• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 41:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THẦN KINH I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Trình bàyđược cấu tạo và chức năng của nơron, xác định được nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.

- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

(2)

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa - Học sinh: Tìm hiểu trước bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận kích thích, và phản ứng lại kích thích đó bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luân thích nghi với môi trường. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó như thế nào, ta cùng tìm hiểu

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về noron – đơn vị cấu trúc của hệ thần kinh

a) Mục tiêu: Trình bàyđược cấu tạo và chức năng của nơron, xác định được nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.

- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV –HS Nội dung

Bước 1 : Yêu cầu HS quan sát H 43.1, * Cấu tạo của nơron gồm:

(3)

cùng với kiến thức đã học và trả lời câu hỏi:

- Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh?

- Mô tả cấu tạo 1 nơron?

- GV lưu ý HS: nơron không có trung thể.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- Nêu chức năng của nơron?

- Cho HS quan sát tranh để thấy chiều dẫn truyền xung thần kinh của nơron.

Bước 2 : HS hoạt động cá nhân Bước 3 : Báo cáo

- HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài phản xạ dể trả lời:

+ Mô thần kinh gồm: tế bào thần kinh đệm.

+ Tế bào thần kinh đệm có chức năng nâng đỡ, sinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh.

+ Tế bào thần kinh (nơron) là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.

- 1 HS gắn chú thích cấu tạo của nơron, sau đó mô tả cấu tạo.

+ Chức năng cẩm ứng và dẫn truyền.

Bước 4 : GV bổ sung: dựa vào chức năng dẫn truyền, nơron được chia thành 3 loại.

+ Thân: chứa nhân.

+ Các sợi nhánh: ở quanh thân.

+ 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Ranviê tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.

* Chức năng của nơron:

+ Cảm ứng(hưng phấn)

+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh a. Mục tiêu: Trình bày được các bộ phận của hệ thần kinh

- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.

- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động.

(4)

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Bước 1 : GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh (giới thiệu 2 cách).

+ Theo cấu tạo + Theo chức năng

- Yêu cầu HS quan sát H 43.2, đọc kĩ bài tập, lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống.

- Gọi 1 HS báo cáo kết quả.

Cho HS nhận xét, trả lời câu hỏi:

- Xét về cấu tạo, hệ thần kinh gồm những bộ phận nào?

- Dây thần kinh do bộ phận nào của nơron cấu tạo nên?

- Căn cứ vào chức năng dẫn truyền xung thần kinh của nơron có thể chia mấy loại dây thần kinh?

- Dựa vào chức năng hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau về chức năng của 2 bộ phận này?

Bước 2 : HS hoạt động cá nhân Bước 3 : Báo cáo :

- 1 HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.

1: Não 2: Tuỷ

3 + 4: bó sợi cảm giác và bó vận động.

+ Do sợi trục của nơron tạo thành.

-Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm:

+ Bộ phận trung ương gồm bộ não tương ứng.

+ Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.

+ Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha.

- Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân 9là hoạt động có ý thức).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).

(5)

+ Có 3 loại dây thần kinh: dây hướng tâm, dây li tâm, dây pha.

Bước 4 : Kết luận

3. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh

âu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

A. Cấu tạo B. Chức năng

C. Tần suất hoạt động D. Thời gian hoạt động Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

A. hạch thần kinh. B. dây thần kinh.

C. cúc xináp. D. nơron.

Câu 4. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục ?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 5. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ?

A. Thân nơron B. Sợi trục C. Sợi nhánh D. Cúc xináp Câu 6. Nơron có chức năng gì ?

A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích

C. Trả lời các kích thích

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7. Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não ?

A. 1 tỉ tế bào B. 100 tỉ tế bào C. 1000 tỉ tế bào D. 10 tỉ tế bào Câu 8. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Không có khả năng phân chia

B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục C. Có nhiều sợi trục

(6)

D. Có một sợi nhánh

Câu 9. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ?

A. Giữa các bao miêlin B. Đầu sợi nhánh

C. Cuối sợi trục D. Thân nơron

Câu 10. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não ? A. Bài tiết nước tiểu B. Co bóp dạ dày

C. Dãn mạch máu dưới da D. Co đồng tử Đáp án

1. D 2. B 3. D 4. D 5. B

6. A 7. C 8. A 9. C 10. A

4. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- Vì sao nói: Nơron là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của tổ chức thần kinh (hệ thẩn kinh) ?

- Nơron là đơn vị cấu tạo của mô thần kinh nói riêng và hệ thần kinh nói chung : + Thân nơron và các sợi nhánh tập trung tạo nên chất xám của vỏ đại não, vỏ tiểu não, các nhân dưới vỏ, trong chất xám tuỷ sống và các hạch thần kinh ngoại biên (hạch giao cảm và đối giao cảm).

+ Các sợi trục của nơron phần lớn có bao miêlin, tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh (não, tuỷ) và hầu hết các dây thần kinh thuộc bộ phận ngoại

(7)

biên của hệ thần kinh (chỉ có các sợi sau hạch của dây giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh sinh dưỡng là không có bao miêlin).

Các sợi trục phân nhánh và tận cùng mỗi nhánh bằng các chuỳ xináp (còn gọi là cúc xináp) là nơi tiếp giáp giữa các nơron với các sợi nhánh hay thân của các nơron sau hoặc tiếp giáp với các tế bào của các cơ quan phản ứng (cơ, tuyến).

Trong các chuỳ xináp có các bọng chứa các chất môi giới hoá học do bản thân nơron tổng hợp nên, có chức năng chuyển giao các thông tin từ nơron tới nơron tiếp sau hoặc các cơ quan khi nơron tiếp nhận kích thích từ môi trường.

- Nơron đồng thời là đơn vị chức năng của hệ thần kinh vì nơron có khả năng hưng phấn và dẫn truyền. Nơron là các thành phần chủ yếu của một cung phản xạ, mà phản xạ là chức năng của hệ thần kinh vì mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

(8)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 42:

DÂY THẦN KINH TỦY 1. Kiến thức: Khi học xong bài này, HS:

- Hiểu được cấu tạo dây thần kinh tuỷ và qua phân tích cấu tạo làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng.

- Qua phân tích thí nghiệm tưởng tượng, rút ra được kết luận về chức năng của các rễ tủy và từ đó rút ra được chức năng của dây thần kinh tủy.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt a. Năng lực chung

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

(9)

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa - Học sinh: Tìm hiểu trước bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu(5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Tiếp theo tủy sống là não bộ, bộ não con người có vị trí và thành phần như thế nào? có cấu tạo và chức năng ra sao ? Ta cùng tìm hiểu.

2.HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu tạo dây thần kinh tủy

a)Mục tiêu: cấu tạo dây thần kinh tuỷ và qua phân tích cấu tạo làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 43.2; 45.1 và trả lời câu hỏi:

- Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

- Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:

(10)

- Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tuỷ?

- Tiếp tục đọc thông tin, quan sát kĩ H 45.1 để dán chú thích vào tranh câm H 45.1 trên bảng và trình bày cấu tạo dây thần kinh tuỷ.

- GV hoàn thiện kiến thức trên mô hình đốt tuỷ sống, rút ra kết luận.

- Lưu ý HS:

+ Phân biệt rõ mặt trước và mặt sau tuỷ sống, rễ trước và rễ sau.

+ Sử dụng H 45.2 để chỉ chi HS thấy từ đốt thắt lưng I các bó rễ tuỷ của đoạn cùng, cụt tập hợp thành “tùng đuôi ngựa”.

+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.

+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.

- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy a)Mục tiêu: HS trình bày rõ chức năng của dây thần kinh tủy.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV – HS Nội dung

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm phần  SGK mục II, nghiên cứu kĩ bảng 45.

- GV treo bảng 45 mô tả thí nghiệm bằng tranh vẽ ếch bị kích thích bởi HCl 1%, chi sau bên phải, chi sau bên trái.

Đặt vào điều kiện thí nghiệm (dán kín) vẽ kết quả thí nghiệm.

- Yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí vết cắt, nêu kết quả thí nghiệm.

-Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm).

- Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm)

=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.

(11)

- GV bóc kết quả cho HS nhận xét.

-Yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm trên.

- Thí nghiệm 1cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ trước?

- Thí nghiệm 2 1cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ sau?

- GV nhận xét, đưa ra kết luận.

- GV đưa câu hỏi:

- Nêu chức năng của dây thần kinh tuỷ?

Bước 3:

HS khác nhận xét.

+ Thí nghiệm 1: Khi kích thích bằng HCl 1% vào chi sau bên phải, xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da) tới tuỷ sống nhưng vì rễ trước bên phải bị cắt không dẫn xung thần kinh đến chi đó nên chi đó không co. Xung thần kinh qua nơron bắt chéo sang chi bên kia, chi bên kia co và xung thần kinh qua đường dẫn truyền lên chi trên làm cho 2 chi trên co.

+ Thí nghiệm 2: Rễ sau bên trái bị cắt, xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm không dẫn truyền về tuỷ sống được nên không chi nào co cả.

Bước 4: kết luận nhận định

3.HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

(12)

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy ?

A. 31 đôi B. 12 đôi C. 26 đôi D. 15 đôi

Câu 2. Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì ?

A. Rễ li tâm B. Rễ cảm giác C. Rễ vận động D. Rễ hướng tâm Câu 3. Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào ?

A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác.

B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác

D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động Câu 4. Rễ sau ở tủy sống là

A. rễ cảm giác hoặc rễ vận động.

B. rễ vừa có chức năng cảm giác, vừa có chức năng vận động.

C. rễ vận động.

D. rễ cảm giác.

Câu 5. Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại C. Tất cả các chi đều co

D. Tất cả các chi đều không co

Câu 6. Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Tất cả các chi đều không co

C. Tất cả các chi đều co

D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại Câu 7. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?

A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động)

B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích

C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì ?

A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng

(13)

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9. Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì ?

A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10. Thành phần nào dưới đây là một bộ phận của dây thần kinh tủy ? A. Rễ vận động B. Hạch thần kinh C. Lỗ tủy D. Hành não

Đáp án

1. A 2. C 3. D 4. D 5. B

6. B 7. A 8. C 9. A 10. A

4. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan

- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm:

- Các bó sợi thần kinh hướng tâm (rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau - Các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Giới thiệu bài: Trong tiết học ngày hôm nay thầy

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Từ ktra bài cũ ? Nhiệt do dị hóa giải

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận kích thích,

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Đại não người có cấu tạo và chức năng gì?

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Ta nhận biết âm thanh là nhờ cơ quan phân

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. VB: Trong bài 6 các em đã hiểu được khái niệm

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò