• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 67 SGK Lịch sử 8: Trình bày nội dung, kết quả của cuộc duy tân Minh Trị.

Lời giải:

a. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:

- Kinh tế: thống nhất đơn vị tiền tệ; xóa bỏ sự độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến;

chú trọng đầu tư phát triển giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.

- Chính trị: xóa bỏ chế độ nông nô; đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

- Giáo dục: thực hiện giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu...

b. Kết quả:

- Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

- Nhật Bản trở thành một cường quốc tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi trang 69 SGK Lịch sử 8: Vì sao kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?

Lời giải:

- Thành công Duy tân Minh Trị tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa phát triển.

(2)

- Thắng lợi trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 - 1895), Nhật Bản nhận được một khoản bồi thường chiến phí khổng lồ.

- Nhật Bản thực hiện chính sách vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa.

Câu hỏi trang 69 SGK Lịch sử 8: Dựa vào lược đồ, trình bày sự mở rộng của đế quốc Nhật.

Lời giải:

- Sự mở rộng thuộc địa của Đế quốc Nhật:

+ 1872 – 1879, Nhật đánh chiếm quần đảo Lưu Cầu (quần đảo O-ki-na-oa)

(3)

+ 1895, Nhật xâm chiếm Đài Loan.

+ 1905, Nhật thôn tính bán đảo Liêu Đông (Trung Quốc).

+ 1910, Nhật bản hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị tại bán đảo Triều Tiên.

+ 1914, Tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) rơi vào tay Nhật.

Câu hỏi trang 69 SGK Lịch sử 8: Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- Các cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản diễn ra sôi nổi phát triển mạnh.

- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đã dẫn đến sự ra đời sớm của các nghiệp đoàn, tiêu biểu là: Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản (1901)...

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 69 SGK Lịch sử 8: Nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

Lời giải:

- Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Kinh tế: thống nhất đơn vị tiền tệ; xóa bỏ sự độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến;

chú trọng đầu tư phát triển giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng.

+ Chính trị: xóa bỏ chế độ nông nô; đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

+ Giáo dục: thực hiện giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu...

- Ý nghĩa:

+ Giúp Nhật bản thoát khỏi nguy cơ bị các nước đế quốc phương tây xâm lược.

+ Làm chuyển biến bộ mặt kinh tế - xã hội của Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Câu 2 trang 69 SGK Lịch sử 8: Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành nước Đế quốc?

Lời giải:

- Cuối thế kỉ XIX, Nhật bản đẩy mạnh xâm lược thuộc địa:

(4)

- Đầu thế kỉ XX, ở Nhật Bản xuất hiện hàng loạt các công ty độc quyền.

- Đầu thế kỉ XX, đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây chiến với các nước đế quốc khác để tranh giành thuộc địa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

☒ Chính quyền phong kiến Sô-gun đã chuyển sang tay Quý tộc tư sản do Thiên hoàng Minh Trị đứng đầu.. ☒ Xóa bỏ cát cứ, thống nhất thị

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc

- Tháng 8 - 1905, ông thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).. + Mục đích: Đánh

- Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của các nước tư bản Phương Tây trừ (Thái Lan).. Lược đồ khu vực Đông Nam Á

- Về chính trị- xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô; Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản hóa và đại tư sản; Ban hành Hiến pháp 1889, Thiết lập chế độ quân chủ lập

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 8: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế