• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - HÓA 9 ( Chương trình tính đến 15/1/2019).

(Chú ý câu chữ đỏ là đáp án)

CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ ( 60 câu) Câu 1. Dãy các chất đều là oxit bazơ

A. CuO, CO2, CaO. Na2O B. CO2, SO2, P2O5. N2O5

C. CuO, MgO, K2O, CaO D. CO2, CaO, FeO, CuO Mức độ: Biết

Câu 2. Dãy nào sau đây là oxit axit?

A. CO2,SO3,P2O5 , N2O5 B. MgO, ZnO, CO, CaO C. FeO, MgO, Na2O, BaO D. CO,ZnO, Al2O3, N2O5

Mức độ: Biết

Câu 3. Dãy nào chỉ oxit trung tính:

A. CO2,SO2, MgO B. CO, NO, H2O C. ZnO, Al2O3, SO3 D. MgO, ZnO, K2O Mức độ: Biết

Câu 4. 3,10 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ của dung dịch là

A. 0,05 M B. 0,5 M C. 0,10 M D. 1,0 M Mức độ: Vận dụng

Câu 5. Các bazơ kiềm là

A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3 C. NaOH, Mg(OH)2 Ba(OH)2

B. NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3 D. NaOH, KOH,Ba(OH)2

Mức độ: Biết

Câu 6. Dãy các Oxit đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. MgO, FeO, SO2, CaO B. MgO, FeO, Na2O, Al2O3

C.MgO, P2O5, K2O, CuO D.SO2, CO2, P2O5, BaO Mức độ: Thông hiểu

Câu 7. Những thí nghiệm nào sau đây tạo kết tủa trắng khi trộn:

A. Dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch axit H2SO4..

B. Dung dịch NaOH và dung dịch axit HCl.

C. Dung dịch HCl với oxit ZnO.

D. Dung dịch NaOH với Oxit CO2

Mức độ: Thông hiểu

Câu 8. Cho các cặp chất sau, cặp chất nào tác dụng được với nhau:

A. HCl với Cu C. H2SO4 với SO2 . B. HCl với Zn D. H2SO4 với CO2. Mức độ: Thông hiểu

Câu 9. Dãy nào sau đây là axit:

A. HCl, CaO, HNO3, SO2 C. HCl, H2S, H2SO4, HNO3

B. HCl, CO2, NaOH, NaCl D. CaO, CO2, KOH, HCl Mức độ: Biết

Câu 10. Chất nào sau đây làm quì tím chuyển thành màu đỏ:

(2)

A. Dung dịch NaOH C. ZnO B. Dung dịch HNO3 D. KCl Mức độ: Biết

Câu 11. Những bazơ nào sau đây tác dụng được với SO2?

A. KOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2 B. /Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH, NaOH

C. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 D. Mg(OH)2, Fe(OH)3, AgOH, Fe(OH)2

Mức độ: Thông hiểu

Câu 12. Các dãy sau, dãy nào toàn là muối tan;

A. NaCl, Fe(NO3)3, ZnSO4 B. CaCO3, AgCl, NaNO3

C. CaCO3, AgCl, BaSO4 D. NaOH, HNO3, AgCl Mức độ: Biết

Câu 13. BaZơ nào sau đây bị nhiệt phân huỷ?

A. NaOH B. Cu(OH)2 C. KOH D. Ba(OH)2

Mức độ: Thông hiểu

Câu 14. Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:

A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C. SO2, MgO, CuO, Ag2O. D. CO2, SO2, P2O5, SO3. Mức độ: Thông hiểu

Câu 15. Các cặp chất sau,cặp chất nào phản ứng được với nhau?

A. Cu(OH)2 và NaCl B. NaCl và H2SO4

C. NaCl và AgNO3 D. KOH và Na2CO3

Mức độ: Thông hiểu

Câu 16. Thuốc thử nào sau đây phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3: A. Dung dịch HCl B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch ZnSO4 D. Dung dịch BaCl2

Mức độ: Thông hiểu

Câu 17. Dãy các chất đều là muối không tan:

A. AgCl, CaCO3, BaSO4. B. AgCl, NaNO3, NaCl C. BaSO4, NaCl, Zn(NO3)2 D. NaCl, FeCl3, Mg(NO3)2

Mức độ: Biết

Câu 18. Phân nào là phân urê?

A. (NH4)2SO4 B. NH4NO3 C. Ca(NO3)2 D. CO(NH2)2

Mức độ: Biết

Câu 19. Thành phân chính của vôi sống có CTHH là:

A. Ca(OH)2 B. CaSO4 C. CaCO3 D. CaO Mức độ: Biết

Câu 20. Dãy các chất đều tác dụng NaOH:

A. AgCl, CaCO3, BaSO4, NaOH. B. AgCl, NaNO3, HCl C. H2SO4, CO2, CuSO4, SO2 D. NaOH, FeCl3, Mg(NO3)2

Mức độ: Thông hiểu

Câu 21. Trong các chất sau đây, chất làm quỳ tím chuyển màu xanh là:

A. H2O B. dd H2SO4 C. dd KOH D. dung dịch Na2SO4

Mức độ: Biết

(3)

Câu 22. Hòa tan SO2vào nước rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch hiện tượng xẩy ra là:

A. Quỳ tím hóa thành xanh B. Quỳ tím hóa thành đỏ C. Quỳ tím hóa thành vàng D. Quỳ tím không đổi màu

Mức độ: Thông hiểu

Câu 23. Công thức hóa học của muối ăn là:

A. NaCl, B. Cu(NO3)2 C. Zn(NO3)2 D. AlCl3, Mức độ: Biết

Câu 24. Dãy các chất không tác dụng với H2SO4 (loãng):

A. NaCl, CaCl2, H2SO4 , Cu B. Fe, CaCO3, CuO, BaCl2

C. Ba(OH)2, Mg, CaO D. NaOH, Al(OH)3, FeO Mức độ: Thông hiểu

Câu 25. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 8 gam muối sunfat của một kim loại hoá trị II rồi lọc kết tủa tách ra đem nung nóng thu được 4 gam oxit của kim loại hoá trị II đó.

Công thức muối sunfat là:

A. MgSO4 B. ZnSO4 C. CuSO4 D. FeSO4

Mức độ: Vận dụng cao

Câu 26. Để sản xuất vôi sống người ta:

A. Cho CaO vào nước B. Cho Ca vào nước C. Cho Ca tác dụng với axit D. Nung đá vôi ỏ nhiệt độ 9000c Mức độ: Thông hiểu

Câu 27. Khi cho dung dịch HCl tác dụng với CuO hiện tượng xẩy ra là:

A. Có khí thoát ra B. Có màu xanh xuất hiện, CuO tan dần C. CuO tan ra D. Có khí thoát ra đồng thời màu xanh xuất hiện

Mức độ: Thông hiểu

Câu 28. Đơn chất kim loại nào sau đây tác dụng với H2SO4 đặc nóng sinh ra khí mùi hắc:

A. Cu B. S C. H2 D. C

Mức độ: Thông hiểu

Câu 29. Nếu chỉ dùng NaOH thì có thể phân biệt được 2 muối trong mỗi cặp chất sau đây được không?

A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch K2SO4 B. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2

D. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl Mức độ: Thông hiểu

Câu 30. Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7:3. Vậy hợp chất có CTHH là:

A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe(OH)3 Mức độ: Vận dụng

Câu 31. Cho 140 kg vôi sống có thành phần chính là CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Biết vôi sống có 20% tạp chất không tác dụng với nước. Lượng Ca(OH)2 thu được là:

A. 144 (g) B. 140 (g) C. 148 (g) D.147 (g) Mức độ: Vận dụng

(4)

Câu 32. Sắt phản ứng với axit clohiđric: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2.

Nếu có 2,8 gam sắt tham gia phản ứng thìthể tích khí H2 thu được ở đktc là bao nhiêu?

A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 1,12 lít. D. 2,24 lít.

Mức độ: Vận dụng

Câu 33. Khối lượng của 0,5 mol O2 là bao nhiêu?

A. 1,6 gam B. 16 gam. C. 32 gam. D. 3,2 gam.

Mức độ: Vận dụng

Câu 34..Cho NaOH tác dung với dd CuSO4 hiện tượng xẩy ra là:

A. Có bọt khí xuất hiện B. Có kết tủa xanh lơ tạo thành C. Không có hiện tượng gì D. Có màu vàng xuất hiện

Câu 35.. Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/lít. Giá trị của của x là:

A. 0,2 (M) B. 0,25 (M) C. 0,4 (M) D. 0,32 (M) Mức độ: Vận dụng

Câu 36. Cho 4 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng dung dịch HCl dư tạo thành 448 lít khí (đkc). Khối lượng của muối CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 2 (g) B. 2,5 (g) C. 4 (g) D. 3 (g) Mức độ: Vận dụng

Câu 37. Cho 500 ml dung dịch NaOH 2M hoàn toàn vào 400 ml dung dịch HCl 5M, sau đó thử môi trường sau phản ứng bằng giấy quỳ tím. Thấy hiện tượng nào sau:

A. Quỳ tím chuyển màu vàng B. Quỳ tím chuyển màu đỏ C. Không có hiện tượng gì D. Quỳ tím chuyển màu xanh Mức độ: Vận dụng

Câu 38.. Cho 5,6 gam Fe tác dụng dung dịch HCl. Thể tích khí H2 thoát ra ở điều kiện chuẩn là:

A. 2,24 (l) B. 22,4 (l) C. 11,2 (l) D. 1,24 (l) Mức độ: Vận dụng

Câu 39.. Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được a (g) muối ăn. Giá trị của a là:

A. 58,5 (g) B. 5,85 (g) C. 59,5 (g) D. 85,5 (g) Mức độ: Vận dụng

Câu 40. Cho các chất : CuO ; SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; CuSO4. Dung dịch NaOH phản ứng được với :

A. Al2O3 ; Fe ; K2SO4 ; SO2 C. SO2 ; H2SO4 ; Cu(OH)2 ; Al2O3 B. Al2O3 ; H2SO4 ; SO2 ; CuSO4 D. H2SO4 ; Al2O3 ; Fe ; CuSO4

Mức độ: Thông hiểu

Câu 41. Chỉ dùng thêm nước và giấy quỳ tím có thể phân biệt được các oxit A. MgO; Na2O; K2O C. Al2O3; ZnO; Na2O B. P2O5; MgO; K2O D. SiO2; MgO; FeO.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 42. Khử 9,72 gam oxit của một kim loại hoá trị II bằng khí hidro thu được 7,8 gam kim loại. Công thức của oxit kim loại là

A. FeO B. ZnO C. CuO D. BaO Mức độ: Vận dụng

(5)

Câu 43. Các bazơ không tan là

A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, . C. NaOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3. B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH. D. Mg(OH)2, Fe(OH)3. Cu(OH)2, Mức độ: Biết

Câu 44. Cho các chất : Cu ; MgO ; NaNO3 ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; HCl ; Fe ; CO2. Axit sunfuric loãng phản ứng được với :

A. Cu ; MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2 C. CaCO3 ; HCl ; Fe ; CO2

B. MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; Fe D. Fe ; MgO ; NaNO3 ; HCl Mức độ: Thông hiểu

Câu 45. Cho 200 gam hỗn hợp NaCl và KCl tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 400 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối clorua trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 50% và 50% B. 14% và 86%

C. 20% và 80% D. 40% và 60%

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 46. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 8 gam muối sunfat của một kim loại hoá trị II rồi lọc kết tủa tách ra đem nung nóng thu được 4 gam oxit của kim loại hoá trị II đó.

Công thức muối sunfat là:

A. MgSO4 B. ZnSO4 C. CuSO4 D. FeSO4

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 47. Đốt cháy hết 0,36 g bột Mg trong không khí, thu được chất rắn A. Hoà tan hết A trong lượng vừa đủ là 100 ml dung dịch HCl loãng, thu được dung dịch A1. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng và nồng độ muối trong dung dịch A1 lần lượt là

A. 0,3M và 0,6M B. 0,15M và 0,3M C. 0,3M và 0,15M D. 0,6M và 0,3M Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 48. Đốt cháy kim loại M trong lượng dư oxi, thu được oxit trong đó M chiếm 70% về khối lượng. Kim loại M là

A. MgO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. CuO Mức độ: Vân dụng

Câu 49. Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:

A. CuO, CaO, K2O, Na2O. B. CaO, Na2O, K2O, BaO.

C. Na2O, BaO, CuO, MnO. D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 50. Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:

A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C. SO2, MgO, CuO, Ag2O. D. CO2, SO2, P2O5, SO3. Mức độ: Thông hiểu

Câu 51. Cho 0,84g Fe vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng ta thu được muối clorua và khí H2, biết hiệu suất phản ứng là 85%. Thể tích H2 thu được (đktc) là:

A. 0,15lít B. 0,2856 lít C. 0,1256 lít D. 0,2936 lít

(6)

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 52. Hòa tan 4,05g nhôm (Al) bằng 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Biết hiệu suất của phản ứng 75%. Thể tích H2 thu được (đktc) là:

A. 4,48 lít; B. 5,04 lít; C. 3,36 lít; D. . 4,04 lít;

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 53. Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5g PbO là:

A. 11,2 lít. B. 16,8 lít. C. 5,6 lít. D. 8,4 lít.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 54. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2 , CO2) , người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

A. HCl B. Ca(OH)2 C. Na2SO4 D. NaCl Mức độ: Thông hiểu

Câu 55. Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là :

A. 19,7 g B. 19,5 g C. 19,3 g D. 19 g Mức độ: Vận dụng

Câu 56. Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M . Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 4 g và 16 g B. 10 g và 10 g C. 8 g và 12 g D.14 g và 6 g.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 57.Pha dung dịch chứa 1 g NaOH với dung dịch chứa 1 g HCl sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường:

A. Axít . B. Trung tính. C. Bazơ. D. Không xác định.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 58. Để điều chế Cu(OH)2 người ta cho:

A. CuO tác dụng với dung dịch HCl B. CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH C.CuSO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 D. CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3

Mức độ: Thông hiểu

Câu 59.Trộn dung dịch có chứa 0,1mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

A. 8 g B. 4 g C. 6 g D.12 g Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 60. Để nhận biết dung dịch NH4NO3 , Ca(H2PO4)2 , KCl người ta dùng dung dịch A.NaOH B.Ca(OH)2 C.KOH D.Na2CO3 Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

(7)

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI ( 60 câu)

Câu 1: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

Mức độ: Biết

Câu 2: Dụng cụ bằng vật liệu nào sau đây không nên dùng chứa dung dịch bazơ?

Mức độ: Thông hiểu

Câu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất?

A. Cu. B. Al. C. Pb. D. Ba.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 4: Nhôm và sắt không phản ứng với

A. dung dịch bazơ. B. dung dịch HCl.

C. HNO3 và H2SO4 đặc, nguội. D. HNO3 đặc, nóng.

Mức độ: Biết

Câu 5: Dung dịch ZnCl2 có lẫn CuCl2. Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch ZnCl2?

A. Ba. B. Cu. C. Mg. D. Zn.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 6: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng?

Mức độ: Thông hiểu

Câu 7: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Cu, Ca, K, Ba. B. Zn, Li, Na, Cu.

C. Ca, Mg, Li, Zn. D. K, Na, Ca, Ba.

Mức độ: Biết

Câu 8: Hợp kim là

A. hợp chất của sắt với cacbon và các nguyên tố khác.

B. chất rắn thu được sau khi cho sắt tác dụng với cacbon.

C. chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy nhiều kim loại khác nhau hoặc kim loại và phi kim

D. chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của sắt và cacbon.

Mức độ: Biết

Câu 9: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là

A. Cu. B. Al. C. Pb. D. Fe.

A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Fe.

A. Cu + ZnCl2. B. Zn + CuCl2.

C. Ag + ZnCl2. D. Zn + ZnCl2.

(8)

A. Lần lượt NaOH và HCl. B. Lần lượt là HCl và H2SO4

C. Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng. D. Tất A, B, C đều đúng.

Mức độ: Vận dụng

Câu 10: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng?

A. Cu + HCl. B. Al + H2SO4 đặc nguội. C. Al + ZnCl2. D. Fe + H2SO4 đặc nguội. Mức độ: Biết

Câu 11: Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại là

A. có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao. B. dẫn nhiệt, dẫn điện, độ rắn cao.

C. độ rắn cao, khối lượng riêng lớn, cứng. D. có ánh kim, dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện.

Mức độ: Biết

Câu 12: Chọn mệnh đề đúng:

A. Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch bazơ.

B. Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch axit.

C. Al, Zn phản ứng với dung dịch bazơ.

D. Tất cả các mệnh đề trên đều sai.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 13: Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với axit.

B. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.

D. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với oxi.

Mức độ: Biết

Câu 14: Trong các kim loại Cu, Na, Mg, Ni, Ag, Zn. Hai kim loại nào dẫn điện tốt nhất là

A. Cu, Na. B. Zn, Ag. C. Mg, Ni. D. Cu, Ag.

Mức độ: Biết

Câu 15: Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại tăng dần là A. Fe, Cu, K, Mg, Al, Ba. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

C. Mg, K, Fe, Cu, Na. D. Zn, Cu, K, Mg.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của sắt là A. tác dụng với axit, bazơ, muối.

B. tác dụng với axit, HNO3 đặc nguội, tác dụng với muối.

C. tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối, không tác dụng HNO3 đặc nguội, không tác dụng H2SO4 đặc nguội.

D. tác dụng với axit, oxit axit, không tác dụng HNO3 loãng, tác dụng với muối.

(9)

Mức độ: Biết

Câu 17: Chọn mệnh đề đúng?

A. Thép là hợp chất của sắt và cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

B. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

C. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và các nguyên tố khác như: Si, Mn, S.

D. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% - 5%.

Mức độ: Biết

Câu 18: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2? A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

C. Mg, K, Fe, Al, Na. D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba.

Mức độ: Biết

Câu 19: Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:

A. Fe. B. K. C. Cu. D. Ag.

Mức độ: Biết

Câu 20: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong số tất cả các kim loại?

A. W (vonfam). B. Cr (crom). C. Fe (sắt). D. Cu (đồng).

Mức độ: Biết

Câu 21: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong số tất cả các kim loại?

A. Vonfam (W). B. Sắt (Fe). C. Đồng (Cu). D. Kẽm (Zn).

Mức độ: Biết

Câu 22: Kim loại nào sau đây là kim loại dẻo nhất trong số các kim loại?

A. Ag (bạc). B. Au (vàng). C. Al (nhôm). D. Cu (đồng).

Mức độ: Biết

Câu 23:Cho 29g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6g muối khan. Giá trị của V là

A. 6,72 lít. B. 13,44 lít. C. 22,4 lít. D. 4,48 lít.

Mức độ: Vận dụng

Câu 24: Để tác dụng hết với 20g hỗn hợp gồm Ca và MgO cần V ml dung dịch HCl 2M.

Thể tích V đó là

A. 400 ml. B. 450 ml. C. 500 ml. D. 550 ml.

Mức độ: Thông hiểu

(10)

Câu 25:

Cho 20 g hỗn hợp Mg và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 28g. Giá trị của V là:

A. 11,2 l. B. 22,4 l. C. 1,12 l. D. 2,24 l.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn.

Câu 26: Cho các phương trình hóa học sau:

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O (1) 2SO2 + O2 → 2SO3 (2)

Nếu cho 6,4g Cu tham gia phản ứng thì cần bao nhiêu lít O2 ở đktc để oxi hóa hoàn toàn lượng SO2 thu được thành SO3?

A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 2,8 lít. D. 3,36 lít.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 27: Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là

A. 34,2 g. B. 43,3 g. C. 33,4 g. D. 33,8 g.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 28:

Cho 4,2 g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl được 2,24 lít H2 ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 9,75g. B. 9,5g. C. 6,75g. D. 11,30g.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 29: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong số tất cả các kim loại?

A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.

Mức độ: Biết

Câu 30: Để tác dụng hết với 40g Ca cần V ml dung dịch HCl. Nếu để tác dụng hết với V ml dung dịch HCl đó thì khối lượng MgO cần lấy là

A. 36g. B. 38g. C. 40g. D. 42g.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 31: Cho a g kim loại đồng tác dụng hết với axit H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí ( đktc). Oxi hóa toàn bộ lượng khí sinh ra bằng O2 (giả sử hiệu suất là 100%) rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với nước được 200g dung dịch H2SO4 19,6%. Giá trị của a là

A. 19,2 g. B. 25,6 g. C. 32 g. D. 38,4 g.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

(11)

Câu 32: Chọn câu phát biểu đúng nhất:

Sắt, đồng, nhôm đều có những tính chất vật lí giống nhau:

A. Đều có ánh kim. B. Đều có tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

C. Đều có thể kéo dài và dát mỏng. D. Cả A, B, C.

Câu 33: Trong số các kim loại: Ag, Hg, Cu, Al kim loại nào nặng nhất?

A. Ag. B. Hg. C. Cu. D. Al.

Mức độ: Biết

Câu 34: Cho 1,44g kim loại M có hoá trị 2 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, phản ứng xong thu được 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch A. Khối lượng muối trong dung dịch A là

A. 7,2 g. B. 8,4 g. C. 9,6 g. D. 12 g.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 g bột sắt trong O2 dư. Chất rắn thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl được dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, kết tủa thu được đem nung trong không khí thu được Fe2O. Khối lượng Fe2O3 thu được là

A. 23 g. B. 32 g. C. 34 g. D. 35 g.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 36

Cho 10g hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 1,12 lít khí ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 15,5 g. B. 14,65 g. C. 13,55 g. D. 12,5 g.

Mức độ: Vận dụng ở cấp độ cao hơn

Câu 37: Cho 6,4g đồng tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, đồng tan hết. Khối lượng dung dịch H2SO4 thay đổi như thế nào?

A. Tăng thêm 6,4 g. B. Giảm đi 6,4 g.

C. Không thay đổi. D. Không xác định được.

Mức độ: Vận dụng

Câu 38: Cho 8g hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dụng dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít H2 ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 22,25g. B. 22,75g. C. 24,45g. D. 25,75g.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 39: Cho 1,38 g kim loại X hóa trị I tác dụng hết với nước cho 2,24 lít H2 ở đktc. X là kim loại nào trong số các kim loại cho dưới đây?

A. Li. B. Na. C. K. D. Cs.

Mức độ: Vận dụng

Câu 40: Có 4 chất ở dạng bột: Al, Cu, Al2O3 , CuO. Chỉ dùng một chất nào sau đây để nhận biết?

(12)

A. Nước. B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

Mức độ: Vận dụng

Câu 41: Cho 3,9g K tác dụng với 101,8 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 3,5%. B. 5,3%. C. 6,3%. D. 3,6%.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 42: Cho 23g Na tác dụng với 100g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 32,8%. B. 23,8%. C. 30,8%. D. 29,8%.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 43: Có 4 kim loại là: Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên?

A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Không có kim loại nào.

Mức độ: Biết

Câu 44: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. Thí dụ minh họa là cặp phản ứng nào sau đây?

A. Na + CuSO4 --> B. Zn + FeCO3 -->

C. Cu + NaCl --> D. Fe + CuSO4 -->

Mức độ: Biết

Câu 45: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may đánh vỡ nhiệt kế thủy ngân thì có thể dùng chất nào cho dưới đây để khử độc?

A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Nước. D. Nước vôi.

Mức độ: Vận dụng

Câu 46: Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. Không có hiện tượng gì xảy ra.

B. Đồng được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

C. Sắt bị hòa tan một phần và đồng được giải phóng.

D. Không có chất nào mới được sinh ra, chỉ sắt bị hòa tan.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 47: Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4. Để loại bỏ CuSO4 có thể ngâm vào dung dịch trên kim loại nào sau đây?

A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Pb.

Mức độ: Vận dụng

(13)

Câu 48: Để làm sạch một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất Zn, Sn, Pb thì cần khuấy mẫu kim loại thủy ngân này trong dung dịch nào cho dưới đây?

A. dung dịch ZnSO4. B. dung dịch SnSO4. C. dung dịch PbSO4. D. dung dịch HgSO4. Mức độ: Vận dụng

Câu 49: Đốt Al trong bình khí Cl2, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 7,1 g. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là

A. 27 g. B. 18 g. C. 40,5 g. D. 54 g.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 50: Khi thả một miếng nhôm vào ống nghiệm đựng nước ngay từ đầu ta không thấy có bọt khí H2 thoát ra. Nguyên nhân nào khiến Al không phản ứng với nước?

A. Al là kim loại yếu nên không có phản ứng với nước.

B. Al tác dụng với H2O tạo ra Al(OH)3 là chất không tan, ngăn không cho Al tiếp xúc với nước.

C. Al có màng oxit Al2O3 rắn chắc bảo vệ.

D. Nguyên nhân khác.

Mức độ: Biết

Câu 51: Số nguyên tử sắt có trong 280 g sắt

A. 10,1.1023. B. 20,1.1023. C. 25,2.1023. D. 30,1.1023.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 52: A là một loại quặng hematit chứa 60% Fe2O3. Khối lượng sắt có thể điều chế từ 1 tấn A là?

A. 0,32 tấn. B. 0,42 tấn. C. 0,23 tấn. D. 0,46 tấn.

Mức độ: Vận dụng

Câu 53: Y là một loại quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Khối lượng sắt tối đa có thể được chế từ 1 tấn Y là?

A. 0,504 tấn. B. 0,405 tấn. C. 0,304 tấn. D. 0,404 tấn.

Mức độ: Vận dụng

Câu 54: Một số hóa chất được để trên một ngăn kệ mới, có khung bằng kim loại. Sau một năm người ta thấy khung kim loại bị gỉ sét. Hóa chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

A. Rượu etylic. B. Dây nhôm. C. Dầu hỏa. D. Axit clohiđric.

Mức độ: Vận dụng

Câu 55: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào?

A. Ngâm trong dung dịch muối ăn. B. Ngâm trong dung dịch axit axetic.

C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Ngâm trong dung dịch CuSO4.

(14)

Câu 56: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào?

A. Để trong không khí khô. B. Ngâm trong nước có hòa tan khí oxi (không khí).

C. Ngâm trong nước cất. D. Ngâm trong dung dịch muối ăn.

Mức độ: Biết

Câu 57: Sau một ngày lao động người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại. Việc làm này có mục đích chính là gì?

A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt. B. Để không gây ô nhiễm môi trường.

C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động. D. Để kim loại đỡ ăn mòn.

Mức độ: Thông hiểu

Câu 58: Dãy kim loại nào sau đây được sắp theo thứ tự hoạt động hóa học tăng dần?

A. Na, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag. B. Al, Na, Zn, Fe, Pb, Sn, Ag, Cu.

C. Ag, Cu, Pb, Sn, Fe, Zn, Al, Na. D. Ag, Cu, Sn, Pb, Fe, Zn, Al, Na.

Mức độ: Biết

Câu 59: Điều khẳng định nào sau đây đúng?

Trong một phản ứng hóa học, số mol nguyên tử của các nguyên tố có mặt trong phản ứng A. luôn luôn thay đổi. B. luôn luôn không thay đổi.

C. có thể thay đổi hoặc không. D. không xác định được.

Mức độ: Biết

Câu 60 : Ngâm 1 cây đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) Sunfat (CuSO4) A. không có hiện tượng nào xảy ra

B. kim loại đồng màu đỏ bám bên ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi

C. một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại Cu bám ngoài đinh Fe và màu xanh lam của dd ban đầu nhạt dần

D. không có chất mới nào sinh ra, chỉ có 1 phần đinh sắt bị hòa tan .

Mức độ: Biết

ĐỀ KHẢO SÁT - CHƯƠNG III ( 50 câu) Câu 1:

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. lỏng và khí. B. rắn và lỏng.

C. rắn và khí. D. rắn, lỏng, khí.

Mức độ:Biết Câu 2:

Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với

A. hiđro hoặc với kim loại. B. dung dịch kiềm.

C. dung dịch axit. D. dung dịch muối.

Mức độ:Biết

(15)

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một kim loại hoá trị III trong khí clo. Sau phản ứng thu được 5,34 gam muối clorua. Kim loại đem đốt cháy là:

A. Au. B. Al.

C. Fe. D. Ga.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 4:

Clo là chất khí có màu

A. nâu đỏ. B. vàng lục.

C. lục nhạt. D. trắng xanh.

Mức độ:Biết Câu 5:

Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học

A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.

B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.

C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.

D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.

Mức độ:Biết Câu 6:

Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc.

B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.

C. mangan đioxit và axit nitric đặc.

D. mangan đioxit và muối natri clorua.

Mức độ:Thông hiểu Câu 7:

Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà .

B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn.

C. nung nóng muối ăn.

D. đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.

Mức độ:Thông hiểu Câu 8:

Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH, tạo thành A. dung dịch chỉ gồm một muối.

B. dung dịch hai muối.

C. dung dịch chỉ gồm một axit.

D. dung dịch gồm một axit và một muối.

Mức độ:Thông hiểu Câu 9:

Nước clo có tính tẩy màu vì

A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.

B. clo hấp phụ được màu.

C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.

D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.

Mức độ:Thông hiểu

(16)

Câu 10:

Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt.

Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là

A. 21,3 gam. B. 20,50 gam.

C. 10,55 gam. D. 10,65 gam.

Mức độ:Vận dụng Câu 11:

Các dạng thù hình của cacbon là

A. than chì, cacbon vô định hình, vôi sống.

B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.

C. cacbon vô định hình, kim cương, canxi cacbonat.

D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Mức độ:Biết Câu 12:

Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là

A. CuO, CaO, Fe2O3. B. PbO, CuO, ZnO.

C. Fe2O3, PbO, Al2O3. D. Na2O, ZnO, Fe3O4. Mức độ:Biết

Câu 13:

Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng (II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng

A. dung dịch HCl đặc. B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch CuSO4. D. nước.

Mức độ:Vận dụng Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy. Thể tích không khí (đktc) cần dùng là (biết

kk O2

V = 5V )

A. 4500 lít. B. 4250 lít.

C. 4200 lít. D. 4000 lít.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 15:

Để tạo muối NaHCO3 duy nhất thì tỉ lệ CO2 sục vào dung dịch NaOH là bao nhiêu?

A. 2 : 3 B. 1 : 2 C. 1 : 1 D. 1 : 3

Mức độ:Thông hiểu Câu 16:

Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là A. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3. B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3. C. K2CO3, KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2. D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3. Mức độ:Thông hiểu

Câu 17:

Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là

A. Na2CO3, CaCO3. B. K2SO4, Na2CO3. C. Na2SO4, MgCO3. D. Na2SO3, KNO3. Mức độ:Thông hiểu

(17)

Câu 18:

Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?

A. HCl và KHCO3. B. Na2CO3 và K2CO3. C. K2CO3 và NaCl. D. CaCO3 và NaHCO3. Mức độ:Thông hiểu

Câu 19:

Có 2 dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên?

A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Pb(NO3)2. Mức độ:Vận dụng

Câu 20:

Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là

A. 10,6 gam và 8,4 gam. B. 16 gam và 3 gam.

C. 10,5 gam và 8,5 gam. D. 16 gam và 4,8 gam.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 21:

Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch?

A. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. B. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3. C. Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3. D. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3. Mức độ:Vận dụng

Câu 22:

Cho 100 ml dung dịch BaCl2 1M tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch K2CO3. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 1M. B. 2M. C. 0,2M. D. 0,1M.

Mức độ:Vận dụng Câu 23:

Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

A. O, F, N, P. B. F, O, N, P.

C. O, N, P, F. D. P, N, O, F.

Mức độ:Biết Câu 24:

Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất A. đá vôi, đất sét, thủy tinh.

B. đồ gốm, thủy tinh, xi măng.

C. hiđrocacbon, thạch anh, thủy tinh.

D. thạch anh, đất sét, đồ gốm.

Mức độ:Biết Câu 25:

Thành phần chính của xi măng là:

A. canxi silicat và natri silicat. B. nhôm silicat và kali silicat.

C. nhôm silicat và canxi silicat. D. canxi silicat và canxi aluminat.

Mức độ:Biết

(18)

Câu 26:

Thành phần chính của thủy tinh thường là:

A. canxi silicat và natri silicat. B. nhôm silicat và kali aluminat.

C. nhôm silicat và canxi aluminat D. canxi silicat và canxi aluminat Mức độ:Biết

Câu 27:

Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+, nguyên tử có 9 electron.

B. Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, đầu nhóm VII.

C. X là 1 phi kim hoạt động mạnh.

D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.

Mức độ:Vận dụng Câu 28:

Các chất nào trong dãy tác dụng được với SiO2?

A. CO2, H2O, H2SO4, NaOH. B. CO2, H2SO4, CaO, NaOH.

C. H2SO4, NaOH, CaO, H2O. D. NaOH, Na2CO3, K2O, CaO.

Mức độ:Thông hiểu Câu 29:

Dãy các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là:

A. C, Br2, S, Cl2. B. C, O2, S, Si.

C. Si, Br2, P, Cl2. D. P, Si, Cl2, S.

Mức độ:Thông hiểu Câu 30:

Clo tác dụng với natri hiđroxit

A. tạo thành muối natri clorua và nước.

B. tạo thành nước javen.

C. tạo thành hỗn hợp các axit.

D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.

Mức độ:Thông hiểu Câu 31:

Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm

A. mặt nạ phòng hơi độc. B. ruột bút chì, chất bôi trơn.

C. mũi khoan, dao cắt kính. D. điện cực, chất khử.

Mức độ:Biết Câu 32:

Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C thì thể tích tối đa của khí CO2 thu được ở đktc là:

A. 1,12 lít. B. 11,2 lít. C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.

Mức độ:Vận dụng Câu 33:

Nhóm chất nào sau đây gồm các khí đều cháy được?

A. CO, CO2. B. CO, H2.

C. CO2, O2. D. Cl2, CO2.

Mức độ:Thông hiểu Câu 34:

Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là:

A. CO, H2. B. Cl2, CO2. C. CO, CO2. D. Cl2, CO.

Mức độ:Thông hiểu

(19)

Câu 35:

Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?

A. Sự hô hấp của động vật và con người. B. Cây xanh quang hợp.

C. Đốt than và khí đốt. D. Quá trình nung vôi.

Mức độ:Biết Câu 36:

Người ta dùng 22 gam CO2 hấp thụ 20 gam NaOH. Khối lượng muối tạo thành là:

A. 45 gam. B. 44 gam. C. 43 gam. D. 42 gam.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 37:

Dẫn 1,12 lít hỗn hợp khí gồm CO, H2 vừa đủ qua bột đồng (II) oxit nung ở nhiệt độ cao.

Khối lượng đồng thu được sau phản ứng là:

A. 2,0 gam. B. 1,2 gam. C. 3,2 gam. D. 4,2 gam.

Mức độ:Vận dụng Câu 38:

Khối lượng khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 gam than non chứa 69,5%

cacbon là:

A. 500,67 gam. B. 510,67 gam. C. 512,67 gam. D. 509,67 gam.

Mức độ:Vận dụng Câu 39:

Có một sơ đồ chuyển hoá sau:

MnO2 X FeCl3 Fe(OH)3. X có thể là:

A. Cl2. B. HCl. C. H2SO4. D. H2..

Mức độ:Vận dụng Câu 40:

Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là:

A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.

B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.

C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.

D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.

Mức độ:Vận dụng Câu 41:

Một hợp chất khí của R với hiđro có công thức RH3. Trong đó R chiếm 91,1765% theo khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kỳ mấy, nhóm mấy?

A. Chu kỳ 2, nhóm III. B. Chu kỳ 3, nhóm V.

C. Chu kỳ 3, nhóm VI. D. Chu kỳ 2, nhóm II.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 42:

Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư được a gam kết tủa màu trắng. Giá trị của a là:

A. 50. B. 60. C. 40. D. 30.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao Câu 43:

Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 chỉ tạo muối trung hòa.

CM của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là:

A. 0,55 M. B. 0,45 M. C. 0,5 M. D. 0,65 M.

(20)

Mức độ:Vận dụng Câu 44:

Nhóm chất gồm các khí đều phản ứng được với nước là:

A. CO, CO2. B. Cl2, CO2.

C. H2, Cl2. D. H2, CO.

Mức độ:Thông hiểu Câu 45:

Cho 2,24 lít CO2 (đktc) phản ứng với dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH. Khối lượng muối tạo thành là:

A. NaHCO3; 7,4 gam. B. Na2CO3; 8,4 gam.

C. NaHCO3; 8,4 gam. D. Na2CO3; 7,4 gam.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 46:

Khối lượng kết tủa tạo ra, khi cho 21,2 gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 là:

A. 3,94 gam. B. 39,4 gam.

C. 25,7 gam. D. 51,4 gam.

Mức độ: Vận dụng Câu 47:

Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

A. S, C, P. B. S, C, Cl2.

C. C, P, Br2. D. C, Cl2, Br2.

Mức độ:Thông hiểu Câu 48: Biết:

- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.

- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.

X, Y, Z lần lượt là:

A. Cl2, CO, CO2. B. Cl2, SO2, CO2. C. SO2, H2, CO2. D. H2, CO, SO2. Mức độ:Vận dụng

Câu 49:

Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư. Sau phản ứng thu được 1,9 lít khí clo (đktc). Hiệu suất của phản ứng là

A. 70%. B. 74,82%.

C. 80,82%. D. 84,82%.

Mức độ:Vận dụng ở cấp độ cao hơn Câu 50:

Dãy gồm các muối cacbonat

A. CaCO3, BaSO3, Mg(HCO3)2, K2CO3. B. BaSO3, NaHSO3, Mg(HSO3)2, Na2SO3. C. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3. D. Na2CO3, Ca(HSO3)2, Ba(HSO3)2, K2SO3. Mức độ:Biết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chú ý: Không được lấy các kim loại kiềm (Na, K, ...) và kiềm thổ (Ca, Sr, Ba) mặc dù chúng đứng trước nhiều kim loại nhưng khi cho vào nước thì sẽ tác dụng với nước

Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn2. Lọc bỏ kết tủa, cô

Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.. }

sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X.. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được m gam kết tủa, để lượng kết tủa

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắnA. Giá trị m tối

thêm dd NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rối nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 14,5 gam chất rắn.tính khối lượng Cu bám trên mỗi kim loại và nồng độ

Lọc kết tủa, đun nóng dung dịch lại thấy có 4 gam kết tủa nữa... Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết

Thủy phân hoàn toàn peptit Ala-Ala trong dung dịch NaOH dư, sản phẩm tạo thành có công thức làA. Etylmetylamin có