• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Luyến Tiết theo PPCT: 10. Lớp 6

Ngày soạn: 16/10/2019

Bài 10

LỰC KẾ- PHÉP ĐO LỰC

TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được cấu tạo, GHĐ và ĐCNN của lực kế.

- Sử dụng được lực kế để đo lực.

- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.

2. Kỹ năng:

- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ, biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.

3. Thái độ:

- Qua các phép đo, giáo dục học sinh thái độ tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với mọi người, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc.

- Giáo dục học sinh tác phong làm việc khoa học, đúng qui trình.

- Qua việc vận dụng kiến thức vào thực tế nâng cao ý thức tuân thủ các qui định của pháp luật như thực hiện các qui định về an toàn giao thồng thông qua việc hiểu ý nghĩa của các biến báo về khối lượng của các phương tiện, về chiều cao của các phương tiện được phép đi qua các đoạn đường

- Rèn tính sáng tạo và cẩn thân khi tiến hành thực hành.

4.Phát triển năng lực

Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm, xử lí thông tin, vận dụng kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

1. Lực kế là gì?

2. Lực kế lò xo có cấu tạo như thế nào?

3. Cách đo lực bằng lực kế lò xo như thế nào?

4. Trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có quan hệ với nhau như thế nào?

5. Các câu C1 đến C9 trong Sgk trang 34-35

III. ĐÁNH GIÁ

- HS biết đo lưc bằng lực kế

- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.

- Thảo luận nhóm sôi nổi.

(2)

- Tỏ ra yêu thích bộ môn.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* GV: - Máy tính, máy chiếu Projector.

- 3 lực kế lò xo có GHĐ và ĐCNN khác nhau

* HS: Mỗi nhóm chuẩn bị.

+ 3 lực kế lò xo, 1 sợi dây mảnh nhẹ để buộc vào SGK.

* Cả lớp: + 1 xe lăn và một vài quả nặng.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC (1p) - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng;

- Ổn định trật tự lớp

HOẠT ĐỘNG 2 KIỂM TRA BÀI CŨ

- Mục đích, thời gian: HS được ôn lại kiến thức có liên quan đến Bài mới - Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp

-1, Lực là gì? Đơn vị đo lực là gì, ký hiệu thế nào.

2, Trọng lực là gì? Trọng lực có phương , chiều như thế nào?

3, Trọng lượng là gì? Một quả cân có khối lượng là 100g thì có trọng lượng là bao nhiêu?

HOẠT ĐỘNG 3 ĐẶT VẤN ĐỀ

- Mục đích, thời gian: Tạo tình huống có vấn đề cho Bài mới,giúp học sinh có hứng thú ,yêu thích bộ môn.

- Thời gian: 03 phút

- Phương pháp: Vấn đáp , trực quan - Hình thức tổ chức: cả lớp

- Kỹ thuật dạy học: hỏi và trả lời tích cực

- Phương tiện, tư liệu: Máy tính, máy chiếu Projector.

- GV: Trong Bài trước ta đã biết đo trọng lực bằng đơn vị (N).

+ Làm thế nào biết rằng cái cặp của em nặng bao nhiêu (N) ?.

+ Tay người kéo dây cung bằng một lực bao nhiêu (N) ?.

+ Hai đội kéo co kéo nhau bằng một lực bao nhiêu (N) ?.

Vậy ta phải dùng một dụng cụ đặc biệt để đo lực, gọi là lực kế. Lực kế là gì và cách đo lực kế như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu Bài hôm nay:

(3)

HOẠT ĐỘNG 4 TÌM HIỂU VỀ LỰC KẾ

- Mục đích: hiểu lực kế là gì? Nhận biết được cấu tạo, GHĐ và ĐCNN của lực kế lò xo

- Thời gian: 08 phút

- Phương pháp: Trực quan ,đàm thoại, hoạt động nhóm.

- Hình thức tổ chức: cả lớp

- Kỹ thuật dạy học: hỏi và trả lời tích cực

- Phương tiện, tư liệu: Mỗi nhóm có 3 lực kế lò xo có GHĐ và ĐCNN khác nhau

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV: Giới thiệu cho học sinh lực kế dùng để đo lực, có nhiều loại lực kế.

- Loại lực kế thường dùng là loại nào?

GV: Phát lực kế lò xo cho mỗi nhóm.

- GV: Yêu cầu các nhóm cầm lực kế lên.

GV cũng cầm một lực kế vừa chỉ vào các bô phận của lực kế.

* Cái lò xo; * Bảng chia độ.

* Kim chỉ thị.

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chia độ của lực kế của nhóm mình cho biết GHĐ và ĐCNN của lực kế.

I. TÌM HIỂU VỀ LỰC KẾ.

1. Lực kế là gì ?

* Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

* Loại lực kế thường dùng là loại lực kế lò xo.

2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.

C1: (1) lò xo (2) kim chỉ thị (3) bảng chia độ C2

………

………

HOẠT ĐỘNG 5 ĐO LỰC BẰNG LỰC KẾ

- Mục tiêu:

+ Nắm được cách đo lực bằng lực kế lò xo + Sử dụng được lực kế để đo lực.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Trực quan ,đàm thoại, hoạt động cá nhân - Hình thức tổ chức: cả lớp

- Kỹ thuật dạy học: hỏi và trả lời tích cực - Phương tiện, tư liệu: lực kế

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GV: Hướng dẫn cách đo cho HS theo các bước:

+ việc đầu tiên ta phải điều chỉnh kim chỉ thị như thế nào?

+ Cầm lực kế như thế nào?

- GV: Lưu ý HS điều chỉnh lò xo không chạm vào giá của lực kế và khi kim dừng lại thì đọc số chỉ.

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3.

- GV: Yêu cầu HS đo trọng lượng của cuốn sách vật lý 6. Sau đó GV kiểm tra các bước đo của HS.

- Khi cầm lực kế phải ở tư thế như thế nào?

Tại sao phải cầm như vậy?

II. ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ

1. Cách đo lực.

+ Điều chỉnh cho lúc đầu kim chỉ số 0

+ Cầm giá của lực kế sao cho phương của lò xo bằng phương của lực.

C3: (1) vạch số 0 (2) lực cần đo

3) phương 2. Thực hành đo lực.

C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng. Vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.

...

...

HOẠT ĐÔNG 6

CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA KHỐI LƯƠNG VÀ TRỌNG LƯỢNG

- Mục tiêu: Nắm được công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng - Thời gian: 08 phút

- Phương pháp: Vấn đáp và hoạt động nhóm.

- Hình thức tổ chức: cả lớp

- Kỹ thuật dạy học: hỏi và trả lời tích cực - Phương tiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GV: Yêu cầu HS trả lời câu C6.

- GV: Thông báo:

+ m = 100g P = 1 N.

+ m = 1 kg P = 10N.

III. CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.

C6: (1)1 (2) 200 (3) 10N - công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.

(5)

P = 10. m Trong đó:

m: là khối lượng có đơn vị là kg.

P : là trọng lượng có đơn vị là N.

...

...

HOẠT ĐÔNG 7 VẬN DỤNG

- Mục đích:

+ HS biết tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó.

+ Biết giải thích Bài tập thực tế - Thời gian: 08 phút

- Phương pháp: Vấn đáp và hoạt động nhóm.

- Hình thức tổ chức: cả lớp

- Kỹ thuật dạy học: hỏi và trả lời tích cực - Phương tiện, tài liệu SBT, SGK

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C7 đến C9.

- GV: Dặn dò HS về nhà làm lực kế như câu C8 SGK.

- GV yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết

IV. VẬN DỤNG

C7: Vì trọng lượng của vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ ta có thể ghi khối lượng của vật. Cân bỏ túi chính là lực kế lò xo.

C9: Xe tải có khối lượng m = 3,2 tấn (3200kg) thì trọng lượng là:

P = 10.m =10.3200 = 32000(N).

...

...

HOẠT ĐỘNG 8 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Mục đích: Hướng dẫn HS học bài ở nhà -thời gian: 2phút

- Phương pháp: đàm thoại.

- Phương tiện, tư liệu: SBT, SGK

(6)

- Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C9 vào vở học. Làm Bài tập trong SBT.

- Về nhà học Bài theo vở ghi và SGK.

-Xem trước Bài 1 tiếp theo: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng

- Tìm hiểu xem tại sao cái búa bằng sắt nhỏ mà nặng còn thùng xốp lớn lại nhẹ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách giáo khoa vật lý 6. Sách Bài tập vật lý 6, Sách giáo viên vật lý 6.

Ký duyệt, ngày /10/2019 Tổ trưởng

Nguyễn Bích Hảo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Dữ liệu ngoài doanh nghiệp: Các bài nghiên cứu liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng như hành vi mua sắm trực tuyến, ý định mua sắm trực tuyến làm cơ sở

Để đi đến quyết định đăng ký học nhiều học viên đã chủ động tìm kiếm cho mình thông tin khóa học mong muốn từ rất nhiều kênh của học viện cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc

Dựa trên cơ sở lý thuyết về ý định nghỉ việc, các nghiên cứu trước đây và theo kết quả nghiên cứu định tính của tác giả, tác giả đề xuất mô hình và các

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần.. +

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

Câu 1: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành

Đối với người khuyết tật (NKT), quyền tham gia giao thông không chỉ dừng lại ở việc quy định và đảm bảo quyền di chuyển cá nhân mà còn đảm bảo tiếp cận các công

Qua đó học sinh có ý thức hơn trong việc tuân thủ luật pháp như tuân thủ hành lang an toàn điện, có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên như hạn chế sử