• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KSNN Văn 7(PGD 2017-2018)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KSNN Văn 7(PGD 2017-2018)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG LỚP 7 NĂM HỌC: 2017-2018

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian giao đề (Đề gồm có 01 trang) ---

I: Phần trắc nghiệm: Học sinh trả lời bằng cách chọn phương án đúng.

Câu 1: Văn bản nào sau đây thuộc loại tùy bút?

A. Mẹ tôi. B. Cuộc chia tay của những con búp bê

C. Một thứ quà của lúa non: Cốm. D. Sông núi nước Nam.

Câu 2: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được xem là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, vậy nội dung Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở đây là gì?

A. Lời tuyên bố về độc lập của nước ta. B. Lời tuyên bố về chủ quyền của nước ta.

C. Lời tuyên bố về tự do của nước ta. D. Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh.

Câu 3: Điệp ngữ có những dạng chính nào?

A. Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ chuyển tiếp.

B. Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp.

C. Điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng.

D. Điệp ngữ chuyển tiếp, điệp ngữ cách quãng.

Câu 4: Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?

A. Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là phân tích tư tưởng chủ đề và nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

B. Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là bình luận cái hay, cái đẹp được phản ánh trong tác phẩm.

C. Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là chứng minh rằng tác phẩm đó độc đáo về nội dung và hình thức, khác hẳn các tác phẩm cùng đề tài và cùng chủ đề.

D. Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

II. Phần tự luận:

Câu 5: Cho câu văn sau: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,”

a. Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ.

b. Bài thơ em vừa chép có tên là gì? Của ai?

Câu 6: Cho câu ca dao sau: Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Tìm thành ngữ trong câu ca dao trên và cho biết nghĩa của thành ngữ đó là gì?

Câu 7: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một loài cây em yêu.

………HẾT……….

(Giám thị không giải thích gì thêm) ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG

HD CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG LỚP 7

NĂM HỌC: 2017-2018 Môn: Ngữ văn I: Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4

Đáp án C B A D

II. Phần tự luận :

Câu 5: a. Học sinh chép chính xác bài thơ: 1,0điểm.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b. Tên bài thơ “ Cảnh khuya”- Hồ Chí Minh (0,5 điểm).

Câu 6:

- Thành ngữ trong câu ca dao trên: Lên thác xuống ghềnh (0.5 điểm).

- Nghĩa của thành ngữ Lên thác xuống ghềnh: mang ý nghĩa hàm ẩn chỉ sự vất vả, long đong, phiêu phạt của người nông dân trong xã hội cũ (1,0 đ).

Câu 7: Cảm nghĩ về một loài cây em yêu.

* Yêu cầu chung về kĩ năng.

- Viết đúng yêu cầu của bài văn biểu cảm.

- Bố cục ba phần.

- Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể về kiến thức.

Phần Nội dung cần đạt. Điểm

Mở bài Giới thiệu được loài cây mà mình biểu cảm và ấn tượng

chung của em về loài cây đó. 0,5

Thân bài - Nguồn gốc của cây đó như thế nào?

- Miêu tả cây và phát biểu cảm nghĩ:

+ Hình dáng của cây như thế nào? Em thích thú với dáng vẻ đó ra sao?

+ Tình cảm, niềm thích thú say mê của em đối với các đặc điểm của cây như lá, hoa,…( có thể sử dụng một số biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa).

- Kể và tả lại một vài nét nổi bật của cây trong thời kì sinh trưởng, cảm xúc của em khi ấy như thế nào?

- Hồi tưởng một vài kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây đó và qua đó bộc lộ cảm cảm xúc…

0,25 1,75

0,75 1,25 Kết bài Ý nghĩa của loài cây đó trong đời sống của gia đình, của quê

hương và khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây đó.

0,5

( Lưu ý: Trên đây là những định hướng cơ bản cho bài viết, giáo viên chấm có thể linh hoạt đáp án, khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trỡ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ, ….. - Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói,

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học b) Nội dung: HS

+ Ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít. Đức

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Câu 1 (trang 59 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp..

- Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.. - Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn

Tay cầm cầu cùng bên với chân đá, đưa cao ngang hông (thắt lưng), ngón cái và ngón trỏ sẽ cầm ở hai bên đế cầu sao cho quả cầu thẳng đứng, quả cầu cách thân người

Bài 11: Luyện tập làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Làm các bài tập trong sách giáo khoa?. Bài 12: Sang thu - Hãy nêu vài nét cơ bản về