• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 27

Ngày soạn: 22.3.2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019 Tập đọc

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

2. Kĩ năng: Đọc đúng toàn bài, trôi chảy. Đọc đúng các từ: Cô-péc-níc, Ga-li-lê.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-níc và Ga-li- lê.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ; Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc và nêu nội dung bài: Ga- vrốt ngoài chiến luỹ. TLCH nội dung bài

- GV nhận xét 2.Dạy bài mới

a.Giới thiệu chủ điểm và bài học:(1’) b.Luyện đọc:(10’)

- GV chia đoạn:

- GV kết hợp, sửa lỗi về cách đọc cho HS.

+Cô - péc - ních, Ga - li - lê, ...

- Giúp HS hiểu một số từ ngữ khó trong bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

c.Tìm hiểu bài:(12’)

- Ý kiến của Cô - péc- ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?

- Tại sao ý kiến của Cô- péc – ních lại bị coi là tà thuyết ?

- Đoạn 1 cho ta biết điều gì?

- Ga - li - lê viết sách nhằm mục đích gì?

- Tại sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông?

- Đoạn 2 ý nói gì?

- Lòng dũng cảm của Cô- péc – ních và

- 2 Hs đọc

- Lớp theo dõi, đánh giá.

- Đọc tiếp nối theo đoạn (2 lượt).

- HS luyện phát âm từ khó.

- Giải nghĩa từ trong đoạn: thiên văn học, tà thuyết, chân lí

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc cả bài.

- Khi Cô- péc-ních tuyên bố trái đất là một hành tinh….thì người ta vẫn nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ …

1.Cô- péc - ních dũng cảm công bố phát hiện mới

- …nhằm cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc - ních,…vì cho đó là tà thuyết

2.Ga-li- lê –bị xét xử

- ... đã bất chấp phiền phức, nguy

(2)

Ga- li – lê được thể hiện như thế nào?

- Ý chính của đoạn 3 là gì?

- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?

*GDQTE: Quyền được giáo dục về các giá trị.

d.Luyện đọc diễn cảm:(8’)

- GV giúp HS tìm đúng giọng đọc.

- HD HS đọc diễn cảm đoạn: “Chưa đầy một thế kỉ sau ... trái đất vẫn quay”. (Treo bảng phụ)

- Thi đọc diễn cảm

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc có tiến bộ. Khen ngợi HS đọc diễn cảm tốt.

3.Củng cố, dặn dò:(4’)

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Chuẩn bị bài sau.

hiểm, dám nói ngược lại với những lời phán bảo của chúa trời…..

3. Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của Ga- li –lê.

- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm ,kiên trì bảo vệ chân lí khoa học

- HS nhắc lại nội dung bài

- Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Nêu cách đọc

- Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.

- Đại diện đọc trước lớp.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay.

- Ca ngợi những nhà khoa học...

_____________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được phân số bằng nhau

- Biết giải toán có lời văn liên quan đến các phép tính về phân số.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện rút gọn phân số.

3.Thái độ: GD ý thức tự giác học tập cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Chữa bài 1

- Nêu cách chia một số tự nhiên cho một phân số ?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b.Luyện tập

Bài 1:(6’)

- GV yêu cầu Hs rút gọn phân số

- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV - Lớp thực hiện vào nháp

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Tự làm bài vào vở.

(3)

- Tìm các phân số bằng phân số đã cho - GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

- Củng cố kỹ năng rút gọn phân số và tìm các phân số bằng nhau

Bài 2:(7’) Giải toán

- Gv hướng dẫn Hs làm bài

- GV cùng lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Củng cố kỹ năng giải toán có văn liên quan đến tìm phân số của một số

Bài 3:(7’) Giải toán - Gọi hs đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Củng cố kỹ năng giải toán có văn liên quan đến tìm phân số của một số Bài 4: (7’)

- Gọi hs đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết lúc đầu trong kho có bao nhiêu lít xăng ta làm thế nào?

- Gv quan sát Hs làm

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Muốn tìm phân số của 1 số ta làm như thế nào?

- HS lên bảng chữa bài

a, 3025 65 ; 159 53; 1210 65;106 53 b,53 159 =106

- Hs suy nghĩ làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

Bài giải a, 3 tổ chiếm

4

3 số Hs cả lớp b, 3 tổ có số Hs là: 32 x

4

3 = 24 (Hs) Đáp số : a,

4

3; b, 24Hs.

- Hs nhận xét.

- HS đọc bài toán.

- Hs trả lời

- HS chữa bài trên bảng phụ.

- Lớp nhận xét; chữa bài theo kết quả đúng.

- 1 hs đọc bài toán - Hs nêu

- Hs tự làm

- 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vào vở Bài giải

Lần sau lấy ra số xăng là 32850 : 3 = 10950(l)

Cả hai lần lấy ra số lít xăng là:

32850 + 10950 = 43800(l)

Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:

56200 + 43800 = 100000(l) Đáp số: 100000l xăng - Hs nhận xét.

- 1 hs trả lời

(4)

- Hệ thống nội dung vừa luyện tập.

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

Chính tả ( Nhớ viết )

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn từ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng ... Bắt tay nhau qua của kính vỡ rồi ” trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Biết trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do và trình bày các khổ thơ.

2.Kĩ năng: Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng s/x để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho .

3.Thái độ: Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV đọc từ: lung linh, rung rinh, lặng thinh, gia đình, giữ gìn

- Gv nhận xét.

2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn HS nhớ-viết:(20’ ) - GV đọc đoạn thơ cần nghe - viết - Tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe được thể hiện như thề nào?

- Tìm từ hay sai trong bài, cách trình bày bài ntn?

- Yêu cầu Hs viết - Gv nhận xét chữa.

- Gv yêu cầu Hs tự viết bài.

- GV nhận xét 5 bài.

- Nhận xét chung.

c.Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả:(10’)

Bài tập 2/a Tìm các từ

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm - GV cùng cả lớp nhận xét . Bổ sung - Gv chốt kết quả

- 2 HS viết bảng, lớp viết vở nháp - Lớp theo dõi, nhận xét

- Lớp theo dõi

- Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

- HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả 2 hs lên bảng, lớp viết nháp.

- HS nêu cách trình bày đoạn thơ - Đọc lại bài viết trước khi viết - HS tự nhớ lại bài và viết.

- Soát lỗi

- Hoạt động nhóm, làm vào giấy khổ to.

- Dán lên bảng lớp, nhận xét

(5)

Bài tập 3:

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Cho Hs làm bài, chữa bài.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:

sa mạc, xen kẽ, đáy biển, thung lũng 3.Củng cố, dặn dò:(4’)

- Lưu ý khi viết s/x

- GV củng cố nội dung bài

- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp - Hs đọc đoạn văn hoàn chỉnh, HS khác nhận xét, sửa chữa.

___________________________________________

Đạo đức

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

(tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

2.Kĩ năng: Thông cảm với bạn bè và người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

3.Thái độ: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận độnh gia đình, bạn bè cùng tham gia.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh trong SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ: (5')

+ Nêu những biểu hiện của hoạt động nhân đạo ?

+ Tại sao phải tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo ?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Nội dung

Hoạt động 1: (7') Bài tập 4-39 Thảo luận nhóm đôi

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu BT. - Tìm những việc làm nhân đạo - Yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu các

ý kiến rồi giải thích lý do.

- HS làm việc theo yêu cầu - Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến

trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung

- Những việc làm nhân đạo.

a. Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.

c. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật...

(6)

- Không phải là hoạt động nhân đạo: (a), (d)

+ Tại sao em lại cho rằng những việc làm a, c, e là thể hiện sự nhân đạo?

- Vì những nguồn quỹ từ việc làm này sẽ giúp đỡ được những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tại sao em lại cho rằng những việc làm a, d là không thể hiện sự nhân đạo?

- Vì những việc làm này chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân

Hoạt động 2:( 8') Xử lý tình huống - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao tình huống để các nhóm thảo luận và thể hiện cách ứng xử

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm.

- Yêu cầu lần lượt các nhóm lên bày tỏ ý kiến

- Đại diện các nhóm lên trình bày – nhóm khác bổ sung – nhận xét - Nhóm 1, 2: Tình huống (a) + Quyên góp giúp bạn mua xe lăn + Luân phiên giúp bạn đến trường.

+ Không bắt bạn trực nhật lớp.

+ Không trêu đùa bạn . - Nhóm 3, 4: Tình huống (b)

+ Thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ, động viên cụ già

+ Giúp bà quét dọn nhà cửa, nấu cơm.

Hoạt động 3: (9') Thảo luận nhóm - Yêu cầu HS đọc yêu cầu Bài tập 3 và thảo luận nhóm 4 người (5’)

- Trao đổi với các bạn về những người gần nơi em sống…

- GV phát phiếu cho 3 nhóm. - HS khác trao đổi và bình luận.

- HS ghi kết quả và báo cáo lại.

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chốt lời giải phù hợp nhất.

TT Những người có hoàn cảnh khó khăn

Những công việc các em có thể giúp đỡ họ

1

Lớp em có 1 bạn gia đình gặp khó khăn

- Nếu bạn không có đủ sách vở để học, chúng em quyên góp tiền giúp đỡ và đến nhà bạn giúp bạn học tập.

2

- Lớp em tổ chức quyên góp tiền ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.

- Em sẽ bảo các bạn trong lớp ủng hộ tiền để gửi đến các nạn nhân chất độc màu da cam.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

+ Tại sao phải tham gia các hoạt động - HS trả lời theo ý hiểu

(7)

nhân đạo ?

+ Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo đó em cảm thấy thế nào?

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài

_________________________________________________

Địa lí

DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung.

- Duyên hải miền Trung có nhiều ĐB nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.

- Nhận xét lược đồ, ảnh , bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng chỉ bản đồ.

3. Thái độ: Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.

GDBVMT: Môi trường tự nhiên của đồng bằng duyên hải miền trung nắng nóng bão lụt gây nhiều khó khăn đối với đời sống hoạt động sản xuất.

II. CHUẨN BỊ

- GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Tranh ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung III. TI N TRÌNH LÊN L PẾ Ớ

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ? - Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.

+ Nêu dẫn chứng cho thất thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long?

- Có các trường đại học, viện nghiên cứu đáo tạo ra nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật giỏi; Hệ thống kệnh rạch chằng chịt tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng thủy sản, nông sản ở trong nước và thế giới.

- Nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1′) b. Nôi dung

Hoạt động 1: (14’) Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.

Làm việc cả lớp

Làm việc cả lớp

- GV treo bản đồ và chỉ cho học sinh toàn bộ vùng miền Trung của nước ta và dải ĐB Duyên hải miền Trung (Màu xanh-giáp biển

+ Nêu giới hạn, vị trí của ĐB Duyên hải - Phía Bắc giáp với ĐBBB.

(8)

miền Trung? - Phía Nam giáp với ĐBNB.

- Phía Tây giáp dãy Trường Sơn.

- Phía Đông giáp với Biển Đông.

- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vị trí của ĐB Duyên hải miền Trung.

- Yêu cầu từng nhóm quan sát lược đồ (SGK-135) và cho biết:

+ Tên, vị trí của các ĐB Duyên hải miền Trung?

- ĐB Thanh-Nghệ Tĩnh.

- ĐB Bình-Trị-Thiên.

- ĐB Nam-Ngãi.

- ĐB Bình Phú-Khánh Hoà.

- ĐB Ninh Thuận-Bình Thuận.

+ Nhận xét về độ lớn của các ĐB này so với ĐBBB và ĐBNB?

-Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp vì các dãy núi lấn ra biển.

- GV: Các ĐB này được gọi tên theo các tỉnh có ĐB đó.

- Lắng nghe.

- Yêu cầu học sinh quán sát lược đồ hình 2, 3 –SGK.

+ Ven biển miền Trung có đặc điểm gì? - Có nhiều cồn cát, đầm-phá.

- GV giải thích: đầm – phá

+ Để ngăn cát, người dân làm gì? - Trồng phi lao ven biển.

+ Đọc tên các đầm – phá ở Thừa Thiên Huế?

- Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai - GV: Do địa hình giáp biển, nhiều gió

cát nên ở đây có nhiều cồn cát cao, nhiều đầm phá lấn vào ĐB.

- Lắng nghe.

Hoạt động 2: (15’) Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.Làm việc nhóm đôi:

Làm việc nhóm đôi:

- Yêu cầu học sinh thảo luận thông tin SGK – 136

+ Ở khu vực ĐB Duyên hải miền Trung có dãy núi cao, đèo nào? Chỉ trên bản đồ?

- Dãy Trường Sơn, dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân.

+ Tại sao khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc – Nam?

- Dãy Bạch Mã kéo dài tạo thành bức tường chắn gió mùa đông bắc.

+ Quan sát hình 4 và mô tả đèo Hải Vân?

- Đèo dài, cao, ngoằn ngoèo.

+ Tại sao miền Trung hay có bão? - Do địa hình kéo dài, giáp biển lớn, khí hậu khắc nghiệt.

- GV: Do những dãy núi cao cản gió nên khí hậu và cuộc sống người dân miền Trung có sự khác biệt so với các vùng khác.

- Lắng nghe.

3. Củng cố kiến thức: (3’)

(9)

+ Chỉ vị trí và giới hạn của dải đồng bằng duyên hải miền Trung?

- Học sinh lên bảng chỉ bản đồ.

+ Tại sao phải biết chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung?

- Vì họ luôn chịu những hậu quả do thiên tai gây ra: lũ lụt, bão,...

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 23.3.2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019 Toán

HÌNH THOI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và so sánh 3.Thái độ: HS có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng toán, Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu đặc điểm của hình vuông ? Nhận xét.

2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài(1’)

b. Hình thành biểu tượng về hình thoi và đặc điểm của hình thoi(12’)

- GV và HS cùng lắp mô hình hình vuông.

GV vẽ lên bảng.

- GV xô lệch hình vuông để được 1 hình mới, GV giới thiệu hình mới là hình thoi.

- Quan sát mô hình lắp

- GV cho HS đo độ dài các cạnh và rút ra kết luận: AB song song DC.

AD song song BC.

và AB = BC = CD = DA - Hình thoi có đặc điểm gì?

*Kết luận(SGK) c. Luyện tập

*Bài 1:(6’)

- Gọi HS đọc đề bài và quan sát bảng phụ.

Hình nào là hình thoi, hình nào là hình chữ

- 1 Hs trả lời Nhận xét

- HS lắp mô hình hình vuông.

B - HS quan sát.

A C D

D

(10)

nhật?

Hình thoi khác hình chữ nhật ở chỗ nào?

Bài tập ôn những gì?

- GV củng cố về nhận diện hình thoi.

Bài 2(6’) : Gọi HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS vẽ hình thoi ABCD có cạnh 4cm vào vở.

- Dùng ê ke kiểm tra 2 đường chéo BD và AC?

- Kiểm tra đoạn AO và OC; CB và CD?

- Nhận xét về 2 đường chéo của hình thoi?

( 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.)

- GV nhận xét, kết luận

Bài 3(6’) :Yêu cầu HS lấy một tờ giấy hình và gấp theo các bước hướng dẫn để được hình thoi.

- GV hướng dẫn hs các thao tác 3.Củng cố, dặn dò:(4’)

- Nêu đặc điểm của hình thoi?

- Nhận xét chung giờ học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu nhận xét

- Hs nhắc lại kết luận SGK

- Hs qs hình trong SGK, bảng phụ

- Hs lên bảng chỉ hình và nêu - Lớp nx, bổ sung

- Hs nối tiêp nêu - 2 hs đọc yc Trao đổi theo cặp

- đại diện các cặp trình bày

- Lớp nx, bổ sung - Hs thực hiện yêu cầu.

_____________________________________________

Lịch sử

THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ở thế kỉ XVI- XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.

- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.

2. Kĩ năng: Trình bày được những điều cơ bản về thành thị thế kỉ XVI - XVII 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc, tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

- PHTM, máy tính bảng

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

+ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Ngoài diễn ra ntn? Thu được kết quả gì?

- Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở đàng trong. Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích đất hoang hóa...

- Nhận xét 2. Bài mới

(11)

a. Giới thiệu bài. ( 1') b. Nội dung

Hoạt động 1: (6') Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - 3 thành thị lớn của nước ta TK XVI - XVII.

Làm việc cả lớp

+ Thành thị là gì ? - Thành thị là nơi phồn hoa, đô hội.

- Thành thị, thành phố, thị xã: Là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển

- GV: Thành thị, thành phố, thị xã: Là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển

- Lắng nghe.

- GV treo Bản đồ VN và giới thiệu 3 thành thị lớn của nước ta.

- HS theo dõi.

- Yêu cầu HS phát hiện vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.

Hoạt động 2: (14') Tình hình kinh tế nước ta TK XVI- XVII.

Nhóm bàn - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 rồi

ghi vào bảng

- Gọi HS các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm mình.

Đặc điểm Dân cư Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán Thăng Long

- Đông dân cư

hơn nhiều

thành thị châu Á.

- Lớn bằng thành thị một số nước châu Âu.

- Đông ngày phiên chợ...

- Buôn bán nhiều mặt hàng: tơ, lụa,...

Phố Hiến

- Có nhiều dân cư nước ngoài:

Trung Hoa, Anh, Pháp, Hà Lan.

- Có hơn 200 nóc nhà của người nước khác.

- Nơi tấp buôn bán lập

Hội An

Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.

-Phố cảng đẹp nhất Đàng Trong.

Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

- Kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập chung đông người , quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn và sầm uất.Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của công nghiệp , thủ công nghiệp

- Lắng nghe.

Hoạt động 3: (7') Làm việc cả lớp + Theo em cảnh sôi động đó nói lên điều gì ?

- Thăng Long, Phố Hiến , Hội An ở thế kỉ XVI, XVII rất phát triển

- Gọi HS đọc các nhận xét của người - 2 HS

(12)

nước người về Thăng Long.

- Yêu cầu HS mở máy tính bảng tìm hình ảnh các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở TK XVI- XVII.

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS mở máy tính bảng tìm hình ảnh, chia sẻ

- 2 HS mô tả, nhận xét.

- Cho HS đọc bài học SGK - 3, 4 HS đọc 3. Củng cố, dặn dò: ( 3')

+ Hãy mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở TK XVI- XVII?

- 1 HS mô tả lại

- Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài sau: " Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( năm 1786)

_____________________________________

Luyện từ và câu CÂU KHIẾN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nắm được cấu tạo, tác dụng của câu khiến.

2.Kĩ năng: HS xác định câu khiến trong đoạn văn. Bước đầu biết đặt 1 số câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.

3.Thái độ: GD ý thức học tập cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi Hs lên chữa bài tập 1 - GV nhận xét

2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài(1’) b.Phần nhận xét:(10’) - Đọc câu đựơc in nghiêng?

- Câu in nghiêng trong đoạn văn dùng để làm gì? Cuối câu đó được dùng dấu gì?

- GV cho HS đặt câu vào vở nháp.

- GV rút ra kết luận

- Câu khiến dùng để làm gì?

- Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?

*Ghi nhớ SGK

Ví dụ: Mẹ cho con đi chợ nhé!

c. Luyện tập

Bài 1:(7’)Nhận biết câu khiến trong

- HS làm bài 1

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài; Lớp theo dõi, làm vào VBT.

- ... dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào, cuối câu có dấu chấm cảm

- HS nối tiếp nhau nêu câu của mình

- HS đọc ghi nhớ - HS lấy ví dụ.

(13)

đoạn văn.

- GV cho nhận xét bổ sung và chốt . a/ Hãy gọi người hàng hành vào...!

b/ Lần sau ... nhé! Đừng.. tàu!

c/ Nhà vua ... Long Vương!

d/ Con đi ... cho ta!

Bài 2(5’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Cho Hs làm bài, chữa bài.

- GV nhận xét chốt đáp án đúng Bài 3:(8’)Đặt câu

- GV lưu ý lựa chọn tình huống để đặt câu khiến hợp với đối tượng mình yêu cầu, đề nghị , mong muốn...

- HS nối tiếp nhau đọc bài của mình.

- GV cho nhận xét bổ sung.

- Tuyên dương HS đặt được nhiều câu, nội dung phong phú.

3.Củng cố, dặn dò:(5’)

- Cấu tạo và tác dụng của câu khiến?

- Hệ thống nội dung bài

- Nhận xét chung. Tuyên dương hs.

- HS nêu yêu cầu

- HS phải xác định câu khiến.

- HS tự làm và nêu kết quả.

- Hs đọc lại câu cầu khiến cho phù hợp giọng đọc

- HS nêu yêu cầu.

- HS tự làm bài, chữa bài - Lớp nhận xét.

- HS nêu yêu cầu.

- HS tự làm vào vở.

- HS nêu kết quả.

VD: Bạn cho mình mượn cái bút!

- Lớp nhận xét.

- HS nêu lại nội dung bài

_______________________________________________

Kể chuyện

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện).

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (Hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩ, nói về lòng dũng cảm của con người.

- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ: Giáo dục Hs mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Truyện đọc 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em biết.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

(14)

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:(12’) Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc.

- Đề bài yêu cầu kể lại câu chuyện (đoạn truyện) có nội dung gì? Câu chuyện đó em lấy ở đâu?

-Yêu cầu Hs đọc gợi ý

- Kể tên các câu chuyện em sẽ kể

- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ các truyện Khuất phục tên cướp biển, Những chú bé không chết...

Em hãy giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể

c.Thực hành kể chuyện(18’)

- Yêu cầu Hs kể chuyện trong nhóm.

- Gv nhắc Hs: Câu chuyện em kể phải có đầu có cuối, có thể kết thúc truyện theo cách mở rộng ..

Thi kể chuyện trước lớp:

- Gv đưa ra tiêu chí nhận xét:

+ Nội dung có đảm bảo đúng theo yêu cầu bài ?

- Giọng kể có hay và hấp dẫn hay không ? + Có hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ? - Gv nhận xét, đánh giá.

*GD học tập tấm gương đạo đức HCM 3. Củng cố, dặn dò(4’)

*QTE: Em thích câu chuyện nào trong các câu chuyện các bạn vừa kể ? Tại sao ? - Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Vn kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

- Ca ngợi lòng dũng cảm… Được nghe, được đọc

- Nối tiếp đọc gợi ý

- Những chú bé không chết...

- Nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

- Hs kể chuyện theo bàn

- Đại diện Hs kể chuyện trước lớp.

- Lớp trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

_____________________________________________

Khoa học

CÁC NGUỒN NHIỆT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS có thể kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống

2.Kĩ năng: Biết thực hiện một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu, tắt bếp khi đun xong.

3.Thái độ: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.

(15)

*BVMT: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt trong cuộc sống.

*SDNLTKHQ: HS biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong đời sống hằng ngày.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua việc đánh giá việc sử dụng các nguồn nhiệt.

- Kĩ năng nêu vấn đề liên quan tới sử dụng năng lượng chất đốt và ô nhiễm môi trường.

- Kĩ năng xác định lựa chọn về các nguông nhiệt được sử dụng( trong các tình huống đặt ra).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: hộp diêm, nến

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

-Kể tên các vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt ? - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nội dung

Hoạt động 1(8’): Vai trò của nguồn nhiệt

- Yêu cầu hs qsát các hình trong Sgk tìm hiểu về nguồn nhiệt và vai trò của nó.

- Gv giúp hs phân loại các nguồn nhiệt.

- Kể tên các nguồn nhiệt ?

- Các nguồn nhiệt có vai trò gì ?

* Gv nhận xét, tổng kết ý kiến của hs.

Hoạt động 2(8’): Rủi ro khi sử dụng nguồn nhiệt

- Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn chỉnh bảng sau.

Những rủi ro Cách tránh

- Trình bày. Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời: Chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn nguồn nhiệt ?

Hoạt động 3(9’): ý thức sử dụng nguồn nhiệt

*SDNLTKHQ: Yêu cầu hs thảo luận nêu việc làm tiết kiệm nguồn nhiệt.

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

Làm việc cả lớp

- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.

+ Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy.

+ Bếp điện, bàn là, que hàn ... đang hoạt động.

+ Đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, ...

- Học sinh theo dõi Sgk + vốn hiểu biết sẵn có để trả lời câu hỏi.

- Học sinh thảo luận hoàn thành bảng.

- Đại diện hs báo cáo, lớp nhận xét.

- Học sinh trả lời.

Làm việc theo nhóm.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Đại diện hs báo cáo, nhận xét.

- Tắt bếp điện khi không dùng, không để lửa quá to, đậy phích giữ nước

(16)

- Yêu cầu hs trình bày kết quả.

- Gv nhận xét, chốt việc làm tốt.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

*BVMT: Gv liên hệ thực tế...

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

nóng, theo dõi khi đun nấu.

___________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Sinh hoạt theo chủ điểm: Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên đoàn _______________________________________________________________

Ngày soạn: 24.3.2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2019 Toán

DIỆN TÍCH HÌNH THOI

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hình thành công thức tính diện tích của hình thoi.

2.Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Bảng phụ, Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Nêu đặc điểm của hình thoi ? - Chữa bài tập 3 VBT.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Gtb(1’): Trực tiếp

b. Hình thành công thức(12’)

- Gv nêu vấn đề: Tính diện tích hình thoi ABCD.

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Yêu cầu Hs quan sát hình

- So sánh diện tích hình thoi ABCD và hình chữ nhật AMNC ?

- Tính diện tích hình chữ nhật AMNC?

- Vậy diện tích hình thoi được tính như thế nào ?

S = m2n

(S là diện tích của hình thoi, m, n là độ

- 2 học sinh trả lời và làm bài tập.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát hình.

- Học sinh thực hành cắt ghép.

- Bằng nhau

- Diện tích hình chữ nhật AMNC là:

m 

2 n

(17)

dài của hai đường chéo).

- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ?

* Qui tắc: Sgk

- Ví dụ: Tính S hình thoi có n = 3 m, m = 4 m ?

c. Thực hành

Bài 1/a (6’): Gọi HS đọc đề bài - Gv quan sát hs làm GV

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Diện tích hình thoi đó được tính ntn?

Tại sao?

Bài 2(6’)

- Gọi HS đọc bài toán và tóm tắt

- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Cho Hs lên bảng làm bài, lớp theo dõi, nhận xét.

- Phần b đơn vị đo đã phù hợp chưa?

- Để tính diện tích hình thoi, làm như thế nào?

Bài 3(6’)

- GV treo bảng phụ.

- Gọi HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi

- Mời 2 đại diện nhóm lên bảng thi điền kết quả.

- GV nhận xét kết quả đúng sai.

a/ S b/ Đ - Tại sao a: S; b: Đ ? 3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Nêu cách tính diện tích hình thoi ? Viết công thức ?

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 học sinh trả lời.

- 2 học sinh đọc trong Sgk.

- Học sinh thực hành tính.

- 1 hs đọc yêu cầu

- 1 HS lờn bảng chữa bài.

- Hs đối chiếu bài và nhận xét.

a/ Diện tích hình thoi ABCD là:

2 6 4 3

(cm2) - HS làm bài theo nhóm đôi.

- 2 HS lên bảng thực hiện

a/ Diện tích hình thoi là:

2 50 20 5

(dm2) Đáp số: 50 dm2 b/ Đổi 4m = 40 dm Diện tích hình thoi là:

2 300 15 40

(dm2) Đáp số: 300 dm2 - 1 hs đọc yêu cầu: Đúng ghi Đ, sai ghi S

- Thi đua giữa các nhóm

- Lớp nhận xét bài bảng, bổ sung

- 1 hs trả lời.

_______________________________________

Tập đọc

(18)

CON SẺ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài văn phù hợp với nội dung: bước đầu bết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ; bảng phụ,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài Dù sao trái đất vẫn quay và trả lời câu hỏi:

+Lòng dũng cảm của Ga- li- lê và Cô - péc- ních thể hiện ở chỗ nào ?.

GV nhận xét 2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện đọc:(10’) GV chia đoạn:

-GV nghe, sửa lỗi cho HS

+Giúp HS tìm hiểu một số từ ngữ khó - GV đọc mẫu cả bài.

c.Tìm hiểu bài:(12’)

- Trên đường đi, con chó thấy gì?

- Con chó định làm gì sẻ non?

- Tìm những từ ngữ cho thấy con sẻ còn non rất yếu ớt ?

- Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại?

- Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?

* Đoạn 1,2,3 kể lại chuyện gì?

- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn còn lại - Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ bé nhỏ?

*Đoạn 4,5 nói lên điều gì?

Câu chuyện muốn nói về điều gì?

Ghi ý chính

*GDQTE: Trách nhiệm của cha mẹ

- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV - Lớp nghe, nhận xét, đánh giá.

- HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn (2-3 lượt)

- HS luyện đọc theo cặp đôi.

- Đại diện đọc trước lớp.

- 1 con sẻ non rơi xuống đất Cắn con sẻ non

- Mép vàng óng, trên đầu có nhúm lông tơ

-Con sẻ già lao xuống

- Lao xuống như hòn đá. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên

- Cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ và chú chó khổng lồ

- Lòng dũng cảm, tình yêu con của sẻ già

- Sự ngưỡng mộ của tác giả trước hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ

- Ca ngợi hành động dũng cảm ,xả thân cứu sẻ non của sẻ già

Nhắc lại

(19)

(dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già)

d.Luyện đọc diễn cảm:(8’)

-GV giúp HS tìm đúng giọng đọc.

- GV treo bảng phụ chép đoạn cần luyện đọc “Bỗng từ trên cây cao ... cuốn nó xuống đất”.

- GV cho nhận xét và bổ sung cách đọc -GV nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò:(4’) - Bài văn có ý nghĩa gì ?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Dăn về học bài, chuẩn bị bài sau.

- Hs tiếp nối nhau đọc đoạn , tìm giọng đọc.

- HS đọc thầm và nêu cách đọc diễn cảm.

- HS đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm.

- Bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm.

- 1 hs trả lời.

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 25.3.2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, chủ động.

2. Kĩ năng: Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

- GV: bảng phụ, giấy bìa, kéo.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Viết công thức tính diện tích hình

thoi? S = m2n S: Diện tích m, n: Độ dài 2 đường chéo + Muốn tính diện tích hình thoi, ta làm

như thế nào?

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Nội dung bài Bài 1(143): (7’)

- Gọi HS đọc đề bài - 2 HS

+ Đề bài đã cho biết những gì? - Độ dài các đường chéo

+ Hỏi gì? - Tính S hình thoi

+ Các đường chéo của hình thoi phải như thế nào?

- Cùng một đơn vị đo.

- Yêu cầu cả lớp làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở

- 2 HS lên bảng trình bày bảng nhóm.

- Gọi vài HS nêu kết quả bài làm Bài giải

(20)

- GV nhận xét, chốt ý đúng a. Diện tích hình thoi là:

2 114 12 19

(cm2) b. Độ dài đường chéo là: 7dm và 30cm

Đổi 7dm = 70cm Diện tích hình thoi là:

2 1050 30 70

(cm2)

Đáp số: a: 114 cm2 b: 1050 cm2 + Em áp dụng công thức nào để làm bài

tập 1 ?

- S hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

+ Tại sao (b) lại phải đổi đơn vị đo rồi mới tính?

- Hai đường chéo chưa cùng một đơn vị đo.

Bài 2(143): (7’)

- Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt - 2 em

+ Miếng kính có đặc điểm gì đã biết? - Biết độ dài 2 đường chéo của tấm kính + Yêu cầu phải tìm gì ? - Diện tích miếng kính ?

- Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng thực hiện.

- Cho vài em nêu kết quả bài làm

- Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn và bổ sung

- GV chốt kết quả đúng

Bài giải

Diện tích miếng kính là:

(14 10) : 2 = 70 (cm2) Đáp số: 70 cm2 + Nêu cách tính diện tích hình thoi? - S hình thoi = tích của độ dài 2 đường

chéo chia cho 2.

Bài 3: (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - 2 HS

+ Bài tập yêu cầu gì? - Xếp 4 hình tam giác thành 1 hình thoi rồi tính diện tích hình thoi đó?

- GV yêu cầu HS lấy giấy bìa và làm theo hướng dẫn:

- Cho HS ghép hình, GV quan sát và nhận

xét.

- Vẽ 4 tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông là: 2cm, 3cm. Cắt rời 4 hình vuông đó và ghép thành hình thoi.

222

+ Hình thoi có diện tích là bao nhiêu?

Tính bằng cách nào?

- Dựa vào số đo cạnh góc vuông của hình tam giác sẽ biết số đo 2 đường chéo hình thoi.

(21)

- Yêu cầu HS làm bài - HS trình bày bài giải vào vở.

- 1 HS làm bảng nhóm - Yêu cầu 2 HS đọc to kết quả.

- Yêu cầu vài em nêu kết quả bài làm - Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn và bổ sung

- GV chốt kết quả đúng

Bài giải

Diện tích hình thoi là:

(4  6 ) : 2 = 12 (cm2) Đáp số: 12 cm2 Bài 4: (8’)

- Yêu cầu HS đọc đề và làm theo nhóm:

gấp hình và kiểm tra các đặc điểm của hình thoi.

- Yêu cầu các nhóm thực hành và nhận xét.

- Gọi 2 HS nêu rõ các đặc điểm của hình thoi.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

+ Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ?

- Diện tích hình thoi = tích của độ dài 2 đường chéo chia cho 2.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà học và xem bài.

_______________________________________________

Tập làm văn

MIÊU TẢ CÂY CỐI

( kiểm tra viết)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK- Bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho HS.

3.Thái độ: GD ý thức giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ; Bảng phụ,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(1’)

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b.Hướng dẫn Hs chọn và xác định yêu cầu đề bài(3’)GV chép đề bài lên bảng

+Đề 1: Tả một cây có bóng mát. - HS đọc các đề bài trong SGK - HS nêu yêu cầu của mỗi đề bài

(22)

+Đề 2: Tả một cây ăn quả.

+Đề 3: Tả một cây hoa.

+Đề 4: Tả một luống rau hoặc vườn rau.

-Cho HS quan sát tranh ảnh của một số loài cây.

Em sẽ chọn đề bài nào? Tả cây gì ?

-Treo bảng phụ ghi dàn ý của bài văn tả cây cối.

*GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.

c.HS thực hành viết bài(33’)

-GV theo dõi, giúp HS lúng túng hoàn thành bài ngay tại lớp.

3.Củng cố, dặn dò:(2’) - Thu bài, nhận xét.

- Chuẩn bị giờ sau.

- HS quan sát, chọn tả một loài cây mình thích.

- HS nêu ý kiến mình

- HS đọc dàn ý trên bảng phụ.

- Chuẩn bị viết bài.

- Lớp thực hành chọn một đề bài và làm bài.

_____________________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng Việt

LUYỆN VIẾT: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, đúng độ cao khoảng cách, trình bày đúng đoạn 1 bài dù sao trái đất vẫn quay.

2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, trình bày đúng nội dung đoạn cần viết.

3.Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở ôli

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Viết từ: làng mạc, non nước, long lanh.

- GV nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn nghe viết (30’) - Gv đọc mẫu đoạn viết

- Gọi 1 HS đọc lại

+ Trong đoạn viết nói về ai ?

+Trong đoạn có những tên riêng nào, cách viết như thế nào ?

+ Yêu cầu hs tìm từ dễ lẫn và hay sai - Gv đọc cho học sinh viết từ khó - Gv lưu ý hs cách trình bày.

- Gv đọc lại bài viết 1 lần - Gv đọc cho Hs viết - Gv đọc lại cho HS soát.

- 2Hs viết bảng, lớp viết nháp - Chữa bài, nhận xét

- Hs theo dõi Sgk.

- 1HS đọc lại - 1 Hs trả lời

- tên riêng nước ngoài, viết hoa....

- Hs tìm, viết các từ: Ga-li-lê...

- Hs viết nháp, 2 HS viết bảng.

- Hs viết bài - Hs soát lại bài.

(23)

* Gv nhận xét 5 bài viết của Hs - Nhận xét chung.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu cách trình bày bài viết ?

- Gv lưu ý hs những từ dễ lẫn để viết đúng chính tả.

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs đổi chéo vở soát lỗi.

- Hs nêu

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 26.3.2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2019 Kiểm tra giữa học kì 2

Môn Toán, Tiếng Việt

_____________________________________

Khoa học

NHIỆT CẦN CHO SỰ SÓNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.

2.Kĩ năng Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.

3.Thái độ: HS ham mê tìm hiểu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

- Hình Tr 108, 109 SGK 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Con người cần làm gì để tiết kiệm điện?

Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a.Giới thiệu bài:(1’) b.Các hoạt động

*HĐ1(13’): Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau -GV chia lớp thành các nhóm.

-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi ghi trong phiếu

-GV cùng lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại các câu trả lời đúng.

+Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết.

+Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào?

(sa mạc; nhiệt đới; ôn đới; hàn đới)

- Hs trả lời - Nhận xét

- HS tiến hành thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi trong phiếu.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+HS nêu theo hiểu biết của mình.

+HS nêu +Hs bổ sung

(24)

+Thực vật phong phú nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào ? (sa mạc, nhiệt đới, hàn đới, ôn đới)

+Vùng có nhiều loại động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào ?

+Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào ?

+Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho:Cây trồng,Vật nuôi,Con người -Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK

*HĐ2(12’): Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống

- Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không đ- ược mặt trời sưởi ấm ?

* Con người cần làm gì để giữ cho bầu không khí luôn trong sạch, giúp cho động thực vật tồn tại và phát triển?

*Kết luận (SGK)

3.Củng cố, dặn dò:(4’)

- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương Hs.

- Dặn dò:

+HS nêu +Hs bổ sung

- HS tự nêu.

+Hs bổ sung

-HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình.

-Lớp nhận xét, bổ sung.

-Vài HS đọc.

- HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs thảo luận nêu ý kiến theo ý hiểu - Vài HS đọc.

_________________________________________________

Thực hành kiến thức Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện được các phép tính với phân số.

2. Kĩ năng: Giải toán có lời văn.

3. Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, tự tin trong học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu cách nhân hai phân số, chia hai phân số ?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b.Luyện tập

Bài 1:(8’) Tính

- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài

- 2 học sinh nêu.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

(25)

- Cho hs làm bài, 4 Hs lên bảng - Lớp làm vở

- Gọi Hs nhận xét, chữa bài a. 5

6 :

4

3 b.

5 2 x

10 3

c. 8 9 +

4

3 d.

7 13 -

2 1

- Gv nhận xét, củng cố kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số

Bài 2:(6’) Tính

- GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài - Cho hs làm bài, 2 Hs lên bảng - Lớp làm vở

- Gọi Hs nhận xét, chữa bài a. 8

6 : 5 b. 5 :

8 6

c. 4 -

5

8 d.

7 16 - 2

- Gv nhận xét, củng cố kiến thức về chia một phân số cho một số, một số chia cho một phân số …

Bài 3:(16’) Tính bằng hai cách - GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài - Cho hs làm bài, 3 Hs lên bảng - Lớp làm vở

- Gọi Hs nhận xét, chữa bài a. 4

3 x

2 1 x 2

b. ( 2 1 4

3 ) 

7 5

- 4 học sinh lên bảng làm bài.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- HS làm,

- 2 Hs làm bảng phụ - Chữa bài, nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài

- 3 Hs làm bảng, lớp làm vở - Chữa bài, nhận xét.

c. ( 2 1 4

3 ) :

5 3

- Gv nhận xét, củng cố kiến thức nhân một tổng hai phân số với một phân số…

3. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Muốn nhân, chia hai phân số ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài, xem lại bài.

___________________________________________

Kĩ năng sống( 20')

SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐOÀN KẾT( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Biết được lợi ích của sự đoàn kết.

- Thực hành được các cách nâng cao tinh thần đoàn kết.

- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(26)

- Tranh SGK. Tài liệu KNS

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

A. Bài cũ

- Nêu những việc làm thể hiện người nhận thức đúng về bản thân ?

- Nhận thức đúng về bản thân giúp ích gì cho mỗi chúng ta ?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. HĐ 1: Thực hành

BT2: Đánh dấu x vào ô trống ở ý em chọn đâu là lợi ích của đoàn kết ?

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS đọc trước lớp. GV cùng lớp nhận xét.

BT3: Đọc bài thơ ở nhà và nói gì cho bố mẹ nghe điều em học được từ bài thơ ?

3. HĐ 2: Bài học

- HS đọc và nêu nội dung bài học (T50, 51) 4. HĐ3: Đánh giá

- HS tự đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Vận dụng kiến thức đã học làm những việc nên làm để phát huy tinh thần đoàn kết và điều không nên làm để gây mất đoàn kết.

Chuẩn bài 13: Lòng tự hào

- HS nêu.

- Nhận xét bạn.

- HS chọn ý và đánh dấu x ô trống trước ý chỉ ra những lợi ích của đoàn kết.

- HS làm việc cá nhân.

- TB trước lớp, bạn nhận xét, bổ sung thêm.

- HS đọc nối tiếp bài học/50,51 - HS tự đánh giá mình.

- HS nêu lại nội dung bài học.

________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 27

I. MỤC TIÊU

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

(27)

*Học tập

...

...

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

- Hoàn thiện sản phẩm dự thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Quảng Ninh năm 2019

(28)
(29)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Use the phonics cards with sun, star, and snake, read the words out loud and have students repeat3.  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

* Mục tiêu: Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh