• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ 4: TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: TRƯỜNG

Thời gian thực hiện số tuần:

4

Tên chủ đề nhánh: Tết trung Thời gian thực hiện số tuần: 1 tuần từ ngày 02/10 /2017

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ

- THỂ DỤC SÁNG

1. Đón trẻ:

- Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ 2.Trò chuyện:

- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non

- Cô giáo dục trẻ một số kỹ năng sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng nước, điện.

3. Thể dục sáng:

Tập các động tác theo cô.

+ Động tác hô hấp : Thổi bóng bay+ ĐT1: Tay dang ngang gập sau gáy

+ ĐT2: Đứng quay người sang hai bên

+ ĐT3:Đứng đua một chân ra trước lên cao.

+ ĐT4: Bật tách khép chân

4. Điểm danh trẻ tới lớp.

- Gọi tên trẻ chấm xuất ăn

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trò chuyện giúp trẻ mở rộng kiến thức, biết một số hoạt động về trường mần non.

- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng như: Nước, điện…..

- Trẻ tập đúng thành thạo các động tác.

- Phát triển sức khỏe và thể lực cho trẻ

- Biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục

- Trẻ nhận biết được đầy đủ họ tên của mình

- Cô biết được số trẻ có và vắng mặt trong ngày

- Trường lớp sạch sẽ.

- Trang phục của cô gọn gàng

-Tranh ảnh về chủ đề.

- Câu hỏi đàm thoại

- Sân tập, các động tác thể dục

- Sổ điểm danh

(2)

MẦM NON

Từ ngày 11/09/2017 đến 6/10/2017 thu

đến ngày 06/10/2017

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Đún trẻ

- Cụ đến sớm quột dọn và thụng thoỏng phũng học.

- Đún trẻ tận tay phụ huynh, thỏi độ õn cần. Cụ nhắc trẻ chào bố mẹ, cụ giỏo và cỏc bạn

- Nhắc trẻ cất đồ dựng cỏ nhõn.

- Giỏo viờn trao đổi cựng phụ huynh những vấn đề cú liờn quan đến trẻ.

2.Trũ chuyện

-Trũ chuyện về trường mầm non của bộ + Cỏc con đang học trường mầm non nào?

+ Cỏc con học lớp mấy tuổi ?

+ Cỏc bạn trong lớp là những bạn nào ?

- Giỏo dục trẻ yờu quớ trường lớp của mỡnh kớnh trọng cụ giỏo, bảo vệ đồ dựng đồ chơi trong lớp

- Cụ hướng dõn và giỏo dục trẻ kỹ năng biết sử dụng nguồn năng lượng như: Nước, điện…..

3. Thể dục sỏng

- Cụ kiểm tra sức khỏe của trẻ

* Khởi động:

- Cho trẻ hỏt và vận động theo bài “ Trường chỳng chỏu là trường mầm non”, dồn hàng xếp đội hỡnh 3 hàng ngang dón cỏch nhau một sải tay.

* Trọng động:

- Cho trẻ tập cỏc động tỏc theo bài:

+ Động tỏc hụ hấp : Thổi búng bay + ĐT1: Tay dang ngang gập sau gỏy + ĐT2: Đứng quay người sang hai bờn + ĐT3:Đứng đua một chõn ra trước lờn cao.

+ ĐT4: Bật tỏch khộp chõn - Cụ cho trẻ tập 2l8n

* Hồi tĩnh:

- Cụ cho trẻ giả làm động tỏc chim bay về tổ.

4. Điểm danh

- Giáo viên gọi tên trẻ theo sổ theo dõi trẻ, goi đến tên bạn nào bạn đó dứng dậy khoanh tay dạ cô.

- Cụ gọi tờn trẻ, chấm và bỏo xuất ăn.

- Chào cụ, chào phụ huynh, cất đồ dựng.

- Trường mầm non Hồng Thỏi Đụng.

- Lớp 5 tuổiA5 ạ.

- Bạn Võn , Chi, Nam…

- Trũ chuyện cựng cụ và trả lời cõu hỏi của cụ

- Trẻ khởi động.

- Tập bài tập buổi sỏng theo sự hướng dẫn của cụ.

- Trẻ vận động nhẹ nhàng

- Dạ cụ

(3)

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

* Góc đóng vai:

- Cửa hàng hoa quả, bánh kẹo.Cửa hàng đồ chơi. đón tết trung thu.

*Góc xây dựng

- Xây dựng sân vui chơi, sân trương mầm non.

*Góc Nghệ thuật

- Tô màu vẽ nặn cắt dán đèn ông sao, đèn lồng, mặt lạ…

- Biểu diễn các bài hát về chủ đề.

*Góc sách

- Xem tranh về trăng, sao, đồ chơi

- Làm sách về tết trung thu

*Góc khoa học

- Chọn và phân loại tranh lô tô đồ dùng đồ chơi.

- Biết thể hiện vai chơi.

Chơi đoàn kêt và có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường

- Trẻ biết lắp ghép, xắp xếp các khối hình, cây .. tạo khuôn viên trường

- Trẻ tự tin khi biểu diễn - Củng cố kỹ năng nặn, cắt, dán tranh cho trẻ.

- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận cho trẻ.

- Giúp trẻ ôn luyện giai điệu một số bài hát

- Biết kể chuyện sáng tạo, biết lựa chọn tranh làm sách tranh về trường mầm non.

- Trẻ biết chọn và phân loại tranh.

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ đồ chơi

- Đồ chơi các loại rau củ quả, đèn ông sao, đèn lồng..

- Một số đồ dùng trang trí

- Bộ lắp ghép, các khối hình…

- Bút sáp màu, bút chì, giấy màu, keo, giấy nền.

- Đất nặn, kéo, giấy màu

- Dụng cụ âm nhạc

- Truyện, tranh ảnh . keo, kéo, giấy,…

- Tranh lô tô đồ dùng đồ chơi.

(4)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Hỏi trẻ: các con đang học chủ đề gì?

- Lớp mình có những góc chơi gì?

- Giới thiệu góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Các con thích góc chơi gì hãy về góc chơi đó nhé.

- Trẻ tự nhận vai chơi 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi

* Góc đóng vai

- Bé có những đồ dùng đồ chơi gì? muốn có đồ dùng, đồ chơi về ngày têt trung thu chúng ta phải mua ở đâu? Khi bị ốm phải đến đâu?..

* Góc xây dựng

- Hôm nay các bác xây dựng sẽ thiết kế và xây gì?...

+ Để xây dựng cần những nguyên liệu gì?

- Hướng dẫn trẻ xây dựng sân vui chơi

* Góc nghệ thuật

- Gia đình con chuẩn bị gì để đón tết trung thu…

- Các bác hãy vẽ, tô màu, xé dán cho nhiều đồ chơi để chúng mình đón tết trung thu nhé…

- Cho trẻ biểu diễn bài hát về chủ đề.

* Góc sách

- Con nhìn thấy gì trong bức tranh này?

- Bạn Thư đang làm gì đấy?

- Bạn làm sách để tặng ai?

- Cô cho trẻ làm sách về tết trung thu

* Góc khoa học

- Để biêt mỗi loại tranh có bao nhiêu cái chúng minh làm thế nào

3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi

- Cô cho tổ trưởng của các góc tự giới thiệu về góc chơi của mình

- Cô nhận xét các góc chơi, động viên những góc đạt được kết quả cao.

- Chủ đề tết trung thu,...

- Có nhiều góc chơi

- Trẻ trả lời - Đến cửa hàng

- Xây dựng sân vui chơi - Trẻ trả lời

- Trẻ nặn, vẽ, xé, dán,…

- Trẻ biểu diễn

- Làm sách

- Phân loại tranh

- Tham quan góc chơi.

- Tổ trưởng tự giới thiệu

(5)

A.TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1.Hoạt động có mục đích.

- Dạo quanh sân trường, quan sát thời tiết thiên nhiên .

- Quan sát trò chuyện về các hoạt động trong ngày tết trung thu

2.Hoạt động vận động:

- Dung dăng dung dẻ

- Múa sư tử

3. Hoạt động tự do.

- Vẽ tự do trên sân

- Chơi với đồ chơi thiết bị bên ngoài (Đu quay, cầu trượt).

- Chơi với cát nước, vẽ hình trên cát, vật nổi vật chìm

- Biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết

- Thư giãn sau giờ học, phát triển khẳ năng quan sát của trẻ- Thư giãn sau giờ học, phát triển khả năng quan sát của trẻ.

- Phát triển vận động cho trẻ.

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

.

- Phát triển sự khéo léo, thẩm mỹ của trẻ

- Trẻ hứng thú trong khi chơi

-Sân trường sạch sẽ.

- Mũ dép cho trẻ, trang phục gọn gàng.

- Tranh tết trung thu

-Mũ sư tử, đèn ông sao

- Sân chơi

Trẻ làm theo sự chỉ dẫn của cô.

(6)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Hoạt động có mục đích

- Kiểm tra tình hình sức khỏe của trẻ, trang phục đồ dùng cá nhân xem có phù hợp với trẻ không?

- Cô cùng trẻ đi dạo quanh sân trườngquan sát các khu vực trong sân trường và hít thở không khí trong lành - Cô đặt câu hỏi đàm thoại, phù hợp với nội dung quan sát

+ Các con thấy thời tiết như thế nào?

+ Hôm nay đám mây có màu gì?

+ Các con quan sát xem trong tranh vẽ gì?

+ Các con hãy kể tên các hoạt động trong ngày tết trung thu ?

+ Các con thích hoạt động nào nhất ?

+ Vì sao con lại thích hoạt động phá cỗ dưới trăng ? - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe vào thời tiết giao mùa và không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.

2.Hoạt động vận động

- Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi

*TC: “Dung dăng dung dẻ”

- Cách chơi: Cô cho trẻ cầm tay nhau vừ đi vừa hát”

dung dăng…dẻ’ khi hát đến câu ngồi thụp…đây” trẻ phải nhanh chóng ngồi xuống

Luật chơi: Bạn nào không ngồi xuống sẽ phải hát 1 bài - Trò chơi Múa sư tử: Chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần

* TC: “Múa sư tử”

- Cách chơi: Cô cho trẻ đội mũ sư tử, rồi múa, một đến hai bạn làm đuôi sư tử.

- Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm chơi 1 lần.

- Cô bao quát trẻ chơi.

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.

3. Hoạt động tự do.

- Cô tổ chức cho trẻ vẽ tự do trên sân.

- Cô gợi ý cho trẻ vẽ theo ý thích của mình.

- Cô hướng dẫn trẻ chơi các thiết bị bên ngoài.

- Cô động viên trẻ chơi.

-Trẻ chơi cô bao quát trẻ tránh để trẻ xô đấy nhau và tranh dành đồ chơi của nhau.

- Dạo quanh sân trường và hít thở không khí trong lành

- Se lạnh.

- Màu xanh ạ.

- Tết trung thu ạ.

- Có phá cỗ, rước đèn...

- Vì được ăn. Nhiều bánh kẹo

- Vâng ạ.

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi.

(7)

A.TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG MUC ĐÍCH-YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG ĂN

. Trước khi ăn: trẻ rửa tay rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn.

2. Trong khi ăn: tổ chức cho trẻ ăn trưa

3. Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách.

- Trẻ biết mời cô và các bạn

- Trẻ biết được các thức ăn chất dinh dưỡng trong món ăn.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất ăn.

- Trẻ biết đi vệ sinh, uống nước, lau miệng

- Nước sạch, khăn mặt

bàn ăn, khăn ăn, các món ăn

HOẠT ĐỘNG NGỦ

1.Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Phản, chiếu, gối.

-Bài vận động-Quà chiều

(8)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 6 bước.

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

- Tổ chức cho trẻ rửa mặt:

2. Trong khi ăn:

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát trẻ ăn.

3. Sau khi ăn:

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ xếp ghế vào đúng nơi quy định, uống nước,lau miệng, đi vệ sinh.

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa mặt.

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn.

-Trẻ xếp ghế, đi vệ sinh.

Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Cô hát ru và vỗ về những trẻ khó ngủ.

- Cô đi sửa tư thế ngủ cho trẻ.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”

Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc.

- Trẻ ngủ

- Trẻ vận động

(9)

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều. - Trẻ ăn quà chiều

A.TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

1. Ôn tập

-Trò chuyện xem tranh về chủ đề

- Ôn lại các bài hát, bài thơ, câu chuyện đã được học,

2. Hoạt động góc theo ý thích của bé.

- Xếp đồ chơi gọn gàng.

- Cho trẻ ôn bằng các hình thức đọc thơ, hát, kể chuyện theo nhóm, lớp, cá nhân

- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi trẻ được tự mình chọn đồ dùng đồ chơi.

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề.

- Đồ chơi trong các góc

TRẢ TRẺ

3. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề

- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.

- Trả trẻ

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên.

- Rèn ghi nhớ cho trẻ.

- Nhận biết các ưu khuyết điểm của cá nhân trẻ và các bạn trong lớp.

- Trẻ sạch sẽ trước khi ra về

- Trẻ có thói quen lấy đồ dùng đúng nơi quy định

- Các bài hát về chủ đề.

- Cờ, bé ngoan

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

(10)

và chào cô và các bạn khi về với bố mẹ.

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỌNG CỦA TRÊ

1. Ôn tập

- Cho trẻ ôn bằng các hình thức đọc thơ, hát, kể chuyện theo nhóm, lớp, cá nhân

+ Cô cho trẻ hát bài “ Đêm trung thu”

+ Cô cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.

+ Tuần này chúng mình đang tìm hiểu về chủ đề gì ?

+ Các con hãy kể những hoạt động thường diễn ra vào tết trung thu ?

2. Hoạt động theo ý thích

- Cô gợi ý trẻ tự nhận góc chơi mình thích và vào đó chơi

- Cô cho xếp đồ chơi gọn gàng.

- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết với bạn bè.

- Cô bao quát trẻ chơi.

- Cô động viên những trẻ nhút nhát ra chơi.

- Trẻ hát, đọc thơ -Trẻ hát.

- Trẻ thi đua.

- Tết trung thu.

- Phá cỗ, xem trăng, rước đèn ạ.

- Chơi theo ý thích

3.Nêu gương

Bước 1: Ổn định tổ chức: Hát hoặc đọc thơ về chủ đề.

Bước 2: Biểu diễn văn nghệ

- Cho trẻ biểu diền văn nghệ những bài hát thuộc chủ đề.

Bước 3: Nhận xét nêu gương

+ Cô hỏi trẻ về các tiêu chuẩn bé ngoan.

+ Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan + Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

Bước 4: Tuyên dương thưởng cờ -> Cô nhận xét trẻ và cho trẻ cắm cờ.

Cô cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ra về - Cho trẻ lấy đồ dùng đúng nơi quy định - Cô giáo dục trẻ biết chào cô về với bố mẹ

- Trẻ biểu diễn theo nhạc

- Nêu các tiêu chuẩn bé ngoan.

- Trẻ tự nhận xét.

- Cắm cờ.

- Rửa tay chân sạch sẽ - Chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

(11)

B.HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 02 tháng 10 năm 2017

Tên hoạt động : Thể Dục: VĐCB: Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng thể dục

TCVĐ : Cáo và thỏ

Hoạt động bổ trợ: + Bài hát: Đêm trung thu.

I.Mục đích- Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết và thực hiện đúng kỹ thuật: Bò bằng bàn tay chân chui qua cổng thể dục.

- Biết cách chơi trò chơi.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát có chủ đích - Khả năng phối hợp tay và mắt.

3.Thái độ:

- Trẻ cẩn thận, tự tin khéo léo,thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh II, Chuẩn bị:

1.Đồ dùng của cô và trẻ:

- Cổng thể dục,mũ cáo và thỏ.

- Trang phục gọn gàng 2.Địa điểm:

- Ngoài sân

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRE

1.Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát: “Đêm trung thu”.

- Cô hỏi trẻ:

+ Bài hát nhắc đến gì?

+ Thức ăn đêm trung thu có những gì ?

+ Chúng mình thấy có những hoạt động gì trong ngày tết trung thu?

- Giáo dục trẻ vui vẻ với các bạn trong đêm trung thu, không nên quá nhiều đồ ngọt.

2.Giới thiệu bài

- Trong giờ thể dục hôm nay cô và các con cùng tập bài vận động cơ bản “Bò bằng bàn tay chân chui qua cổng thể dục” nhé.

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Khởi động:

- Đội hình vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy

- Trẻ hát.

- Tết trung thu.

- Có bánh nướng, bánh dẻo.

- Múa hát, vui chơi ạ.

-Vâng ạ

-Trẻ khởi động

(12)

nhanh, chạy chậm, đi thường.

- Cho trẻ về 3 hàng dọc.

b.Hoạt động 2:Trọng động:

* BTPTC: Cho trẻ tập các động tác theo cô:

+ ĐT1: Tay dang ngang gập sau gáy + ĐT2: Đứng quay người sang hai bên + ĐT3:Đứng đua một chân ra trước lên cao.

+ ĐT4: Bật tách khép chân

* VĐ Cơ Bản: “Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng”

+ Tập mẫu lần 1. không giải thích.

+ Tập mẫu lần 2: Giải thích. Cô hướng dẫn trẻ cách tập. Tư thế chuẩn bị các con cúi sát người xuống sàn nhà, lòng bàn tay, cẳng chân đặt sát sàn nhà mắt nhìn thẳng về phía trước, khi nào có hiệu lệnh của cô thì các con bò kết hợp chân nọ tay kia và chui qua cổng thật khéo không được chạm vào cổng nếu bạn nào không khéo thi sẽ làm đổ cổng, bò đến đích thì đướng dạy và đi về cuối hàng, bạn khác tiếp tục lên bò...

- Cô tổ chức cho trẻ tập

- Cô động viên trẻ tập ,sửa sai cho trẻ

* Trò chơi vận động: " Cáo và thỏ"

Cách chơi: Cô mời một bạn lên làm cáo và ở trong vòng tròn cô đã vẽ (Nhà cáo) các bạn còn lại làm những chú thỏ.Các chú thỏ sẽ đi kiếm ăn vừa đi vừa hát bài “ Trời nắng, trời mưa” Bạn cáo khi thấy thỏ ra ngoài chuồng sẽ chạy nhanh vồ bát thỏ

- Luật chơi: Bạn thỏ nào bị bạn cao bắt sẽ phải nhảy lò cò.

-.Cô tổ chức cho trẻ chơi c. Hoạt động3:Hồi tĩnh:

-Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1,2 vòng.

4.Củng cố giáo dục

- Hôm nay cô và các con học bài vận động cơ bản gì ? - Chơi trò chơi gì ?

Cô giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt 5.Kết thúc:

- Nhận xét – tuyên dương

- Trẻ tập động tác 3 lần x 8 nhịp 2 lần x 8 nhịp 3 lần x 8 nhịp 2 lần x 8 nhịp

- Trẻ quan sát cô tập mẫu

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi

- Trẻ đi nhẹ nhàng

- Bò bằng bàn tay chân chui qua cổng thể dục.

- Cáo và thỏ.

* Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của tr , kiến thức kỹ năng của trẻ)

……….

...

(13)

...

...

...

...

...

...

Thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2017

TÊN HOẠT ĐỘNG: KPXH –Trò chuyện về ngày tết trung thu Hoạt động bổ trợ: Nghe hát “ Chiếc đèn ông sao”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày 15/8 âm lịch hàng năm.

- Biết một số hoạt động chính trong ngày tết trung thu như múa sư tử, rước đèn ông sao, trông trăng phá cỗ, biết 1 số hoa quả bánh kẹo đặc trưng của tết trung thu

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, củng cố kỹ năng trả lời lưu loát, rõ ràng.

3. Thái độ:

- Trẻ chăm ngoan chú ý lắng nghe cô dạy, biết giữ gìn truyền thống của dân tộc

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ

- Tranh minh họa về tết trung thu.

- Một số đồ chơi của đêm trung thu, mâm ngũ quả và 1 số bánh kẹo, băng đài.

2. Địa điểm:

- Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cho trẻ nghe băng và xem múa phụ họa bài: Chiếc đèn ông sao.

+ Bài hát nói lên những gì?

+ Đèn ông sao thường có vào dịp nào?

+ Con biết những gì về ngày tết trung thu?

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng các con khám phá, tìm hiểu thêm

- Nghe bài hát

- Nói về ngày tết trung thu - Vào dịp tết trung thu - Trẻ kể những gì trẻ biết về tết trung thu

(14)

về Têt Trung Thu nhé.

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Quan sát 1số hoạt động của ngày tết trung thu.

-Tranh 1: hoạt động múa sư tử . + Bức tranh vẽ gì?

+ Múa sư tư còn gọi là múa gì?

+ Các con thấy đầu sư tử như thế nào?

+ Đuôi ra sao?

+ Có nhiều người tham gia múa sư tử không?

+ Các bạn nhỏ đang làm gì?

- Cô giới thiệu về các hoạt động.

- Tranh 2: Hoạt động trông trăng phá cỗ.

+ Trong tranh có những gì?

+ Bầu trời đêm trung thu như thế nào?

+ Bên mâm ngũ quả các bạn đang làm gì?

- Cô giới thiệu về tục lệ trông trăng phá cỗ.

* Hoạt động 2: Quan sát một số đồ chơi trong tết trung thu.

+ Đây là cái gì? Con biết những loại đồ chơi nào?

+ Con thích đồ chơi nào nhất? cách sử dụng như thế nào?

- Hướng dẫn cách sử dụng 1 số loại đồ chơi và cách bảo quản, biết tránh xa những loại đồ chơi nguy hiểm.

- Quan sát một số loại quả, bánh thường có trong tết trung thu.

+ Cô có mâm gì đây?

+ Đây là những quả gì? Quả có dạng gì ?Ăn có vị gì?

- Tương tự cô hỏi về các loại bánh.

- Giáo dục trẻ ăn xong phải để rác đúng nơi quy định.

4. Củng cố giáo dục

- Vâng ạ

- Vẽ về ngày tết trung thu - Gọi là múa lân

- Đầu sư tử đẹp - Đuôi dài.

- Có nhiều người tham gia - Các bạn đang nô đùa

- Có hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo

- Trăng tròn và sáng.

- Các bạn đang ca hát nhảy múa.

- Đèn ông sao, mặt nạ,….

- Con thích đèn ông sao, đèn lồng..

- Có mâm ngũ quả.

- Có quả bưởi, hồng, na bưởi ăn có vị chua…

(15)

- Hôm nay các con được tìm hiểu về gì?

- Các con thích hoạt động gì nhất trong đêm trăng rằm?

- Bây giờ cô cháu mình cùng nhau phá cỗ nhé.

5. Kết thúc

- Cô tổ chức cho trẻ chơi múa kỳ lân và phá cỗ liên hoan.

- Tìm hiểu về ngày tết trung thu

- Trẻ vui tết trung thu

* Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức kỹ năng của trẻ)

……….

...

...

...

...

Thứ 4 ngày 04 tháng 10 năm 2017 TÊN HOẠT ĐỘNG : Văn học – Thơ : Trăng ơi từ đâu đến Hoạt động bổ trợ: Hát “ Rước đèn dưới trăng”

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức

- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ biết tên tác giả.

2.Kĩ năng

- Phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ.

- Giúp trẻ ghi nhớ có chủ định.

3.Thái độ

- Biết yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên.

- BiÕt b¶o vÖ m«i trường .

II- CHUẨN BỊ

1. §å dïng của cô và của trẻ - Tranh minh hoạ cho bài thơ.

- Tranh kèm từ.

- Đài đĩa có bài bát về ngày hội trăng rằm.

2. Địa điểm.

- Trong lớp học

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định 1. Ổn định

- Cùng trẻ hát kết hợp vận động. “ Rước đèn dưới ánh trăng”

- Trò chuyện: Tết trung thu đã đến rồi, chúng mình

- Hát.

(16)

sẽ được phá cỗ, đón trăng rằm. Hôm nay cô sẽ cùng chúng mình ôn lại những kỷ niệm đẹp về tết trung thu nhé.

+ Gọi một số trẻ kể về tết trung thu trong ký ức của trẻ.

2. Giới thiệu bài

- Cô cũng có rất nhiều kỷ niệm về tết trung thu như:

mẹ cho cô đi chơi ở công viên hay dạo chơi ngoài đường sau đó về phá cỗ. và lần đâu tiên cô thấy ngỡ ngàng khi được ngắm nhìn vẻ đẹp cũng như ánh sáng lung linh của trăng rằm. Có một bài thơ rất hay về trăng rằm bài thơ có nội dung thế nào, tên bài thơ là gì? chúng mình cùng lắng nghe nhé.

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Đọc điễn cảm - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của tác giả Trần Đăng Khoa sáng tác đấy.

- Cho trẻ đọc tên bài thơ

- Giảng nôi dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của trăng rằm như là quả chín treo trên cành cây trước nhà, trăng rằm còn long lanh như mắt cá ngoài biển xanh, Trăng rằm còn như là quả bóng được bạn nào đá bay lên trời ngoài sân chơi. Đó chính là nội dung bài thơ

“Trăng ơi từ đâu đến”.

- Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh minh họa

- Thế các con cảm nhận về trăng rằm như thế nào?

- Bây giờ cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu thật kĩ về bài thơ nhé

* Hoạt động 2: Câu hỏi đàm thoại:

- Bài thơ có tên là gì?

- Trăng rằm khổ thơ đầu được ví như gì?

- Trăng như quả chín có mầu gì?

- Khổ thơ tiếp theo trăng từ đâu đến?

- Trăng được ví như mắt con gì?

- Trăng có hình gì?

- Kể về tết trung thu.

- Lắng nghe cô.

- Trẻ nghe.

- Đọc tên bài thơ, tìm chữ đã học.

- Nghe cô giảng nội dung

- Nghe cô đọc lần 2 - Tròn và đẹp ạ.

- Trăng ơi từ đâu đến.

- Như quả chín.

- Mầu hồng.

- Từ biển xanh diệu kỳ.

- Mắt cá.

- Hình tròn.

(17)

- Khổ thơ cuối trăng từ đâu đến?

* Giáo dục: Muốn được ngắm nhìn trăng trong những khung cảnh đẹp như vậy chúng ta phải biết bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ:

- Đọc từng câu: nếu trẻ chưa thuộc.

- Cho trẻ đọc cả bài: cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân.

- Luôn uốn nắn khuyến khích trẻ đọc.

- Cá nhân trẻ đọc 4. Củng cố giáo dục

- Các con vừa được đọc bài thơ gì?

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ 5. Kết thúc

- Cô cho trẻ hát bài “Gác trăng” và ra ngoài sân chơi

- Từ sân chơi.

- Trẻ đọc thơ.

- Trăng ơi từ đâu đến

- Hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức kỹ năng của trẻ)

……….

...

...

...

...

...

...

Thứ 5 ngày 05 tháng 10 năm 2017

TÊN HOẠT ĐỘNG: Làm quen với toán: Nhận biết phân biệt hình:Vuông tròn, chữ nhật, tam giác

Hoạt động bổ trợ: Hát “Chiếc đèn ông sao”

Trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết nhận biết, phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa hình tròn, hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật.

- Trẻ chơi thành thạo các trò chơi 2. Kỹ năng:

-Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ.

-Kỹ năng phán đoán, suy luận ở trẻ 3. Thái độ:

-Trẻ chăm ngoan chú ý lắng nghe cô dạy, có tinh thần đoàn kết bạn bè.Yêu quý trường lớp biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

(18)

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và của trẻ

- Hình tròn, hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật, các đồ dùng đồ chơi trong lớp có dạng hình học.

- Lô tô các hình học 2. Địa điểm:

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định lớp

- Cô cùng trẻ hát và vận động nhẹ nhàng theo bài hát

“ Chiếc đèn ông sao”

+Bài hát nói lên những gì?

+ Đèn ông sao thường có vào dịp nào?

+ Con biết những gì về ngày tết trung thu?

-Giáo dục trẻ yêu quí chơi đoàn kết cùng các bạn trong lớp chia sẻ đồ chơi cùng các bạn bảo vệ giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp.Yêu quí kính trọng các cô giáo trong trường

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay cô và các con sẽ nhận biết, phân biệt hình vuồng, tròn, chữ nhật, tam giác.

3. Hướng dẫn.

* Hoạt động 1: Trò chơi tìm hình xung quanh lớp.

- Các con nhìn xem quả bóng có hình gì?

- Ti vi hình gì ?

- Bảng tháp dinh dưỡng có hình gì ? - Đồng hồ có hình gì?

- À ! đúng rồi. Qủa bóng hình tròn, ti vi hình chữ nhật, Bảng tháp dinh dưỡng hình tam giác và đồng hồ hình vuông.

b.Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết phân biệt giữa 2 hình :hình tròn, hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật.

*Nhận biết hình tròn.

- Các con quan sát xem trên bảng cô có gì ? - Hình tròn có màu gì ?

- Hình tròn có lăn được không ?

- Để muốn biết hình tròn có lăn được hay không bây giờ cô mời các con hãy cầm rổ đồ chơi ra trước mặt rồi cầm hình tròn lăn lên bảng

- Các con sờ đường bao quanh xem như thế nào ?

-Trẻ hoạt động cùng cô - Kể về trường lớp

- Vâng ạ

- Hình tròn ạ.

- Hình chữ nhật ạ.

- Hình tam giác ạ.

- Hình vuông ạ.

- Trẻ lên chơi -Hình tròn.

- Màu vàng.

- Có ạ.

- Trẻ lăn.

- Trẻ sờ.

- Vì hình tròn không có các

(19)

- Tại sao hình tròn lại lăn được ?

- À ! Đúng rồi. Vì hình tròn được cấu tạo bởi đường cong khép kín, không có cạnh và không có góc.

* Nhận biết hình tam giác.

- Các con quan sát trên bảng có gì ? - Hình tam giác có màu gì ?

- Hình tam giác có lăn được không ? ( Cô cho trẻ lăn hình tam giác)

- Tại sao hình tam giác không lăn được ? - Các con thấy hình tam giác có mấy góc ? - Hình tam giác có mấy cạnh ?

- À! Đúng rồi. Vì hình tam giác có cạnh, có góc nhô ra không lăn được và hình tam giác có 3 góc và có 3 cạnh.

* Nhận biết hình vuông

Các con quan sát xem trên bảng cô có gì ? - Hình vuông có màu gì ?

- Để muốn biết hình vuông có mấy cạnh bây giờ cô mời các con hãy cầm rổ đồ chơi ra trước mặt rồi cầm hình vuông ra bảng

- Các con thấy hình vuông có bao nhiêu cạnh ? - 4 cạnh này như thế nào với nhau?

- À ! Đúng rồi. Hình vuông có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau.

* Nhận biết hình chữ nhật.

- Các con quan sát trên bảng có gì ? - Hình chữ nhật có màu gì ?

- Hình chữ nhật có mấy cạnh ?

- Các cạnh này có bằng nhau không ? - Hình chữ nhật có mấy góc ?

- À! Đúng rồi.Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc.

* Phân biệt hình tròn và hình tam giác.

- Hình tròn và hình tam giác có điểm nào khác nhau ? - À! Đúng rồi hình tròn có đường bao quanh và lăn được còn hình tam giác không lăn được, hình tròn không có các góc và các cạnh còn hình tam giác có 3 góc và 3 cạnh.

- Điểm giống nhau hình tròn và hình tam giác đều là hình học.

* Phân biệt hình vuông và hình chữ nhật.

- Hình vuông và hình chữ nhật có điểm nào khác nhau ?

- À! Đúng rồi. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau còn

cạnh.

- Hình tam giác.

- Màu xanh.

- Không ạ.

- Vì hình tam giác có các cạnh, góc.

- Có 3 góc ạ.

- Có 3 cạnh ạ.

- Hình vuông.

- Màu đỏ ạ.

- Trẻ nghe.

- 4 cạnh.

- 4 cạnh bằng nhau.

- Hình chữ nhật.

- Màu hồng ạ.

- Có 4 cạnh ạ.

- Không ạ.

- 4 góc ạ.

- Trẻ lắng nghe.

- Hình tròn lăn được, hình tam giác không lăn được.

- Đều là hình học.

- Trẻ trả lời.

(20)

hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- Điểm giống nhau hình tròn và hình tam giác đều là hình học, đều có 4 góc.

=>Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi c.Hoạt động 3: Luyện tập

* Trò chơi: Đội nào nhanh nhất.

- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”

- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp làm 3 đội chơi nhiệm vụ của 3 đội chơi làm sẽ phân loại hình tam giác ra một rổ và hình tròn ra một rổ hình vuông ra một rổ hình chữ nhật ra một rổ trong thời gian là một bản nhạc .

- Luật chơi: Đội nào phân loại nhanh và không phạm vào luật chơi đội đó chiến thắng.

- Cho trẻ chơi (cô bao quát trẻ ) - Động viên khuyến khích trẻ 4. Củng cố giáo dục

-Hôm nay cô cùng các con được học nhận biết phân biệt các hình gì ?

- Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?

5. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học - Cho trẻ ra chơi

- Trẻ chơi.

-Hình vuông, tròn, chứ nhật, tam giác ạ.

* Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức kỹ năng của trẻ)

……….

...

...

...

...

...

...

Thứ 6 ngày 06 tháng 10 năm 2017

TÊN HOẠT ĐỘNG : Tạo hình

Nặn bánh trung thu

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát “ Chiếc đèn ông sao”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết nặn 1 số loại bánh trung thu: bánh dẻo, bánh nướng, bánh đa…

- Biết được ý nghĩa của ngày tết trung thu.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, chú ý cho trẻ, cách cầm bút, tư thế ngồi đúng cách 3. Thái độ

(21)

Trẻ biết quý trọng sản phẩm mình làm ra.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ

- Một số loại bánh cô nặn mẫu.

- Bánh thật: bánh dẻo, bánh đa….

- Đất nặn, bảng, tăm tre, khăn lau.

2. Địa điểm:

- Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô và trẻ hát bài: chiếc đèn ông sao

* Trò chuyện với trẻ về tết trung thu,về các loại bánh trẻ được ăn .

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng các con nặn bánh trung thu nhé 3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Quan sát mẫu và đàm thoại + Cô có gì đây ?

+ Trong đĩa có những loại bánh gì?

+ Bánh dẻo có dạng gì, màu gì?

+ Bánh nướng có màu gì?

* Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ nặn

- Cô vừa nặn vừa hướng dẫn trẻ: Các con làm mềm đất, chia đất nhỏ ra từng phần. Dùng kĩ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt để tạo kiểu bánh các con thích.

* Hoạt đông 3: Trẻ thực hiện + Các con sẽ nặn bánh gì?

+ Cách nặn như thế nào? Con sẽ trang trí bánh như thế nào?

- Cô quan sát trẻ nặn.

* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.

- Trẻ hát

- Trò chuyện cùng cô.

- Vâng

- Đĩa bánh.

- Có bánh dẻo, bánh nướng.

- Có màu trắng.

- Có màu nâu.

- Trẻ nghe và quan sát cô nặn.

- Con nặn bánh dẻo bánh nướng

- Nặn bằng cach xoay tròn, lăn dọc, gắn đính...

(22)

+ Con đã nặn được những loại bánh gì?

+ Con thích sản phẩm nào? Vì sao?

- Cô nhận xét bài của trẻ nêu lên những bài cô thích và lý do cô thích.động viên khen ngợi trẻ kịp thời.

4. Củng cố giáo dục

- Các con vừa được học nặn cái gì ?

- Giáo dục trẻ không nên ăn nhiều đồ ngọt, phải đánh răng trước khi đi ngủ.

5 Kết thúc

-Cô nhận xét, tuyên dương.

- Trẻ nêu lên những sản phẩm mình thích.

- Nặn bánh trung thu ạ.

- Vâng ạ.

* Đánh giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức kỹ năng của trẻ)

……….

...

...

...

...

...

...

Hồng Thái Đông, ngày…tháng 9 năm 2017 Người duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô cho trẻ quan sát lớp học ngày tết và trò chuyện với trẻ về cách trang trí và các hoạt động ngày tết.. GD trẻ biết giữ nhà cửa sạch đẹp, ăn

Hoạt động 2: Quan sát tranh các trò chơi dân gian ngày tết3. + Các con có biết trò chơi gì

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hình thành phẩm chất: chăm

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hoạt động của GV Hoạt

- Cô cho trẻ quan sát lớp học ngày tết và trò chuyện với trẻ về cách trang trí và các hoạt động ngày tết.. GD trẻ biết giữ nhà cửa sạch đẹp, ăn uống

TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: Quan sát thí nghiệm vật nổi vật chìm Trò chơi vận động: Kéo co.. Chơi theo ý

Hoạt động có chủ đích: Quan sát bầu trời Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột2. Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài