• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 Ngày soạn: 19/12/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2017(4A) KHOA HỌC

Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

2. Kĩ năng: Nêu vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

3. Thái độ: Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.

- Các thẻ điểm 8, 9, 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp(2’)

2. Kiểm tra bài cũ(4-5’) Gọi 3 HS lên bảng:

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?

? Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?

? Không khí gồm những thành phần nào ? - GV nhận xét, tuyên dương.

3. Dạy bàimới(25- 27’) a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất(7’)

- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.

- GV nhận xét bài làm của HS.

*Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.

- 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nhận phiếu và làm bài.

- HS lắng nghe.

(2)

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.

- Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:

+ Vai trò của nước.

+ Vai trò của không khí.

+ Xen kẽ nước và không khí.

- Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.

- Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.

- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.

- Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.

+ Nội dung đầy đủ.

+ Tranh, ảnh phong phú.

+ Trình bày đẹp, khoa học.

+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.

+ Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).

- GV nhận xét chung.

*Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.

- GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.

- GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:

+ Bảo vệ môi trường nước.

+ Bảo vệ môi trường không khí.

- GV tổ chức cho HS vẽ.

- Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.

- GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.

- HS hoạt động nhóm.

- Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.

- Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh, ảnh sưu tầm vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.

- Đại diện các nhóm trình bày, Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

- 2 HS cùng bàn thảo luận.

- HS lắng nghe.

- HS vẽ.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

(3)

3. Củng cố- dặn dò(2-3’) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.

- HS lắng nghe.

--- Ngày soạn: 19/12/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2017(4A,4C) ĐẠO ĐỨC

Tiết 17: YÊU LAO ĐỘNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được lợi ích của lao động. Tham gia các hoạt động lao động ở trường, ở lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của mình

2. Kỹ năng: Không đồng tình với việc lười lao động.Biết được ý nghĩa của lao động.

- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin, hoạt động nhóm.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu lao động.

*Giảm tải: Không yêu cầu hs tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các anh hùng lao động, có thể cho hs kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp, trong trường.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Xác định của giá trị của lao động

- Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS nêu phần ghi nhớ của bài?

- Gv nhận xét.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động, các câu ca dao tục ngữ nói về tác dụng của lao động.

- Gv yêu cầu hs chọn các câu chuyện có nội dung như trên để kể.

* Tấm gương yêu lao động của Bác Hồ.

- Chuyện Bác Hồ làm việc cào tuyết ở Pa – ri

- Bác Hồ làm phụ bếp trên tàu buôn của

- 2 HS lên bảng

- HS kể chuyện.

- HS nghe kể chuyện.

(4)

Pháp.

* Tấm gương của các anh hùng lao động.

- Lương Định Của: Nhà nông học làm việc không ngừng nghỉ

- Anh Hồ Giáo: Nhà chăn nuôi giỏi

* GV: Những tấm gương mà các em vừa kể là những ngời yêu lao động biết vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình. Đó là

những tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.

Hoạt động 2:

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.

- Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về tác dụng của lao động.

- Gv nhận xét.

Hoạt động 3:Liên hệ bản thân bài tập 5,6.

- HS nêu ước mơ của mình về nghề sau này.

- HS nối tiếp trình bày.

+ Đó là nghề gì?

+ Vì sao em yêu thích nghề đó?

+ Để thực hiện đợc ước mơ của mình ngay từ bây giờ các em cần làm gì?

* HS viết vể về việc làm của mình yêu thích?.

* GV: Mỗi bạn trong lớp có một ước mơ về những công việc của mình. Bằng tình yêu lao động cô tin rằng các em ai cũng thực hiện đợc ước mơ của mình.

* GV kể cho HS nghe câu chuyện Anh ba.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Hs lắng nghe.

- Hs thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.

- Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ.

- Làm biếng chẳng ai thiết Siêng việc ai cũng mời.

- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

- HS nêu nghề mình thích.

- HS nêu ý kiến của mình.

- Hs lắng nghe.

(5)

+ Vì sao phải yêu lao động?

+ Ở lớp bạn nào đã biết yêu lao động?

- Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.

- Hs trả lời.

--- Ngày soạn: 19/12/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng12 năm 2017(4C) Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017(4A,4B)

KĨ THUẬT

BÀI: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết cách cắt, khâu túi rút dây.

2. Kĩ năng: Cắt, khâu được túi rút dây.

3. Thái độ: Hs yêu thích sản phẩm mình làm được.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng kĩ thuật .

- Tranh qui trình các bài trong chương

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS - Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.

- GV nhận xét . 3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) b .Hướng dẫn

*Hoạt động1(5’)

- Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình .

- GV nhận xét

*Hoạt động 2(18’)

- Yc hs tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .

- Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn .

- Gợi ý 1 số sản phẩm +Cắt khâu , thêu khăn tay . +Cắt khâu , thêu túi rút dây

+ Cắt khâu , thêu các sản phẩm khác . a ) Váy em bé

b ) Gối ôm

* Cắt khâu thêu khăn tay cần những gì và thực hiện như thế nảo ?

- Hát

- 2, 3 học sinh nêu.

- HS nhắc lại các bài đã học .

- HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản .

- Vải cạnh 20 x 10cm , kẻ đường dấu 4 cạnh khâu gấp mép .

(6)

* Cắt khâu túi rút dây như thế nào ?

* Cắt khâu thêu váy em bé ra sao ? - GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn có thể chọn tùy theo ý thích .

- GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn .

4. Củng cố- dặn dò(2’)

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.

- Vẽ mẫu vào

khăn ,hoa,gà,vịt ,cây , thuyền , cây mấm … có thể khâu tên mình .

- Vải hình chữ nhật 25 x 30 cm gấp đôi theo chiều dài 2 lần . - Vạch dấu vẽ cổ tay , thân áo cắt theo đường vạch dấu . khâu viền đường gấp mép cổ áo ,gấu áo , thân áo , thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích lên cổ gấu và váy . - Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 19/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2017(4A) LỊCH SỬ

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống hoá các sự kiện, tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lí, nước Đại Việt thời Trần.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, quan sát, tìm tòi, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ trục thời gian.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV hỏi Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc Mông-Nguyên, kết quả ra sao?

- GV gọi HS trả lời.

- Gv nx.

- 2 hs trả lời.

(7)

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài trực tiếp(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu các hoạt động:

Hoạt động 1(8’) - Tìm hiểu về hệ thống 3 giai đoạn lịch sử ứng với 3 triều đại: Tiền Lê, Lý, Trần.

- GV nêu câu hỏi: Kể tên các triều đại và số năm tương ứng trên trục thời gian.

- GV treo bảng phụ cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.

- GV gọi HS báo cáo - T/c nhận xét - GV ghi bảng.

Hoạt động 2(8’) Hệ thống về các sự kiện lịch sử tiêu biểu và thời gian diễn ra.

- GV nêu y/c - Cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.

- GV gọi HS báo cáo - T/c nhận xét, GV bổ sung và chốt lại.

Hoạt động 3(9’) Tổ chức thi hùng biện về các sự kiện lịch sử tiêu biểu.

- GV chia lớp theo nhóm đôi

- Các nhóm chọn sự kiện và thảo luận làm bài.

- GV lần lượt gọi các nhóm trình bày - T/c lớp nhận xét.

- GV đánh giá và bình chọn nhóm hùng biện hay.

3. củng cố, dặn dò(2’) - GV chốt ND bài.

- Nhận xét tiết học.

- Hs nghe.

- Hs nghe, thực hiện yêu cầu.

- Hs trả lời.

- Hs thảo luận cặp đôi và làm bài.

- Hs thảo luận cặp đôi và làm bài.

- Hs thực hiên nhóm đôi, thực hiện yêu cầu.

- Hs nghe.

--- Ngày soạn: 20/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2017(4A) ĐỊA LÍ

Tiết 17: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về: Thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

(8)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, quan sát, tìm tòi, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học bài.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Kiểm tra: Vì sao nói Hà Nội là trung tâm trính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta ?

- Gv nx.

3. Bài mới :

a.Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời câu hỏi:

Nhóm 1+ 2: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vị trí nào trên đất nước ta ? Có đặc điểm gì ? Dân cư như thế nào ?

Nhóm 3+4: Vùng trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Thế mạnh trồng các loại cây gì?

- Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?

Nhóm 5+6: Thành phố Đà Lạt nằm ở đâu? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp + Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên?

+ Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm

Hát chuyển tiết - 2 HS trả lời

- Dãy HLS nằm ở phía Bắc của nước ta.

Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta. Dân cư thưa thớt chủ yếu là người Thái, Dao, Mông.

- Vùng trung du Bắc Bộ với đỉnh đồi tròn, sườn thoải. Trồng nhiều cây ăn quả và chè

- Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu..

- Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. khí hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều rau quả, rau xanh, rừng thông, thác nước và biệt thự đẹp để phát triển du lịch - Đại diện các nhóm trình bày

+ Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.

+ Đồng bằng Bắc Bộ bề mặt khá bằng

(9)

gì? Kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ?

* Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp - Lễ hội ở Đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Kể tên?

- Đê bao của Đồng bằng Bắc Bộ có tác dụng gì? Nhân dân ta cần làm gì để bảo vệ đê?

- Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? Có đặc diểm gì?

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- GV hệ thống hoá kiến thức của bài - Nhận xét giờ học

- Ôn bài để chuẩn bị kiểm tra

phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ. trồng cây lương thực và râu xứ lạnh, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân và thu để cầu chúc...

- Đê bao để ngăn lũ lụt . Cần bảo vệ và tu bổ đê một cách thường xuyên

- Thủ đô nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước..

- Hs lắng nghe.

--- Ngày soạn: 20/12/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2017(4A) KHOA HỌC

Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề do trường ra)

--- Ngày soạn: 20/12/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017(2B) ĐẠO ĐỨC

BÀI 8: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG(Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.Biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

2. Kĩ năng: Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

Đồng tình ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

3.Thái độ: - Tôn trọng và chấp hành những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

*GDSDNLTK&HQ: Giữ trật tự nơi công cộng là góp phần bảo vệ, làm sạch đẹp,

(10)

an toàn môi trường ở lớp, trường và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí (có liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ , giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

? Để giữ vệ sinh nơi công cộng , các em cần làm gì và cần tránh những việc gì?

? giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

* Tham gia giữ vệ sinh nơi công cộng(28’)

Mục tiêu: Gíup hs thực hiện được hành vi giữ vệ sinh một nơi công cộng bằng chính việc làm của bản thân.

Cách tiến hành:

- Gv đưa hs đi dọn vệ sinh trong trường mang theo khẩu trang, chổi, sọt đựng rác…

- Gv hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các, nhóm, nêu yêu cầu về kết quả cần đạt được…

- Gv hướng dẫn hs tự nhận xét, đánh giá:

? Các em đã làm được những việc gì?

? giờ đây sân trường như thế nào?

? Các em có hài lòng về công việc của mình không? Vì sao?

- Gv khen ngợi và cảm ơn hs đã góp phần làm sạch đẹp nơi công cộng và nhấn mạnh việc làm này đã mang lại lợi

- 2 HS thực hiện yêu cầu

- Hs mang theo khẩu trang, chổi, sọt đựng rác và thực hiện công việc.

- Hs trả lời.

(11)

ích cho mọi người, trong đó có chúng ta.

- Gv: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe.

- Gv hướng dẫn hs trở về lớp học.

3. Củng cố, dặn dò(2’) - Gv nhận xét tiết học.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- Hs lắng nghe.

- Hs trở về lớp học.

- Hs lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong những tình huống giữ trật tự, vệ sinh nơi công

Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.. * BVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, phòng bệnh và vận

Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.. * BVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, phòng bệnh

Thái độ: Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.. * GDQ&BPTE: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của

Kĩ năng: - Biết cách lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý

Kĩ năng: - Biết cách lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý

Thái độ: Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.. * GDQ&BPTE: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của

*GD BVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần