo ra sự đột ngột và một khoảng lặng giữa dũng thơ, thể hiện sự xúc động đến nghẹn ngào, sững sờ trước tin hi sinh đột ngột của Lượm.

- Thôi rồi, Lượm ơi! -> Ngắt thành 2 vế

b. Tình cảm nhà thơ với Lượm:

- Xưng hô, gọi:

Tình cảm thân thiết, ruột thịt.`

(12)

- Lượm ơi, còn không? -> Câu thơ được tách ra thành một khổ thơ riêng  nhấn mạnh và hướng người đọc về sự còn hay mất của Lượm.

? Cách cấu tạo những dòng thơ đặc biệt ấy nhằm diễn tả tâm trạng của tác giả ra sao?

-> Tâm trạng nghẹn ngào đau xót, thảng thốt khi nghe tin Lượm hi sinh.

- Nhịp thơ cùng các dấu chấm than đã góp phần diễn tả tâm trạng đó. Đó không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là tâm trạng của tất cả chúng ta, của nhân dân đất nước này dành cho Lượm.

Thân tình, trân trọng, cảm phục, coi Lượm như một người bạn chiến đấu, hình ảnh Lượm như đẹp hơn, lớn lên.

? Bài thơ đã khép lại, em hiểu gì về chú bé Lượm ? Tình cảm của tác giả đối với Lượm?

- Hình tượng của bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả : Hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời, say mê với công việc kháng chiến.

- Câu chuyện cảm động về sự hi sinh anh dũng của Lượm

- Tâm trạng xúc động, nỗi đau xót, ghẹn ngào của tg khi tin Lượm hi sinh.

4. Tổng kết

a. Nội dung và ý nghĩa văn bản:

* Nội dung:

? Nêu ý nghĩa của bài thơ?

Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thực tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

* Ý nghĩa:

Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thực tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

? Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

NT : Sử dụng thể thơ 4 chữ đậm chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

- Cách ngắt các dòng thơ đặc biệt - Kết cấu đầu cuối tương ứng.

c. Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ 4 chữ đậm chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

- Cách ngắt các dòng thơ đặc biệt - Kết cấu đầu cuối tương ứng.

Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK c. Ghi nhớ: (SKG) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

(13)

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

Hoạt động luyện tập

- Phương pháp: định hướng, vấn đáp, đánh giá...

- Kĩ thuật: động não, trình bày, ...

Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học...

?Yêu cầu về nhà : Viết đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh cao đẹp của Lượm:

III. Luyện tập

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

? Hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn miêu tả về chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm

Gv củng cố kiến thức bằng bản đồ tư duy

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

(14)

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

? Tưởng tượng và vẽ lại hình ảnh Lượm

? Sưu tầm và kể lại cho các bạn cung nghe một câu chuyện/ tấm gương về người anh hùng thiếu niên trong thời kì kháng chiến hoặc trong thời nay

4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)

* Học bài

- Học thuộc lòng đoạn thơ

- Hiểu ý nghĩa của kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện trong bài thơ.

- Sưu tầm một số bài thơ nói về tâm gương nhỏ tuổi mà hi sinh anh dũng.

* Chuẩn bị bài Mưa

+ Đọc- hiểu văn bản.

+ Tìm hiểu tác giả tác phẩm.

+ Soạn bài theo câu hỏi SGK.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

---

(15)

Soạn: /03/2021 Tiết: 107,108

Tiếng Việt:

HOÁN DỤ A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.

- Hiểu được tác dụng của hoán dụ.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như td của phép tu từ hoán dụ trong thực tế sd tiếng Việt.

3.Thái độ:

- Có ý thức vËn dụng sử dụng phÐp hoán dụ trong giao tiếp hàng ngày.

4. Thái độ:

Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP/ KTDH

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(16)

? Ẩn dụ lµ g×? Cho vÝ dô?

Đ ¸p ¸n

- Khái niệm: (5 ®) - ví dụ: (5 ®) 3. Bài mới.

* Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập ; kể chuyện, quan sát tranh ; trò chơi,...

- Thời gian : Cách 1: Lấy ví dụ

Vì sao Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.

(Tố Hữu)

- Nhân hoá (trái đất ) có tình nghĩa sâu nặng như của con người: ghi nhớ công lao của Bác Hồ, Người đã chiến đâu không mệt mỏi cho hoà bình của nhân loại.

* G : Nói trái Đất nặng ân tình là sử dụng BPTT nào ?(biện pháp tu từ nhân hoá), ngoài ra trong câu thơ còn có một biện pháp tu từ nữa? Đó là biện pháp tu từ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

(Cách 2:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào Cách 3:

Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè) Làm tượng tự cách 1

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm hoán dụ

- Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của phép hoán dụ.

- Phương pháp: hoạt động cá nhân , vấn đáp

I/ Hoán dụ là gì?

1/ Phân tích ngữ liệu:

- Áo nâu, áo xanh (dấu hiệu sự vật)

(17)

- Phương tiện: máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não, phân tích ngữ liệu mẫu,giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...

Gọi Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ- chú ý từ in đậm: áo nâu, áo xanh

? Nếu tách các từ áo nâu, áo xanh ra khỏi câu thơ thì chúng có ý nghĩa như thế nào?

áo nâu: áo màu nâu chỉ màu sắc áo áo xanh: áo màu xanh

? Trong câu thơ trên, những từ ngữ đó chỉ đối tượng nào?Vì sao?

Người nông dân và công nhân ( sự vật được chỉ)

- Người ND mặc áo nâu Dấu hiệu SV - Người CN mặc áo xanh

? Như vậy giưã áo nâu và áo xanh với người nông dân và công nhân có mối quan hệ?

- Lấy dấu hiệu SV để gọi SV

? Nông thôn, thị thành chỉ nơi sinh sống của những ai?

- Chỉ người nông dân sống ở nông thôn và chỉ người công nhân sống ở thị thành.

? Giữa nông thôn và người nông dân, thị thành và người công nhân thì vật nào là vật chứa đựng, vật nào bị chứa đựng?

-HS:

? Em nhận xét gì về cách gọi tên của các sự vật đó?

(Nông dân gọi áo nâu; CN gọi áo xanh Nơi ở người nông dân- nông thôn Nơi ở người CN - thị thành)

? Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành có mối quan hệ?

- gần gũi

=> §ã lµ phÐp Hoán dụ

? Hãy so sánh cách diễn đạt của các câu thơ trên với: tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thị thành đều đứng lên?

- Cách diễn đạt bằng văn xuôi: thuật lại sự việc, khô khan.

- Cách dùng hoán dụ: gợi hình ảnh->

? Vậy hoán dụ là gì? có tác dụng ra sao?

Người nông dân, người CN(Sự vật)

- Lấy dấu hiệu SV để gọi SV - Nông thôn, thị thành => vật chứa đựng

Người sống ở nt Người sống ở tt => (vật bị chứa đựng)

- Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác.

- Quan hệ gần gũi (tương cận).

->Hoán dụ

-Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

2/. Ghi nhớ: SGK/82

(18)

-HS đọc ghi nhớ SGK tr 82 Bài tập nhanh:

áo chàm đa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Xác đinh hoán dụ trong BT trên?

GV lưu ý HS : Phần cỏc kiểu hoỏn dụ thuộc nội dung giảm tải cỏc em tự nghiờn cứu ở nhà.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiờu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đó học ở phần hỡnh thành kiến thức vào cỏc tỡnh huống cụ thể thụng qua hệ thống bài tập

- Phương phỏp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs luyện tập Gọi HS đọc và x/định y/cầu BT

Làm BT chung cả lớp.

a. Đối tượng nào cần được chỉ ra ở đõy?

- người nụng dõn

? Tỏc giả đó gọi người nụng dõn bằng gỡ?

.

? 10 năm và trăm năm chỉ gỡ?

? Điều mà Bỏc Hồ muốn núi đến là gỡ?

? Dựng hỡnh ảnh ỏo chàm TG muốn chỉ đối tượng nào?* MQH? Cõu thơ muốn diễn đạt

ý gỡ?

II/ Luyện tập:

BT1: Nhận biết phộp hoỏn dụ, tỏc dụng:

a Làng xúm - Người nụng dõn

=> vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

Tỏc dụng: Dưới ỏch đụ hộ của thực dõn phong kiến, người dõn ta vất vả quanh năm mà vẫn đúi rỏch. Ngày nay đất nước đọc lập tự do, người dõn làm chủ cuộc sống lao động nhộn nhịp, ấm no

b.mười năm(thời gian ngắn)–trăm năm (thời gian dài)

=> cụ thể gọi trừu tượng Tỏc dụng : Bỏc Hồ lấy cỏi cụ thể là 10 năm, trăm năm để núi về cỏi trừu tượng là sự nghiệp trồng người. Sự nghiệp giỏo dục là lõu dài.

c. ỏo chàm - cỏc dõn tộc Việt Bắc dấu hiệu của sự vật gọi sự vật Tỏc dụng : Nhõn dõn Việt Bắc lưu luyến tiễn đưa Đảng, Bỏc, Chớnh phủ

(19)

và đoàn quõn Cỏch mạng trở về xuụi sau ngày giải phúng điện biờn

Nhúm bàn(3 phỳt)

-HS đọc xác định yêu cầu BT 2 -HS làm BT

HS hoạt động cỏ nhõn – HS kiểm tra chộo tỡm ra lỗi chớnh tả của bạn.

BT2: So sỏnh hoỏn dụ, ẩn dụ:

* Giống: gọi tờn sự vật hiện tượng này bằng tờn sự vật hiện tượng khỏc

* Khỏc:

ẩn dụ Hoỏn dụ

- Dựa vào quan hệ tương đồng về:

- Dựa vào quan hệ tương cận giữa

+ Hỡnh thức +Bộ phận- toàn thể

+ Cỏch thức +Vật chứa- vật bị chứa

+ Phẩm chất +Dấu hiệu- sự vật

+Cảm giỏc +Cụ thể- trừu tượng

VD ẩn dụ:

+ Hỡnh thức:

Về thăm nhà Bỏc làng sen

Cú hàng rõm bụt thắp lờn lửa hồng ->màu đỏ: màu sắc

+ Cỏch thức: thắp = nở hoa: hoạt động.

+ Phẩm chất: Người cha mỏi túc bạc -> Bỏc Hồ: yờu thương, quan tõm..

+ Cảm giỏc: Mựi hồi chớn chảy tràn qua mặt.

Nột tương đồng:Khứu giỏc-> thị giỏc,xỳc giỏc .

BT 3 : Viết chớnh tả( nhớ - viết) : Đờm nay Bỏc khụng ngủ(Lần thứ ba thức dậy...Anh thức luụn cựng Bỏc.

* Hỡnh thức:

- Chữ cỏi đầu dũng được viết hoa, viết lựi vào một ụ kết thỳc bằng dấu chấm xuống dũng.

- Sử dụng cỏc phộp liờn kết:

+ Phộp lặptừ Lượm,

+ Phộp thế:em, chỳ thay cho Lượm), liờn tưởng, nối, từ đồng nghĩa, trỏi nghĩa...(

- Đoạn văn thường cú cõu chủ đề. Cõu chủ đề

BT4/: Viết đoạn văn ngắn về Lượm trong đú cú sử dụng phộp tu từ hoỏn dụ:

(20)

mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính.

+ Câu chủ đề: Lượm thật dũng cảm, kiên cường!

* Nội dung:

- Các câu trong đoạn cùng tập trung diễn đạt một chủ đề: viết về sự dũng cảm hoặc miêu tả Lượm+ phép tu từ hoán dụ.

Đoạn văn tham khảo:

Ngày Huế đổ máu, Lượm tình nguyện làm liên lạc cho bộ đội. Chú bé trở thành một chiến sĩ nhỏ. Lượm thường đội mũ ca lô hơi lệch, khoác trên vai chiếc xắc xinh xinh. Tiếng súng đùng đoàng, đạn đan chéo vào nhau. Thư cần chuyển gấp trước giờ G. Sốc lại chiếc xắc nhỏ, chú quyết định lao qua làn đạn của địch.

Thư đã đến nơi an toàn. Trở về nhà trên cánh đồng quê hương. Bỗng loè chớp đỏ, một viên đạn của kẻ thù đã găm vào trái tim non nớt của em. Một dòng máu tươi trào ra. Em ngã xuống trên cánh đồng ngào ngạt hương lúa đang vào sữa. Lượm thật dũng cảm, kiên cường!

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

?Dựa vào những ví dụ về các câu nói hàng ngày có sử dụng phép hoán dụ sau, hãy viết 4 câu có sử dụng phép hoán dụ:

 Chúng ta đang cần những bộ óc lớn để xây dựng đất nước.

 Những chiếc áo xanh tình nguyện đã bắt đầu hành trình đến với các em thơ.

 Chương trình "Nối vòng tay lớn" đã đón nhận nhiều tấm lòng nhân ái.

 Đội bóng chuyền quốc gia đang sở hữu một tay chuyền hai xuất sắc.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

? Sưu tầm các câu thơ có sử dụng biện pháp hoán dụ 5. Hướng dẫn HS về nhà( 2’)- Chiếu S27

* Hướng dẫn học bài:

(21)

- Học ghi nhớ: Khái niệm, tác dụng về hoán dụ; các kiểu hoán dụ

- Tìm hiểu tác dụng của phép hoán dụ qua một số câu văn, câu thơ , đoạn văn đã học.

- Tập viết đoạn văn miêu tả ( 4-6 câu) có nội dung tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng một số phép tu từ đã học.

* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới :

- Chuẩn bị: Ôn tập kiến thức về truyện , kí và thơ hiện đại -> Kiểm tra Văn.

+ Tóm tắt truyện: Bài học đường đời đầu tiên; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng.

+ Phân tích ( phát biểu cảm nghĩ về nhân vật): DM, KP, người anh, thầy Ha- men

( chú bé Phrăng)

+ So sánh điểm giống và khác nhau giữu 3 cảnh trong 3 văn bản: Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Cô Tô.

+ Học thuộc thơ: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm.

***

Phần mở rộng

KHÁI QUÁT LẠI CHỦ ĐỀ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

? Hãy nhắc lại các phép tu từ đã được học?( SS, NH,AD, HD)

? Dựa vào bảng hệ thống, em có nhận xét gì về các phép tu từ đã được học?

1- Ẩn dụ và hoán dụ: + Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật , hiện tượng khác.

+ Khác nhau: AD: Dựa vào quan hệ tương đồng ( hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác); HD: Dựa vào quan hệ tương cận ( gần gũi) : bộ phận- toàn thể; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng; dấu hiệu –sự vật; cụ thể - trừu tượng)

2- Ẩn dụ và so sánh:

- Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng

- Khác: + SS: Thường có 2 vế A, B đầy đủ

+ AD: Ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh( Vế A), phương diện so sánh, từ so sánh, chỉ còn lại sự vật, sự việc được so sánh (Vế B)

3. Điểm giống nhau về tác dụng.

GV : Biện pháp tu từ là cách sử dụng từ ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm và hấp dẫn. Vậy là các em đã được học 4 biện pháp tu từ . Bây giờ để củng cố lại kiến thức đã học, cô mời các em cùng tham gia vào một trò chơi với tên gọi : BẠN CHỌN SỐ NÀO ? Mỗi câu trả lời đúng là một phần kiến thức cần nhớ về phép tu từ các em được học . Mong rằng trò chơi bổ ích này sẽ giúp các em tự tin hơn khi biết nhận diện , phân tích được giá trị tác dụng của chúng và sẽ có sự lựa chọn phép tu từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp hàng ngày.

- Hình thức : chơi trò chơi : BẠN CHỌN SỐ NÀO ? - Chuẩn bị :

+ Gv : Câu hỏi, phần thưởng, luật chơi.

(22)

+ Hs : Nắm được kiến thức về các phép tu từ đã học.

- Phương pháp: phát vấn câu hỏi.

- Phương tiện : máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút…

GV chiếu trò chơi - phổ biến luật chơi

Trò chơi này gồm 8 ô tương ứng với 8 con số, trong đó có 6 ô câu hỏi và 2 ô phân thưởng. Cô mời 6 bạn cùng tham gia trò chơi này .Các bạn có quyền lựa chọn câu hỏi theo con số. May mắn sẽ đến với các bạn nếu như bốc vào ô phần thưởng. Các bạn đã hiểu luật chơi chưa ? Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu trò chơi.

CÂU HỎI ( S13-22)

Câu 1: Em hãy hát một bài hát dành cho thiếu nhi có sử dụng phép nhân hóa.

Câu 2: Khổ thơ sau có mấy kiểu so sánh? Đó là những kiểu so sánh nào ? Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh) Câu 3 : Cho biết câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm ( Minh Huệ) Câu 4: Phần quà

Câu 5 :Cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đó là biện pháp tu từ nào ?

Câu 6: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy đơn giản nhất về các phép tu từ đã được học?

Câu 7: Em hãy nêu tác dụng chung của của các phép tu từ đã học.

Câu 8 : Phần quà.

Kết thúc trò chơi, gv chốt lại toàn bộ kiến thức về các phép tu từ = sơ đồ tư duy (S23)

So sánh

Ẩn dụ Hoán dụ

Nhân hóa

Các biện pháp tu từ

Tác dụng chung của các phép tu từ là làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Lập bảng hệ thống kiến thức về các phép tu từ

Tên gọi Khái niệm Các kiểu Ví dụ

(23)

phép tu từ

1. So sánh So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình cảm cho sự diễn đạt.

2 kiểu so sánh

Trẻ em như búp trên cành.

2. Ẩn dụ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

4 kiểu ẩn dụ

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.

3. Hoán dụ

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng ,khái niệm khác có quan hệ gần gũi (tương cận) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

4 kiểu hoán dụ

Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

4. Nhân hóa

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người;làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

3 kiểu nhân hóa.

Trâu ơi, ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

---

(24)

Ngày soạn: /3/ 2021

Tiết 109,110

Tập làm văn:

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Hiểu được đặc điểm của thể thơ 4 chữ. Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện được thể thơ 4 chữ khi đọc và học thơ ca.

- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.

- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.

3. Thái độ:

- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. Bình tĩnh, tự tin khi trình bày.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp, ứng xử, lắng nghe tích cực ....

- Năng lực suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bài soạn , tài liệu, đồ dùng DH.

- HS : Xem kỹ bài thơ “Lượm”. Đọc phần giới thiệu về thơ bốn chữ sau bài

“Lượm”. Tập làm thơ 4 chữ ở nhà. Chỉ ra đặc điểm, nội dung của đoạn thơ mình làm.

C/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thực hành có hướng dẫn. GV gợi mở, nêu vấn đề -> nhóm thảo luận, cá nhân đại diện nhóm tập thể -> trình bày miệng ...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại những bài thơ bốn chữ đã học ... vận dụng để viết một đoạn thơ, bài thơ bốn chữ theo yêu cầu.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

Lớp Ngày giảng Sĩ số

6B 2. Kiểm tra:

Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

(25)

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Thơ 4 chữ xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè... Bài thơ có nhiêu dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, giao vần liền, hay vần hỗn hợp.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Đặc điểm của thể thơ 4 chữ.

* Yêu cầu hs thảo luận nhóm 3 phút về nội dung 4 bài tập (BT1 đến BT4) đã chuẩn bị ở nhà.

- Các nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét, bổ sung – Gv kết luận.

* Bài tập 1:

- Ngoài bài “Lượm”, Tố Hữu còn có các bài: "Kể cho bé nghe"

- Trần Đăng Khoa “Hạt gạo làng ta”.

- Ca dao “Khăn thương nhớ ai”.

* Bài tập 2

Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi

(Xuân Diệu) - Vần chân (cước vận): hàng - trang

núi - bụi.

- Vần lưng (yêu vận): hàng - ngang trang - màng.

* Bài tập 3

- Đoạn thơ của Tố Hữu: - gieo vần cách - Đoạn đồng dao: gieo vần iền.

- Ngoài ra còn có cách gieo vẫn hồn hợp không theo một trật tự nào. Ví dụ:

Chú bé loắt choắt.

Cái xắc xinh xinh.

Cái chân thoăn thoắt.

Cái đầu nghênh nghênh.

(Tố Hữu)

I - Đặc điểm của thể thơ 4 chữ.

- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ.

(26)

* Bài tập 4:

Sưởi - cạnh đò - sông

? Từ các bài tập trên hãy rút ra đặc điểm của thơ 4 chữ.

(số chữ trong một câu? cách gieo vần? nhịp?).

Hs: phát biểu theo ý hiểu.

Gv: chuẩn xác ghi lên bảng.

- Ngắt nhịp 2/2: ngắn, nhanh.

- vần lưng, vần chân xen kẽ.

- Gieo vần liền, cách hoặc hỗn hợp.

Hoạt động 2: Tập làm thơ 4 chữ trên lớp.

Gv: cho hs thảo luận theo nhóm: 3 - 5phút.

Hs: - trao đổi các bài thơ đã chuẩn bị.

- Chọn 1 - 2 bài xuất sắc trình bày trước lớp.

Gv + lớp nhận xét các bài thơ trình bày về: nội dung, hình thức (vần, nhịp)

- Trao đổi làm 1 bài thơ (đoạn thơ). Chủ đề về: tình bạn, mái trường, quê hương. Chia nhóm hs 6 nhóm - Thực hiện thảo luận nhóm.

- Đọc bài thơ nhóm mình.

Gv + lớp: nhận xét - sửa chữa.

II - Tập làm thơ 4 chữ trên lớp.

1. Trình bày bài thơ đã chuẩn bị ở nhà.

2. Tập làm thơ trên lớp.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

? Làm thơ 4 chữ theo đề tài , nhà trường, cảnh vật, mùa xuân, hạ, thu, đông...

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

?Tìm đọc thêm một số bài thơ 4 chữ hay và viết cảm xúc về baì thơ đó.

4. Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới:

- Học bài cũ: Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ. Nhớ một số vần cơ bản. Nhận diện được thể thơ bốn chữ. Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm bài thơ 4 chữ.

- Chuẩn bị bài mới: Trả bài tập làm văn số 5

+ Ôn lí thuyết văn miêu tả, nắm chắc đặc điểm của MTvà bố cục bài văn miêu tả.

+ Chuẩn bị đề bài, tìm hiểu yêu cầu của đề.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

(27)

...

...

---

(28)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những

Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:

Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc những quả nhỏ màu xanh nhạt. Buồng chuối ngày càng lớn, dài và nặng dần, kéo thân

KT: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi

Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả

- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.. Đề

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết được những chi tiết miêu tả tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua những bài văn mẫu.. Từ đó hiểu:

Em giíi thiÖu víi bè mÑ b¹n Hµ tõng ng êi trong nhãm... Em giíi thiÖu víi bè mÑ b¹n Hµ tõng