• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 96

KIỂM TRA VĂN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Tự kiểm tra lại kiến thức của mình

- Biết được khả năng của bản thân về phần vă học.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trình bày một bài kiểm tra đầy đủ, khoa học

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng trình bày, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng bộc lộ cảm xúc.

3. Thái độ

- Có ý thức làm bài nghiêm túc 4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 45’

III. Thiết l p ma tr n đế

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL Thấp Cao

Truyện hiện đại

- Hs nhận biết được tên tác giả và tác phẩm đã học Số câu:3/4 Số điểm:0,75 Tỷ lệ:7,5

Số câu:3/4 Số điểm:0,7 5

Tỷ lệ Thơ hiện

đại

- Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm đã học

- Chép chính xác những khổ thơ theo yêu cầu

- Hiểu được nội dung của văn bản thơ hiện đại đã học

- Hiểu được nội dung đoạn thơ

- Viết được đoạn văn đúng về nội dung và hình

- Biết vận dụng các kiểu câu, các biện pháp tu từ đã học để viết đoạn văn tạo sự hấp dẫn cho người đọc - Từ hình ảnh

(2)

thức nhân vật biết liên hệ đến bản thân

Số câu:1/4 Số điểm:0,25 Tỷ lệ:2,5

Số câu:1 Số điểm:1,0 Tỷ lệ;10

Số câu:1 Số điểm:1,0 Tỷ lệ;10

Số câu:1 Số điểm:7,0 Tỷ lệ;70

Số câu:3- 3/4 Số điểm:9,2 5

Tỷ lệ:92,5 Số câu:1

Số điểm:1,0 Tỷ lệ:10

Số câu:1 Số điểm:1,0 Tỷ lệ:10

Số câu:1 Số điểm:1,0 Tỷ lệ;10

Số câu:1 Số điểm:7,0 Tỷ lệ;70

Số câu:4 Số điểm:10 Tỷ lệ;100 IV. Đề bài

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 ĐIỂM

Câu 1 (1,0 đi m): Hãy nối tến văn b n c t A sao cho t ả ở ộ ương ng v i tến tác gi c t B ả ở ộ

A Nối B

1. Bài học đường đời đầu tiên a. Võ Quảng

2. Sông nước Cà Mau b. Tố Hữu

3. Vượt thác c. Tô Hoài

4. Lượm d. Đoàn Giỏi

Câu 2 (1,0 đi m): L a ch n nh ng t ng d ữ ưới đây điến vào chố- trống sao cho được câu văn hoàn ch nh

a. yêu kính d. dũng cảm

b. chân thực e. yêu thương

c. rộng lớn g. cảm phục

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ đã thể hiện tấm lòng (1)………..sâu sắc, (2)

………của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm (3)……….., (4)………

của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

PHẦN TỰ LUẬN (8,0 ĐIỂM)

1. Chép chính xác khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba của bài thơ Lượm

2. Hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong hai khổ thơ trên? Em học tập được gì từ chú bé Lượm trong bài thơ?.

V. Hướng dẫn chấm

Phần Câu Nội dung Điểm

Trắc nghiệm

1 1-c; 2-d; 3-a; 4-b 1,0

2 1. yêu thương, 2. rộng lớn, 3. yêu kính, 4. cảm phục 1,0

(3)

Tự luận 1

Chép chính xác hai khổ thơ sau:

“ Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”.

1,0

2

* Về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về nhân vật có bố cục rõ ràng, đủ dung lượng (5-7 câu), diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, sạch sẽ.

0,5

* Về nội dung:

- Mở đoạn: dẫn dắt nêu được vị trí của đoạn thơ, khái quát về nhân vật

0,5 - Thân đoạn:

- Hình ảnh chú bé Lượm được miêu tả trong hai khổ thơ thật sinh động và rõ nét qua những chi tiết cụ thể:

+ Hình dáng: là một chú bé nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát và tinh nghịch

+ Trang phục: chỉ là cái xắc xinh xinh cùng chiếc ca lô đội lệch làm ta liên tưởng đến những chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống Pháp và Lượm cũng là một trong những chiến sĩ ấy

+ Cử chỉ: như con chim chích thể hiện sự nhanh nhẹn nhưng cũng rất vô tư, hồn nhiên…

-> Đoạn thơ tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, trong sáng, vô tư, yêu đời, yêu công việc kháng chiến của mình….

+ Sử dụng từ láy, tính từ, động từ, so sánh làm nổi bật hình ảnh của Lượm

1,0

0,5

0,5

0,5 1,0

0,5 - Kết đoạn: Tình cảm của bản thân với nhân vật,

liên hệ đến bản thân

1,0

* Sáng tạo: hs có thể sáng tạo tùy thuộc vào nhân vật, tuy nhiên phải phù hợp với nội dung đoạn thơ

0,5

* Chính tả: đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt và chính tả, sử dụng đa dạng các kiểu câu, có thể sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn

0,5

Tổng 10

* Củng cố: 1’

- Gv thu bài, nhận xét giờ làm bài

* Hướng dẫn về nhà: 1’

- Ôn lại các văn bản đã học - Chuẩn bị bài: Cô Tô

(4)

+ Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Tuân + Đọc kĩ văn bản

+ Tìm hiểu bố cục của bài

+ Phân tích vẻ đẹp của Cô Tô sau trận mưa bão và lúc bình minh VI. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 97

Văn bản: CÔ TÔ (Nuyễn Tuân)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, lắng nghe tích cực, phản hồi.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên và con người trên đất nước 4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

* Tích hợp giáo dục môi trường: liên hệ môi trường biển đảo II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

(5)

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Hãy đọc thuộc lòng bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa. Em hình dung quang cảnh thiên như thế nào lúc trời sắp mưa?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 7’

- Mục tiêu: hs nắm được vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và văn bản Cô Tô

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- PP đàm thoại, phân tích, thuyết trình, quy nạp, luyện tập,

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu

? Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Tuân?

- Hs thuyết trình

- Gv chiếu chân dung nhà văn, chốt

? Hãy nêu xuất xứ của văn bản?

- Hs trình bày

Hoạt động 2: 29’

- Mục tiêu: hs hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả: 1910-1987 - Quê ở Hà Nội

- Là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.

- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

2. Tác phẩm

- Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô - Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

II. Đọc hiểu văn bản

(6)

- PP đàm thoại, thuyết trình, phân tích

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm - GV nêu yêu cầu đọc:

+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, mới lạ, đặc sắc.

+ Đọc giọng vui tươi hồ hởi;

- GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc - Cho HS đọc chú thích SGK

- GV giải thích thêm một số từ khó.

? Văn bản thuộc thể loại gì? PTBĐ của văn bản?

? Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?

- Chia làm ba phần.

+ Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây" - Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão (Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô).

+ Từ "Mặt trời" đến "là là nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (vị trí: Nơi đầu mũi đảo).

+ Phần còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo Thanh Luân (vị trí từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).

? Như vậy, bài văn có 3 nét cảnh. Nét cảnh nào hấp dẫn hơn cả đối với em?

- Cảnh mặt trời mọc, vì cách tả cảnh đặc sắc gây ấn tượng mới lạ về cảnh tượng lộng lẫy, kì ảo.

Có thể là cảnh sinh hoạt của con người vì nó đã gợi sự sống giản dị, thanh bình, hạnh phúc nơi đây.

? Em có nhận xét gì về bức tranh minh hoạ trong SGK?

- Bức tranh minh hoạ toàn cảnh Cô Tô trong trẻo, sáng sủa nhưng chưa tả được các sắc màu cụ thể như lời nhà văn Nguyễn Tuân

- Gọi HS đọc đoạn 1

? Tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát vùng đảo Cô Tô?

- Vị trí quan sát: nóc đồn biên phòng.

? Vị trí ấy có vai trò như thế nào?

- Bao quát đc toàn cảnh đảo Cô Tô

? Cảnh Cô Tô đc miêu tả vào thời gian nào?

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa

? Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân, cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào?

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục - 3 phần

3. Phân tích

3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão

- Bầu trời: tươi sáng, trong trẻo,

(7)

? Em hiểu như thế nào về từ vàng giòn?

- Tính từ vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát CôTô trong cảm nhận của tác giả.

? Để làm nổi bật cảnh, tác giả sử dụng những nghệ thuật gì?

- Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm (Trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn).

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc

- Sử dụng phó từ tăng tiến (lại, lại thêm); ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (vàng giòn); so sánh (hơn nữa, hơn hết cả mọi khi)

? Nhận xét về NT miêu tả của tác giả?

- Miêu tả bao quát từ trên cao thu lấy những hình ảnh chủ yếu đập vào mắt (cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, cát lại vàng giòn). Qua đó bộc lộ tài quan sát và cách chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng giàu có của tác giả.

? Lời văn miêu tả của tác giả gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào trong cảm nhận của em?

? Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô?

- "Tác giả càng cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào dã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".

? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó của ông?

- Tác giả còn cảm thấy Cô Tô tươi đẹp gần gũi như quê hương của chính mình. Tác giả là người sẵn sàng yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, đất nước.

? Tại sao trước cảnh biển Cô Tô, tác giả lại cảm thấy “ yêu mến như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”?

- Vì cảnh Cô Tô đẹp, có sức hấp dẫn.

sáng sủa;

- Cây: thêm xanh mượt

- Nước biển: lam biếc đậm đà - Cát: vàng giòn hơn

- Cá: nặng lưới

 Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm

Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.

(8)

- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp của tác giả.

- Tình yêu mến, sự gắn bó máu thịt với thiên nhiên, đất nước.

4. Củng cố: 2’

- Cảm nhận của em về cảnh biển Cô Tô sau trận bão?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Đọc lại toàn bộ văn bản - Nắm chắc nội dung bài học - Chuẩn bị phần còn lại

- Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự:

+ Trước khi mặt trời mọc + Trong lúc mặt trời mọc + Sau khi mặt trời mọc

Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó?

? Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?-

? Cái cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?

? Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?

? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào?

? Tại sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

? Trong con mắt của Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào qua cái giếng nước ngọt?

? Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi dây?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 98

Văn bản: CÔ TÔ (tiếp)

(9)

(Nuyễn Tuân)

I. Mục tiêu II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Hình dung của em về cảnh biển Cô Tô sau cơn bão? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 29’

- Mục tiêu: hs hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

+ Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP đàm thoại, thuyết trình, phân tích

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm - Gọi HS đọc đoạn 2

- Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự:

+ Trước khi mặt trời mọc + Trong lúc mặt trời mọc + Sau khi mặt trời mọc

Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó?

- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.

- Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.

- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhhịp cánh.

? Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?

- Dùng nhiều hình ảnh, trong đó nổi bật là hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ (Quả trứng tròn trĩnh phúc hậu như,..hồng hào thăm thẳm ... y như..). Thể hiện tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn.

I. Giới thiệu chung II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Bố cục

3. Phân tích

3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão

3.2. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô

- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.

- Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.

- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại...

một con hải âu là là nhhịp cánh.

(10)

 Tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.

? Cái cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?

- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên. Cách đón nhận công phu và trang trọng

? Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?

- Nhà văn là người yêu thiên nhiên.

- GV: Nguyễn Tuân là người có tình yêu thiên nhiên đến say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp....

- HS đọc đoạn 3

? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào?

- Cái giếng nước ngọt giữa đảo

? Tại sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

- Sự sống sau một ngày LĐ ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị.

? Trong con mắt của Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào qua cái giếng nước ngọt?

- Cái giếng rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang gốm. Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá.

Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy nước cho thuyền. Chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con

? Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi dây?

- Một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động

- GV: Tất cả gợi lên không khí sinh hoạt, làm ăn yên vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người con LĐ trên biển cả trên một bến thiên nhiên.

Thấy được tình nghĩa và nhịp sống khoẻ mạnh, vui tươi, giản dị của con người đảo biển.

? Em hãy khái quát nội dung của văn bản?

- Hs trả lời dựa vào phần ghi nhớ

Cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ

3.3. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô

Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập, đông vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã. Tác giả cảm thấy được niềm vui và sự thân tình ở chính nơi dây.

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4.2. Nghệ thuật

(11)

? Những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?

- Hình ảnh so sánh độc đáo

- Ngôn ngữ miêu tả điêu luyện, chính xác, giàu cảm xúc

Hoạt động 2: 7’

- Mục tiêu: biết vận dụng những từ ngữ đặc sắc để viết đoạn văn miêu tả

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP luyện tập

- KT động não, trình bày một phút

- Hãy viết đoạn văn từ 5 – 7 câu miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em?

- Hs viết trong 5’, trình bày - Gv và hs nhận xét, sửa chữa.

4.3. Ghi nhớ - sgk II. Luyện tập

4. Củng cố: 2’

- Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong văn bản?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Đọc lại toàn bộ văn bản - Nắm chắc nội dung bài học - Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Tìm bố cục của văn bản

+ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản + Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 99

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂ SỐ 5

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 - Ở NHÀ

(12)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân trong bài viết từ đó có cách khắc phục cho những bài viết sau

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phê và tự phê

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, lắng nghe tích cực, phản hồi.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng ý thức học tập ở học sinh 4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án, bài viets của hs - Trò: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Muốn làm tốt một bài văn miêu tả chúng ta cần có những kĩ năng gì? Tại sao?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs thuộc đề

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não

- Gv chép lại đề lên bảng - Y/c hs đọc đề

Hoạt động 2: 15’

- Mục tiêu: hs nắm được y/c của đề và biết lập dàn ý cho đề văn

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thảo luận

- KT động não, chia nhóm

I. Đề bài

Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình. Hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

II. Tìm hiểu đề

(13)

? Đề bài y/c chúng ta làm gì?

- Miêu tả lại cảnh lũ lụt đã chứng kiến hoặc xem qua truyền hình.

? Hãy lập dàn ý cho đề văn trên?

- Gv chia lớp thành 3 nhóm

- Y/c các nhóm thảo luận phần dàn ý - Đại diện trình bày

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt a. Mở bài

- Em đã được quan sát những trận bão lụt nào? Em quan sát trực tiếp hay trên truyền hình?

b. Thân bài

- Diễn biến của trận lụt bão đó ra sao?

- Hậu qua nó gây ra khủng khiếp thế nào?

c. Kết bài

- Em có suy nghĩ gì sau khi quan sát trận lụt bão đó?

Hoạt động 3: 16’

- Mục tiêu: hs nắm được những ưu nhược điểm của bản thân trong bài viết. Biết cách sửa chữa những lỗi sai thường mắc.

III. Nhận xét 1. Ưu điểm

- Đa số các em hiểu đề, nắm được yêu cầu của đề

- Biết cách làm bài văn miêu tả - Lời văn giàu cảm xúc

- Diễn đạt trôi chảy - Trình bày khoa học 2. Tồn tại

- Một số em viết bài sơ sài, nội dung ngắn

- Kĩ năng quan sát, tưởng tượng còn hạn chế

- Nhiều em còn sai chính tả: Dũng, Nam, Huy, Long, Việt Anh, Nam, Triển, Lan, Huyền…

- Một số em diễn đạt còn lủng củng: Nam, Hải, Hùng, Long, Linh, Thùy, Đạt, Duy….

- Một số em viết chữ khó đọc: Huy, Nam, Hiếu, Tuấn Duy…

3. Đọc bài hay - Nguyễn Minh Trí - Nguyễn Đức Phát 4. Củng cố: 2’

- Nhận xét giờ trả bài?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

(14)

- Xem lại văn miêu tả đặc biệt là văn tả người - Viết bài tập làm văn số 6 – văn tả người

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,0 điểm): Điền (Đ) vào ý đúng, (S) vào ý sai trong những ý dưới đây:

Muốn t ng ười cân:

A. Xác định được đối tượng cần tả B. Tả theo trình tự không gian

C. Quan, sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu D. Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự

Câu 2 (0,5 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu sau:

Dượng Hương Th nh m t pho tư ư ượng đống đúc, các băp th t cuốn cu n, hai hàm răng căn ch t, quai hàm b nh ra, c p măt n y l a. ả ử

A. Tập trung miêu tả ngoại hình B. Tập trung miêu tả hành động C. Tập trung miêu tả ngoại hình gắn với hành động D. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 3 (0,5 đi m): Trong bài văn t ng ười, ch có th t chân dung nhân v t ch khống t hành đ ng. ể ả

A. Đúng B. Sai

PHẦN TỰ LUẬN (8,0 ĐIỂM) Hãy tả một người mà em yêu quý.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 100

Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM

(Trích) - Thép Mới

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

(15)

- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.

- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm vàs áng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ với giọng đọc phù hợp

- Kĩ năng đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, lắng nghe tích cực, phản hồi.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu con người và cảnh vật thiên nhiên, đất nước 4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của ông?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài:. Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng ta, từ bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách tinh hoa của dân tộc. Ca ngợi nhân vật Việt Nam anh hùng vừa kháng chiến chống Pháp thắng lợi ,đạo diễn người Ba Lan R.Cacmen cùng nhà làm phim Việt Nam đã dựa vào bài tuỳ bút “Cây tre bạn đường” của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để xây dựng bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” ( 1956). Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí “Cây tre Việt Nam” để thuyết minh cho bộ phim này .

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs nắm được vài nét về nhà văn Thép Mới và hoàn cảnh ra đời của văn bản

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

I. Giới thiệu chung

(16)

- PP vấn đáp, giao nhiệm vụ, thuyết trình - KT động não, trình bày một phút

? Hãy nêu hiểu biết của em về tác giả?

- Đại diện nhóm 1 lên thuyết trình phần chuẩn bị về tác giả.

- Gv và hs nhận xét, chốt

? Nêu xuất xứ của văn bản?

- Hs trình bày, gv chốt

Hoạt động 2: 32’

- Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.

+ Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.

Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, giao nhiệm vụ, thuyết trình

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu, giao nhiệm vụ

- Gv hướng dẫn hs cách đọc - Goi 2 hs đọc văn bản

- Gv và hs nhận xét cách đọc của hs

? Ngoài những chú thích trong sgk, còn những từ ngữ nào em chưa rõ nghĩa?

- Hs trình bày, gv giải thích

? Em hãy cho biết đại ý của văn bản là gì? Những câu văn nào thể hiện rõ đại ý của bài văn?

- Hs trình bày, gv chốt

- Cây tre là ng bạn thân của nhân dân Việt nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con ng trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

- Câu văn: Cây tre là người bạn thân của người nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.

Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

1. Tác giả

- Thép Mới – tên khai sinh Hà Văn Lộc ( 1925 – 1991 ) quê ở Hà Nội .

- Là nhà báo viết nhiều bút kí, thuyết minh phim .

2. Tác phẩm : Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta .

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

2. Bố cục - 4 phần

(17)

- 4 phần:

+ P1: Từ đầu … như người: Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất rát đáng quý

+ P2: Tiếp …. chung thuỷ: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động

+ P3: Tiếp … chiến đấu: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước

+ P4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai

? Theo em, văn bản thuộc thể loại nào? Các PTBĐ được sử dụng trong văn bản là gì?

- Thể loại tùy bút có chất kí

- PTBĐ: miêu tả, thuyết minh với trữ tình và bình luận

- Gv y/c hs đọc phần 1 của văn bản

? Cây tre được giới thiệu như thế nào?

- Hs đọc câu đầu của văn bản

? Nói cây tre là ng bạn thân…tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

- T/g đã nhân hóa cây tre thể hiện mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với ng VN – nông dân VN.

- Điệp từ bạn thân nhắc nhở mối liên hệ bền chặt giữa tre với ng

? Ba câu văn tiếp theo (đoạn 2) chứng minh cho điều gì?

- Chứng minh cho mối quan hệ bạn bè thân thiết, keo sơn giữa tre với ng. Vì ở đâu cũng có nứa tre làm bạn, từ gần đến xa. Tre đã góp phần quan trọng cùng muôn ngàn cây lá khác nhau làm xanh đất nước ta.

? Tre không chỉ là ng bạn thân với ng mà tre còn co những phẩm chất đáng quý. Đó là những phẩm chất gì?

- Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi - Dáng tre vươn mộc mạc va thanh cao - Mầm non măng mọc thẳng

- Màu xanh của tre tươi mà nhũn nhặn - Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc

Gv liên hệ đến những pẩm chất của tre trong bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy:

- Tre luôn gắn bó, làm bạn với con ng trong nhiều hoàn cảnh. Tre là cánh tay của ng nông dân. Tre là

3. Phân tích

3.1. Giới thiệu cây tre Việt Nam - Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam.

(18)

thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng”; tre trở thành vũ khí cùng con ng chiến đấu giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con ng biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre, mà đặc sắc nhất là sáo….

? Khi miêu tả những phẩm chất của tre, tác giả đã sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật như thế nào?

- Tính từ “mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí”, động từ

“xung pong, hi sinh, giữ làng, giữ nước…”, hình ảnh so sánh, nhân hóa. Để ca ngợi công lao và phẩm chất của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con ng: anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

? Nhận xét của em về cách giới thiệu về cây tre của tác giả?

- Hs bộc lộ - Gv chốt

Tre có những phẩm chất đáng quý như con người - mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí…

4. Củng cố: 1’

- Gv thu bài và nhận xét giờ làm bài 5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Đọc lại văn bản

- Nắm được những ý chính của văn bản - Chuẩn bị phần còn lại

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyên lí làm việc của động cơ điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện, biến đổi điện năng thành cơ năng.. Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, sinh động của bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô sau trận bão được miêu tả trong bài văn.. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

Hãy tìm hiểu, điều tra một số thực vật, động vật, mô tả môi trường sống của chúng và hoàn thành phiếu điều tra.. Vẽ cây hoặc con vật mà em quan sát được và môi

Để làm được điều này, nhà cung cấp dịch vụ với tư cách là người bán phải nghiên cứu thị trường để phát hiện ra những nhu cầu khác biệt trong việc sử dụng dịch

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.. - Hiểu được