• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32 Ngày soạn: 29/4 /2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 32A: EM LỚN LÊN RỒI I.MỤC TIÊU:

+ Năng lực: Giúp HS đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bộ áo của mèo mướp. Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu nội dung câu chuyện, nhận xét được hành động, suy nghĩ của nhân vật trong câu chuyện và rút ra được bài học từ câu chuyện.

- Viết đúng những từ mở đầu bằng r/d; s/x. Nghe – viết đúng một đoạn văn - Nói được một số điều về con vật nuôi trong nhà mình yêu thích.

+ Phẩm chất: Học sinh luôn yêu quý con vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Hai bộ tranh phóng to. Bộ thẻ từ tổ chức trò chơi chính tả - Vở bài tập TV tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1. HĐ 1: Nghe – nói

- HS quan sát tranh, GV giới thiệu một số việc làm để giúp đỡ gia đình của bạn nhỏ trong tranh( tưới cây, trông em, gấp quần áo)

- HS nghe GV hướng dẫn - HS thảo luận cặp đôi

- Bạn thích việc làm hoặc chi tiết nào nhất trong câu chuyện?

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:

Hoạt động 2: Đọc a. Nghe đọc:

- GV giới thiệu bài đọc là một câu chuyện có tranh minh họa từng đoạn.

- HS lắng nghe

(2)

- GV đọc cả bài rõ rang, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn.

b. Đọc trơn:

- GV gọi 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai : sang, luyện, lâu,…

mèo, khoang, buồn bã,…

- Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp 2 đoạn của bài

- GV chia nhóm để HS luyện đọc - GV cho HS thi đọc giữa các nhóm.

Mỗi nhóm đọc 1 đoạn, đọc đồng thanh nhóm. Bình chọn nhóm đọc tốt.

c. Đọc hiểu

- GV nêu câu hỏi yêu cầu b trong SHS.

+ Từng HS quan sát các tranh và đọc thầm đoạn 2. Chọn tranh phù hợp.

- Nghe GV nêu yêu cầu c

+ GV gợi ý: Em thích luyện cho con mèo làm gì?( ngoan ngoãn hơn, ngủ đúng chỗ, chơi với em…) .

+GV chốt: Bạn mèo mướp ngoan, biết bắt chuột, biết làm việc có ích nên được yêu mến. Mỗi em tuy còn nhỏ nhưng cũng nên cố gắng làm những việc có ích, giúp đỡ gia đình, người thân,… để được mọi người yêu mến

- HS đọc thầm theo GV

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh

- HS luyện đọc trong nhóm, đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh nhóm

- Các nhóm đồng thanh nhóm nối tiếp.

- HS lắng nghe

- HS nêu câu trả lời.

- HS nói thành câu

TIẾT 2

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 3 : Viết

(3)

Nghe viết đoạn văn - HS đọc cả đoạn văn.

- HS viết từ có chữ cái mở đầu viết hoa ra bảng con: Một, Bố , Đây, Cô

- HS chép đoạn văn vào vở theo HD.

- HS nghe GV đọc lại đoạn văn để soát và sửa lỗi.

- GV nhận xét bài viết của một số bạn.

Chơi: Tìm từ đúng

- GV nói về mục đích chơi và HD cách chơi: GV sẽ nêu từng câu. HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu bằng cách giơ thẻ chữ phù hợp.

- 2 – 3 học sinh - Hs viết bảng con

- HS chép bài - HS sửa lỗi

- HS lắng nghe và làm theo yêu cầu

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4. Nghe – nói

- Nói 1 – 2 câu về bạn bè ở lớp.

+ Trong năm học lớp 1, em đã biết làm thêm việc?

+ Trao đổi trong nhóm về những việc đã làm được.

- GV nhận xét

- 3-4 HS nói trước lớp.

- Hs trả lời

- HS lắng nghe

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 32B: LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỎE MẠNH I.MỤC TIÊU:

- Giúp HS đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bữa ăn trong ngày. Hiểu được chi tiết quan trọng trong bài. Gọi tên được sự vật trong hình thể hiện nội dung bài.

- Nghe và viết đúng một đoạn văn ngắn . Viết đúng những từ có âm đầu : tr/ ch/ , dấu hỏi / dấu ngã

(4)

- Nghe kể câu chuyện Cóc thi tài với voi và kể lại một đoạn câu chuyện II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh SGK. Bộ tranh minh họa Cóc thi tài với voi..

- Vở bài tập TV tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1. HĐ 1: Nghe – nói

- HS quan sát trong SHS nghe GV HD nói về đồ ăn: Tên đồ ăn, vì Sao em thích đồ ăn đó? ( tốt cho sức khỏe, ngon, thơm, giòn….)

- HS chia sẻ về một số trò chơi thú vị em đã được chơi trước lớp.

- HS nghe GV hướng dẫn

- 2 – 3 HS chia sẻ.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:

Hoạt động 2: Đọc Nghe đọc:

- Cả lớp: Quan sát tranh minh họa, đoán nội dung bài đọc. Nghe GV giới thiệu bài đọc.

- Cá nhân : Nghe GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. Đọc thầm theo GV.

a. Đọc trơn:

- GV gọi 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai

- Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp 2 đoạn của bài

- GV chia nhóm để HS luyện đọc

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm theo GV

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh

- HS luyện đọc trong nhóm, đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh

(5)

- GV cho HS thi đọc giữa các nhóm.

Mỗi nhóm đọc 1 đoạn, đọc đồng thanh nhóm. Bình chọn nhóm đọc tốt.

b. Đọc hiểu

- HS nghe GV nêu yêu cầu b.

Nhóm xem tranh và lựa chọn tranh có đồ ăn phù hợp cho bữa trưa. Một số nhóm cử đại diện nói về đồ ăn phù hợp cho bữa ăn

* Củng cố- Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà học bài, chuẩn bị bài sau

nhóm

- Các nhóm đồng thanh nhóm nối tiếp.

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi -HS nêu câu trả lời

-2- 3 cặp nêu ý kiến

- Hs lắng nghe

---

* Tuyên truyền phòng chống dịch covid 19, an toàn giao thông, tai nạn đuối nước cho hs. Tuyên truyền tới phụ huynh học sinh cùng phối hợp.( 3p) Ngày soạn:2/05/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 32B: LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỎE MẠNH I.MỤC TIÊU:

- Giúp HS đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bữa ăn trong ngày. Hiểu được chi tiết quan trọng trong bài. Gọi tên được sự vật trong hình thể hiện nội dung bài.

- Nghe và viết đúng một đoạn văn ngắn . Viết đúng những từ có âm đầu : tr/ ch/ , dấu hỏi / dấu ngã

- Nghe kể câu chuyện Cóc thi tài với voi và kể lại một đoạn câu chuyện II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh SGK. Bộ tranh minh họa Cóc thi tài với voi..

- Vở bài tập TV tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(6)

TIẾT 2

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 3 : Viết

Nghe - viết đoạn văn.

- GV đọc đoạn văn lần 1, chú ý những chôc ngắt nghỉ, nghe GV HD cách viết đoạn văn, chú ý những chỗ viết hoa mở đầu câu: chúng, thức…

- Nghe – viết đoạn văn vào vở theo HD: nghe từng cụm từ và ghi nhớ, viết lại cụm từ đã ghi nhớ.

- Nghe GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi và sửa lỗi.

b) Viết đúng từ ngữ.

Cùng chơi Nhảy cóc.

-GV nói về mục đích chơi và HD cách chơi.

Thi điền đúng dấu hỏi/ dấu ngã

- 2 – 3 học sinh

- Cả lớp chép.

- Cả lớp

- HS lắng nghe - Cá nhân 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HĐ 4. Nghe – nói

- Nghe kể chuyện Cóc thi tài với voi + Nghe băng kể chuyện lần 1 và trả lời câu hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào?

Nghe GV kể chuyện lần 2

+ GV HD học sinh trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh

- Kể một đoạn câu chuyện.

- 3-4 HS nói trước lớp.

- HS lắng nghe

TIẾNG VIỆT

(7)

BÀI 32C: ĐỒ CHƠI TUỔI THƠ I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng từ, câu, đoạn thơ trong bài Nặn đồ chơi. Hiểu tấm lòng của em bé trong bài.

- Tô chữ hoa T, V; viết từ có chữ hoa T, V - Nói, viết về đồ chơi em thích

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- 3 bộ tranh cho HĐ 2

- Bảng phụ viết câu cho HĐ 3

- Một số đồ chơi phù hợp với học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1. HĐ 1: Nghe – nói

- GV cho 2 HS hỏi đáp về một đồ chơi yêu thích em tự làm.

- HS hỏi đáp 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:

Hoạt động 2: Đọc a. Nghe đọc:

- Cả lớp: Quan sát tranh minh họa, đoán nội dung bài đọc. Nghe GV giới thiệu bài đọc.

- Cá nhân: Nghe GV đọc cả bài rõ rang, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi khổ thơ. Đọc thầm theo GV.

b. Đọc trơn:

- GV gọi 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai: nặn, là, quả na, giã trầu - Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp 2 khổ thơ

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm theo GV

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh

- HS luyện đọc trong nhóm, đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh nhóm

- Các nhóm đồng thanh nhóm nối tiếp.

- HS đọc theo cặp

(8)

- GV chia nhóm để HS luyện đọc - GV cho HS thi đọc giữa các nhóm.

Mỗi nhóm đọc 1 đoạn, đọc đồng thanh nhóm. Bình chọn nhóm đọc tốt.

c. Đọc hiểu

- HS nghe GV nêu yêu cầu b.

+ Chọn quà của bạn nhỏ cho từng người, từng con vật.

+ Em thấy bạn nhỏ trong bài đáng yêu ở điểm nào?

- GV gọi HS trình bày, nhận xét

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - HS nêu yêu cầu

- HS làm theo cặp

- Đại diện nhóm trình bày TIẾT 2

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 3 : Viết

a.Tô và viết

- GV HD cách tô chữ hoa T, V viết từ ứng dụng Vũng Tàu

- HS tô từng dòng vào vở tập viết - Nghe GV nhận xét bài viết của một số bạn,

b. Viết một câu về đồ chơi mà em thích - GV gợi ý cho HS nói

- GV nhận xét, chỉnh sửa câu cho HS - Yêu cầu HS viết câu trả lời vào vở.

- HS lắng nghe

- Cả lớp chép.

- HS lắng nghe.

- HS nói theo cặp, trình bày trước lớp.

- HS viết câu

(9)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4. Nghe – nói

Nói về 1 đồ chơi em được tặng - GV hướng dẫn HS nói

- Yêu cầu HS luyện nói theo cặp - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS - GV yêu cầu HS làm vở bài tập

- 4 HS nói trước lớp.

- HS luyện nói theo cặp - Đại diện nhóm trình bày

TOÁN

ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian.

- Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV chuẩn bị một đồng hồ giấy có thể quay được kim dài và kim ngắn. Mỗi nhóm HS mang đến một đồng hồ có kim dài và kim ngắn.

- Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS quan sát mặt đồng hồ theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về các thông tin trên đồng hồ, chẳng hạn: kim ngắn, kim dài, mặt đồng hồ có những số nào, những vạch chia trên mặt đồng hồ ra sao?,...

- HS quan sát mặt đồng hồ

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lóp.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1.Nhận biết mặt đồng hồ và cách đọc giờ đúng

“Mặt đồng hồ có 12 số, có kim ngắn và kim dài. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số 1 đến số 12 rồi tiếp tục từ số 12 sang số 1. Kim ngấn chỉ giờ, kim dài chỉ phút”.

- GV gắn đồng hồ chỉ giờ đúng lên bảng, hướng dẫn HS đọc giờ đúng trên đồng hồ, chẳng hạn: “Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn

- Theo dõi

(10)

chỉ đúng vào số 9, ta nói: Đồng hồ chỉ 9 giờ”.

- GV gắn một số đồng hồ chỉ giờ đúng khác lên bảng, Cho HS đọc giờ đúng rồi chia sẻ với bạn.

- HS đọc giờ đúng rồi chia sẻ với bạn.

- Gọi một vài HS trả lời, đặt câu hỏi để HS giải thích tại sao các em lại đọc được giờ như vậy.

2.Thực hành xem đồng hồ

Thực hành theo nhóm, phân biệt kim ngắn, kim dài, quay kim trên mặt đồng hồ của nhóm, rồi đọc kết quả.

- Hs thực hành trong nhóm

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS đật câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn: Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Cho HS đật câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn

- Cho đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

- GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: Làm thế nào em đọc được giờ đúng trên đồng hồ?

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau:

- Đọc giờ đúng trên đồng hồ.

- Đọc thông tin dưới bức tranh để chọn đồng hồ thích hợp với mỗi tình huống trong tranh.

- HS thực hiện

- Nói cho bạn nghe kết quả.

GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

- Sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí.

- Nói về hoạt động của bản thân tại thời gian trên mỗi đồng hồ đó.

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 3

- Cho HS quan sát các bức tranh, thảo luận và đặt thêm kim ngắn vào đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tưcmg ứng với hoạt động trong tranh.

- Kể chuyện theo các bức tranh.

- HS quan sát các bức tranh, thảo luận

D. Hoạt động vận dụng

Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh.

- HS quan sát các bức tranh, thảo luận

- HS thêm kim ngắn vào mặt đồng hồ chỉ thời điểm thích hợp khi bạn Châu đi từ thành phố về quê và thời điểm về đến nơi. Nói cho bạn nghe suy nghĩ của em khi xác định thời gian

(11)

đi từ thành phổ về quê như vậy.

- Cho HS liên hệ với bản thân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- HS liên hệ với bản thân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm.

E. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho em trong cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì?

- Em hãy đoán xem đồng hồ sau chỉ mấy giờ.

* Tuyên truyền phòng chống dịch covid 19, an toàn giao thông, tai nạn đuối nước cho hs. Tuyên truyền tới phụ huynh học sinh cùng phối hợp.( 3p)

--- Ngày soạn:3/ 5/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 32D: TÌNH BẠN I. MỤC TIÊU:

- Đọc mở rộng một câu chuyện hoặc bài thơ về trẻ em.

- Viết được 1 – 2 câu về việc em làm cùng bạn. Nghe – viết 1 đoạn thơ. Viết đúng những từ chứa âm đầu s, hoặc x, v hoặc d.

Hỏi – đáp về hoạt động của trẻ em.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh về một số lohoạt động của trẻ em - 3 – 4 bộ thẻ chữ khác màu

- Truyện, thơ có những bài về trẻ em III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1. HĐ 1: Nghe – nói

- GV yêu cầu HS quan sát tranh - Đôi bạn trong tranh đang làm gì?

- GV nhận xét, gợi ý thêm.

- HS thảo luận nhóm đôi - Trình bày trước lớp

(12)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:

Hoạt động 2: Viết

a. Viết 1 – 2 câu kể về những việc em cùng làm với bạn

+ Em và bạn làm gì?

+ Có bạn cùng làm, em thấy thế nào?

- GV gọi HS trình bày - Nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm đôi

- HS trình bày miệng TIẾT 2

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nghe – viết khổ 2 trong bài Nặn đồ chơi

- GV Đọc 2 khổ thơ trong bài Nặn đồ chơi

+ HS nghe GV đọc và viết vào vở + HS nghe GV đọc lại khổ thơ để soát lỗi và sửa lỗi.

- GV nhận xét bài viết của một số HS c. Chọn s, x, v, d viết đúng cho mỗi bức tranh.

- GV gọi HS nêu yêu cầu

- GV chia 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần

- Gọi trình bày - GV nhận xét

- Chép 3 từ đã hoàn thành vào vở

- HS đọc thầm theo GV - Cả lớp chép.

- HS lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu

- Các nhóm thảo luận, điền

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 3: Đọc mở rộng

a. Tìm đọc một câu chuyện hoặc bài thơ về trẻ em.

(13)

- Chia sẻ với bạn, người thân về nhân vật hoặc những câu thơ em thích - GV nhận xét, gợi ý

b. Gợi ý bài đọc mở rộng

- GV chia 3 nhóm, mỗi nhóm luyện đọc một đoạn.

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét, bình chọn HS đọc tốt.

* Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT

- HS chia sẻ

- Các nhóm luyện đọc

- Các nhóm cử đại diện đọc bài nốt tiếp

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 33A: NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài “Chiếc rễ đa tròn”. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Hiểu ý nghĩa của chi tiết quan trọng và bài học rút ra từ câu truyện.

- Viết đúng từ ngữ mở đầu bằng ch/tr. Nghe viết một đoạn văn.

- Kể những điều em biết về Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi, bộ thẻ từ để học ở HĐ3, bảng phụ - HS: Vở, SGK, Vở bài tập Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 1 A. Khởi động: Hát

- GV cho HS nghe nhạc B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

+ Trong bài hát nói đến ai?

+ Bác Hồ có đặc điểm gì?

+ Bác Hồ là người như thế nào?

- Gv liên hệ giới thiệu bài:

2. Hoạt động:

- HS nghe và hát theo nhạc bài hát:

Em mơ gặp Bác Hồ.

- Bài hát nói đến Bác Hồ và các bạn thiếu nhi.

- Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ.

- Bác Hồ rất hiền, rất yêu thương các bạn thiếu nhi…..

- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.

(14)

a. Hoạt động 1: Nghe – nói

+ Mục tiêu: HS kể những điều em biết về Bác Hồ

+ Cách tiến hành:

+ GV yêu cầu HS xem ảnh Bác Hồ treo ở lớp, tranh ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: HS nói những điều em biết về Bác Hồ.

- GV yêu cầu đại diện 1 vài nhóm nói trước lớp.

- Nhận xét – Tuyên dương.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc

+ Mục tiêu: Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Chiếc rễ đa tròn. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; hiểu được nôi dung bài đọc

+ Cách tiến hành:

a. Nghe đọc:

- GV theo dõi, sửa sai (nếu có).

b. Đọc trơn:

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc câu trong nhóm kết kợp sửa lỗi phát âm (Luyện đọc tiếng, từ khó)

+ GV hướng dẫn đọc ngắt hơi ở câu dài (Nhiều năm sau,...có cành lá hình tròn.)

+ Bài này có mấy đoạn?

- GV theo dõi, gợi ý để HS hiểu nghĩa từ

“thiếu nhi,...”

- GV theo dõi, kiểm tra, sửa sai các nhóm - GV tổ chức thi đọc một đoạn giữa các nhóm.

- Nhận xét, góp ý.

c. Đọc hiểu:

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:

+ Khi đi dạo trong vườn Bác Hồ đã thấy gì?

+ Bác Hồ đã yêu cầu chú bảo vệ làm gì?

- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2:

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn để làm gì?

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi

- HS trình bày trước lớp: VD: Bác Hồ là vị Chủ tịch của nước ta. Bác rất yêu thiếu nhi.

- HS đọc mẫu – lớp đọc thầm theo xác định số câu – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp câu, sửa sai

- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV

- HS xác định số đoạn văn trong bài – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp 2 đoạn văn, giải nghĩa từ: thiếu nhi,...

- HS luyện đọc đoạn trong nhóm 4.

- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2 trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS đọc bài.

- Bác Hồ thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài nằm ngay dưới gốc cây đa.

- Bác yêu cầu chú bảo vệ trồng chiếc rễ bằng cách vùi hai đầu rễ xuống đất.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- Nhóm: Trao đổi để tìm câu trả lời.

VD: Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn để sau này nó thành cây đa có vòng lá hình tròn cho thiếu nhi chơi.

(15)

- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét. Tuyên dương.

- GV hỏi: Việc Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn cho trẻ em chơi cho thấy Bác có yêu quý trẻ em không?

- GV yêu cầu HS thảo luận nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho trẻ em.

? Em cần làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?

- Nhận xét – Tuyên dương.

- HS trả lời.

- HS thảo luận, trình bày trước lớp.

- HS trả lời.

TOÁN

EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100.

- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật.

- Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét.

- Phát triển các NL toán học.

II.CHUẨN BỊ

- Đồng hồ giấy có kim giờ, kim phút.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn”

ôn tập phép cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100 đế tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được.

- Hs tham gia

- GV hướng dần HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngừ của các em.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.

- GV giúp HS nhận biết sự liên hệ giữa các phép tính cho trong bài để thực hiện tính nhấm một cách hợp lí.

- HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.

Bài 2

a)Đặt tính rồi tính:

- Cho HS đặt tính rồi tính ra nháp. - HS đặt tính rồi tính

(16)

- Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- HS nêu cách làm - HS nhận xét khó khăn khi đặt tính và tính kết

quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục.

- HS nhận xét ,

b)Tính: Hướng dẫn HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được tạo thành từ những hình nào. Có bao nhiêu hình mỗi loại?

(HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi. kết quả vào vở:

Có 7 hình vuông, 9 hình tròn, 7 hình tam giác, 3 hình chữ nhật) - Gọi HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ

cá nhân, chẳng hạn: Trong bức tranh này có 9 hình tròn.

- HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt

Bài 4

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau:

a) Quan sát rồi tìm và nêu ra đồng hồ chỉ đúng 3 giờ.

- HS thực hiện

Lưu ỷ: HS phân biệt kim phút và kim giờ. Để chọn được giờ theo đúng yêu cầu cần giữ nguyên kim phút ở vị trí số 12.

b) Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng 2 giờ; 11 giờ.

c) Cho HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc tình huống “Ngày sách Việt Nam".

+ Xem tờ lịch, đối chiếu với số chỉ ngày, nhìn vào dòng chữ chí tháng, sau đó

đọc thứ rồi trả lời câu hỏi.

- HS thực hiện

- Cho HS thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc tình huống “Tuần lễ văn hoá đọc”; “Khai mạc ngày 21 tháng tư”; “Kết thúc vào thứ mấy?”.

- HS thực hiện

+ Suy luận: 1 tuần lễ có 7 ngày; từ thứ tư này đến thứ ba tuần sau là tròn 7

+ Trả lời câu hỏi: Nếu khai mạc ngày 21 tháng tư (thứ tư) thì kết thúc vào ngày thứ ba tuần sau.

- Chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra và nói kết quả.

Bài 5- Gọi HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài

toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. - Hs đọc - Cho HS thảo luận với bạn cùng bàn về cách trả

lời câu hỏi bài toán đặt ra

- HS thảo luận - Cho HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 85 - 35 = 50.

- Cho HS kiểm tra phép tính và kết quả. Nêu câu trả lời.

C. Hoạt động vận dụng

Trả lời: Thanh gỗ còn lại dài 50 cm.

(17)

Bài 6

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.

- Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về chiều cao của các con vật trong bức tranh.

- HS nhận xét các câu trả lời của bạn.

- Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- HS quan sát tranh - HS chọn con vật cao nhất và lí giải theo cách suy nghĩ của cả nhân mình.

* Tuyên truyền phòng chống dịch covid 19, an toàn giao thông, tai nạn đuối nước cho hs. Tuyên truyền tới phụ huynh học sinh cùng phối hợp.( 3p)

--- Ngày soạn: 4/5/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ÐỀ 9: XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VUI VẺ I. MỤC TIÊU:

Với chủ đề này, HS:

- Mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân: nhận diện hình thức; đặc điểm về cử chỉ; thái độ của bản thân.

- Thể hiện được sự tự tin, biểu hiện cảm xúc tích cực, tôn trọng sự khác biệt.

- Chăm sóc được bản thân và giữ được tinh thần luôn vui vẻ.

- Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực, thật thà.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:

1. Giáo viên:

- Giấy bìa màu.

- 4 thẻ cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, căm giận).

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

- Giấy màu, keo, bút,…..

- Thẻ về hình ảnh bản thân và thẻ cảm xúc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.KHÁM PHÁ

*Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được hình

(18)

ảnh của bản thân và chỉ ra được hình ảnh mà mình thích.

- Cách tổ chức: Hỏi, đáp

+ GV cho cả lớp hát bài hát quen thuộc.

Yêu cầu tất cả học sinh thể hiện gương mặt vui vẻ khi hát.

+ Hỏi cả lớp: Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Hỏi tiếp: Các bạn đang vẽ ai?

+ GV phỏng vấn nhanh: Em thích nhất bức tranh của bạn nào?

+ GV nhấn mạnh: Vì sao em thích bức tranh đó? Em muốn vẽ hình ảnh của bản thân như thế nào?

+ Mời một số HS chia sẻ. GV nhận xét, kết luận.

+ Mời HS đọc tên chủ đề và nói ý nghĩa của chủ đề. Chúng ta cần xem mình cần chuẩn bị những gì trong chủ đề này để có thể hiểu bản thân, thêm yêu bản thân và khắc họa được hình ảnh đáng yêu nhất nhé.

*Hoạt động 2: Phát họa hình dáng của tôi.

- Mục tiêu: Giúp HS nhận diện về hình thức bên ngoài của bản thân (SGK/tr84) và luôn biết yêu bản thân. Thông qua hoạt động này, GV củng cố thực hiện nhiệm vụ 1 SGK.

- Cách tổ chức: Hoạt động nhóm 3.

+ GV giao nhiệm vụ nhóm: Hãy miêu tả vẻ bên ngoài của bản thân cho các bạn trong nhóm. Em thấy bản thân mình có gì đặc biệt so với các bạn trong nhóm.

- Cả lớp hát.

+ Đang vẽ.

+ Vẽ bản thân mình.

+ Nhiều HS trả lời.

+ Vui vẻ, thú vị hay cáu giận, v.v…

(19)

+ Chia lớp thành nhóm ba và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ Mời từng nhóm HS lên bục giảng và vui vẻ so sánh.

+ GV nhận xét hoạt động của từng nhóm và kết luận: Chúng ta không giống nhau nhưng tất cả đều thật tuyệt vời! Hãy tự hào là mình. Chúng ta cần biết yêu bản thân, chăm sóc bản thân và yêu thương tất cả các bạn.

*Hoạt động 3: Nhận diện biểu hiện cảm xúc.

- Mục tiêu: Giúp HS biết quan sát, nhận diện được các biểu hiện cảm xúc khác nhau trên gương mặt của bản thân và người khác (SGK/tr85), nền tảng của giáo dục đồng tâm.

- Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.

+ Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thẻ cảm xúc. GV giới thiệu các thẻ cảm xúc: buồn, tức giận, ngạc nhiên, vui vẻ,…

+ Nói: Cô muốn chọn gương mặt buồn.

+ Nói: Cô muốn chọn gương mặt vui.

+ Nói: Cô muốn chọn gương mặt ngạc nhiên.

+ Nói: Cô muốn chọn gương mặt tức giận.

+ Có thể nâng cao: Cô sẽ nói tình huống, cả lớp xem trong tình huống ấy, bạn nhỏ vui hay buồn nhé:

+ HS 1: Tôi có gương mặt tròn, tóc ngắn và cao hơn so với các bạn.

+ HS 2: ……

+ Các nhóm giơ thẻ mặt buồn.

+ Các nhóm giơ thẻ mặt vui.

+ Các nhóm giơ thẻ mặt ngạc nhiên.

+ Các nhóm giơ thẻ mặt tức giận.

+ HS chọn thẻ cảm xúc giơ lên.

(20)

Bạn nhỏ được cô giáo khen.

Bạn nhỏ bị mẹ mắng.

Bạn nhỏ bị bạn trêu chọc.

Bạn nhỏ được đến một sân chơi mới.

+ Yêu cầu một số HS kể lại việc mang lại cho em sự vui vẻ.

+ GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

*Hoạt động 4: Thể hiện cảm xúc khác nhau.

- Mục tiêu: Giúp HS nhận diện và biết cách tạo ra cảm xúc tích cực, từ đó tạo nên hình ảnh đáng yêu của bản thân. Thông qua hoạt động này, GV củng cố hoạt động 2 và 3 SGK.

- Cách tổ chức: Hoạt động nhóm lớn.

+ GV giao nhiệm vụ cho cả lớp: Hãy thể hiện gương mặt cảm xúc theo yêu cầu (vui buồn, ngạc nhiên, tức giận) SGK/tr 86.

+ GV phổ biến cách hoạt động: Giơ từng thẻ gương mặt cảm xúc và hỏi đây là cảm xúc gì, sau đó yêu cầu cả lớp làm gương mặt cảm xúc đó.

+ GV và cả lớp cùng thực hiện hoạt động.

GV có thể chụp ảnh để ghi lại các gương mặt cảm xúc của HS, để cùng HS nhìn lại gương mặt biểu cảm của các em. Làm đi làm lại vài lần.

Lưu ý: Làm trạng thái vui nhiều hơn các trạng thái khác.

+ GV không dùng thẻ nữa, nói về những điều mang lại cho các em niềm vui. Ví dụ:

+ Nhiều HS kể.

- Cả lớp thể hiện gương mặt cảm xúc theo yêu cầu.

- Cả lớp làm gương mặt cảm xúc theo thẻ đưa.

- Cả lớp cùng chụp ảnh để ghi lại các gương mặt cảm xúc của mình.

(21)

Em được khen ngoan.

Em được nhận quà….

+ GV yêu cầu HS thể hiện các mức độ cảm xúc khác nhau (nhiều lần) và các cách thể hiện khác nhau. Làm mẫu: cười mĩm, cười giòn tan, ánh mắt vui lấp lánh, …

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà xem lại bài và xem trước bài sau.

- Cả lớp thể hiện gương mặt tươi vui.

- HS thể hiện các mức độ cảm xúc khác nhau (nhiều lần).

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 33A: NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài “Chiếc rễ đa tròn”. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Hiểu ý nghĩa của chi tiết quan trọng và bài học rút ra từ câu truyện.

- Viết đúng từ ngữ mở đầu bằng ch/tr. Nghe viết một đoạn văn.

- Kể những điều em biết về Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi, bộ thẻ từ để học ở HĐ3, bảng phụ - HS: Vở, SGK, Vở bài tập Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tiết 2 c. Hoạt động 3: Viết

+ Mục tiêu: HS nghe – viết được 1 đoạn trong bài Chiếc rễ đa tròn. Viết đúng từ ngữ mở đầu bằng ch/tr

+ Cách tiến hành:

*Nghe – viết đoạn văn.

- GV treo nội dung cần viết chính tả

+ Nhiều năm sau, chiếc rễ đa trở thành cây đa trông như thế nào?

+ Các em thiếu nhi vào tham Bác thích chơi trò gì?

- GV yêu cầu HS nêu tiếng, từ khó dễ viết

- HS đọc bài.

- HS trả lời – nhận xét

(22)

sai.

- GV nhận xét, gạch chân những chữ HS tìm được

- GV theo dõi, sửa sai (nếu có)

- GV lưu ý nhắc nhở HS cách ngồi viết - GV đọc bài cho HS nghe viết theo.

- GV đọc lại bài.

- GV treo bài viết

- GV nhận xét một số vở nhắc nhở HS viết sai về luyện viết thêm

*Tìm từ ngữ viết đúng.

- GV hướng dẫn cách chơi trò Hái lá: HS đọc các thẻ từ hình lá và mỗi em chọn một thẻ từ viết đúng, tiếp đó em sau lên chọn tiếp thẻ từ khác.

- GV yêu cầu HS chơi theo nhóm. Lớp chia thành 4 nhóm. Nhóm thắng là đội có số thẻ viết đúng nhiều hơn.

- Nhận xét – Tuyên dương.

- GV yêu cầu HS viết vào vở 3 từ ngữ viết đúng.

- GV quan sát – Nhận xét.

d. Hoạt động 4: Nghe – nói

+ Mục tiêu: HS tìm và hát và vận động theo bài hát nói về Bác Hồ.

+ Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu

- Nhận xét, tuyên dương (nếu HS không tìm đục bài hát GV có thể gợi ý cho HS các bài sau (Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh,...

hoặc có thể cho HS cả lớp thống nhất hát cùng 1 bài hát nếu không còn thời gian)

C. Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và trả lời lại các câu hỏi trong bài, làm bài tập và luyện tập trong VBT, xem trước bài tiết sau.

- HS nêu tiếng, từ khó, phân tích lỗi dễ viết sai.

- HS luyện viết bảng con các chữ dễ viết sai (có thể viết lại lần 2 nếu HS viết sai nhiều) – nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nghe viết bài theo GV đọc - HS tự soát lỗi của mình

- HS đổi chéo vở cùng sửa lỗi - HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS thực hành chơi trong nhóm, đính kết quả trên bảng lớp

- Đại diện 1 nhóm nhanh nhất trình bày – nhận xét, sửa sai (nếu có) - HS viết 3 từ đúng chính tả.

- HS tự tìm bài hát nói về Bác Hồ - Đại diện các nhóm hát và vận động theo nhạc – nhận xét, tuyên dương

- HS lắng nghe, ghi nhớ

* Tuyên truyền phòng chống dịch covid 19, an toàn giao thông, tai nạn đuối nước cho hs. Tuyên truyền tới phụ huynh học sinh cùng phối hợp.( 3p)

(23)

--- Ngày soạn:6/ 4/2021

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2021 Buổi sáng:

TOÁN

EM VUI HỌC TOÁN I.MỤC TIÊU

- Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:

- Đọc và vận động theo nhịp bài thơ, thông qua đó củng cố kĩ năng xem đồng hồ và hiểu được ý nghĩa của thời gian. Trải nghiệm các động tác tạo hình đồng hồ chỉ giờ đúng.

- Thực hành lắp ghép, tạo hình phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của HS.

- Thực hành thiết kế, trang trí đồng hồ; gấp máy bay và trang trí máy bay; phi máy bay và đo khoảng cách bằng bước chân.

- Phát triển các NL toán học.

II.CHUẨN BỊ

- Một số mặt đồng hồ vẽ trên giấy to, hoặc trên máy chiếu, hoặc đồng hồ thật.

Mỗi nhóm có đủ đĩa giấy, các số, kim đồng hồ, kéo, băng dính hai mặt, bút màu để làm đồng hồ bằng đĩa giấy.

- Các hình bằng giấy màu để ghép như bài 3.

- Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy (nửa tờ A4) để gấp máy bay, bút màu để trang trí máy bay.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động 1

Đọc bài thơ và vận động theo nhịp HS thực hiện theo hướng dẫn GV:

HS đọc bài thơ và vận động theo nhịp.

HS nói cho bạn nghe qua bài thơ em biết thêm điều gì.

Chẳng hạn:

+ Bài thơ nhắc chúng mình nhớ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.

+ Bài thơ còn nhắc chúng mình: Thời gian trôi nhanh nên em phải chăm chỉ học.

GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. Nhấn mạnh: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút và gợi cho HS về quý trọng thời gian. Nhắc HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe.

- Chơi trò chơi vận động theo kim đồng hồ GV hướng dẫn HS chơi trò chơi tạo hình theo kim đồng hồ.

- GV làm mẫu (có thể gọi 1 HS lên bảng làm theo mẫu).

- HS theo dõi

(24)

- GV và HS cùng làm: Chơi cả lớp: GV nêu hiệu lệnh (3 giờ).

- HS thực hiện.

B. Hoạt động 2. Thiết kế đồng hồ bằng đĩa giấy - Hướng dẫn HS làm đồng hồ bằng đĩa giấy.

Khuyến khích HS sáng tạo trong các hoạt động:

+ Trang trí đồng hồ cho đẹp.

+ Trình bày, giới thiệu về sản phẩm đồng hồ của nhóm.

Tổ chức các nhóm đi xung quanh lớp quan sát và bình chọn sản phẩm của nhóm bạn.

- Mỗi nhóm làm đồng hồ của nhóm mình; trang trí đồng hồ bằng bút màu; trình bày sản phẩm.

C. Hoạt động 3. Lắp ghép, tạo hình

- Cho HS ghép các hình như trong SGK hoặc ghép hình theo ý thích và giới thiệu về hình mới ghép.

- Gọi HS nói cho bạn nghe hình vừa ghép được là hình gì, hình đó được tạo bởi các hình nào.

- Hoạt động theo nhóm

D. Hoạt động 4. Trò chơi: “Phi máy bay”

a) Gấp máy bay

- GV hướng dần HS gấp máy bay theo từng thao tác:

- Hoạt động theo nhóm

- Hướng dẫn HS dùng bút màu trang trí máy bay, đặt tên cho máy bay của mình (có the viết tên của em hoặc tên khác).

b) Thi máy bay nào bay xa hơn

- GV hướng dẫn các nhóm HS phi máy bay ngoài sân trường (hướng dẫn 1 nhóm làm mẫu):

+ Kẻ một vạch xuất phát,

+ Từng bạn trong nhóm phi máy bay, + Một bạn đo bằng bước chân,

+ Một bạn ghi lại kết quả đo,

+ Chọn máy bay bay xa nhất trong nhóm, + So sánh với các nhóm khác,

+ Chọn ra máy bay bay xa nhất của lóp.

- HS tham gia

- GV đặt câu hỏi HS suy nghĩ xem tại sao máy bay của bạn lại bay xa hơn (Bạn gấp đầu nhọn hơn, bạn phi mạnh hơn, ...).

(25)

E. Củng cố, dặn dò

- HS nói cảm xúc sau giờ học.

- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- HS nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì.

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 33B: TRẺ EM LÀ VỐN QUÝ I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Ai được nhường đường? Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Nhận biết chi tiết quan trọng, giải thích ý nghĩa của chi tiết trong câu chuyện.

- Viết đúng những từ mở đầu bằng ch, tr. Nghe − viết một đoạn văn.

- Kể một việc em đã được nhường. Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. Kể một đoạn câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số tranh về người lớn nhường trẻ em, bộ thẻ từ để học ở HĐ3, tranh phóng to ở HĐ4 để phục vụ tiết kể chuyện.

- HS: Vở, SGK, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1

A. Khởi động: Hát B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài mới 2. Hoạt động:

a. Hoạt động 1: Nghe - Nói

+ Mục tiêu: HS nghe và nói được những lần được người khác nhường và cách trả lời khi được người khác nhường.

+ Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu – theo dõi, giúp đỡ:

+ Em hãy kể lại cho bạn nghe một lần mà em được người khác nhường?

+ Em đã trả lời như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương b. Hoạt động 2: Đọc

+ Mục tiêu: Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Ai được nhường đường?

- BVN cho lớp hát

- HS trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu GV và gợi ý trong sách:

- HS trình bày trước lớp nhận xét

(26)

Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút;

biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; hiểu được nôi dung bài đọc.

+ Cách tiến hành:

a. Nghe đọc:

- GV theo dõi, sửa sai (nếu có).

b. Đọc trơn:

- GV theo dõi, hướng dẫn luyện đọc từ ngữ sai (Ví dụ: tổng thống, nhường đường...)

+ GV hướng dẫn đọc ngắt hơi ở câu dài (Hôm đó đoàn xe của tổng thống ... được cô giáo dẫn qua đường.)

+ Bài này có mấy đoạn?

- GV theo dõi, gợi ý để HS hiểu nghĩa từ

“tổng thống”

- GV theo dõi, kiểm tra, sửa sai các nhóm - GV tổ chức thi đọc một đoạn giữa các nhóm.

- Nhận xét, góp ý.

c. Đọc hiểu:

* Nói tiếp câu - GV nêu yêu cầu - GV theo dõi, giúp đỡ - Nhận xét, tuyên dương

* Trả lời câu hỏi - GV nêu yêu cầu

+ Vì sao ngài tổng thống lại nhường HS qua đường trước?

- Nhận xét, tuyên dương Tiết 2 c. Hoạt động 3: Viết

+ Mục tiêu: Nghe − viết một đoạn văn.

Viết đúng những từ mở đầu bằng ch, tr.

+ Cách tiến hành:

* Nghe – viết đoạn văn

- GV treo nội dung cần viết chính tả + Trong bài đọc, ai sang thăm nước bạn?

- HS đọc mẫu – lớp đọc thầm theo xác định số câu – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp câu, sửa sai

- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV

- HS xác định số đoạn văn trong bài – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp 2 đoạn văn, giải nghĩa từ: tổng thống

- HS luyện đọc đoạn trong nhóm 4.

- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 1 trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS đọc đoạn 1, đọc yêu cầu b trong SGK

- HS nói tiếp để hoàn thành câu trong nhóm đôi

- HS trình bày trước lớp (Nhóm học sinh khi qua đường đã gặp....) – nhận xét

- HS đọc yêu cầu c trong SGK

- HS đọc thầm cả bài, suy nghĩ, viết đáp án đúng vào bảng con – nhận xét - HS đọc lại đáp án đúng

- HS đọc đoạn chính tả - lớp đọc thầm

- HS trả lời – nhận xét

(27)

+ Đoàn xe của tổng thống đang đi thì gặp chuyện gì?

- GV nhận xét, gạch chân những chữ HS tìm được

- GV theo dõi, sửa sai

- GV lưu ý nhắc nhở HS cách ngồi viết - GV đọc bài cho HS nghe viết theo.

- GV đọc lại bài.

- GV treo bài viết

- GV nhận xét một số vở nhắc nhở HS viết sai về luyện viết thêm

* Tìm nhanh từ, tiếng đúng (bài 1: tr/ch) - Trò chơi: Dán tên cho hình

- GV treo tranh hướng dẫn cách chơi: GV nói tên vật thì HS viết tên đó ra rồi dán dưới hình. Làm như thế cho 5 hình.

- Nhận xét, tuyên dương - GV kiểm tra, đánh giá d. Hoạt động 4: Nghe - nói

+ Mục tiêu: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. Kể được một đoạn câu chuyện.

“Chiếc rễ đa tròn” Kể một việc em đã được nhường.

+ Cách tiến hành:

- GV kể chuyện theo tranh lần 1

+ Bác Hồ đã làm gì với chiếc rễ đa nhỏ?

+ Sau này, chiếc rễ đa bác cho trồng có gì thú vị?

- GV kể chuyện lần 2

- GV nêu yêu cầu – theo dõi, giúp đỡ - GV nhận xét – Tuyên dương

C. Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và trả lời lại các câu hỏi trong bài, làm bài tập và luyện tập trong VBT.

- Đọc trước bài: Những con vật quanh em.

- HS nêu tiếng, từ khó, phân tích lỗi dễ viết sai

- HS luyện viết bảng con các chữ dễ viết sai (có thể viết lại lần 2 nếu HS viết sai nhiều) – nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nghe viết bài theo GV đọc - HS tự soát lỗi của mình

- HS đổi chéo vở cùng sửa lỗi - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hành chơi trong nhóm, đính kết quả trên bảng lớp

- Đại diện 1 nhóm nhanh nhất trình bày – nhận xét, sửa sai (nếu có)

- HS chép 4 từ đã làm vào vở

- HS lắng nghe trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe

- HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi

- 2 - 3 HS chọn 1 đoạn để kể trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương

- HS lắng nghe, ghi nhớ

Buổi chiều:

LUYỆN TIẾNG VIỆT

(28)

LUYỆN VIẾT: CHẠY THỂ DỤC I. MỤC TIÊU

- Hs chép lại chính xác, đúng mẫu chữ trong bài thơ - Biết cách trình bày một bài thơ. Chữ đầu dòng viết hoa.

- Biết làm một số bài tập chính tả

- Học sinh có ý thức tự giác rèn chữ viết, giữ gìn vở sạch, viết đúng chính tả.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV nêu một số yêu cầu của bài chính tả; viết đúng,viết đẹp,chăm chỉ luyện tập, tư thế ngồi viết đúng.

2) Bài mới (33’) a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học b) Hướng dẫn viết chính tả Củng cố nội dung

- GV đọc bài chép lần 1 - Gọi Hs đọc bài chính tả Nhận xét chính tả

- Tiếng khó:

Yêu cầu Hs đọc nhẩm bài tìm từ khó viết

- Gv nhận xét

Nhận xét cách trình bày:

- Bài thơ có mấy dòng?

- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?

c) Hs chép vào vở

- Trước khi chép bài mời một em nêu cách trình bày.

- Để viết đẹp các em ngồi như thế nào?

- Muốn viết đúng các em phải làm gì?

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- GV theo dõi, uốn nắn.

d) Gv chữa bài - Gv chữa bài

- Gv nhận xét, đánh giá.

e) Hướng dẫn làm bài tập chính tả

- Chú ý theo dõi sách giáo khoa

- 1, 2 HS đọc lại.

- Hs tìm

- 6 dòng

- Những chữ đầu dòng được viết hoa

- HS nêu

- Ngồi ngay ngắn mắt cách bàn 25- 30cm

- Nhìn đọc đúng từng cụm từ viết chính xác

- HS chép bài vào vở.

- HS soát lỗi ghi ra lề vở - Đổi chéo vở soát lỗi - Hs chú ý theo dõi

(29)

Bài tập 4

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm trên bảng.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 5

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu Hs làm bài cá nhân,

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương

Bài tập 7

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu hs suy nghĩ viết bài - Gọi hs đọc bài làm của mình - Nhận xét, tuyên dương 3) Củng cố, dặn dò (2’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn Hs về chuẩn bị bài học sau.

- Đọc yêu cầu bài tập

- Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bài trên bảng

- Lớp nhận xét, bổ sung - Đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs đọc bài làm.

- Lớp nhận xét

- Hs đọc yêu cầu của bài - Hs viết bài

- Hs chia sẻ trước lớp - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

SINH HOẠT

PHẦN 1: SINH HOẠT LỚP TUẦN 32 I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. NỘI DUNG:

1. Hoạt động 1: Khởi động (3’)

GV tổ chức cho HS nghe và hát múa bài Hãy hàn gắn thế giới.

2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp (10’)

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp ....

+ Về học tập: Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt,...

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục quy định,...

Tồn tại:

+ Một số em còn nói chuyện riêng,...

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

- GV tuyên dương

(30)

2.2. Phương hướng tuần sau:

- Khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy những ưu điểm.

- Thực hiện tốt nội quy lớp, nội quy của trường.

- Thực tốt luật ATGT, TNTT.

- Tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước.

- Thực hiện đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Kiểm tra, đo thân nhiệt trước khi đến lớp.

--- PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết hát các bài hát để dâng lên Bác 2, Kĩ năng

- Hs có kĩ năng biểu diễn và hát các bài hát để dâng lên Bác 3. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Phát triển tính chủ đông, tích cực học tập của học sinh.

- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: nhạc, tranh ảnh

- Học sinh: Phấn

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I. Ổn định lớp( 1’)

II. Bài mới

*Hoạt động 1: Khởi động ( 3’)

- Khởi động bằng bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

- Khởi động cùng học sinh

* Hoạt động 2: Biết cùng nhau biểu diễn và hát các bài hát để dâng lên Bác

- Nêu yêu cầu: Tìm các bài hát để dâng lên Bác - Thảo luận theo nhóm 6 để tìm các bài hát và cùng biểu diễn

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm - Tổ chức cho HS lên biểu diễn

- Tuyên dương những nhóm hát hay và biểu diễn tốt

III. Củng cố - dặn dò: (2’)

- Qua bài học chúng ta học được những gì?

- Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn.

- Nghe, vận động theo nhạc

- Lắng nghe - Thảo luận

- Đại diện các nhóm lên biểu diễn

- HS nêu - Theo dõi

Nguyễn Huệ, ngày ... tháng ... năm 2021 TTCM Kí, duyệt

(31)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

I.. - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài “Tại sao vịt biết bơi mà gà thì không biết bơi?”. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

Kiến thức: Đọc rõ ràng, trôi chảy các bài tập đọc đã học ở học kì 1 (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc

-Kiến thức: Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55tiếng/ phút).. Trả lời được 1 câu hỏi về nội

+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn tr- ương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật.?. + Hiểu nghĩa các từ

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu trong bài “Bận”. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các dòng thơ. - Đọc hiểu được nội dung bài đọc. Và làm một số

- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện giọng điệu phù hợp với nội dung chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu- tả sự

*Đọc từng đoạn trước lớp - Treo bảng phụ viết sẵn đoạnc. văn .Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện về một nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản; hiểu được nội dung câu chuyện và chí anh hùng của Trần Quốc