• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo) | Giải bài tập Sinh học 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo) | Giải bài tập Sinh học 11"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo)

Câu hỏi trang 67 SGK Sinh học 11: kể tên vài loài động vật ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp.

Lời giải:

- Loài ăn thịt: mèo, hổ, báo,…

- Loài ăn thực vật: bò, trâu, hươu, nai,…

- Loài ăn tạp: người, cá trê trắng, lợn,…

Câu hỏi trang 69 SGK Sinh học 11: Điền các đặc điểm (cấu tạo và chức năng) thích nghi với thức ăn của ống tiêu hoá vào các cột tương ứng ở bảng 16.

Lời giải:

STT Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

1 Răng Dùng cắn xé nhỏ thức ăn

- Răng cửa: nhọn, sắc lấy thịt khỏi xương

- Răng nanh: dài, nhọn để giữ mỗi

- Răng trước hàm và răng ăn thịt: lớn để cắt thịt thành các mảnh nhỏ

- Răng cửa và răng nanh giống nhau để đỡ và giật cỏ

- Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng để nghiền nát cỏ - Tấm sừng giúp răng hàm dưới tì vào để giữ cỏ

(2)

trước khi nuốt

2 Dạ dày - Dạ dày đơn to, chứa nhiều thức ăn, chứa enzim tiêu hoá thịt

- Thú ăn TV nhóm nhai lại có dạ dày 4 ngăn (dạ cỏ: lưu trữ và làm mềm cỏ, dạ tổ ong giúp đưa thức ăn đến khoang miệng để nhai lại, dạ lá sách để hấp thụ lại nước, dạ múi khế tiết enzim tiêu hoá cỏ và vi sinh vật trong cỏ)

- Thú ăn TV không nhai lại có dạ dày đơn

3 Ruột non - Ruột tiêu hoá và hấp thụ thức ăn như ở người - Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật

- Ruột non rất dài, gấp nhiều lần ĐV ăn thịt để tiêu hoá thức ăn.

4 Manh tràng - Ruột tịt không phát triển.

- Thú ăn TV có dạ dày đơn có manh tràng phát triển, có vi sinh vật cộng sinh để hỗ trợ cơ thể thú tiêu hoá cỏ và hấp thụ chất dinh dưỡng đơn giản

Bài 1 trang 70 SGK Sinh học 11: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá và quá trình tiêu hoá thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật.

Lời giải:

- Về cấu tạo ống TH: giữa thú ăn thịt và thú ăn thực vật có sự khác nhau về răng, dạ dày, ruột, manh tràng. (như nội dung bảng 15)

- Về quá trình tiêu hoá:

+ Thú ăn thịt: thịt được tiêu hoá chủ yếu ở dạ dày và chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non.

+ Thú ăn thực vật: miệng nghiền nát thức ăn; dạ dày ruột non, manh tràng biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng; ruột non hấp thu chất dinh dưỡng. Quá trình tiêu hoá thức ăn có sự hỗ trợ của nhóm vi sinh vật cộng sinh sống ở dạ cỏ và manh tràng.

(3)

Bài 2 trang 70 SGK Sinh học 11: Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

Lời giải:

Thức ăn là thực vật chứa ít dinh dưỡng hơn thịt, quá trình tiêu hoá cần thời gian lâu hơn.

Do vậy để đảm bảo được đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng các loài thú ăn thực vật cần ăn nhiều thức ăn hơn.

Bài 3 trang 70 SGK Sinh học 11: Đánh dấu X vào ☐ cho ý trả lời đúng về tiêu hoá xenlulôzơ?

☐ A. Không được tiêu hoá nhưng được phá vỡ nhờ sự co bóp mạnh của dạ dày.

☐ B. Được nước bọt phân huỷ thành các thành phần đơn giản.

☐ C. Được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

☐ D. Được tiêu hoá hoá học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hoá.

Lời giải:

Đáp án đúng C. Được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

A. Không được tiêu hoá nhưng được phá vỡ nhờ sự co bóp mạnh của dạ dày. Sai vì: dạ múi khế ở đv nhai lại tiết enzim và HCl tiêu hoá prôtêin ở vi sinh vật và cỏ.

B. Được nước bọt phân huỷ thành các thành phần đơn giản. Sai vì: nước bọt không đủ khả năng biến đổi xenlulôzơ thành đường đơn để cơ thể có thể hấp thu.

D. Được tiêu hoá hoá học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hoá. Sai vì không phải thành phần nào của ống tiêu hoá cũng tiết được enzim.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thức ăn sau khi được dạ dày nghiền nát sẽ đưa đến bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa.. Thức ăn được dạ dày nghiền nát sẽ đưa xuống

Điều 23 Luật giáo dục 2019 nêu rõ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non “Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự

Hoạt động chủ yếu của ruột non là sự biến đổi hóa học: các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn như gluxit, lipit, protein thành các chất dinh dưỡng

* Hoạt động 4: Làm việc với sách giáo khoa về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già. - Học sinh thảo luận

cho

Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK Khoa học 4: Nói tên các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật và thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực

4.2 Vai trò của chất bột đường: Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.. Chọn

Hoạt động tiêu hóa Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả Hoạt động hấp thụ Kém hiệu quả.