• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: 21/12/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2018 Toán

TIẾT 76: NGÀY, GIỜ I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày.

- Nhận biết đơn vị đo thời gian, ngày, giờ.

- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

2. Kĩ năng:

- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.

3. Thái độ:

-Phát triển tư duy toán học cho học sinh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV : Đồng hồ

2. HS : Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn định tổ chức: 1’

A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) - Gọi HS lên bảng làm bài tập.

x + 14 = 40 52 – x = 17

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Giới thiệu ngày, giờ :( 10’)

-Đưa mặt đồng hồ quay đến 5 giờ hỏi : + Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?

+ Lúc 11 giờ trưa em làm gì?

+ Lúc 8 giờ tối em làm gì?

- Lớp hát.

- HS lên bảng làm bài tập.

x + 14 = 40 x = 40 – 14 x = 26 52 – x = 17 x = 52 – 17 x = 35

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

+ Em đang ngủ.

+ Em tan học cùng các bạn.

(2)

- Quay đồng hồ đến 12 giờ đêm và hỏi :

+ Lúc 12 giờ đêm em làm gì?

- Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

- Quay đồng hồ cho HS đọc từng buổi.

Quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến khoảng 10 giờ sáng.

+ Vậy buổi sáng bắt đầu lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ?

+ Buổi trưa từ mấy giờ cho đến mấy giờ ?

+ Buổi chiều từ mấy giờ cho đến mấy giờ ?

+ 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? + 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?

+ 23 giờ còn gọi là mấy giờ?

+ Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều ?

- GV nhận xét . 3. Thực hành: ( 18’)

*Bài 1 (76) Tính

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s quan sát đồng hồ và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét chữa bài.

*Bài 2 (77)

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s quan sát đồng hồ chọn hình ảnh thích hợp

- Nhận xét chữa bài.

*Bài 3 (77 )Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu).

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

+ Em xem ti vi.

+ Em đang ngủ.

- HS lắng nghe.

- Hs theo dõi lắng, đếm theo 1 giờ sáng, 2 giờ sáng…10 giờ sáng.

+ Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.

+ Buổi trưa: 11giờ trưa, 12giờ trưa + Buổi chiều: 1 giờ chiều, 6 giờ chiều.

+ 13 giờ . Vì 12 + 1 = 13 + 14 giờ

+ 11 giờ đêm + 6 giờ chiều

- HS đọc y/c đề bài.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài

A – Em đọc truyện lúc 8 giờ tối B – Em ngủ lúc 10 giờ đêm C – Em vào học lúc 7 giờ sang D – Em chơi thả diều lúc 17 giờ

(3)

- Yêu cầu h/s làm bài vào phiếu.

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố – dặn dò: ( 4’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào phiếu.

+ 20 giờ hay 8 giờ tối.

- Lắng nghe

...

Tập đọc

TIẾT 46 + 47: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung : Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng:

-Rèn đọc đúng , rõ ràng, liền mạch 3. Thái độ:

-GD HS yêu quý các loài vật.

* GDKNS:

-Kiểm soát cảm xúc. Thể hiện sự cảm thông. Trình bày suy nghĩ - Tư duy sáng tạo. Phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. GV : Bảng phụ , tranh minh họa.

2. HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌCCHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn định tổ chức.

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

- Gọi h/s đọc bài Bé Hoa và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’)

- GV giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.

Bài mở đầu của chủ điểm là 1 truyện Con

- Lớp hát

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp lắng nghe.

(4)

chó nhà hàng xóm. Qua truyện này các em sẽ thấy tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu tình bạn với các vật nuôi trong nhà.

Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm tươi đẹp.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc: ( 28’ ) a. Đọc mẫu:

- GV đọc với giọng chậm rãi, tình cảm, giọng cô tiên dịu dàng, giọng các cháu kiên quyết. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.

b.Đọc câu.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Từ khó: thân thiết , vẫy đuôi , … - Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn.

- Chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn đọc câu văn dài.

+ Cún mang cho bé / khi thì tờ báo hay cái bút chì / khi thì con búp bê. //

- GV đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi h/s đọc chú giải.

d. Đọc trong nhóm.

- Yêu cầu h/s luyện đọc trong nhóm 5.

- Gọi nhóm đọc . - Gọi hs đọc cả bài .

=> Chuyển ý:

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài. ( 20’)

- Yêu cầu lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Bạn của Bé ở nhà là ai?

+ Bé và Cún thường chơi đùa với nhau

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc trong nhóm 5.

- Nhóm đọc.

- HS đọc cả bài.

- Lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Cún Bông con chó của bác hàng xóm.

+ Nhảy nhót, tung tăng, khắp vườn.

(5)

như thế nào?

- GV: Bé rất thích chó và bạn của bé là Cún Bông. Bé với Cún thường chạy nhảy, tung tăng khắp nơi. Vậy chuyện gì xảy ra với bé, chúng ta tìm hiểu đoạn tiếp theo.

+ Vì sao Bé bị thương?

+ Khi bé bị thương Cún đã giúp Bé như thé nào?

+ Những ai thăm Bé ? + Vì sao Bé vẫn buồn?

- GV: Vì mải chạy nhảy chơi với Cún nên bé đã bị thương và phải nằm viện để điều trị. Mặc dù bé được các bạn đến thăm, động viên nhưng bé vẫn rất buồn vì nhớ Cún. Khi bé buồn Cún có đến thăm bé không, Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn còn lại.

+ Cún có đến thăm bé không ? + Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?

+ Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?

+ Câu chuyện khuyên em điều gì?

+ Câu chuyện nói lên điều gì?

- Gọi h/s nhắc lại.

4. Luyện đọc lại: ( 12’ ) - GV đọc mẫu bài lần 2.

- Hướng dẫn đọc phân vai.

* Thi đọc.

- Yêu cầu h/s thi đọc phân vai.

- Nhận xét - tuyên dương.

C. Củng cố – dặn dò : ( 4’)

+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?

* KNS: Nhà em có nuôi con gì? Em chăm sóc và bảo vệ nó như thế nào?

- Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh.

- Lớp lắng nghe.

+ Bé mải chạy theo cún vấp phải một khúc gỗ và ngã.

+ Cún chạy đi tìm mẹ của bé đón giúp.

+ Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho Bé.

+ Bé nhớ Cún Bông.

+ Cún có đến thăm bé.

+ Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì khi thì con búp bê làm cho Bé cười.

+ Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.

+ Tình bạn giữa Bé và Cún Bông.

giúp Bé mau lành bệnh.

*Ý nghĩa:Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

- HS nhắc lại.

- Lớp theo dõi lắng nghe.

- Lớp lắng nghe.

- HS thi đọc phân vai.

- Cần phải biết thương yêu, chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.

- Nhà em có nuôi con mèo. Em lấy thùng giấy làm nhà cho nó...) - Hs lắng nghe.

(6)

………..

Ngày soạn: 21/12/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2018 Chính tả (Tập chép)

TIẾT 31: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.

- Làm đúng BT 2, BT (3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đúng, trình bày bài sạch đẹp 3.Thái độ :

-Giáo dục học sinh yêu mến các con vật nuôi trong nhà II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Bảng phụ.

2. HS : Vở chính tả, VBT.

III. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn định tổ chức: 1’

A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)

- Đọc cho HS viết: Sắp xếp, ngôi sao, sương sớm.

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn tập chép: ( 23’ ) a. Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- GV đọc đoạn chép.

- Gọi h/s đọc lại.

+ Bạn của bé là ai ?

+ Vì sao từ Bé trong bài phải viết hoa?

b. Từ khó.

- Từ khó viết có trong bài.

+ Quấn quýt, mau lành, bị thương.

- Gọi h/s đọc.

- Đọc h/s viết bảng con.

- Lớp hát.

- HS viết bảng con.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đoạn chép.

+ Bạn của bé là Cún Bông . + Vì là tên riêng

- HS đọc.

(7)

- GV nhận xét . c. Chép bài vào vở:

+ Đối với bài chính tả tập chép muốn viết đúng các em phải làm gì?

+ Muốn viết đẹp các em phải ngồi như thế nào?

- Nêu cách trình bày đoạn văn.

- Yêu cầu h/s chép bài.

- GV theo dõi HS viết bài.

- Cho hs soát lỗi.

- GV nhận xét

d. Chấm, chữa bài:

- Chấm 5 – 6 bài nhận xét.

3. Bài tập: ( 7’ ) Bài 2 (131) Hãy tìm.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s tìm từ làm vào phiếu theo nhóm đôi.

- Gọi h/s trình bày.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3: (131) Tìm những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch?

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- HS viết bảng con.

+ Nhẩm, đọc chính xác từng cụm từ để viết đúng.

+ Ngồi ngay ngắn, đúng tư thế.

- Ghi tên đầu bài giữa trang, chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô.

- HS chép bài.

- HS tự soát lỗi ghi ra vở.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

a) Ui: Núi, múi, mùi vị, bùi, búi tóc.

b) Uy: Tàu thuỷ, huy hiệu, luỹ tre

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài.

a) Chăn, chiếu, chum, chảo, chổi, chạn, chén, chậu.

- Lắng nghe.

………..

Toán

TIẾT 77: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối .

- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ : 17 giờ , 23 giờ ,…

- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian . 2. Kĩ năng:

-Biết xem đồng hồ chính xác

(8)

3. Thái độ:

- Phát triển tư duy toán học cho học sinh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV : Đồng hồ

2. HS : Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Ổn định tổ chức: 1’

A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) + Một ngày có bao nhiêu giờ?

+ Hãy kể tên các giờ của buổi sáng?

+ Em thức dậy lúc mấy giờ?

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài:(1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung: ( 30’ )

*Bài 1 (78) Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s quan sát tranh trả lời câu hỏi.

+ 8 giờ tối (20 giờ) + 5 giờ chiều (17 giờ1) - Nhận xét, chữa bài

* Bài 2 (78) Câu nào đúng ? Câu nào sai ?

- Gọi h/s đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu h/s làm bài phiếu.

- Nhận xét chữa bài.

* Bài 3 (78) Quay kim trên mặt đồng hồ

- GV yêu cầu học sinh thực hành theo

- Lớp hát.

+ 1 ngày có 24 giờ.

+ 1 giờ, 2 giờ… 10 giờ sáng.

- HS trả lời.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.

+ Tranh 1: B + Tranh 2: A + Tranh 3: D + Tranh 4: C

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào phiếu bài tập.

+ Tranh 1: Đi học muộn là đúng Đi học đúng giờ là sai + Tranh 2: Cửa hàng đúng cửa là đúng.

Cửa hàng mở cửa là sai.

+ Tranh 3: Lúc 20 giờ là đúng.

Lúc 8 giờ sáng là sai.

(9)

yêu cầu SGK

- GV theo dõi nhận xét C. Củng cố - dặn dò.( 4’) - Củng cố cách xem giờ.

- Qua bài các em cần vận dụng đi học đúng giờ.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- HS thực hành - Lắng nghe - Lắng nghe

………

Kể chuyện

TIẾT 16: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Dựa theo tranh kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện . - HS khá giỏi : biết kể lại toàn bộ câu chuyện .

2. Kĩ năng:

- HS kể rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, kết hợp cử chỉ, nét mặt.

3. Thái độ:

*KNS

- GDHS yêu quý các con vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : tranh minh họa 2. HS : sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức: 1’

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’) - Kể lại: Hai anh em.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện?

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn kể chuyện :

a. Kể từng đoạn câu chuyện theo

- Lớp hát.

- HS kể.

- HS nêu.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

(10)

tranh. ( 20’ )

- Hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh.

- GV kể mẫu câu chuyện.

- Cho h/s quan sát lần lượt các tranh + Tranh 1 vẽ những ai?

- Em hãy kể lại nội dung đoạn 1.

+ Tranh 2vẽ gì?

+ Lúc ấy Cún làm gì ?

+ Khi Bé nằm viện ai đến thăm Bé?

+ Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì?

+ Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp Bé làm gì?

+ Bé và Cún đang làm gì?

+ Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì?

- Gọi h/s kể lại từng đoạn câu chuyện.

- Yêu cầu h/s kể trong nhóm 5.

- Gọi các nhóm kể.

- Nhận xét tuyên dương.

b.Kể toàn bộ câu chuyện.( 10’ ) - Gọi h/s thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét tuyên dương h/s kể hay . C . Củng cố - dặn dò : ( 4’)

- Nhận xét giờ học

- Dặn hs về kể lại câu chuyện .

- Lớp theo dõi lắng nghe.

- Hs quan sát tranh.

+ Tranh vẽ Bé và Cún bông chạy tung tăng.

- HS kể đoạn 1.

+ Bé bị vấp vào khúc gỗ và ngã rất đau.

+ Cún chạy đi tìm người giúp đỡ.

+ Các bạn đến thăm Bé, các bạn còn cho bé nhiều quà.

+ Bé mong muốn được gặp Cún Bông.

+ Cún mang cho Bé khi tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.

+ Khi Bé khỏi bệnh Bé và cún lại chơi đùa với nhau.

+ Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún mà Bé khỏi bệnh.

- HS kể từng đoạn câu chuyện.

- HS kể trong nhóm 5.

- Đại diện các nhóm thi kể.

- HS thi kể chuyện.

- Lắng nghe.

……….

Buổi chiều

Thực hành toán

Tiết 31: Thực hành xem đồng hồ.

I. MỤC TIÊU

(11)

1. Kiến thức:

- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối .

- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ : 17 giờ , 23 giờ ,…

- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian . 2. Kĩ năng:

-Biết xem đồng hồ chính xác 3. Thái độ:

- Phát triển tư duy toán học cho học sinh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Bài cũ:( 3p)

-GV nêu y/c và gọi lên bảng làm các phép tính : 25 – x = 7, 12 – x = 7 - Gọi hs nhận xét.

-GV nhận xét 2. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

* Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ. (5p) - Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

-GV nhận xét.

Bài 2: Nối theo mẫu (7p) - Gv HS nêu yêu cầu bài.

- Dưới lớp làm vào vở.

- Gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng. Đổi cheó vở kiểm tra bài nhau.

-GV nhận xét

*Bài 3 : Nối (5p)

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Gv gọi 3 Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

- Gv gọi HS dưới lớp đọc bài, nhận xét.

- Gv gọi Hs nhận xét bài trên bảng

*Bài 4 : Vẽ thêm kim giờ để đồng hồ chỉ đúng.(8p)

- HS lên bảng làm.Dưới lớp làm vào bảng con.

- Hs nhận xét bài trên bảng.

- HS đọc yêu cầu.

- Hs làm bài vào vở và trình bày miệng.

+ Đồng hồ 1: 8 giờ + Đồng hồ 2: 10 giờ + Đồng hồ 3: 3 giờ + Đồng hồ 4: 3 giờ - Hs nêu yêu cầu bài

- Dưới lớp làm bài vào vở.

- Thực hiện theo yêu cầu của gv.

- HS đọc yêu cầu - Hs làm

- Hs đọc và nhận xét - hs nêu

- Hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài vào vở

(12)

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trả lời miệng.

- Gọi hs nx.

- Gv nx chốt lời giải đúng

*Bài 5 : Đố vui (8p)

- Gv gọi HS đọc yêu cầu bài

- gv gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét.

- Gv gọi 1 Hs nhận xét bài trên bảng - gv nhận xét, khen ngợi.

3. Củng cố dặn dò: (2p) Nhận xét giờ học.

- Hs trả lời.

- hs nhận xét - Hs nghe.

- Hs đọc bài - Hs đọc bài a. Đ

b.S c.Đ

- Lắng nghe.

Âm nhạc

BÀI 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I.MỤC TIÊU:

- Cho học sinh biết 1 doanh nhân âm nhạc thế giới Nhạc sĩ Mô Da.

- Tham gia trò chơi “nghe tiếng hát tìm đồ vật”.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Đọc diễn cảm câu chuyện Mô Da – Thần đồng âm nhạc (SGK) - Băng nhạc bài hát thiếu nhi + đĩa nhạc của Nhạc sĩ Mô Da.

- Nghiên cứu trò chơi để hướng dẫn cho học sinh.

HS: - Thuộc các bài hát đã học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định:

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra:

- Gọi 2 học sinh kiểm tra nhắc lại tên bài hát đã học

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới:

* Phần mở đầu:

-Hôm nay cô sẽ kể cho chúng ta nghe 1

-2 HS nhắc tên bài.

(13)

câu chuyện về 1 thần đồng âm nhạc. Sau đó chơi trò chơi.

* Phần hoạt động

Hoạt động 1: Mô - da thần đồng âm nhạc.

- GV giới thiệu câu chuyện.

- GV đọc chậm diễn cảm câu chuyện Mô - da thần đồng âm nhạc.

- Cho học sinh xem ảnh của nhạc sĩ Mô - da và chỉ vị trí nước Áo trên bản đồ.

? Nhạc sĩ Mô - da là người nước nào?

? Mô - da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?

? Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô - da nói gì? Lúc đó Mô - da mấy tuổi?

- GV đọc lại câu chuyện cho học sinh ghi nhớ.

- GV giải thích “Thần đồng” là danh hiệu dành cho những người có tài năng đặc biệt được bộc lộ rất sớm ngay từ khi còn nhỏ.

Hoạt động 2: Trò chơi.

- GV hướng dẫn học sinh cách chơi.

- Gọi 7  8 em xếp thành hàng. cho 1 em tìm đồ vật theo tiếng hát.

- Hát to là đứng xa đồ vật, hát nhỏ là gần đồ vật

* Phần kết thúc:

4. Củng cố - Dặn dò:

- Lớp nhắc lại nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Ôn lại bài hát Chiến sĩ tí hon.

- HS nghe.

- HS nghe.

- HS quan sát - HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS nghe ghi nhớ.

- HS nghe.

- HS theo dõi.

- HS làm theo hướng dẫn và hát bài hát múa vui.

-HS nhắc lại.

……….

Hoạt động ngoài giờ lên lớp (Hoạt động chung cùng nhà trường)

(14)

Ngày soạn: 21/12/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2018 Tập đọc

TIẾT 48: THỜI GIAN BIỂU I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Biết đọc chậm , rõ ràng các số chỉ giờ; biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng.

- Hiểu được từ thời gian biểu .

- Hiểu được tác dụng của thời gian biểu. (trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK) 2. Kĩ năng:

-Rèn đọc mạch lạc, dứt khoát 3. Thái độ:

-Giáo dục học sinh biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Bảng phụ 2. HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn định tổ chức :1’

A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )

- Gọi h/s đọc bài: Con chó nhà hàng xóm và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc: ( 12’) a. Đọc mẫu.

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Đọc câu.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Từ khó: Tập thể dục, đi học, thời gian biểu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn . - Chia đoạn.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn đọc câu văn dài.

+ 6 giờ - 6giờ 30 / Ngủ dậy ,/ tập thể

- Lớp hát.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

(15)

dục,/ vệ sinh cá nhân .//

+ 6giờ 30 - 7giờ / sắp xếp sách vở / ăn sáng .//

- GV đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi h/s đọc chú giải.

d. Đọc trong nhóm.

- Yêu cầu h/s đọc trong nhóm 4.

- Gọi nhóm đọc.

- Gọi h/s đọc cả bài.

=> Chuyển ý:

3. Tìm hiểu bài: ( 8’ )

- GV yêu cầu h/s đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Đây là lịch làm việc của ai?

+ Hãy kể các việc Phương Thảo làm hàng ngày ?

+ Phương Thảo ghi các việc cần làm vàothời gian biểu để làm gì?

? Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác thường?

?Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì . - GV chốt : Chúng ta nên mỗi người tự lập 1 thời gian biểu làm việc phù hợp trong ngày. Thời gian biểu ta sắp xếp làm việc hợp lý, có kế hoạch, làm cho công việc đạt kết quả.

4. Luyện đọc lại. ( 12’ ) - GV đọc mẫu lần 2.

- Yêu cầu các nhóm thi nối tiếp đoạn.

- Nhận xét tuyên dương.

C. Củng cố – dặn dò: ( 4’ )

+ Thời gian biểu có cần thiết không? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc trong nhóm 4.

- Đại diện các nhóm đọc.

- HS đọc cả bài.

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Ngô Phương Thảo HS lớp 2 trường tiểu học Hoà Bình.

+ HS kể :

+ Để bạn nhớ và làm các việc một cách thông thả tuần tự, hợp lý, đúng lúc.

+ 7 giờ đến 10 giờ. Đi học vẽ, chủ nhật đến bà.

* Ý nghĩa: Thời gian biểu giúp ta sắp xếp việc làm hợp lí và có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi .

- HS lắng nghe.

- Các nhóm thi đọc.

- Rất cần thiết. Thời gian biểu giúp ta sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, có kế hoạch làm cho công việc đạt kết quả.. Người lớn, trẻ em đều nên lập TGB cho mình.

(16)

………..

Toán

TIẾT 78: NGÀY THÁNG I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Biết đọc tên các ngày trong tháng .

- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết đơn vị thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày ); ngày, tuần lễ.

3. Thái độ:

-Phát triển tư duy toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Lịch tháng 11, 12.

2. HS : Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn định tổ chức.

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

- Gọi h/s lên bảng chỉ đồng hồ nói giờ và phút.

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.( 1’ ) -GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung. ( 10’ ) - Treo tờ lịch tháng 11.

+ Lịch tháng cho ta biết điều gì?

- Khoanh số 20 nói.

- Viết ngày: 20 - 11.

- GV chỉ bất kỳ ngày nào trong tháng 11 yêu cầu HS đọc.

- Hát.

- HS lên bảng trả lời.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS quan sát các ngày trong tháng.

+ Các ngày trong tháng.

- Ngày 20 tháng 11.

(17)

- Cột ngoài cùng ghi tháng dòng thứ nhất ghi tên các ngày trong 1 tuần lễ các ô còn lại ghi số chỉ các ngày trong tháng.

+ Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào?

+ Ngày 1 tháng 11 vào thứ mấy?

- Yêu cầu HS lần lượt tìm các ngày khác.

+ Tháng 11 có bao nhiêu ngày?

2. Thực hành: ( 20’ )

Bài 1 (79) Đọc viết (theo mẫu) - Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s làm bài vào phiếu.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 2 (79) - Treo bảng phụ.

+ Đây là tờ lịch tháng mấy?

+ Sau ngày một là ngày mấy?

- Yêu cầu h/s điền vào các ngày còn thiếu vào tờ lịch.

- Nhận xét chữa bài.

b. Đọc câu hỏi :

+ Ngày 22 tháng 12 là thứ mấy?

+ Ngày 25 tháng 12 là thứ mấy?

+ Trong tháng 12 có mấy ngày chủ nhật? Đó là những ngày nào?

+ Tuần này có thứ 6 là ngày 19 tháng

- HS nhắc lại.

- Lớp theo dõi lắng nghe.

+ Ngày 01.

+ Thứ 7.

- HS tìm và nòi: Thứ năm ngày 20 tháng 11.

+ Có 30 ngày.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào phiếu.

Đọc Viết

Ngày bảy tháng mười một Ngày 07 tháng 11 Ngày mười lăm tháng

mười một

Ngày 15 tháng 11 Ngày hai mươi tháng

mười một

Ngày 20 tháng 11 Ngày ba mươi tháng

mười một

Ngày 30 tháng 11

- Lớp quan sát.

+ Là tờ lịch tháng 12.

+ Ngày hai.

- HS điền:

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN 12

1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28

29 30 31

(18)

12, tuần sau thứ sáu là ngày nào?

+ Thứ sáu liền trước ngày 19 tháng 12 là ngày nào?

C. Củng cố – dặn dò: (4’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

+ Thứ hai.

+ Thứ năm.

+ Có 4 ngày chủ nhật: 7 , 14 , 21 , 28 + Là ngày 26 tháng 12.

+ Là ngày 12.

- Lắng nghe.

………..

Luyện từ và câu

TIẾT 16: TỪ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

-Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT1) .

- Biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ? (BT2).

- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3).

2. Kĩ năng:

-Làm đúng bài tập, đặt được câu theo mẫu 3. Thái độ:

- GD HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Bảng phụ , tranh minh họa 2. HS : Vở bài tập , SGK

* PHƯƠNG PHÁP.

- Đàm thoại, giảng giải, quan sát, làm mẫu, luyện tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’ )

- Gọi h/s lên bảng đặt câu cho bài tập 3.

- HS lên đặt câu.

(19)

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 27’ ) Bài 1 (133)Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

( tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe).

- Gọi h/s nêu yêu cầu bài tập .

- Trái nghĩa có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

- Gọi h/s đọc mẫu .

- Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm tìm.

- Lần lượt một số cặp báo cáo kết quả . - GV ghi nhanh kết quả các cặp tìm được.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 2 (133)Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.

- Gọi h/s nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi h/s nêu câu mẫu.

+ Con mèo ấy thế nào ? + Con gì rất ngoan ?

- GV yêu cầu h/s làm bài theo cặp.

- Gọi h/s đọc.

+ Cái bút này rất tốt.

+ Bé Nga ngoan lắm!

+ Hùng bước nhanh thoăn thoát.

+ Chiếc áo rất trắng . + Cây cau này cao ghê.

+ Tay bố em rất khoẻ.

- GV nhận xét bài cho HS.

Bài 3 (134) Viết tên các con vật trong

+ Tính tình của mẹ hiền hậu.

+ Nụ cười của chị em tươi tắn.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc.

- HS thảo luận theo nhóm tìm.

+ Tốt – xấu, ngoan – hư, nhanh – chậm, trắng – đen, cao – thấp, khỏe – yếu

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS đọc mẫu.

+ Con mèo rất ngoan.

+ Con mèo ấy rất ngoan.

- HS làm theo cặp.

- HS đọc.

+ Chữ của em còn xấu.

+ Con Cún rất hư.

+ Sên bò chậm ơi là chậm!

+ Tóc bạn Hùng đen hơn tóc em.

+ Cái bàn ấy quá thấp.

+ Răng ông em yếu hơn trước.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS thi nhau lên điền.

(20)

tranh.

- Gọi h/s nêu yêu cầu bài tập.

- Chia nhóm y/c h/s thi nhau lên điền.

- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.

C. Củng cố – dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

+ 1. Gà trống; 2. Vịt; 3. Ngan; 4.

Ngỗng; 5 Bồ câu; 6. Dê; 7. Cừu;

8. Thỏ; 9. Bò; 10. Trâu.

………

Ngày soạn: 21/12/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2018 Toán

TIẾT 79: THỰC HÀNH XEM LỊCH I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ .

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xem lịch.

3. Thái độ:

- GD HS biết quý trọng thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Lịch 2. HS : Lịch

III. CÁC ĐỒ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn đinh tổ chức: 1’

A. Kiểm tra bài cũ.( 4’) - Gọi HS trả lời phần b bài 2.

- Nhận xet đánh giá.

- Lớp hát.

- HS trả lời.

(21)

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhawcs lại đầu bài.

2. Nội dung .( 28’)

*Bài 1 (80) Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tháng 1.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV chuẩn bị 3 tờ lịch tháng như SGK

- Chia lớp làm 3 nhóm.

- Y/C các nhóm dùng bút chì màu ghi tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.

- Gọi h/s các nhóm thi lên bảng điền.

- Nhận xét trò chơi.

+ Vây ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy?

+ Ngày cuối cùng của tháng là ngày thứ mấy? Ngày mấy?

+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

*Bài 2 (80) Đây là tờ lịch tháng 4.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- YC HS quan sát lịch tháng 4 trả lời đúng câu hỏi.

+ Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là các ngày nào?

+ Thứ 3 tuần này là ngày 20 tháng 4, thứ 3 tuần sau là ngày nào?

+ 30 tháng 4 là ngày thứ mấy?

+ Tháng tư có bao nhiêu ngày?

- Nhận xét bổ sung.

C. Củng cố – dặn dò: ( 4’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- Chú ý lắng nghe, theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS thi nhau lên bảng điền.

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN 1

1 2 3 4

5 6 7 8 9 10 11

12 13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24 25

26 27 28 29 30 31 + Thứ năm.

+ Thứ bảy, ngày 31.

+ Có 31 ngày.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS quan sát tờ lịch tháng 4.

+ Là các ngày 2, 9, 16, 23, 30.

+ Ngày 27 tháng 4.

+ Ngày thứ sáu.

+ Tháng 4 có 30 ngày.

- Lắng nghe.

(22)

………..

TẬP VIẾT

TIẾT 16: CHỮ HOA O I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức

- Viết đúng chữ hoa O(1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng:

Ong (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần).

2.Kỹ năng

- HS viết đúng có chữ, đúng mẫu chữ, đều nét.

3.Thái độ

- GD HS ý thức rèn chữ viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Chữ mẫu .

2. HS : Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn định tổ chức. ( 1’ ) A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’ ) - Đọc cụm từ ứng dụng.

- Yêu cầu h/s viết từ “Nghĩ” vào bảng con - Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’ ) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa O: ( 5’ ) a. Hướng dẫn HS quan sát, chữ O:

- Giới thiệu mẫu chữ.

+ Chữ O cao mấy li?

+ Được cấu tạo bởi mấy nét?

- GV tô lại các nét và nêu lại các nét . b. Cách viết.

- Hướng dẫn HS tập viết . O O

- GV vừa hướng dẫn cách viết vừa viết mẫu: Đặt bút trên đường kẻ 6 viết 1 nét cong khép kín từ trái sang phải và dừng bút giữa đường 4 và 5.

- Cho h/s tô khan cách viết.

- Cho h/s tập viết bảng con . - GV nhận xét, cho h/s viết lại.

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: ( 7’ )

- Lớp hát.

- HS đọc: Nghĩ trước nghĩ sau.

- HS viết vào bảng con.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS quan sát.

+ Cao 5 li.

+ 1 nét cong kín.

- Lớp quan sát lắng nghe.

- HS tập viết bảng con.

O O O

(23)

a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng.

- Đọc câu ứng dụng.

+ Ý câu ứng dụng nói gì?

+ Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào ?

+ Em cần phải làm gì để cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp.

b. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.

+ Chữ nào cao 2,5 li ?

+ Các chữ còn lại cao mấy li?

+ Khoảng cách giữa các chữ?

+ Cách đặt dấu thanh thế nào ? - Hướng dẫn viết chữ:

Ong

- Điểm bắt đầu của con chữ n nối với nét cong phải của con chữ O.

- Cho h/s tập viết bảng con.

Ong

- GV nhận xét HS viết bảng con, cho h/s viết lại.

4. HS viết vở tập viết vào vở: ( 12’) -GV nêu yêu cầu tập viết.

- Cho h/s tập viết bài vào vở.

+ Viết 1 dòng chữ O cỡ vừa.

+ Viết 1 dòng chữ O cỡ nhỏ.

+ Viết 1 dòng chữ Ong cỡ vừa.

+ Viết 1 dòng chữ Ong cỡ nhỏ.

+ 3 lần ứng dụng cỡ nhỏ.

- GV theo dõi HS viết bài.

5. Chấm, chữa bài: ( 4’) - Chấm 5 – 6 bài nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: ( 4’) - Nhận xét chung tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- HS đọc: Ong bay bướm lượn + Tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp.

+ Câu văn cho thấy cảnh vật thiên nhiên rất đẹp. Cỏ cây hoa lá khoe sắc màu .

+ Không bẻ cây, hoa lá, …nhắc nhở mọi người bảo vệ cây cối + o, b, l, y.

+ Cao 1 li.

+ Bằng khoảng cách viết một chữ o.

+ Dấu sắc đặt trên ơ (bướm), dấu nặng đặt dưới ơ (lượn).

- Chú ý theo dõi.

- HS tập viết chữ Ong vào bảng con.

- HS viết bảng con.

- Lớp lắng nghe.

- HS viết vào vở.

- Lắng nghe.

...

Tự nhiên và xã hội

TIẾT 16: CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG I.MỤC TIÊU

(24)

1.Kiến thức

- Các thành viên trong nhà trường: HT, PHT, GV, các nhân viên khác và học sinh.

- Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.

3.Thái độ

- Yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình vẽ SGK/34, 35.

-Một số tấm bìa ghi tên các thành viên trong nhà trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.kiểm tra bài cũ(5’)

-Trường em tên gì? Và nói địa chỉ nơi trường đóng? Mô tả cảnh quan của trường em?

Nhận xét-Ghi điểm.

2. Bài mới.(27’)

-Giới thiệu bài: Hôm trước các em đã học bài “Trường học”. Vậy trong trường học, ngoài các phòng làm việc và phòng học còn có gì? Hôm nay các em sẽ học tiếp bài… Ghi.

-Hoạt động 1: Làm iệc với SGK.

- Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Hướng dẫn HS quan sát hình trang 34, 35.

-Gắn các tấm bìa vào cho phù hợp.

-Nói từng công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học

 Gọi HS trình bày.

-Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.

-Bước 1: HS hỏi và trả lời trong nhóm của mình về:

-Trong trường bạn biết những thành viên nào và họ làm những công việc gì?

-HS trả lời.

-HS lắng nghe.

- 4 nhóm.

- Quan sát.

-Gắn.

-Thảo luận nhóm.

-HS thực hành trong nhóm.

(25)

-Nói về tình cảm của bạn dối với các thành viên đó.

-Để thực hiện lòng yêu quý và kính trọng đối với các thành viên trong nhà trường bạn sẽ làm gì?

-Bước 2: Gọi HS trả lởi.

*Kết luận: SGV/57.

3. Củng cố-Dặn dò.(3’)

-Trò chơi: “Đó là ai?” – SGV/57.

-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.

-ĐD trả lời.

-HS tham gia trò chơi.

Buổi chiều

Thực hành toán

TIẾT 32: ÔN TẬP NGÀY, THÁNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết các đơn vị đo thời gian : ngày , giờ ; ngày , tháng.

2. Kĩ năng:

- Biết xem lịch.

3.Thái độ:

- GD HS ý thức tự giác, quý trọng thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Bài cũ:( 5p)

-Gọi hs lên bảng thực hành xem đồng hồ.

- Gọi hs nhận xét.

-GV nhận xét 2. Bài mới:

*Giới thiệu bài: 1p

* Hướng dẫn hs làm bài tập:(29p) Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp .

- HS thực hiện theo yêu cầu của gv.

- Hs nhận xét.

- HS đọc

(26)

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs điền vào vở.

- Gọi hs đọc bài.

Bài 2:

- Gv HS nêu yêu cầu bài.

a. Viết tiếp ngày còn thiếu vào trong tờ lịch tháng 10.

- Hs làm vào vở

- Gọi HS trả lời miệng.

- Gv nhận xét.

- Yêu cầu đổi cheó vở kiểm tra bài nhau.

b.Xem tờ lịch trên rồi viết vào chỗ chấm.

- Hs làm vào vở

- Gọi HS trả lời miệng.

- Gv nhận xét.

- Yêu cầu đổi cheó vở kiểm tra bài nhau.

*Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm.

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài - Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gv gọi HS trả lời miệng.

- Gv nhận xét

*Bài 4 : Nối hai đồng hồ chỉ cùng một giờ.

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vào vở.

- Gv gọi HS đọc bài, nhận xét.

- Gv nhận xét.

*Bài 5 : Đố vui

Gv gọi HS đọc yêu cầu bài - gv gọi HS đọc bài , nhận xét.

- Gv gọi 1 Hs nhận xét - gv nhận xét, khen ngợi.

3. Củng cố dặn dò: (5p)

- Bài học hôm nay củng cố cho các con

-HS điền vào vở.

- Hs đọc bài.

- Hs nêu yêu cầu bài.

- Hs làm bài vào vở.

- Hs trả lời.

- Nhận xét chữa bài.

- Hs đổi chéo vở kiểm tra.

- Hs làm bài vào vở.

- Hs trả lời.

- Nhận xét chữa bài.

- Hs đổi chéo vở kiểm tra.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vào vở.

- Hs trả lời miệng.

a)

+ Ngày 22 tháng 5.

+ Ngày 8 tháng 5.

b)

+ Ngày 11 tháng 8, ngày 18 tháng 8, ngày 25 tháng 8.

- HS đọc yêu cầu - Hs làm

- Hs đọc và nhận xét - Hs đọc bài

- Hs đọc bài

- Ngày thứ ba trong tuần S - Ngày thứ tư trong tuần Đ.

- Hs trả lời.

(27)

kiến thức gì?

Nhận xét giờ học. - Lắng nghe.

--- Thực hành tiếng việt

TIẾT 46: CHÓ CỨU HỎA I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài :Chó cứu hỏa

- Hiểu ý nghĩa bài đọc vàphân biệt được mẫu câu Ai làm gì?

2.Kỹ năng:

- Ngắt nghỉđúng.

3.Tháiđộ:

- Có ý thức tự đọcở nhà và yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ. VBT thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.KTBC: 5’

- Gọi 4 hs đọc nối tiếp 4 khổ thơ bài “ Dạy em học chữ và trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới .30’

1. –Giới thiệu bài: Trực tiếp.

. Luyện tập.

Hoạt động 1: Luyện đọc

- GV đọc mẫu bài văn: Chó cứu hỏa - GV nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả

- Y/c hs đọc nối tiếp câu l1 - Hướng dẫn học sinh đọc từ khó - Y/c hs đọc nối tiếp câu l2 - Yc đọc bài theo nhóm - Hs từng nhóm thi đọc - Hs nhận xét

- GV nx ,tuyên dương.

- 1hs đọc lại bài - Bài có nội dung gì?

- GV nx ,tuyên dương.

- HS nêu lại nd bài Hoạt động 2: Bài tập

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Lắng nghe - HS đọc nt câu.

- kẹt lại, huấn luyện, lao ra - Đọc nt câu

- Luyện đọc nhóm bàn - các nhóm thi đọc - 1 HS đọc

- Hs nêu nd bài - 1 HS đọc

(28)

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu

- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài, trả lời hỏi

- Gọi một số học sinh trình bày câu trả lời.

- Gv nhận xét , kết luận C. Củng cố dặn dò: 5’

- HS đặt một số câu theo mẫu Ai – làm gì?

- Chuẩn bị bài tiết học sau

- 1 hs đọc yêu cầu - HS thực hiện

a) Vì các em thường sợ hãi, nấp vào chỗ kín

b) Vì Bốp đã cứu được 12 em nhỏ trong đám cháy

c) Phóng vào ngôi nhà cháy, chỉ ít phút đã kéo cô bé ra ngoài

d) Bốp tưởng búp bê cũng là người cần cứu

e) Bà mẹ lao ra từ ngôi nhà cháy - HS trả lời

- Đối chiếu sửa sai - HS thực hiện nêu Ngày soạn: 21/12/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2018 Chính tả ( Nghe- Viết) TIẾT 32: TRÂU ƠI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Nghe viết chính xác bài chính tả . Trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát . - Làm được BT2 , BT (3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

- Biết nghĩa các từ tìm được trong BT2, BT3.

2.Kĩ năng :

- Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.

3. Thái độ :

- Yêu mến các con vật nuôi có ích cho cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Bảng phụ

2. HS : Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Ổn định tổ chức: 1’

A. Kiểm tra bài cũ.( 4’)

- GV đọc cho HS lên bảng thi viết các từ:

Múi bưởi, tàu thuỷ, đen thui, khuy áo…

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Lớp hát.

- HS lên bảng viết.

- HS lắng nghe.

(29)

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn nghe – viết: ( 23’) a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:

- GV đọc bài ca dao.

- Gọi h/s đọc lại bài.

+ Bài ca dao là lời của ai nói với ai?

+ Bài ca cao cho em thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào?

+ Bài ca dao có mấy dòng?

+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

+ Bài ca dao viết theo thể thơ nào?

+ Nên viết như thế nào?

- GV nhận xét.

b. Hướng dẫn viết từ khó.

- Từ khó trong bài: ngoài ruộng, quản công, còn bong.

- Gọi h/s đọc.

- Đọc h/s viết bảng con.

c. HS viết bài vào vở:

- GV đọc cho h/s viết.

- Đọc cho h/s soát lỗi.

d. Chấm chữa bài:

- Chấm 5 – 6 bài nhận xét.

3. Bài tập: ( 7’)

Bài 2 (136) Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3 (136) Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống tr hay ch.

- HS đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s tìm theo nhóm.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc lại.

+ Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết.

+ Người nông dân rất yêu quý con trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như người bạn.

+ 6 dòng.

+ Viết hoa.

+ Thơ lục bát.

+ Trình tự lề vở dòng 6 sẽ lùi vào khoảng 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô.

- HS đọc.

- HS viết bảng con.

- HS viết bài.

- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS tìm.

+ bào – báu, cao – cáu, cháo – cháu, đao – đau, lao – lau.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS tìm theo nhóm.

a)

(30)

- Nhận xét chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò: ( 4’) - Nhận xét chung giờ học.

- Dặn dò học sinh.

cây tre buổi trưa ông trăng con trâu nước trong

Che nắng chưa ăn chăng dây châu báu chóng lớn - Lắng nghe.

………

Toán

TIẾT 80 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

-Biết các đơn vị đo thời gian : ngày , giờ ; ngày , tháng.

2. Kĩ năng:

-Biết xem lịch.

3.Thái độ:

-GD HS ý thức tự giác, quý trọng thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Đồng hồ, lịch.

2. HS : Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’ )

- Gọi 2 hs lên bảng thực hành xem lịch.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung.( 28’ )

Bài 1 (81) Đồng hồ nào ứng với

- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

(31)

mỗi câu sau ?

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 2 (81).

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s làm bài.

a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.

+ Tháng năm có bao nhiêu ngày?

b. Xem tờ lịch trên rồi cho biết.

+ Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy?

+ Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào?

+ Thứ 4 tuần này là ngày 12 tháng 5?

+ Thứ 4 tuần trước là ngày nào? + + Thứ tư tuần sau là ngày nào?

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3: Thực hành

- GV yêu cầu học sinh thực hành trên đồng hồ mô hình

- GV quan sát, nhận xét C. Củng cố - dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh./.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

+ Câu a - Đồng hồ D.

+ Câu b - Đồng hồ A.

+ Câu c - Đồng hồ C.

+ Câu d - Đồng hồ B.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài.

T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN

5

1 2

3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15 16

17 18 19 20 21 22 23

24 25 26 27 28 29 30 31

+ 31 ngày.

+ Thứ 7.

+ Là ngày 1, 8, 15, 22, 29.

+ Ngày 12/5.

+ Ngày 5/5.

+ Ngày 19/5.

- HS thực hiện quay kim trên mặt đồng hồ

- Lắng nghe

(32)

………

Tập làm văn

Tiết 16: KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP BIỂU I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Dựa vào câu và mẫu cho trước , nói được câu tỏ ý khen ngợi (BT1).

- Kể được 1 vài câu về 1 con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2) . 2. Kĩ năng:

- Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết ) một buổi tối trong ngày (BT3).

3. Thái độ:

- Phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV : Giáo án, bảng phụ 2. HS : Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ.( 4’)

- Gọi h/s đọc bài tập 3 Tuần 15 viết về anh, chị em.

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung.

Bài 1:(137)Từ mỗi câu dưới đây, đặt một câu mới tỏ ý khen.( 8’)

- Gọi h/s nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi h/s đọc câu mẫu.

- Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà.

- GV: Các em suy nghĩ và ghi câu mình khen vào giấy. Khi làm các em cần ghi câu nói thể hiện tình cảm thật thà khi khen .

- Yêu cầu đặt câu theo mẫu SGK hoặc đặt câu cho người ngồi bên cạnh mình.

- HS đọc.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS đọc:

+ Đàn gà rất đẹp ® đàn gà mới đẹp làm sao!

+ Đàn gà thật là đẹp.

- Lớp lắng nghe.

- HS đặt câu theo cặp.

+ Chú cường khoẻ thật, bạn Khánh khỏe thật,…

+ Lớp mình hôm nay sạch thật đấy!

- Bạn Nam học giỏi thật, bạn Khánh

(33)

- Nhận xét chữa bài.

Bài 2 (137) Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết. ( 15’)

- Gọi h/s nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu h/s quan sát tranh minh họa các con vật nuôi, chọn kể về 1 con vật nuôi mà em biết. Đó có thể là 1 vật nuôi trong nhà hoặc hàng xóm, có thể nó không được vẽ trong tranh.

+ Tên con vật em định kể là gì ? +Nó là của nhà hay của hàng xóm ? + Bộ lông, mắt nó thế nào?

+ Em có hay chơi với nó không?

+ Em đã chăm sóc nó thế nào ?

+ Các em đã làm gì để bảo vệ các loài vật đó ?

- Nhận xét bổ sung.

Bài 3(137) Lập thời gian biểu buổi tối của em.( 8’)

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo.

- Yêu cầu h/s tự viết đúng đúng thời gian thực tế ở nhà. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.

- Gọi h/s đọc trước lớp.

- Cho hs làm vào vở . - Gọi hs đọc bài của mình .

- Nhận xét bổ sung.

C. Củng cố - dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

học hiểu bài nhanh thật.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS lắng nghe.

- Chó, mèo, chim, thỏ…

- HS nối tiếp nhau kể theo phần gợi ý.

- HS dựa vào gợi ý và kể:

+ Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất đẹp. Bộ lông màu trắng, mắt tròn như hòn bi và xanh biếc.

Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên cạnh em.

Em rất yêu quý nó và thích chơi đùa với nó. Em luôn nhắc nhở mọi người cần phải chăm sóc và bảo vệ các con vật.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS đọc lại thời gian biểu của Phương Thảo.

- HS viết bài.

- HS đọc bài trước lớp.

* Buổi tối :

+ 18giờ 30 – 19giờ 30 : xem phim.

+ 19giờ 30 – 20giờ 30: học bài . + 20giờ 30 – 21giờ: vệ sinh cá nhân.

+ 21 giờ : đi ngủ.

- Lắng nghe.

--- SINH HOẠT TUẦN 16

I. MỤC TIÊU:

(34)

- Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm của bản thân lớp trong tuần vừa qua rồi có phương hướng cho tuần tới.

II. CHUẨN BỊ

- Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A.Hát tập thể

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 16 1.Sinh hoạt trong tổ.

2.Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp . 3.Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp.

4.Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp . 5.Ý kiến giáo viên chủ nhiệm.

* Ưu điểm:

………

………

………

………

* Tồn tại:

………

………

………

………

A. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 17

*Nề nếp:

-Đi học đúng giờ.

-Chấp hành tốt nội quy lớp học.

-Đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

-Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, nghỉ học phải có đơn xin phép.Hoặc có thể gọi điện báo cho GVCN biết khi nghỉ đột xuất.

* Học tập:

-Chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp.

-Hăng hái xây dựng bài ở tất cả các môn học….

- Phải có đủ sách vở và dụng cụ học tập.

- Sách vở phải được bao bìa và có nhãn cẩn thận. Phải bảo quản tốt sách vở và dụng cụ học tập.

*TD-VS:

-Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ.

-Tập đều –đẹp các động tác thể dục đầu giờ và giữa giờ……

(35)

-Lao động theo lịch được phân công D. Dạy kĩ năng sống

KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Học sinh nhận biết được những hành vi biết lắng nghe tích cực.

2.Kỹ năng

- Nhận biết các hậu quả có thể xảy ra nếu không lắng nghe tích cực.

3.Thái độ

- Học sinh có thói quen lắng nghe tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Bài tập thực hành kĩ năng sống III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Giới thiệu bài ( 1’) B. Dạy bài mới ( 16’) Bài tập 1: Quan sát tranh - Giáo viên treo tranh

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 - Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn nói cho nhau nghe trong 3 phút

- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và chỉ tranh nêu

- Học sinh quan sát tranh - 1 học sinh đọc

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện trình bày.

Tranh 1: Các bạn đều biết lắng nghe tích cực , vì các bạn đều đang chú ý nghe bạn trưởng nhóm trình bày.

Tranh 2: Các bạn ngồi phía trên đã biết lắng nghe. Còn các bạn ngồi bàn dưới cha biết vì vẫn còn tranh nhau quyển truyện cha nghe bạn lớp trưởng nói.

Tranh 3: hai anh em cha lắng nghe vì còn tranh nhau nói.

Tranh 4: cả lớp đã lắng nghe cô giáo nói , còn bạn nam cha lắng nghe vì bạn phải nhờ cô giải thích rõ hơn

(36)

lại.

Bài tập 2: Xử lí tình huống

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2 - Giáo viên phát phiếu.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 nói cho nhau nghe trong 5 phút - Gọi đại diện từng nhóm trình bày.

TH 1: Giờ văn nghệ của lớp, các bạn lên hát và đọc thơ..thật hay và nhiết tình. Sau mỗi tiết mục em sẽ:

TH 2: Bạn sang chơi và đang say sưa kể cho em nghe 1 cuốn truyện hay .Nhưng đã đến giờ phải đi đón em. Em sẽ:

TH3: Nhân ngày Quốc phòng toàn dân nhà trường mời chú bộ đội đến nói chuyện với học sinh.Em đang nghe thì bạn bên cạnh cứ quay sang nói chuyện . Em sẽ:

TH4: Lớp em tổ chức tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh em còn muốn biết hồi nhỏ ….Em sẽ:

TH5: Hôm nay nhà em có bác ở quê ra chơi. Lâu ngày…… Em sẽ:

- Nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và nêu lại.

* Ngoài những cách ứng xử trên thì trong mỗi tình huống có còn cách ứng xử nào khác .

-Giáo viên nhận xét.

C. củng cố - dặn dò: (3’) - Thế nào là lắng nghe tích cực?

- Thực hành lắng nghe tích cực.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài 2 - Thảo luận nhóm.

- Đại diện trình bày.

* Vỗ tay khen ngợi các bạn

* Bảo bạn: Thôi nhé tớ còn phải đi đón em.

* Nhắc bạn đừng làm ồn

* Hỏi cô thuyết minh những điều còn thắc mắc

* Xin lỗi bác vì còn phải đi học đúng giờ, hen với bác tan học về sẽ nghe tiếp.

- Hs trả lời.

Buổi chiều

Thực hành tiếng việt TẢ NGẮN VỀ CON VẬT I.MỤC TIÊU:

(37)

1.Kiến thức

- Quan sát ảnh viết tên các con vật ( BT1) 2.Kỹ năng

- Viết đoạn văn về con vật ( BT2) 3.Thái độ

- Học sinh yêu thích môn học hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, VBTTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy

A. KTBC: 5’

- HS đọc lại truyện - Hỏi nội dung BT - Nhận xét

B.Bài mới: 30’

* Giới thiệu bài

Hướng dẫn làm bài tập

*Bài 1:Viết tên con vật dưới mỗi tấm ảnh:

- HS đọc đề

- Yêu cầu học sinh quan sát đọc kĩ các câu văn

- Yêu cầu học sinh làm vào VBT

- Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình

- GV nhận xét, kết luận

*Bài 2:

Viết 3 – 4 câu về một con vật ở bài tập1

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn học sinh thực hiện:

+ Yêu cầu học sinh quan sát kĩ tranh

Hoạt động học

- HS đọc lại bài - Trả lời

- Lắng nghe

- Hs đọc yêu cầu - HS thực hiện - Hs làm VBT + con chó + con mèo + con lợn + con chuột + con chim + chuột Mích-ki + con khỉ

+ con hươu + con nai + con rùa

- Một s

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.. - KN đảm nhận trách nhiệm để giữ

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng?. - KN đảm nhận trách nhiệm để giữ

Ích lợi của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là gì.. Giúp cho con người khoẻ

( Giúp cho công việc con người được thuận lợi - Môi trường (Không nên phá phách, làm ồn ào, gây mất trật tự - phải giữ gìn vệ sinh chung, sạch sẽ. Phải bỏ rác đúng

Chúng ta cần nêu cao ý thức tự giác giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện để góp phần xây dựng môi trường ở.. làng xóm,

Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. giúp cho công việc của con người giúp cho công việc của con

Kiến thức: Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.. Nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự,

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. HDHS nhìn viết chính tả.. Nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng...