• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: 12/11/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017(4A) KHOA HỌC

Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định;

không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

2. Kĩ năng:Nêu được ứng dụng về một số tính chất của không khí trong đời sống:

bơm xe, ...

3. Thái độ: Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung. Giáo dục HS BVMT theo hướng tích hợp mức độ liên hệ

*GDBVMT:Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS chuẩn bị bóng bay và dây thun hoặc chỉ để buộc.

- GV chuẩn bị: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hay xà bông thơm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp(1-2’)

2. Kiểm tra bài cũ(4-5’) - Gọi 2 HS lên bảng.

? Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ?

? Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ? - GV nhận xét.

3. Dạy Tiết mới:

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.

- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.

- GV giơ cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi. Trong cốc có chứa gì?

- Y/c 3 HS lên bảng thực hiện: sờ, ngửi, nhìn nếm trong chiếc cốc và lần lượt TLCH:

+ Em nhìn thấy gì ? Vì sao ?

+ Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm thấy có vị gì?

- GV xịt nước hoa: Em ngửi thấy mùi gì ?

- Hs hát.

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động cả lớp.

- HS dùng các giác quan để phát hiện ra tính chất của không khí.

+ Mắt em không nhìn ..., không có vị.

+ Em ngửi thấy mùi thơm.

(2)

+ Đó có phải là mùi của không khí không?

- GV giải thích: Vậy không khí có tính chất gì ?

- GV nhận xét và kết luận câu trả lời của HS.

Hoạt động 2: Trò chơi: Thi thổi bóng.

GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 đến 5 phút.

- GV nhận xét, tuyên dương những tổ thổi nhanh, có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng.

1) Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên ?

2) Các quả bóng này có hình dạng như thế nào?

3) Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ?

* Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.

Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.

- GV có thể dùng hình minh hoạ 2 trang 65 hoặc dùng bơm tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm.

+ Dùng ngón tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi: Trong chiếc bơm tiêm này có chứa gì ?

+ Khi dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn có chứa đầy không khí không?

- Lúc này không khí vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.

+ Khi thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì ? - Lúc này không khí đã giãn ra ở vị trí ban đầu.

- Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì ?

+ Đó không phải là ... có trong không khí.

- Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động theo tổ.

- HS cùng thổi bóng, buộc bóng theo tổ.

- Trả lời.

- HS quan sát, lắng nghe và trả lời.

- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

(3)

- Phát cho mỗi nhóm nhỏ một chiếc bơm tiêm hoặc chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm quan sát và thực hành bơm một quả bóng.

- Các nhóm thực hành làm và trả lời:

+ Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra ?

- Kết luận: Không khí có tính chất gì ?

- Không khí ở xung quanh ta, Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì

?

GDBVMT qua các câu hỏi , Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

3. Củng cố- dặn dò(2-3’) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

- HS nhận đồ dùng học tập và làm theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

- Hs nghe.

--- Ngày soạn: 12/12/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017(4A,4C) ĐẠO ĐỨC

Tiết 16: YÊU LAO ĐỘNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : - Nêu được lợi ích của lao động. Tham gia các hoạt động lao động ở trường, ở lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của mình

- Không đồng tình với việc lười lao động. Biết được ý nghĩa của lao động 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng lắng nghe, quan sát, chia sẻ, phản hồi thông tin.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu lao động.

*Giảm tải: Không yêu cầu hs tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các anh hùng lao động, có thể cho hs kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp, trong trường.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định của giá trị của lao động

- Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(4)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tại sao em phải kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài(1’)

* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

Hoạt động 1 : Truyện Một ngày của Pê-chi-a .(10’)

- Gv kể lần thứ nhất.

- Gọi HS đọc lại truyện .

- Yc cả lớp thảo luận 3 câu hỏi SGK : + Hãy so sánh 1 ngày của Pê- chi-a với những người khác trong truyện ?

+ Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi ntn sau chuyện xảy ra ?

+ Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không ?

Kết luận : Lao động mới tạo ra được của cải đem lại cho cuộc sống ấm no – hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh . Bởi vậy mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động .

Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( Bài 1/ 25 ).(5’)

- HS nêu từng việc làm – các bạn khác trao đổi nhau nêu ý kiến mình

Kết luận : HS biết nhận xét về các biểu hiện của yêu lao động, lười lao động và xác định đúng các hành vi

Hoạt động 3 : Đóng vai – bày tỏ ý kiến

( Bài 2 / 26 ).(12’)

- 1 HS trả lời.

- Hs nghe.

- Lắng nghe . - Hs kể chuyện.

- Hs thảo luận trả lời 3 câu hỏi SGK:

+ Trong khi mọi người trong truyện đang hăng say làm việc (người lái máy cày xới đất, mẹ Pê-chi-a đóng quả chín vào hộp, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ đã xây được bức tường gạch,.) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất 1 ngày mà không làm gì cả

+ Pê-chi-a cảm thấy hối tiếc, nối tiếc vì đã bỏ phí 1 ngày và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc 1 cách chăm chỉ sau đó.

+ …em sẽ không bỏ phí 1 ngày như bạn, vì phải lao động mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc …..để nuối sống được bản thân và xã hội

- Cả lớp trao đổi , tranh luận

- HS khác nhận xét - bổ sung ý kiến.

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi SGK - Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng

(5)

- Gọi HS đọc lại y/c bài và nội dung . - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống trong bài

- Cho HS trình bày trước lớp ..

- Y/c Lớp thảo luận

+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? + Ai có cách ứng xử khác ?

- Nhận xét cách ứng xử của nhóm trong mỗi tình huống và kết luận : Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình , nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân mình . - Gọi HS đọc ghi nhớ / T25 4. Củng cố, dặn dò(3’)

* Liên hệ thực tế : - Giáo dục HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động .

- Sưu tầm các bài hát , bài thơ , ca dao , tục ngữ … ca ngợi lao động .

- Chuẩn bị : Yêu lao động.

vai.

- Một số nhóm lên đóng vai

- Hs nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống …

- 2 HS đọc to ghi nhớ.

- Lắng nghe .

--- Ngày soạn: 12/12/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng12 năm 2017(4C) Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017(4A,4B)

KĨ THUẬT

BÀI: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết cách cắt, khâu túi rút dây.

2. Kĩ năng: Cắt, khâu được túi rút dây.

3. Thái độ: Hs yêu thích sản phẩm mình làm được.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng kĩ thuật .

- Tranh qui trình các bài trong chương

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS

- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.

- Hát

- 2, 3 học sinh nêu.

(6)

- GV nhận xét . 3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) b .Hướng dẫn

*Hoạt động1(5’)

- Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình .

- GV nhận xét.

*Hoạt động 2(18’)

- Yc hs tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .

- Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn .

- Gợi ý 1 số sản phẩm +Cắt khâu , thêu khăn tay . +Cắt khâu , thêu túi rút dây

+ Cắt khâu , thêu các sản phẩm khác . a ) Váy em bé

b ) Gối ôm

* Cắt khâu thêu khăn tay cần những gì và thực hiện như thế nảo ?

* Cắt khâu túi rút dây như thế nào ?

* Cắt khâu thêu váy em bé ra sao ? - GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích .

- GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn .

4. Củng cố- dặn dò(2’)

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.

- HS nhắc lại các bài đã học .

- HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản .

- Vải cạnh 20 x 10cm , kẻ đường dấu 4 cạnh khâu gấp mép .

- Vẽ mẫu vào khăn ,hoa,gà,vịt ,cây , thuyền , cây mấm … có thể khâu tên mình .

- Vải hình chữ nhật 25 x 30 cm gấp đôi theo chiều dài 2 lần .

- Vạch dấu vẽ cổ tay , thân áo cắt theo đường vạch dấu . khâu viền đường gấp mép cổ áo ,gấu áo , thân áo , thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích lên cổ gấu và váy .

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 14/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017(4A) LỊCH SỬ

(7)

BÀI: CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG -NGUYÊN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta.

2. Kĩ năng: Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ Quốc.

3. Thái độ: Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.

*GDMTBĐ: Giáo dục học sinh vai trò biển góp phần chiến thắng quân Mông- Nguyên từ đó khẳng định chủ quyền của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện).

- Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

+Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?

+Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt?

- GV nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài(1’)

b. Các hoạt động dạy học:

*Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.(7’)

MT:HS thấy được tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua tôi nhà Trần.

-Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.

- GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau:

+Trần Thủ Độ khảng khái trả lời:”Đầu thần. . .đừng lo”.

+Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “. . .”.

+Trong bài Hịch tướng sĩ có câu:”. . .phơi ngoài nội cỏ,. . . gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.

KL:Dựa vào kết quả làm việc ở trên, GV yêu cầu HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông- Nguyên của vua tôi nhà Trần.

*Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến.

(8’)

MT:HS hiểu được chiến thắng vẻ vang của vua

- 2 hs trả lời.

- HS nhắc lại đề bài.

- HS đọc mục 1 SGK để điền vào phiếu học tập.

- HS rút ra tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần.

- HS đọc SGK, thảo luận

(8)

tôi nhà Trần.

-Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo câu hỏi:

+Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao?

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

KL:GV nhận xét, rút ra kết luận.

*Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.(7’)

- GV tổ chức cho cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.

- GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản.

3.Củng cố,dặn dò(5’) - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

- Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?

- Khi giặc Mông- Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

-Về nhà học thuộc ghi nhớ.

-Trả lời câu hỏi cuối bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau.

nhóm, thư ký ghi kết quả thảo luận ra nháp.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS kể chuyện.

- 2 HS lần lược đọc ghi nhớ.

- 2 HS trả lời.

--- Ngày soạn: 14/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017(4A) ĐỊA LÍ

Tiết 16: THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội: thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học của đất nước.

- HS xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.

- Rèn cho HS kĩ năng hoạt động nhóm, chỉ bản đồ.

3. Thái độ: GD HS có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội, để hiểu về đất nước của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC (ƯDPHTM)

- Các bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.

(9)

- Bản đồ Hà Nội, tranh ảnh về Hà Nội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu ghi nhớ của bài trước ? - Nhận xét.

3. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

* Các hoạt động :

HĐ1: Làm việc cả lớp(8’) - GV treo bản đồ và giới thiệu + Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc.

+ 1em hãy lên chỉ vị trí Hà Nội trên bản đồ và cho biết Hà Nội giáp với tỉnh nào?

- Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?

- Từ thành phố của em đến HN bằng gì ?

HĐ2: Làm việc cả lớp(7’) - Gv gửi tập tin yêu cầu hs thảo luận nhóm và làm bài.

- Gv nhận tập tin, chữa bài, nhận xét.

+ HS trả lời,nhận xét.

- Hs nghe.

- Hs quan sát lược đồ.

- HS chỉ bản đồ.

+ Hà Nội giáp với Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

- Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các đường giao thông: Đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường hàng không

- Đi bằng ô tô, tàu hoả.

- Hs thảo luận nhóm, nhận tập tin, làm bài và gửi bài:

Phố cổ Hà Nội Phố mới Hà Nội

Đặc điểm tên phố

Gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trước đây ở phố đó

Thường được lấy tên các danh nhân

Đặc điểm nhà cửa

- Nhà thấp, mái ngói.

- Kiến trúc cổ kính.

- Nhà cao tầng.

- Kiến trúc hiện đại

Đặc điểm

- Nhỏ, chật hẹp.

- Yên tĩnh

- To, rộng.

- Nhiều xe cộ

(10)

- Hà Nội còn có những tên gọi nào ?

- Hà Nội bao nhiêu tuổi ? - Phố cổ đặc điểm gì?

- Khu phố mới có đặc điểm gì?

- Kể tên danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử?

- GV nhận xét và bổ sung.

HĐ3: Thảo luận nhóm(8’) - Yc hs hđ nhóm thảo luận

- Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị ? kinh tế? văn hoá, khoa học ?

- Kể một số trường đại học, viện bảo tàng...?

- GV nhận xét và bổ sung - Cho HS đọc kết luận ở SGK 3. Củng cố, dặn dò(3‘)

- Hãy nêu những đặc điểm của TP Hà Nội?

- Gv nx tiết học.

đường phố

đi lại.

- Hà Nội: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan...Năm 1010 tên Thăng Long - Tính đến năm 2011 Hà Nội được 1001 năm. - Phố cổ sầm uất, buôn bán tấp nập...

- Nhà cao tầng, kiên trúc hiện đại, đường phố to, rộng nhiều xe cộ đi lại

- Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Láng, văn miếu Quốc Tử Giám

- Hs thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

- Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất đât nước

- Nơi có công nghiệp, thương mại. giao thông lớn nhất...

- Nơi tập trung các viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng...

- Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc học, ...

- HS đọc bài học SGK.

- HS nêu.

--- Ngày soạn: 14/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017(4A) KHOA HỌC

Tiết 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? I. MỤC TIÊU

1. Kiếthức :Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni- tơ, khí ô-xy, khí các-bô-níc.

(11)

2. Kĩ năng: Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ô-xy, khí ni-tơ.

Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, bụi, hơi nước và vi khuẩn...

3. Thái độ: Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành(GD BVMT theo hướng tích hợp mức độ liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.

- GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp(1-2’)

2. Kiểm tra bài cũ(4-5’) - Gọi 3 HS lên bảng.

? Em hãy nêu một số tính chất của không khí?

? Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?

? Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ? - GV nhận xét.

3. Bài mới(25- 27’) a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí.(8’)

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.

- Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xy duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy không ?

- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.

- GV hướng dẫn như SGV.

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1) Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?

2) Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?

3) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?

- Hs hát.

- 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu.

- Hs đọc to thí nghiệm và trả lời.

- 2 đến 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc. Vì sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.

- Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì sự cháy, vì vậy nến đã bị

(12)

? Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là thành phần nào?

- GV kết luận: + Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô- xi.

+ Thành phần không khí duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni- tơ.

*Hoạt động 2: Khí các- bô-níc có trong không khí và hơi thở.(10’) - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm.

- Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.

- Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.

- Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao ?

- Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

? Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?

Kết luận:Không khí gồm có hai thành phần chính là khí ô- xi và ni- tơ. Ngoài ra còn chứa khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...

*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.(6’) - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi

- Gọi các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát.

- Không khí gồm có những thành phần nào ?

3. Củng cố - dặn dò(2-3’) - GV nhận xét tiết học.

tắt.

- Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động nhóm.

- HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.

- HS đọc.

- HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.

- Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các- bô- níc.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm và trả lời.

- HS trả lời.

(13)

- Dặn HS về nhà học Tiết, ôn lại các Tiết đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 14/12/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017(2B) ĐẠO ĐỨC

BÀI 8: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng, biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

2. Kĩ năng: Thực hiện một số công việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đồng tình ủng hộ các hành vi giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

3.Thái độ: Tôn trọng và chấp hành những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng.

*GDSDNLTK&HQ: Giữ trật tự nơi công cộng là góp phần bảo vệ, làm sạch đẹp, an toàn môi trường ở lớp, trường và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí (có liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ , giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh cho các hoạt động 1, hoạt động 2.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(1’)

2.Kiểm tra bài cũ(5’) - Gọi 2 HS nêu bài học.

- Gv NX.

3. Dạy bài mới:

a. giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Phân tích tranh(10’) Mục tiêu: Giúp hs hiểu được một biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự nơi công cộng.

*Cách tiến hành :

-Yêu cầu quan sát tranh và bày tỏ thái

- Hát

- 2 HS thực hiện.

(14)

độ.

-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nhóm:

+Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.

+

+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong, Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.

+Tình huống 3: Đi học về, Sơn và Hải không về ngay mà rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.

+Tình huống 4: Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm cậu đổ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống.

GV chốt lại: Cần phải giữ vệ sinh nơi công cộng.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống(8’)

*Mục tiêu: +Giúp HS hiểu một biểu hiện cụ thể về giữ vệ sinh nơi công cộng.

+GDKNS: KN hợp tác các bạn trong lớp xử lí tình huống.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm với các tình huống.

+Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xunh quanh lại không có ai.

Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?

+ Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp. Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không, Nam rất muốn trao đổi với các bạn xung quanh. Nếu em là Nam, em có làm như

- QS tranh và bày tỏ thái độ.

- Các nhóm thảo luận.

- Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng. Vì như vậy sẽ không gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

- Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng. Vì như thế trường lớp mới được giữ vệ sinh.

- Các bạn làm như thế là sai, vì sẽ gây tai nạn giao thông.

- Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.

- HS lắng nghe.

- Hoạt động nhóm → đại diện nhóm nêu cách phán đoán.

- Nếu em là Lan em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ rác vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.

- Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và ảnh hưởng đến các bạn

(15)

mong muốn đó không? Vì sao?

- GV kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.

Hoạt động 3: Đàm thoại(7’)

*Mục tiêu: Giúp HS hiểu được lợi ích và những việc cần làm để giử gìn trật tự , vệ sinh nơi công cộng. Lồng ghép GDSDNLTK&HQ.

*Cách tiến hành:

- Gv lần lượt nêu các câu hỏi:

+Các em biết những nơi công cộng nào?

+Mỗi nơi có lợi ích gì?

+Để giữ trật tự, vệ sinh công cộng, các em cần làn gì?

+ Lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là gì?

- GV kết luận: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.

=>Kết luận chung:

+Nơi công cộng đem lại nhiều lợi ích cho mọi người...

+Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng làm cho môi trường thêm sạch sẽ, trong lành, góp phần giảm thiểu các chi phí (có liên quan đến năng lượng) cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. => ghi bảng

4. Củng cố - dặn dò(3’) - Nhắc lại nội dung bài

- Về nhà thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng.

- Nhận xét gì học .

xung quanh.

- HS lắng nghe.

- Hs thảo luận trả lời câu hỏi.

+Trường học, UBND xã, NVH, bến xe, bến đò, bệnh viện, công viên…

+Học, xác nhận giấy tờ, hoạt động VH, chờ xe, chờ đò, khám chữa bệnh, dạo mát…

- Không chạy giỡn, không xả rác bừa bãi...

- Sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.

- ...sẽ giúp chúng ta sống thoải mái.

- HS nhắc lại - Hs lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong những tình huống giữ trật tự, vệ sinh nơi công

Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.. * BVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, phòng bệnh và vận

Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.. * BVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, phòng bệnh

Thái độ: Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.. * GDQ&BPTE: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của

Kĩ năng: - Biết cách lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý

Kĩ năng: - Biết cách lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý

Thái độ: Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.. * GDQ&BPTE: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của

*GD BVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần