• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12- 1946

A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 122 sgk Lịch Sử 12: Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì?

Lời giải 1. Thuận lợi

* Trong nước

- Sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch (có uy tín tuyệt đối với nhân dân, dày dặn kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng).

- Nhân dân phấn khởi, gắn bó với chế độ -> Quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng và độc lập dân tộc.

* Thế giới

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

- Phong trào hòa bình, dân chủ phát triển.

2. Khó khăn - Chính trị:

+ Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non yếu và chưa có nhiều kinh nghiệm.

+ Lực lượng vũ trang cách mạng còn nhỏ bé, trang bị thô sơ và thiếu kinh nghiệm.

- Kinh tế:

+ Nạn đói chưa được khắc phục.

+ Công – thương nghiệp đình đốn.

(2)

2

- Tài chính:

+ Ngân sách trống rỗng. Rối loạn.

+ Nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.

- Văn hóa – xã hội:

+ Tàn dư của chế độ cũ: Tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc...), hủ tục, mê tín...

+ Nạn mù chữ chiếm trên 90% dân số.

- Giặc ngoại xâm:

+ Phía Bắc từ vĩ tuyến 16 trở ra: 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc (Tưởng) và tay sai (Việt Quốc, Việt Cách).

+ Phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào : quân Anh (hơn 1 vạn quân), Pháp cùng với bọn tay sai phản động.

+ Cả nước có 6 vạn quân Nhật .

→ Tình hình nước ta như “Ngàn cân treo sợi tóc”.

(3)

3

Hình ảnh quân Trung Hoa dân quốc kéo vào miền Bắc nước ta

Quân Anh kéo vào miền Nam nước ta

Câu hỏi trang 125 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu những kết quả chủ yếu đạt được trong năn đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám?

Lời giải

1. Xây dựng chính quyền cách mạng:

- Ngày 6/1/19156, tổng tuyển cử trong cả nước Bầu quốc hội khóa đầu tiên (Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp ở Bắc và Trung Bộ).

- Ngày 2/3/1946, kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa I.

+ Lập chính phủ liên hiệp kháng chiến do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

+ Lập Ban dự thảo hiến pháp.

- Ngày 9/11/1946 quốc hội thông qua hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng

(4)

4

hoà

- Tháng 5/1945 Việt Nam giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi thành Vệ quốc quân (vệ quốc đoàn) (9/1945). Ngày 22/5/1946, Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.

2. Giải quyết nạn đói:

- Biện pháp trước mắt:

+ Tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo.

+ Kêu gọi: Nhường cơm sẻ áo.

+ Phong trào Ngày đồng tâm, hũ gạo cứu đói.

+ Nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ gạo, dùng gạo ngô khoai… để nấu rượu.

- Biện pháp lâu dài + Tăng gia sản xuất.

+ Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất cho nhân dân.

3. Giải quyết nạn dốt:

- Biện pháp trước mắt: Ngày 8/9/1945 lập “Nha bình dân học vụ” mở các lớp bình dân học vụ xóa nạn mù chữ cho dân tộc.

- Biện pháp lâu dài:

+ Sớm khai giảng các trường phổ thông và đại học.

+ Bước đầu đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo tinh thần dân tộc dân chủ với phương châm “Dân tộc – Khoa học – đại chúng”.

4. Giải quyết khó khăn về tài chính

- Biện pháp trước mắt: Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân:

Quỹ độc lập, tuần lễ vàng.

- Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946 lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho tiền Đông Dương.

(5)

5

Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa I

(6)

6

Lễ phát động Ngày cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Câu hỏi tranh 129 sgk Lịch Sử 12: Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở phía Bắc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Lời giải

- Chủ trương: Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc (để tập trung đánh Pháp ở miền Nam).

- Sách lược:

+ Nhượng 70 ghế quốc hội không qua bầu cử.

(7)

7

+ Cung cấp 1 phần lương thực, phương tiện giao thông.

+ Chấp nhận tiêu tiền quan kim, quốc tệ mất giá.

+ 11/1945 Đảng tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt động bí mật

Câu hỏi trang 129 sgk Lịch Sử 12: Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6 – 3 – 1946 được kí kết trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định.

Lời giải

* Hoàn cảnh lịch sử:

– Tháng 2 – 1946, Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp.

– Pháp đưa quân ra Bắc dưới danh nghĩa giải giáp phát xít Nhật.

– Đất nước đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc chống Pháp, hoặc hòa hoãn.

* Nội dung:

- Pháp công nhân VN là 1 quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.

- Ta đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp thế chân Tưởng ở MB và rút quân trong vòng 5 năm.

- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.

*Ý nghĩa:

- Hiệp định sơ bộ đã giúp ta tránh cùng một lúc phải đối phó với 2 kẻ thù.

- Đuổi được 20 vạn quân Tưởng về nước cùng bọn tay sai.

- Ta có thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Thể hiện thiện chí hòa bình của ta.

(8)

8

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 129 sgk Lịch Sử 12: Những khó khăn của cánh mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa?

Lời giải

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta đứng trước tình thế khó khăn, được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”.

* Biện pháp giải quyết các khó khăn:

- Về chính trị: Tiến hành bầu Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

- Về kinh tế: Thực hiện chủ trương trước mắt là nhường cơm, xẻ áo; hũ gạo tiết kiệm, chủ tương lâu dài là tăng gia sản xuất.

- Về tài chính: Kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền giấy bạc Việt Nam.

- Văn hóa, giáo dục: Ngày 8 – 9 – 1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

– Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:

+ Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam.

+ Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc.

- Kết quả:

(9)

9

+ Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố, tạo dựng các cơ sở pháp lý quan trọng của một thể chế chính trị mới.

+ Bằng việc thực hiện các biện pháp tăng gia sản xuất thì nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.

+ Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.

- Ý nghĩa:

+ Tạo dựng niềm tin cho nhân dân về một chế độ xã hội mới mà ở đó tinh thần dân chủ và quyền công dân được xem trọng.

+ Trong quan hệ ngoại giao, đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Các hoạt động quyên góp cứu đói hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ (1945)

(10)

10

Lớp học Nha bình dân học vụ

Câu 2 trang 129 sgk Lịch sử 12: Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Pháp trong thời gian trước ngày 6 – 3 và từ ngày 6 -3 -1946?

Lời giải

* Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946:

- Chủ trương: tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.

- Sách lược:

+ Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn nhất tề chống Pháp, chặn nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng,…

+ Hàng vạn thanh niên sung vào các đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.

+ Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,…

(11)

11

* Từ ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946:

- Chủ trương: Hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

- Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu thể hiện cách mạng Việt Nam đã chuyển sang cao trào tiến tới Tổng khởi nghĩa từ giữa tháng 3-1945E. ☐ Phong trào đấu tranh vũ

☐ Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào;.. ☐ Lập Ủy ban Dân tộc giải phóng

☐ Công nhân, cán bộ, bộ đội, trí thức tình nguyện về nông thôn giúp nông dân sản xuất nông nghiệp;.. ☐ Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân

- Nếu như các phát minh lớn của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII như máy hơi nước, máy phát điện…chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến về kĩ thuật, những người

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.. Đặc điểm công nhân Việt Nam: Xuất thân

+ 12/1920: Tham gia đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp → Nguyễn Ái Quốc đi

- Tháng 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra Chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả

- Đảng nắm bắt thời cơ cách mạng: Khi nhận được thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,