• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/11/2020 Ngày dạy: 17/11/2020

Tiết 20 Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA

II. SINH HOẠT VĂN HÓA XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

* Giúp HS hiểu được:

- Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định. Việc buôn bán với nước ngoài phát triển.

- Xã hội có nhiều chuyển biến về giai cấp. Văn hóa, giáo dục phát triển, hình thành văn hóa Thăng Long.

2. Kĩ năng:

- Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu, vẽ sơ đồ.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hóa dân tộc. Bước đầu có ý thức vươn lên trong việc xây dựng đất nước độc lập tự chủ.

4. Hướng tới năng lực:

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ + Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử;

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: + SGK, SGv, tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.

+ Tư liệu về thành tựu văn hóa thời Lý.

- Học sinh: SGK. Vở bài tập, đọc trước bài, tìm hiểu tư liệu về văn hóa thời Lý.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

- Phương pháp phân tích, mô tả - Kĩ thật: kĩ thuật động não, nhóm IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

? Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ?

* Yêu cầu:

- Nông nghiệp : Chia ruộng đất cho ND cày cấy, tổ chức lễ cày tịch điền. Tiến hành , đắp đê, nạo vét kênh ngòi, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang...

- Thủ công nghiệp : Chú trọng phát triển các nghề thủ công cổ truyền như dệt lụa, đồ gốm, XD cung điện, làm đồ trang sức, một số công trình kiến trúc nổi tiếng, buôn bán tấp nập, chợ mọc lên rất nhiều.

(2)

3. Bài mới : Giới thiệu bài: (1’)

? Quan sát hai hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh đó đang nói đến địa điểm nào?

HS:

- Quốc Tử Giám - Chùa Một Cột.

? Em biết gì về hai địa điểm trên?

Gv: Hình ảnh trên là hai công trình có ý nghĩa và giá trị to lớn phản ánh sự phát triển của xã hội và văn hóa. Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì văn hóa xã hội thời Lý cũng đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

*.Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Biết được các tầng lớp xã hội thời Lý.Vẽ được sơ đồ phân hoá XH.

nhận biết về những thành tựu văn hoá-nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc-VH Thăng Long.

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, thuyết minh, so sánh, đánh giá.

- Kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Thời gian: 30 phúp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1 :( 15 phút)

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu vấn đề - Kĩ thuật: kĩ thuật động não.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Thời Lý, xã hội gồm những tầng lớp cư dân nào?

- Đời sống của mỗi tầng lớp dân cư ấy ra sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

? Thời Lý, xã hội gồm những tầng lớp cư dân nào?

- Vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

? So sánh với thời Đinh- Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?

- Sự phân biệt giao cấp ngày càng sâu sắc, giai cấp địa chủ tăng nhanh, bóc lột nhân dân nhiều

1. Những thay đổi về mặt xã hội

- Vua quan -> tầng lớp thống trị.

(3)

hơn.

? Địa chủ là những ai? Đời sống của họ ra sao?

- Gồm quan lại, hoàng tử, công chúa, nông dân giàu. Họ sống đầy đủ, sung túc.

? Cuộc sống của người nông dân như thế nào?

- Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Đinh nam được chia ruộng đất theo tục lệ và làm nghĩa vụ cho nhà nước. Nông dân nghèo cày ruộng, nộp tô cho địa chủ.

? Đời sống của thợ thủ công và thương nhân?

- Sống rải rác ở các làng, buôn bán, trao đổi hàng hóa, nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.

? Nô tì là những ai? Cuộc sống của họ thế nào?

- Tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Vốn là những tù binh, nợ nần hoặc tự bán thân. Cuộc sống không đảm bảo.

* Giảng mở rộng: tục bắt nô tỳ, tục này mất dần theo sự phát triển của xã hội.

Quan lại hoàng tử, Công chúa

Được cấp ruộng

Địa chủ

Nông dân không có ruộng đất

Nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy nộp tô cho địa chủ

Nông dân tá điền

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

Hoạt động 2: ( 19 phút)

Phương pháp: đàm thoại, miêu tả, vấn đáp.

Kĩ thuật: kĩ thuật động não, nhóm.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Em có nhận xét gì về nền giáo dục Đại Việt?

- Nêu những dẫn chứng chứng tỏ dưới thời Lý đạo phật rất được coi trọng ?

- Kiến trúc và điêu khắc thời kì này như thế

- Địa chủ: quan lại, hoàng tử, công chúa, nông dân giàu – được cấp hoặc có ruộng.

- Nông dân: là lực lượng sản xuất chính.

- Thợ thủ công và thương nhân

- Nô tì : là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

2. Giáo dục và văn hóa

a. Giáo dục

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng.

(4)

nào ?

- Kể tên những công trình có qui mô lớn và độc đáo?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Trình bày tình hình giáo dục thời Lý?

- Năm 1070 xây dựng Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở, năm 1076, thành lập Quốc Tử Giám.

* Giảng: Văn Miếu chính thức xây dựng vào tháng 9/1070. Đây là miếu thờ tổ đạo Nho (do Khổng Tử sáng lập) và là nơi dạy học cho các con vua. Văn Miếu dài 350m, ngang 75m. Năm 1075 khoa thi đầu tiên được mở tại đây. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được dựng lên trong khu Văn Miếu- được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ở đây chỉ dành cho các con vua, sau đó nhà Lý mở rộng cho các con em quan lại và những người giỏi trong nước.

Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục song chế độ thi cử chưa quy củ, nề nếp. Thời Lý, văn học chữ Hán bước đầu phát triển và đặc biệt các vua nhà Lý đều sùng đạo Phật.

- Liên hệ, giáo dục HS: Ngày nay giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, Đảng và NN luôn đầu tư chăm lo phát triển giáo dục, mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường...

? Nội dung học tập chủ yếu?

- HS: Là các sách đạo Nho và chữ Hán.

? Giáo dục thời Lý có những hạn chế nào?

- Thi cử, chỉ có con nhà giàu, con em của quan lại... mới được đi học.

=> GV: Giáo dục thời Lý bắt đầu phát triển. Nội dung học tập chủ yếu là chữ Hán và một số sách Nho giáo. Học trò cũng phải học thêm kinh phật và Đạo giáo, song không nhiều. Bấy giờ nước ta đã có chữ Nôm. Trong lúc đó việc dạy chữ Hán và đạo Nho đã được tổ chức từ thời Bắc thộc, cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho trở thành một việc làm thuận tiện đối với giai cấp thống trị.

- Sự phát triển của giáo dục tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của văn học, lịch sử, luật pháp… Việc xuất hiện bài thơ nổi thiếng – Nam quốc sơn hà đã khẳng định quyền tồn tại độc lập của nhân dân ta.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

- Năm 1076, trường Quốc tử giám được thành lập.

b. Văn hóa

(5)

- GV: việc dạy chữ Hán, đạo Nho đã được tổ chức từ thời Bắc thuộc, là việc làm quen thuộc của giai cấp thống trị...

- Lưu ý: sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn học, lịch sử, pháp luật...

? Nêu những dẫn chứng chứng tỏ thời Lý đạo Phật được sùng bái?

- Vua Lý sai người dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật.

-> GV giới thiệu cho HS xem các công trình nhà Lý, hình 24, 25SGK: tượng Phật Adida, chùa Một Cột. GV mở rộng, miêu tả chi tiết.

- Tượng phật A di đà nằm trong chùa Phật Tích bắc ninh được xây dựng thế kỷ VII- X. Bức Tượng này vua Lý Thánh Tông cho đúc bằng vàng năm 1057.

- Chùa một cột ( Diên Hựu)

( Phúc lành lâu dài) được xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông, chuyên kể rằng khi vua về già chưa có con trai nên vua thường đến chùa cầu tự, một hôm vua mơ thấy đức phật quan âm hiện lên trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía Tây Thăng Long, trên tay bế một đứa con trai đưa cho vua… sau đó vua sinh được con trai nên nhà vua cho xây chùa.

- An nam tứ đại khí: Tượng Phật Di lặc (Quỳnh Lâm), vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, Tháp Báo Thiên.

? Kể tên các hoạt động văn hóa dân gian và các môn thể thao được nhân dân ta ưa thích?

- Hát chèo, múa rối, dàn nhạc có các nhạc cụ trống, kèn...Đá cầu, vật, đua thuyền...

* Giảng: các hoạt động văn hóa đó đều được đưa vào những lễ hội tổ chức vào mùa xuân hàng nam ở khắp nơi.

? Kiến trúc điêu khắc có gì mới?

- Rất phát triển

* Giảng: các công trình kiến trúc có quy mô lớn, trình độ điêu khác ngày càng tinh vi, thanh thoát.

- Cho HS quan sát hình con rồng thời Lý. Yêu cầu HS nhận xét: mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển -> hình tượng nghệ thuật độc đáo.

- GV chốt: Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta dưới thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn

- Đạo Phật rất phát triển.

- Văn hóa dân gian phát triển phong phú.

- Kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ tinh xảo.

-> Nền văn hóa mang tính dân tộc – văn hóa Thăng Long.

(6)

hóa riêng của nhân dân ta, đó là văn hóa Thăng Long.

? Qua tranh 26 SGK, em có nhận xét gì về hình tượng rồng thời Lý?

- GV: Đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo.

* Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời nền văn hóa riêng của dân tộc nền văn hóa Thăng Long –Thăng Long là nơi tập trung những thành tựu văn hóa giáo dục chủ yếu và tiêu biểu thời Lý, phản ảnh đầy đủ trình độ phát triển chung của cả dân tộc  nền văn hóa Thăng Long.

- GV kết luận về nghệ thuật thời Lý:

+ Độc đáo, tinh tế, bình dị, gần với tự nhiện, có qui mô lón -> Nền văn hóa riêng biệt của dân tộc. Văn hóa Thăng Long.

+ Sự phát triển đồng đều về mọi mặt đã xác định khả năng xây dựng nền độc lập, hình thành một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

- Liên hệ, giáo dục: qua các công trình mà nhà Lý đạt được giúp chúng ta càng thêm tự hào về một nền văn hóa của dân tộc ta mà nhiều công trình còn có giá trị cho đến ngày nay.

- Giáo dục cho HS ý thức gìn giữ các di tích, hiện vật lịch sử văn hóa ở địa phương.

* Tổng kết: Các tác phẩm NT của ND ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nên VH riêng của dt - VH Thăng Long.

B3; Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

*Hoạt động luyện tập:

-Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành.

+HS xác định biết được các tầng lớp xã hội ở thời Lý, cũng như những thành tựu giáo dục,văn hóa và vai trò của đạo Phật dưới thời Lý như thế nào?

+HS nắm được nội dung bài học và vận dụng để làm bài tập.

-Phương thức tiến hành: thực hành.

(7)

-Dự kiến sản phẩm : GV chuẩn bị đáp án đúng.

Câu hỏi: GV treo bảng phụ, câu hỏi TNKQ

Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội thời Lý là:

A. thợ thủ công B. nông dân C. nông nô D. thương nhân Câu 2.Văn Miếu được xây dựng vào năm:

A. 1070 B. 1071 C. 1072 D. 1073 Câu 3. Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời:

A. Nhà Ngô B. Nhà Đinh C. Nhà Tiền Lê D. Nhà Lý Câu 4. Nhà Lý xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám để:

A. Thờ Phật Tổ B. Nơi dạy cho các con vua C. Thờ Lão Tử D. Lễ tế trời đất

Câu 5. Kể tên các tầng lớp cư dân trong xã hội thời Lý?

A. Địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tỳ B. Lãnh chúa, thương nhân, nô lệ, nông nô

C. Vua, địa chủ, nông dân, tá điền D. vua, binh lính, hiệp sĩ, nô tỳ

Câu 6.Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?

A. Đạo Nho B. Đạo Lão C. Đạo Phật D. Đạo Hồi

Câu 7. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?

A. Năm 1075 B. Năm 1076 C. Năm 1077 D. Năm 1078

Câu 8. Văn hóa- nghệ thuật phong phú, độc đáo, sáng tạo và linh hoạt của nhân dân ta bắt đầu hình thành rõ nét vào

A. thời Tiền Lê B. thời Hậu Lê C. thời Lý D. thời Đinh

Câu 9: Hãy nối các ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

A B

1.Phát 2 vạn quan tiền để dựng 8 ngôi chùa ở quê, hàng vạn quan dựng nhiều chùa.

a)Vân Đồn

2.Vùa quan là bộ phận chính tỏng giai cấp thống trị, Nông dân đa số trong dân cư

b)Hà Nội

3.Nơi buôn bán, tấp nập, sầm uất C)Nam Định 4.Tháp Chương Sơn, vạc Phổ Minh

được xây dựng ở đây

d)Thời Lý 5.Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền

được đúc ở đây

e)Lý Công Uẩn

*HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

(8)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 7p

Bài tập 5. Hãy điền sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu trong các thế kỉ XI cho phù hợp với mốc thời gian trong bảng hộ thống dưới đây

Thời gian Sự kiện lịch sử

Các năm 1016, 1030, 1044 vua Lý Thái Tông cho đúc tiền Minh Đạo,

-Các vua Lý thường về các địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

Năm 1070 Văn miếu được xây dựng

Năm 1075 Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên.

Năm 1076 Lập Quốc Tử Giám (Trường đại học đầu tiên).

Năm 1149 vua Lý Anh Tông đã cho lập trang Vân Đồn - đánh dấu sự ra đời của thương cảng sớm nhất lịch sử Việt Nam.

Năm 1184 người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ 7 và với tên Tâm Phật Tề từ thế kỷ 5 trong thư tịch Trung Quốc) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán

Bài tập 2:

a) Tình hình giáo dục Nho học thời Lý có gì khác và mới so với thời Đinh - Tiền Lê?

b) Giáo dục thời Lý phát triển có tác dụng như thế nào đến việc xây dựng chính quyền, phát triển văn hoá ?

Lời giải:

a) Tinh hình giáo dục thời Lý khác với thời Đinh - Tiền Lê l: trường học Nho học được mở, các kì thi Nho học được thực hiện, nhiều người tài giỏi đỗ đạt...

b) Giáo dục phát triển có tác dụng củng cố chính quyền ngày càng vững mạnh, văn hoá, văn học phát triển...

Câu 3: Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?

Lời giải:

So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, sự phân biệt giàu - nghèo cũng rõ ràng hơn.

- Giai cấp bóc lột: tăng lên về số lượng. Những hoàng tử, công chúa, quan lại hay một số ít dân thường có nhiều ruộng đất đều trở thành địa chủ.

- Giai cấp bị bóc lột: những người nông dân chiếm đa số trong xã hội nhưng lại bị địa chủ bóc lột và chèn ép. Người nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ, có người phải rời bỏ quê hương đi khai hoang, lập nghiệp ở nhiều nơi.

*HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO

(9)

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (5 phút

?Ngoài thông tin trong SGK, em còn biết gì về Chùa Một Cột?

GV cung cấp:

Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài có tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu, có nghĩa là ngôi chùa "Phúc lành dài lâu". Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Thánh Tông] nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

V. Hướng dẫn về nhà: (3 phút) * Bài cũ:

- Học bài cũ. Tìm hiểu những công trình kiến trúc ở địa phương được xây dựng dưới thời Lý.- Làm các bài tập.

* Bài mới:

- Chuẩn bị bài mới: Làm bài tập lịch sử. + Trả lời câu hỏi SGK.

+ Xem trước các bài đã học trong chương I và II phần lịch sử Việt Nam.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 13/11/2020

Ngày dạy: 19/11/2020

Tiết 21 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

(10)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Khái quát, tổng kết lại những kiến thức đã học của chương I, II phần lịch sử Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích những kiến thức đã học và liên hệ thực tế.

- Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày 3. Thái độ:

- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuật mà dân tộc ta đã đạt được.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, Vận dụng thực hành II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : SGK, SGV, bài tập mở rộng.

- Học sinh: SGK, vở bài tập, ôn lại những bài đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

- Tổng hợp, so sánh, phân tích...

- KT: Động não, nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (1’).

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Xã hội thời Lý có gì thay đổi so với thời Đinh - Tiền Lê?

? Nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý.

* Yêu cầu : - Gồm hai giai cấp : G/C thống trị và G/C bị trị đời sống của hai giai cấp có sự khác nhau…

+ Tầng lớp địa chủ ngày càng nhiều: quan lại, hoàng tử, công chúa...

+ Tầng lớp nông dân bị phân hóa thành: nông dân thường, nông dân tá điền, nông dân đi khai hoang..

- Nghệ thuật phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn, trình độ tinh xảo:

+ Kiến trúc: Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Chùa Quỳnh Lâm…

+ Điêu khắc được thể hiện trên hình rồng, hoa sen...đặc biệt là hình rồng thời Lý có nhiều ý nghĩa.

+ Sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển với nhiều hình thức: hát chèo, múa rối, đấu vật...

=> Đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa mới “ Văn hóa Thăng Long”

3. Bài mới

Các em đã được tìm hiểu kiến thức về lịch sử Việt Nam với buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X) và nước Đại Việt thời Lí (thế kỉ XI – XII). Để giúp các em củng cố thêm các kiến thức đã học, hôm nay cô cùng các em ôn sẽ lại các kiến thức trên.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

(11)

Hoạt động 1: (10 phút)

Phương pháp: đàm thoại, miêu tả.

Kĩ thuật: kĩ thuật động não

- Giúp học sinh củng cố lại tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại

- GV gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ. HS khác nhận xét, rút ra kết luận.

Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô? Từ đó rút ra nhận xét?

- HS: vẽ sơ đồ - HS: nhận xét

+ Tổ chức bộ máy còn đơn giản nhưng được thống nhất

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc

+ Giúp việc cho vua là các quan văn, võ

+ Ở địa phương là các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các địa phương gọi là thứ sử các châu.

Câu 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Từ đó rút ra nhận xét?

- HS: vẽ sơ đồ

- HS: Tổ chức bộ máy cai trị hoàn thiện hơn + Ở Trung ương vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư, quan lại

+ Ở Địa phương cả nước chia làm 10 lộ, dưới là phủ và châu.

Câu 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý? Từ đó rút ra nhận xét?

- HS: vẽ sơ đồ

- HS: Tổ chức bộ máy cai trị chặt chẽ hơn trước + Ở Trung ương, ban đầu vua trực tiếp giữ quyền hành sắp xếp và sắp đạt quan lại, ban hành đạp luật xét xử, chỉ huy quân đội về sau vua giao lại cho các đại thần chỉ giữ quyền quyết định chung.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại :

Câu 1:

Câu 2:

Trung ương

Địa phương

Câu 3:

Trung ương

Địa phương

Phủ Lộ

Quan văn Quan võ Vua

Châu Phủ

Lộ

Quan võ Quan văn

Thái sư- Đại sư Vua Thứ sử các châu

Quan võ Quan

văn

Vua

(12)

+ Ở Địa phương cả nước chia làm 24 lộ, dưới là phủ, huyện, hương và xã.

...

...

Hoạt động 2: (10’)

-Phương pháp: đàm thoại, miêu tả.

Kĩ - Kĩ thuật: kĩ thuật động não

? Chính sách cai trị đất nước của nhà Đinh - Tình hình kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê - Nguyên nhân nhà Lý dời đô

- Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt

- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:

* Câu 4: Khoanh tròn những chữ cái đầu câu trước các ý em cho là đúng:

- N1: Nhà Đinh đã thực hiện những biện pháp nào để xây dựng đất nước?

A. Đinh bộ Lĩnh xưng ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

B. Đặt niên hiệu là Thuận Thiên

C. Đặt mối quan hệ ban giao với nhà Tống D. Phong vương cho các con

E. Cho phát hành tiền giấy để tiêu dùng trong cả nước

F. Cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt

- N2: Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê được biểu hiện như thế nào?

A. Ruộng đất phần lớn là ruộng đất công của làng xã.

B. Nông dân làm thuê cho địa chủ và phải nộp địa tô

C. Nhà vua tự cày ruộng trong lễ tịch điền D. Thủy lợi không được chú trọng

E. Nghề trồng dâu, nuôi tằm được khuyến khích phát triển

F. Nông dân tích cực khai khuẩn đất hoang.

Câu 4

* Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả trước lớp bằng bảng phụ:

- Nhóm 1: Đáp án a, c, d, e

- Nhóm 2: Đáp án a, c, e, g

- Nhóm 3: Đáp án c, d, e

Hương, xã Huyện

(13)

- N3: Tại sao nhà Lý dời đô về Thăng Long ? A. Đây là quê hương của Lý Công Uẩn

B. Địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc bố trí quân đội.

C. Thế đất rộng rãi, bằng phẳng, sáng sủa D. Dân cư không khồ, thấp trũng tối tăm E. Là nơi thông thương thuận tiện với 4

phương

- N4: Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt có những nét độc đáo gì?

A. Chọn địa điểm đánh giặc thuận lợi

B. Khích lệ tinh thần của quân ta bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

C. Bất ngờ tấn công vào trại giặc

D. Chủ động thương lượng, giảng hòa để mau kết thúc chiến tranh

E. Không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đang ở thế cùng, lực kiệt

* Câu 5: Thành tựu lớn nhất về văn hóa của Đại Việt là gì? Lấy VD để chứng minh?

- Nhóm 4: Đáp án a, b, c, e

Câu 5

Văn hóa Thăng Long:

- Giáo dục: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Nhiều sản phẩm thủ công chất lượng cao.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển.

- Sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú.

Hoạt động 3 (13’):

Phương pháp: đàm thoại, miêu tả.

Kĩ thuật: kĩ thuật động não

Câu 6: Hãy so sánh đời sống văn hoá xã hội thời Lý với thời nhà Đinh - Tiền Lê theo yêu cầu:

Nội dung So sánh

Nhà Đinh - Tiền Lê Nhà Lý

1. Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua, quan văn, quan võ và một số nhà sư.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, ng buôn bán nhỏ, ít địa chủ, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

- Bộ máy thống trị: vua, quan, hoàng tử, công chúa.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, ng buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

2.Văn hoá

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển. Chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn ng làm quan.

- Phật giáo phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng bái đạo phật.

(14)

Câu 7: Viết các dữ kiện lịch sử vào ô trống sao cho phù hợp - Làm bài tập ra phiếu học tập

Niên đại

Các sự kiện lịch sử

939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

965 Ngô Xương Văn chết, Loạn 12 sứ quân nổi lên.

968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước Đại Cồ Việt, đ. đô Hoa Lư

979 Lê Hoàn lên ngôi vua.

981 Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi của Lê Hoàn.

1009 Lý Công Uẩn thành lập nhà Lý.

1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

1042 Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.

1054 Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

1075 Lý Thường Kiệt chỉ huy Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi.

1076 Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy hơn 30 vạn quân tiến vào nước ta.

1077 Quân ta giành thắng lợi trong Cuộc kháng chiến chống Tống lần II.

Câu 8: Trình bày tóm tắt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta qua các thời kì:

Thời

Quân xâm lược

Giai đoạn (năm)

Nơi diễn ra các trận đánh lớn.

Kết quả

Đinh- Tiền Lê

Tống 981 Sông Bạch Đằng. Quân ta giành

thắng lợi.

Lý Tống 1075-

1077 Sông Như Nguyệt Quân ta giành thắng lợi.

.

4. Hướng dẫn về nhà ( 3 phút) * Bài cũ:

- Học bài, hoàn thành bài tập.

- Xem lại các bài tập đã làm.

- Làm các bài tập còn lại trong SGK * Bài mới:

- Chuẩn bị: Chủ đề: Nước Đại Việt dưới thời Trần (bài 13, 14, 15)

* Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII.

+ Trả lời các câu hỏi SGK.

+ Tìm hiểu bối cảnh thành lập triều đại Trần.

+ Những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật thời Trần.

V. RÚT KINH NGHIỆM

(15)
Lý Thái Tông ông] Nguyễn Bá Lăng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các thành tự tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu

- Trong các thế kỉ XIII - XVI, nhân dân Lào đã đạt được nhiều thành tựu văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học; chữ viết và nghệ thuật.. Quá trình

Nếu không xây dựng hệ thống CSDL di sản văn hóa các tộc người một cách hệ thống, tương thích và kết nối được với cộng đồng ngành bảo tàng trên thế giới trong việc

Quảng Ninh là vùng đất được ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc với văn hóa Hạ Long - nền văn hóa được coi như mốc tiến hóa của nền văn minh người Việt cách ngày nay

bằng 0,596>0,05 nên ta kết luận chưa có cơ sở để bác bỏ H 0 , tức là không có sự khác biệt về trình độ học vấn đối với việc đánh giá thái độ làm việc của nhân viên

- Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức tự sự và nghị luận..

+ Nội dung tư tưởng: Mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. -

Các câu truyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì?. Tục ăn trầu,