• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 6 TẠI NHÀ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 6 TẠI NHÀ "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 6 TẠI NHÀ

* Hình thức tự học tại nhà

BÀI MỞ ĐẦU

A. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI (1 tiết) I. SUY NGHĨ BẢN THÂN (Chép câu hỏi/ Làm bài vào tập/ giấy đôi).

1/ Hãy viết lại những cảm xúc của bản thân khi bước sang học ở ngôi trường mới.

(Hình thức: Đoạn văn, dài nửa trang giấy tập).

2/ Viết lại suy nghĩ, tình cảm của em về bộ môn Tiếng Việt được học ở cấp Tiểu học.

(Hình thức: Đoạn văn, dài nửa trang giấy tập).

II. GIỚI THIỆU BỘ MÔN NGỮ VĂN (Học sinh đọc để hiểu biết, không cần chép bài).

1/ Giới thiệu sách

- Tên gọi mới của bộ môn Tiếng Việt (từ lớp 6 đến lớp 12) là Ngữ Văn.

- Ở môn Ngữ Văn các em sẽ được học 3 phân môn sau:

+ Đọc và tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

+ Hình thành tri thức về tiếng Việt, kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

Giáo viên giao bài qua tài liệu học tập Học sinh nhận bài

Học sinh đọc, tìm hiểu theo nội dung hướng dẫn trong tài liệu

Nộp lại bài tập (nếu có thể) và nhận bài học mới

Ghi nhận tất cả các câu hỏi thắc mắc và gửi đến giáo viên qua nhiều kênh: Fb, số điện thoại, LMS, mail,…

Làm bài tập trong tài liệu đưa ra (nếu có)

(2)

+ Hình thành kỹ năng tạo lập văn bản (Viết đoạn văn, bài văn đúng hình thức, đúng phương thức biểu đạt).

2/ Cách học bộ môn Ngữ Văn.

a/ Soạn bài

- Đọc văn bản trước ở nhà, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi ở phần “Suy ngẫm và phản hồi”.

- Đọc và trả lời các câu hỏi ở phần “Thực hành tiếng Việt” (Phần thực hành là áp dụng những kiến thức tiếng Việt đã học ở tiểu học để làm những câu hỏi trong sách).

- Đọc các ngữ liệu mẫu trong phần “Viết” và trả lời các câu hỏi trong sách.

b/ Cách học

- Chú ý nghe Thầy/ Cô giảng bài trên lớp để ghi nhớ các kiến thức (vì quy định không ghi bài nhiều, dài. Học sinh có thể tự ghi chép riêng của mình vào sổ tay học tập).

- Không học thuộc lòng máy móc, phải vận dụng kỹ năng làm bài (Đọc hiểu văn bản, Làm bài tập tiếng Việt, viết đoạn văn, bài văn với nội dung ngoài sách giáo khoa).

- Hoàn thành những yêu cầu Thầy/ Cô giao trên lớp cũng như về nhà đầy đủ.

c/ Kiểm tra

- Bài kiểm tra ở lớp mỗi học kỳ có 4 cột điểm với nội dung kiểm tra bao gồm (Nghe, nói, đọc, viết).

- 1 bài kiểm tra giữa học kỳ (Vận dụng kiến thức kỹ năng làm bài – ngữ liệu ngoài sách).

- 1 bài kiểm tra cuối học kỳ (Vận dụng kiến thức kỹ năng làm bài – ngữ liệu ngoài sách).

B. KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH (1 tiết) (Chép câu hỏi/ Làm bài vào tập/ giấy đôi).

1/ Em thường đọc sách vào những khoảng thời gian nào? Số lần đọc sách trong tuần là bao nhiêu? Em đọc sách bằng những phương tiện/ hình thức nào? Mỗi lần đọc được mấy phần/

mấy trang? Đọc những quyển sách nào?

2/ Hãy trình bày suy nghĩ về một quyển sách/ một câu chuyện bổ ích/ một nhân vật thú vị mà sách mang lại cho em. (Hình thức: Đoạn văn, dài nửa trang giấy tập).

3/ Hãy trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. (Hình thức: Đoạn văn, dài nửa trang giấy tập).

(3)

VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG (2 tiết)

* Học sinh tiến hành đọc văn bản (1 – 2 lần) A. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NỀN 1/ Khái niệm truyền thuyết

Câu hỏi Câu trả lời

Câu 1: “Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, thần mình rồng kết duyên cùng tiên Âu Cơ thuộc lớp Thần Nông. Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con. Họ từ biệt nhau, chia con cùng nhau cai quản hai nơi. Con trai đầu lập ra nhà nước Văn Lang lấy hiệu Hùng Vương”.

Dựa vào sự hiểu biết, hãy cho biết tên câu chuyện trên?

Câu 2: Em biết được/ nghe được câu chuyện trên qua đâu? Câu chuyện đó có một tác giả cụ thể sáng tác ra không?

Câu 3: Câu chuyện trên nhắc đến sự kiện lịch sử Việt Nam nào? Khi nói đến lịch sử thì cần phải đảm bảo tính chuẩn xác không? Vì sao?

Câu 4: Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong câu chuyện trên?

Câu 5: Câu chuyện trên muốn truyền tải ý nghĩa gì đến chúng ta?

Câu 6: Em hiểu thế nào là truyền thuyết?

(Truyền thuyết cần có những đặc điểm nào?)

(4)

2/ Nhân vật truyền thuyết

Câu hỏi Câu trả lời

Câu 1: Các nhân vật trong câu chuyện trên được miêu tả khác biệt như thế nào?

Câu 2: Nhân vật nào gắn với sự kiện lịch sử?

Câu 3: Nhân vật truyền thuyết mang những đặc điểm nào?

3/ Cốt truyện truyền thuyết

Câu hỏi Câu trả lời

Câu 1: Câu chuyện được tạo ra bằng những sự việc nào? Chỉ ra những sự việc tưởng tượng kì ảo, sự việc liên quan đến lịch sử?

Câu 2: Những sự việc nào truyền tải ý nghĩa chính của câu chuyện?

Câu 3: Cốt truyện truyền thuyết được tạo ra dựa trên những sự việc như thế nào?

Câu 4: Những sự việc trong câu chuyện có hoàn toàn là sự thật không? Vì sao lại sáng tạo ra những sự việc kì ảo?

B. TÌM HIỂU VĂN BẢN THÁNH GIÓNG THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 1/ Học sinh đọc văn bản Thánh Gióng trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi sau.

(5)

Câu hỏi Câu trả lời 1/ Cốt truyện truyền thuyết

 Đọc xong câu chuyện, dựa vào đặc điểm cốt truyện truyền thuyết, em hãy liệt kê những sự việc chính tạo nên cốt truyện?

2/ Nhân vật trong truyền thuyết

 Hãy liệt kê những cách gọi Thánh Gióng theo những thời điểm: Trước và sau khi vươn vai thành tráng sĩ và đánh thắng giặc? Nhận xét về sự thay đổi trong cách gọi tên?

 Sự ra đời, lớn lên, trưởng thành của Thánh Gióng có điểm gì khác lạ?

 Dân làng đã làm gì để giúp Gióng thành tráng sĩ đánh giặc? Ý nghĩa hành động đó?

 Thánh Gióng đã lập được chiến công gì?

Hãy kể lại quá trình lập được chiến công đó?

 Thánh Gióng được ca tụng, ghi nhớ công ơn như thế nào?

 Những vết tích gì còn lại ở thời nay về câu chuyện Thánh Gióng?

3/ Sự kiện lịch sử

 Truyện được kể trong thời đại/ hoàn cảnh

(6)

lịch sử như thế nào?

 Thánh Gióng đã đặt yêu cầu gì với sứ giả?

Ý nghĩa về những vũ khí làm bằng sắt?

4/ Yếu tố kì ảo

 Hãy liệt kê và nêu ý nghĩa những chi tiết mang yếu tố tưởng tượng kì ảo trong câu chuyện?

5/ Ý nghĩa

 Hình tượng Thánh Gióng đại diện cho điều gì và gửi gắm ý nghĩa gì của nhân dân?

2/ Học sinh ghi Nội dung bài vào tập sau khi trả lời xong câu hỏi phía trên.

NỘI DUNG BÀI HỌC VỀ VĂN BẢN “THÁNH GIÓNG”

1/ Cốt truyện truyền thuyết

- Mẹ ướm chân thụ thai 12 tháng hạ sinh Thánh Gióng.

- Gióng lên 3 không nói không cười, đặt đâu nằm đấy.

- Nghe tin sứ giả, cất tiếng nói nhận lệnh đánh giặc.

- Gióng ăn khỏe vươn vai thành tráng sĩ.

- Xông pha trận mạc đánh tan giặc Ân.

- Cỡi giáp sắt, cùng ngựa bay về trời.

2/ Nhân vật trong truyền thuyết ( Thánh Gióng)

- Tên gọi: Đứa bé, cậu bé, chú bé -> tráng sĩ -> Phù Đổng Thiên Vương: Thân mật trìu mến ->

tôn quý, ngợi ca.

- Lai lịch: Ra đời -> lớn lên -> trưởng thành: kì lạ, khỏe mạnh (Thụ thai: Ướm chân, 12 tháng ->

3 tuổi không nói cười -> Nghe tin sứ giả cất tiếng nói -> Ăn khỏe vươn vai thành tráng sĩ).

- Công trạng: Đánh tan giặc Ân.

(7)

- Ghi nhớ công ơn: phong chức tước, lập đền thờ.

- Vết tích: làng Gióng, làng Cháy, tre vàng, dấu chân ngựa thành ao hồ.

3/ Sự kiện lịch sử

- Thời đại Hùng Vương thứ 6, giặc Ân sang xâm lược.

- Sự phát triển của thời đại đồ sắt.

4/ Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thụ thai: Ướm chân, 12 tháng -> 3 tuổi không nói cười -> Nghe tin sứ giả cất tiếng nói -> Ăn khỏe vươn vai thành tráng sĩ.

-> Sự khác thường làm nên điều phi thường.

- Ngựa sắt phun lửa -> sức mạnh quyết liệt.

- Người cùng ngựa bay về trời -> Sự bất tử.

5/ Ý nghĩa truyện

- Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh tuổi trẻ, cho lòng yêu nước.

- Ước vọng của nhân dân về người anh hùng lý tưởng chống ngoại xâm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính,

Khi làm kiểu bài này giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau - Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, học sinh có thể chọn một trong số các trình tự tả :

Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây.. hoặc tả cây theo từng mùa,

b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá văn bản qua hệ thống câu hỏi được thiết kế theo qui trình đọc hiểu một văn bản nhật dụng học sinh làm phiếu bài tập. Dựa vào hệ

Kiến thức : Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu

Ngay khi mới bước vào, chiếc cổng đã khiến em vô cùng thích thú, nó là hình ảnh được mô phỏng lại từ những lâu đài trong chuyện cổ tích, bước qua đó, em như được đến

Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn em và viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp đó.... Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn em và

Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có một nội dung nhất định, chẳng hạn: giới thiệu về đồ vật, tả bao quát về đồ vật, tả.. từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái