• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án - Đề số 13 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án - Đề số 13 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 13 I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Các chàng các nàng yểu điệu bây giờ ăn rau sống là ăn cả cây húng cây kinh giới um tùm sum suê... Rau thơm ăn hương ăn hoa thì thành món chính rậm rạp... Nói thế biết thế, nhưng miếng ngon Hà Nội vẫn còn đó. Trong những người sành, thanh tao. Hiếm lắm. Nhưng hồn cốt văn hóa bao giờ cũng được bảo tồn nhờ một số ít. Dường như vậy. Gia phong trong những nhà số ít ấy giờ đây ngẫm lại thực ra lại mang tính toàn cầu. Trọng trung hiếu lễ nghĩa. Biết lắng nghe người đối thoại, biết đàm phán và biết thuyết phục. Không thuyết phục được thì khôn khéo biết để cho đối tượng ra đi trong danh dự. Ăn thanh tao, mặc thanh lịch, bước đi dáng đứng thanh nhã. Chữ thanh thường làm đầu. Bao giờ xử sự cũng tự nhiên, tự nhiên như người Hà Nội. Thoải mái. Tự tin. Không thích kiểu thu mình. Ăn uống không xô bồ hấp tấp nhưng cũng không cảnh vẻ kiểu cách. Bát cơm bát phở phải ăn bằng hết, không được bỏ thừa một chút làm phép. Chúng tôi ngày ấy được giáo dục bằng chữ thanh, vào đời làm ăn là ổn. Ra nước ngoài bỡ ngỡ chưa rõ tập quán địa phương, chỉ việc xử sự như cha ông dạy bảo là hòa nhập tự tin được. Không bị sốc văn hóa. Không bị mặc cảm mình vụng về quê mùa.

(Trích Hà Nội, con thuyền, phù sa, Hồ Anh Thái, Văn nghệ quân đội, số 699, tháng 6- 2009, tr 18-19) Câu 1. Theo tác giả, cồn cốt văn hóa thường được bảo tồn bởi những người như thế nào?

Câu 2. Vì sao lớp người như tác giả có thể vào đời làm ăn là ổn, ra nước ngoài bỡ ngỡ nhưng vẫn hòa nhập tự tin được?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về chữ "thanh" trong đoạn trích? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến cho rằng: Biết lắng nghe người đối thoại, biết đàm phán và biết thuyết phục là một trong những cốt cách văn hóa không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta không bị sốc văn hóa trong thời đại ngày nay?

Câu 2. Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Từ quá trình nhận thức của nhân vật Phùng, hãy liên hệ đến lời khuyên nhân vật Huấn Cao dành cho viên quản ngục trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân), hãy nhận xét về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật đích thực.

Trang 1 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

(2)

GỢI Ý LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo tác giả, hồn cốt văn hóa thường được bảo tồn bởi những người sành, thanh tao.

Câu 2. Lớp người như tác giả có thể vào đời làm ăn là ổn, ra nước ngoài bỡ ngỡ nhưng vẫn hòa nhập tự tin được là bởi vì họ được cha ông giáo dục bằng chữ thanh.

Câu 3. Chữ Thanh được hiểu là nhẹ nhàng, lịch lãm, tự nhiên, không xô bồ nhưng không kiểu cách, cảnh vẻ.

Câu 4. Thí sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải lí do đồng tình hoặc không đồng tình.

II. LÀM VĂN

Câu 1 Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (giải pháp để không sốc văn hóa) theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Thí sinh có thể viết đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 2/3 trang giấy thi) theo hướng:

- Giải thích khái niệm sốc văn hóa.

- Nêu giải pháp chống sốc văn hóa.

Câu 2

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, thí sinh có thể phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, từ đó liên hệ đến lời khuyên nhân vật Huấn Cao dành cho viên quản ngục trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân), nhận xét về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật đích thực theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

Là người kể chuyện; vốn là một người lính giải ngũ, giờ là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, đến vùng biển này để chụp một bức ảnh bổ sung cho bộ lịch năm ấy. Truyện được kể bởi chính Phùng, người tham gia câu chuyện nên sẽ xác thực hơn và giúp cho việc thể hiện chủ đề (liên quan đến nghệ thuật) tốt hơn.

Phát hiện thứ nhất

- Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một cảnh đắt trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần. Nó đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ:

Trang 2 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

(3)

+ Một con thuyền ngư phủ đang từ từ hướng vào bờ. Mũi thuyền chạm vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Vài bóng người ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum.

+ Tất cả khung cảnh được Phùng nhìn qua những cái mắt lưới của tấm lưới nằm giữa hai gọng vó như cánh một con dơi.

 Vẻ đẹp của bức tranh: hài hòa (thiên nhiên - con người, bóng tối - ánh sáng, màu sắc - đường nét - chuyển động, tĩnh - động), giản dị, bình yên.

- Cảm nhận của Phùng trước bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa:

+ Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào - niềm xúc động mãnh liệt, cảm xúc thẩm mĩ trong tâm hồn người nghệ sĩ.

+ Nhận ra chân lí: Bản thân cái đẹp chính là đạo đức.

 Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về tác động của nghệ thuật của cái đẹp cũng tương đồng với quan niệm của nhiều nhà văn khác: Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.

 Phát hiện thứ nhất - phát hiện về cái đẹp trong cuộc đời: Con thuyền ngư phủ trong buổi sớm mờ sương trên biển.

Phát hiện thứ hai

- Từ chính chiếc ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ là một phương thức để giải tỏa những uất ức, đau khổ; đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát…

 Cảnh tượng đầy rẫy trong thực tế cuộc sống hiện nay, gợi đến vấn đề bạo lực trong gia đình.

- Chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc đến sững sờ, không tin vào những gì đang nhìn thấy trước mắt trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn.

Sở dĩ anh có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải là đạo đức, là chân lí của sự toàn thiện. Đó là cảnh tượng thật xấu, thật ác.

 Phát hiện thứ hai: Cuộc đời không chỉ có cái đẹp, cái thiện mà còn có cái xấu, cái ác;

cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí.

- Khoảng cách của Phùng với con thuyền ngư phủ trong hai phát hiện:

Trang 3 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

(4)

+ Phát hiện thứ nhất: khoảng cách xa, lại bị gián cách bởi lớp sương mù trắng như sữa.

+ Phát hiện thứ hai: khoảng cách gần sát.

Khoảng cách đó cùng với trình tự của hai phát hiện (phát hiện về cái đẹp trước, phát hiện về cái ác, cái xấu sau) góp phần chuyển tải thông điệp của truyện một cách sâu sắc:

+ Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện - ác…

Nghệ thuật không chỉ phản ánh cái đẹp mà còn phải vạch trần cái xấu, cái ác. Nghệ thuật không thể vị nghệ thuật mà phải vị nhân sinh.

+ Nhà văn có dụng ý khi để cảnh tượng trời cho hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài hòng che giấu cái bản chất thực của đời sống ở bên trong.  Nghệ sĩ chỉ có thể thấy được cái xấu, cái ác khi đến gần hơn với cuộc đời.

* Liên hệ đến lời khuyên nhân vật Huấn Cao dành cho viên quản ngục trong cảnh cho chữ, nhận xét về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật đích thực

- Trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao sau khi cho chữ viên quản ngục còn khuyên quản ngục nên thay chốn ở đi để giữ thiên lương cho lành vững. Ông cho rằng, nhà tù tăm tối, tàn ác không phải là nơi treo những con chữ vuông, tươi tắn, nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục đã xúc động, cúi xuống vái lạy, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!". Như vậy, Huấn Cao không chỉ cho chữ (trao gửi lại cái đẹp) mà còn cứu giữ "thiên lương" của quản ngục. Người nghệ sĩ, dù cận kề cái chết vẫn cố công thực hiện sứ mệnh của mình là truyền bá cái đẹp và cái thiện.

 Thông điệp nghệ thuật: Cái Đẹp không bao giờ chung sống với cái Xấu, cái Ác. Cái Đẹp luôn gắn liền với cái Thiện.

- Cả Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu nhận thức sâu sắc về vai trò, sứ mệnh của nghệ thuật trong cuộc đời: Nghệ thuật phải phản ánh cái Đẹp và dùng chính cái Đẹp để thanh lọc tâm hồn con người, để làm cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.  Quan niệm đúng đắn của những người nghệ sĩ chân chính.

Trang 4 http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, từ đó liên hệ với nhân vật Liên ( Hai

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, từ đó liên hệ chi tiết "bát

– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc

– Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống

Chính vì vậy mà khi nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy

– Ý thức sâu sắc của Trương Ba về việc tình trạng sống như thế cũng gây ra vô vàn đau khổ, phiền toái cho những người thân (vợ, con trai, con dâu, cháu gái);

– Tây Tiến là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người đã hi sinh, những người đã