• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số nhiên liệu | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số nhiên liệu | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 14. Một số nhiên liệu A. Câu hỏi mở đầu

Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại,loài người sẽ nhanh chóng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên. Em hình dung khi đó loài người sẽ sống thế nào?

Trả lời: Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại,loài người sẽ nhanh chóng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên.Khi đó loài người sẽ tìm kiếm ra được nguồn nhiên liệu mới thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch cũ để có thể duy trì sự tồn tại và phát triển.

B. Câu hỏi giữa bài I. Các loại nhiên liệu

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK khoa học tự nhiên 6 1. Nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào?

Trả lời: Nhiên liệu tồn tại ở cả 3 trạng thái : rắn, lỏng, khí

2. Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên

Trả lời: Các nhiên liệu như: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên là những chất cháy được và tỏa rất nhiều nhiệt, nhiệt tỏa ra được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện, ...

II. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu Trả lời câu hỏi trang 51 SGK khoa học tự nhiên 6

1. Kể tên các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó ăn toàn, tiết kiệm

Trả lời: Các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu: than, gỗ, khí gas,…

- Than: đập nhỏ để dễ cháy, nếu không dùng nên đóng cửa lò để hạn chế oxygen - Gỗ: chẻ nhỏ để dễ cháy, tắt đi khi không dung nữa

- Khi gas: sử dụng tiết kiệm, thường xuyên vệ sinh bếp để ngọn lửa luôn xanh.

(2)

2. Hãy cho biết một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trả lời:Sử dụng nhiên liệu hóa thạch tác động tiêu cực đến môi trường:

- Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng sức khỏe con người

- Gây ô nhiễm nguồn đất , nước, không khí (mưa axit, hiệu ứng nhà kính,…) - Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học

- Mực nước biển dâng lên đe dọa cuộc sống con người - Cạn kiệt nguồn tài nguyên

Hoạt động:Tìm hiểu tính chất của nhiên liệu

1. Quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hang ngày như bật bếp gas, bật chiếc bật lửa gas, châm lửa đèn dầu, đốt cháy than củi,…Em hãy nhện xét về tính bắt lửa của nhiên liệu gas, dầu, than.Để dập tắt bếp than củi, em làm thế nào?

Trả lời: Các nhiên liệu gas, dầu, than bắt lửa tốt. Để dập tắt than củi ta cần:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

- Cách li chất cháy với oxygen: với than củi ta đóng cửa lò để hạn chế tiếp xúc oxygen

2. Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng. Tại sao?

Trả lời: Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng vì xăng dầu là dung dịch nhẹ chứa các hydrocarbon dễ bay hơi.

3. Nêu các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy.

Trả lời: Các tính chất của nhiên liệu

- Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng ,khí - Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt

- Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước(trừ cồn)

III. Sơ lược về an ninh năng lượng

Trả lời câu hỏi trang 51 SGK khoa học tự nhiên 6

(3)

Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch

Trả lời: Một số nguồn năng lượng có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch là:

Năng lượng tái tạo: như thủy điện, nhiệt điện, ...

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 4.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ (mắt thường không nhìn thấy được) qua kính hiển vi theo một

Người ta thường chế biến đá vôi thành vôi tôi để làm vật liệu trong xây dựng.Em hãy kể tên một số nơi khai thác đá vôi để nung vôi ở nước ta. Trả lời:. Một số nơi khai

ARN và gai glycoprotein C. ADN hoặc gai glycoprotein D. Trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 6: Quan sát các virus trong hình 29, xếp tên các virus vào đúng nhóm hình dạng

Trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 6: Quan sát hình 38 và cho biết hình nào thể hiện hành động bảo vệ đa dạng sinh học, hình nào thể hiện hành động gây suy giảm đa

Trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 6: Dưới đây là bảng ghi chép tổng hợp một số loài thực vật, động vật của nhóm các bạn học sinh sau khi được quan sát một khu vực trong

- Trường hợp A: Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã => vì ở bề mặt tiếp xúc của chân và sàn đá hoa không có hoặc có rất ít lực ma sát nên cần tăng lực ma sát để đi

a) Nước nặng hơn dầu ăn nên dầu ăn nổi lên trên mặt nước. b) Phải mở khóa phễu một cách từ từ để tránh việc làm xáo trộn hỗn hợp ,khi hết nước dầu ăn sẽ chảy xuống

- Ngành Thân mềm: cơ thể mềm, thường được bao trong lớp vỏ cứng - Ngành Chân khớp: phần phụ phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động 2.. Tên loài Đặc