• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: 06/ 12/ 2019

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 09/12/2019

TOÁN

TIẾT 66:

CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết chia một tổng cho một số

2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số để thực hành tính.

3. Thái độ: Học sinh tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp và nhận xét bài bạn.

+ HS 1: 268 x 532 + HS 2: 475 x 205 - GV nhận xét II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với tính chất một tổng chia cho một số.

2. So sánh giá trị của biểu thức - Ghi lên bảng hai biểu thức:

(35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7

- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên

+ Giá trị của hai biểu thức (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 như thế nào so với nhau?

- Vậy ta có thể viết:

(35 + 21): 7 = 35: 7 + 21: 7

* Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số

+ Biểu thức (35 + 21): 7 có dạng như thế nào?

+ Hãy nhận xét về dạng của biểu thức.

35 : 7 + 21: 7 ?

+ Nêu từng thương trong biểu thức này.

+ 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21):

7

+ Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21):

7 ?

- Hs lên bảng làm theo yêu cầu

- HS nghe giới thiệu.

- HS đọc biểu thức

- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào giấy nháp.

(35 + 21): 7 và 35 : 7 + 21: 7

= 56: 7 = 8 = 5 + 3 = 8 - Bằng nhau. (đều bằng 8)

- HS đọc biểu thức.

+ Có dạng là một tổng chia cho một số.

+ Biểu thức là tổng của hai thương

+ Thương thứ nhất là 35: 7, thương thứ hai là 21: 7

+ Là các số hạng của tổng (35 + 21).

+ 7 là số chia.

(2)

+ Qua hai biểu thức trên, em hãy rút ra công thức tính và qui tắc?

*Vận dụng: (45+ 36) : 9 3. Luyện tập:

Bài 1:

a) Tính bằng hai cách.

+ GV gọi HS lên bảng. Lớp làm vở

- GV nhận xét

b) Tính bằng hai cách (theo mẫu)

+ GV hướng dẫn bài mẫu. Sau đó gọi HS lên bảng.

- GV nhận xét

+ Khi chia một tổng cho một số em làm thế nào?

* Gv chốt : Củng cố tính chất chia một tổng cho một số.

Bài 2. Tính bằng hai cách (theo mẫu) + Bài tập yêu cầu gì?

+ Các biểu thức trong bài có dạng gì?

+ Muốn tính được bằng hai cách em làm thế nào?

- GV hướng dẫn bài mẫu.

- Nhận xét.

+ Khi chia một hiệu cho một số em làm thế nào?

* Gv chốt : Củng cố tính chất chia một hiệu cho một số.

Bài 3

- HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm được số nhóm của cả hai lớp em phải biết gì?

+ Làm thế nào để tìm được số nhóm của mỗi lớp?

+ Số nhóm của cả hai lớp được tìm thế

+ Công thức: (a + b): c = a: c+ b: c

- HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nêu lại.

- HS vận dụng tính và nêu kết quả:

(45 + 36) : 9 = 45 : 9 + 36 : 9 = 5 + 4 = 9 Bài 1:

+ HS nêu yêu cầu.

(15 + 35): 5 (80 + 40): 4

= 50 : 5 = 10 = 120 : 4 = 30 (15 + 35): 5 (80 + 40): 4

= 15: 5 + 35: 5 = 80: 4 + 40: 4

= 3 + 7 = 10 = 20 + 10 = 30 - Nhận xét, bổ sung.

- HS lên bảng.

18: 6 + 24: 6 60: 3 + 9 : 3 = 3 + 4 = 7 = 20 + 3 = 23 18: 6 + 24: 6 60 : 3 + 9 : 3 = (18 + 24) : 6 = (60 + 9) : 3 = 42 : 6 = 7 = 69 : 3 = 23 - Nhận xét, bổ sung.

Bài 2 - Hs trả lời

- Hs theo dõi, ghi nhớ - HS thảo luận theo nhóm.

- Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung.

a. (27 - 18) : 3 b. (64 - 32): 8 = 9 : 3 = 3 = 32 : 8 = 4 (27 - 18): 3 (64 - 32) : 8 = 27: 3 - 18: 3 = 64 : 8 - 32 : 8 = 9 - 6 = 3 = 8 - 4 = 4 - Hs nêu

Bài 3

- 2 hs đọc đề - Hs nêu Cách 1:

Bài giải.

Lớp 4A có số nhóm là:

32 : 4 = 8 ( nhóm ) Lớp 4B có số nhóm là:

(3)

nào?

+ Ai có cách giải khác không?

- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng giải.

- Chữa bài. Nhận xét đúng, sai.

+ Để tìm được kết quả 15 nhóm bạn đã làm thế nào?

* Gv chốt : Củng cố tính chất chia một tổng cho một số, áp dụng vào giải bài toán có lời văn. Lưu ý HS: Cách trình bày.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

- GV gọi HS nêu quy tắc một tổng chia cho một số.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.

28 : 4 = 7 ( nhóm ) Cả 2 lớp có số nhóm là:

8 + 7 = 15 ( nhóm )

Đáp số : 15 nhóm.

Cách 2:

Cả 2 lớp có số học sinh là:

32 + 28 = 60 ( học sinh ) Cả 2 lớp có số nhóm là:

60 : 4 = 15 ( nhóm ).

Đáp số: 15 nhóm.

- 2 hs nêu lại

- Lắng nghe, ghi nhớ.

--- TẬP ĐỌC

TIẾT 27:

CHÚ ĐẤT NUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất)

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm được toàn bài

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng can đảm, biết làm được những việc có ích.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng xác định giá trị

- Kĩ năng tự nhận thức bản thân.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

III. CHUẨN BỊ:

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh minh hoạ.

(4)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

+ Nêu ý nghĩa bài học - Nhận xét.

II. Bài mới:( 30’)

1. Giới thiệu bài: UDCNTT ( Phóng tranh chủ điểm)

- GV giới thiệu chủ điểm của tuần này.

+ Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em điều gì?

- GV đưa tranh

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em thấy trong tranh.

- GV trình chiếu tranh minh họa bài tập đọc: Em nhận ra những đồ chơi nào mà mình đã biết? (UDPHTM)

- Giới thiệu bài học: Tuổi thơ ai trong chúng ta cũng có rất nhiều đồ chơi. Mỗi đồ chơi đều có một kỉ niệm, một ý nghĩa riêng. Bài tập đọc hôm nay các sẽ làm quen với Chú Đất Nung.

2. Luyện đọc

- GV hoặc HS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Tết Trung thu ……đến đi chăn trâu

+ Đoạn 2: Cu Chắt …………đến lọ thủy tinh.

+ Đoạn 3: Còn một mình ……… đến hết.

- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm - Gọi 1 hs đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm cả bài.

Toàn bài đọc với giọng vui – hồn nhiên.

Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất:

chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu.

3. Tìm hiểu bài

+ Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù có hay thầy vẫn cho điểm kém.

- Nêu ý nghĩa bài học - Nhận xét, bổ sung.

- Hs nêu

- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

- HS đọc từ khó. HS luyện đọc câu văn dài - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- Lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn 1,...

+ Cu Chắt có các đồ chơi: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh,một nàng công chúa

(5)

+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?

+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?

- Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy.

+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?

+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?

+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?

+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?

- Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng Đất có thể nung trong lửa.

Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng:

Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích.

+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?

- Ông cha ta thường nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi

ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất.

+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm đoạn 2,3...

+ Cu Chắt cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng

+ Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa.

+ Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê.

+ Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến trái bếp,gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét, chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm

+ Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú là nhát / Vì chú muốn đuợc xông pha, làm nhiều việc có ích.

+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho:

Gian khổ và thử thách, con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.

(6)

luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc có ích cho cuộc sống.

+ Câu chuyện muốn nói về điều gì?

- Ghi ý chính

4. Luyện đọc diễn cảm

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp các đoạn

Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 2.

- Đọc mẫu đoạn văn.

- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm - Theo dõi, uốn nắn

- Tổ chức thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương hs đọc tốt

+ Bài tập đọc ca ngợi đức tính gì của chú bé đất?

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

- Câu chuyện có nội dung chính gì?

- GV nhận xét tiết học

- Về nhà đọc kĩ bài,chuẩn bị bài Chú Đất Nung (tiếp)

+ Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích...

- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài.

- Nghe đọc

- Luyện đọc phân vai theo nhóm đôi - Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Bình chọn người đọc hay.

- Chú bé đất can đảm muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong đám lửa đỏ

--- ĐẠO ĐỨC

TIẾT 14: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I.MỤC TIÊU:

Giúp học sinh hiểu:

- Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người . - Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo . Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo - Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo .

*GDQTE:

- Hs có quyền được giáo dục, quyền được học tập của em trai và em gái - Bổn phận của học sinh là kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo .

* GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.

- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng,biết ơn thầy cô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(7)

- Tranh vẽ các tình huống ỏ BT1 . - Bảng phụ ghi các tình huống - Giấy màu, băng dính, bút viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Em đã làm gì để thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ?

- Gv nhận xét.

2/ Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Tục ngữ có câu:

“Không thầy đố mày làm nên” ...

2.2. Nội dung:

Hoạt động 1:

Xử lí tình huống

- Gv nêu tình huống, yêu cầu Hs chú ý lắng nghe, dự đoán cách xử lí.

- Gv lần lượt ghi các ý kiến lên bảng, yêu cầu Hs chọn lựa cách giải quyết hợp lí nhất.

- Gv kết luận: Các thầy giáo, cô giáo không những truyền đạt, cung cấp cho chúng ta những tri thức của nhân loại mà còn dạy bảo chúng ta những điều hay, lẽ phải. Do đó các em phải biết ơn các thầy cô giáo.

- Vậy chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo ?

* Ghi nhớ: Sgk.

Hoạt động 2:

Làm bài tập 1 Sgk - Yêu cầu Hs thảo luận theo cặp.

- Gv nhận xét, kết luận: Em cần tỏ thái độ lễ phép, tôn trọng thầy giáo cô giáo.

Không nên có các hành động không tôn trọng thầy cô.

Hoạt động 3 Làm bài tập 3 - Gv nêu yêu cầu bài.

- Gv chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận

Hoạt động của học sinh - 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 1 Hs nhắc lại tình huống - Nối tiếp Hs phát biểu.

+ Các bạn lờ đi, không nói gì.

+ Các bạn hẹn nhau đến thăm cô.

- 1, 2 Hs đọc lại các cách giải quyết.

- 3, 4 Hs phát biểu, giải thích lí do.

- Lớp nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Hs phát biểu.

- 2 học sinh đọc ghi nhớ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

-1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận, ghi vào phiếu học tập..

(8)

viết vào giấy các cách thể hiện kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

- Gv: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô.

3. Củng cố, dặn dò.

- Thầy cô giáo có công lao thế nào đối với chúng ta ? Em cần làm gì để tỏ thái độ tôn trọng thầy cô ?

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ ca ngợi công ơn thầy cô.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 nhóm làm phiếu to dán bảng.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 3, 4 Hs trình bày.

- Lớp nhận xét.

--- Ngày soạn: 07/ 12/ 2019

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 10/12/2019

TOÁN

TIẾT 67:

CHIA CHO SỔ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs biết cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có một chữ số.

3: Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK Toán 4 .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - GV gọi HS lên bảng tính

18 : 6 + 24 : 6 và ( 37 – 2 ) : 7 - GV chữa bài, nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Thế nào là chia hết và chia có dư? Hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ qua bài: “Chia cho số có một chữ số”.

- GV ghi đề.

2. Hướng dẫn thực hiện phép chia

* Phép chia 128 472 : 6

- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện phép chia.

+ Vậy chúng ta phải thực hiện phép chia

- HS lên bảng làm bài.

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc phép chia.

- HS đặt tính.

+ Chia theo thứ tự từ phải sang trái

(9)

theo thứ tự nào?

- Cho HS thực hiện phép chia.

+ Phép chia 128 472: 6 là phép chia hết hay phép chia có dư?

* Phép chia 230 859 : 5

- GV viết phép chia 230859 : 5 = ?

- Gọi HS đặt tính để thực hiện phép chia này.

+ Phép chia 230 859 : 5 là phép chia hết hay phép chia có dư?

+ Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì?

3. Luyện tập- thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính - Cho HS tự làm bài.

+ Nhận xét về các phép tính ở phần a và b?

+ Số dư có đặc điểm gì?

* Gv chốt : Củng cố cách chia cho số có một chữ số. Lưu ý HS: Đặc điểm số dư.

Bài 2:

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi bể có bao nhiêu lít xăng

- 1 HS lên bảng,HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

- Kết quả và các bước thực hiện phép chia như SGK.

128472 6

8 21412

24

07

12

0

- Vậy 128 472: 6 = 21 412 + Là phép chia hết - HS đặt tính và thực hiện phép chia. - Kết quả và các buớc thực hiện phép chia như SGK 230859 5

30 46171 08

35

09

4

- Vậy 230 859: 5 = 46 171 (dư 4) + Là phép chia có số dư là 4. + Số dư luôn nhỏ hơn số chia. Bài 1 - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở a) b) 278157 3 158735 3 08 08

21 92719 27 52911

05 03

27 05

0 2 Bài 2:

- HS đọc đề toán.

- Hs trả lời

(10)

em làm thế nào?

- Cho HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng, sai.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

* Gv chốt : Củng cố cách giải bài toán có lời văn, áp dụng cách chia cho số có một chữ số để tìm kết quả.

Bài 3: Giải toán

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Để tìm số hộp xếp được và số áo thừa ra em làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng, sai.

+ Để tìm được kết quả 23406 hộp và thừa 2 cái áo con đã làm thế nào?

- Kiểm tra kết quả cả lớp.

* Gv chốt : Củng cố cách giải bài toán có lời văn, áp dụng cách chia cho số có một chữ số để tìm kết quả. Lưu ý: Dư cũng chính là thừa.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - GV hệ thống bài

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tiết 68

- 1 HS lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở.

Tóm tắt:

6 bể: 128610 lít xăng 1 bể: ……….lít xăng?

Bài giải

Số lít xăng có trong mỗi bể là:

128610: 6 = 21435 (lít) Đáp số: 21435 lít Bài 3:

Tóm tắt:

8 cái áo: 1 hộp

187 250 cái: ... hộp, thừa ... hộp?

Bài giải

Có thể xếp vào số hộp và số áo thừa ra là:

187250 : 8 = 23406 (dư 2)

Đáp số: 23406 hộp

và còn thừa 2 áo.

- Lắng nghe, ghi nhớ

--- CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

TIẾT 14:

CHIẾC ÁO BÚP BÊ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn bài: “Chiếc áo búp bê”.

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn s /x hoặc ất/ âc 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, sạch sẽ cho học sinh khi viết.

II. CHUẨN BỊ:

- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết cả đoạn văn (chỉ những câu văn có chỗ trống cần điền) trong BT 2a hoặc 2b.

- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để các nhóm thi.

(11)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Gọi HS lên bảng viết bài

+ Lỏng lẻo, nóng nảy, lung linh, tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo,...

- Nhận xét về chữ viết của HS.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn văn Chiếc áo búp bê và làm các bài tập chính tả.

2. Hướng dẫn HS viết chính tả

* Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi hs đọc đoạnn viết

+ Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?

* Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.

* Viết chính tả

- GV đọc cho HS viết bài.

* Soát lỗi và chấm bài - GV đọc cho HS soát bài.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: (Bài tập lựa chọn)

b. Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu 2 dãy HS lên bảng làm tiếp sức.

Mỗi HS chỉ điền 1 từ.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- Kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

Bài 3: (Bài tập lựa chọn) a) Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát bảng nhóm. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.

- HS lên bảng.

- Lắng nghe.

- 1 học sinh đọc thành tiếng.

+ Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp, cổ cao, tà loe, mép áo viền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.

- HS viết từ khó.

- Các từ ngữ: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm,đính dọc,nhỏ xíu …

- HS viết bài.

- HS trao vở soát bài.

Bài 2:

- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.

- Thi tiếp sức làm bài.

- Nhận xét bổ sung.

Lời giải: lất phất, đất,nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm.

a. xinh xinh, trong xóm, xúm xít, màu xanh, ngôi sao, khẩu súng, sỡ, xinh nhỉ, nó sợ

Bài 3

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm theo nhóm.

- Báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- Sấu, siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý,

(12)

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

- GV gọi HS viết lại một số từ đã viết sai.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về nhà viết lại các từ sai và chuẩn bị bài sau.

sành sỏi, sát sao,...

- Xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê,..

b) Chứa tiếng có vần ât / âc:

- chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, bất nhân, khật khưỡng, lất phất, - lấc cấc, xấc xược, lấc láo, xấc xáo - Hs thực hiện.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 27:

LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết một dạng câu hỏi có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.

3. Thái độ: Ý thức dùng từ đặt câu đúng.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ. Phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?

+ Hãy đặt 2 câu hỏi: câu dùng để hỏi người khác,1 câu tự hỏi mình.

- Nhận xét chung II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết trước ta đã biết câu hỏi dùng để làm gì? Hôm nay chúng ta học bài: “Luyện tập về câu hỏi”. GV ghi đề.

2. Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu...

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS đặt câu GV hỏi: Ai còn cách đặt câu khác?

+ Câu hỏi dùng để hỏi về...

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 1: - 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn, đặt câu sửa chữa cho nhau.

- Lần lượt HS nói câu mình đặt.

a) Ai hăng hái nhất và khỏe nhất?

(13)

- Nhận xét chung về các câu hỏi của HS.

* Gv chốt : Củng cố về tác dụng của câu hỏi; cách vận dụng trong nói, viết và cách đặt câu hỏi.

Bài 2: ( Giảm tải)

Bài 3: Tìm từ nghi vấn trong các câu sau.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

* Gv chốt : Củng cố đặc điểm của câu hỏi và cách nhận biết câu hỏi.

Bài 4: Với mỗi từ hoặc cặp từ...

+ Gọi HS đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn.

- Nhận xét HS về cách đặt câu.

* Gv chốt : Củng cố cách đặt câu hỏi với các cặp từ, từ nghi vấn.

Bài 5: Câu nào không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS trao đồi trong nhóm.

+ Thế nào là câu hỏi?

- Trong 5 câu có dấu chấm hỏi ghi trong SGK, có những câu là câu hỏi nhưng cũng

Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì?

Chúng em thường làm gì trước giờ học?

c) Bến cảng như thế nào?

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở dâu?

Bài 3:

- 1 HS đọc thành tiếng

- 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân các từ nghi vấn. HS dưới lớp gạch chì vào SGK.

a) Có phải chú bé Đất trở thành Đất Nung không?

b) Chú bé Đất trở thành Đất Nung phải không

c) Chú bé Đất trở thành Đầt Nung à?

- Nhận xét chữa bài trên bảng Bài 4:

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Các từ nghi vấn:+ có phải - không?

+ phải không?

+ à?

- HS lên bảng đặt câu, dưới lớp đặt câu vào vở.

+ Có phải cậu học lớp 4B không?

+ Cậu muốn chơi với chúng tớ lắm phải không?

+ Bạn thích chơi đá bóng à?

Bài 5:

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau.

+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết. Phần lớn câu là để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi là để tự hỏi mình...

+ Câu a, d là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều mà bạn chưa biết.

+ Câu b, c, e không phải là câu hỏi. Vì câu b là nêu ý kiến của người nói. Câu c, e là nêu ý kiến đề nghị.

- Nghe, ghi nhớ

(14)

có những câu không phải là câu hỏi. Chúng ta phải tìm xem đó là câu nào, và không được dùng dấu chấm hỏi.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) + Nêu cách nhận biết câu hỏi.

- GV nhận xét tiết học

- Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.

- 2, 3 hs nêu

- Lắng nghe, ghi nhớ

--- LỊCH SỬ

TIẾT 14: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

I/ Mục tiêu:

- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:

+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

- Thấy được mối quạn hệ gần gũi , thân thiết giữa vua với quan , giữa vua với dân dưới thời nhà Trần .

- Ham hiểu biết và yêu thích lịch sử Việt Nam.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập, Sgk.

III/ Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 - 1077) ?

- Gv nhận xét.

2/ Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Nêu nhiệm vụ tiết học.

2.2. Nội dung:

Hoạt động 1:

Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.

- Yêu cầu Hs đọc Sgk : Từ đầu ...

thành lập” để trả lời:

- Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào ?

- Nhà Trần thay thế nhà Lý như thế nào ?

- Nhà Trần thành lập năm nào ? - Gv kết luận: Nhà Trần thay thế nhà Lý là điều tất yếu.

Hoạt động của học sinh - Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

*Hoạt động cá nhân.

- 1 Hs đọc to - Lớp đọc thầm.

+ Nhà Lý suy yếu, triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.

+ Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng ...

- Năm 1226 nhà Trần thành lập.

(15)

Hoạt động 2:

Nhà Trần xây dựng đất nước.

- Yêu cầu Hs theo dõi Sgk, thảo luận cặp hoàn thành phiếu sau:

Đánh dấu X vào những chính sách nhà Trần thực hiện:

+ Đứng đầu nhà nước là vua.

+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.

+ Lập Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ.

+ Đặt chuông trước cung điện để dân kêu oan.

+ Cả nước chia thành các bộ, phủ, châu, huyện, ...

+ Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội.

- Dựa vào kết quả bài trên, nêu những việc cơ bản nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước ?

* Gv kết luận: Về cơ bản nhà Trần giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, phát luật, quân đội.

- Nhận xét về quan hệ giữa vua với quan , vua với dân ?

- Tìm sự việc chứng tỏ điều đó ? - Gv nhận xét, rút ra kết luận.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhà Trần ra đời như thế nào ?

- Nhà Trần có những chính sách gì để quản lí và xây dựng đất nước ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.

- Hs làm việc theo cặp.

- Hs đọc thầm Sgk đoạn còn lại.

- 1 Hs đọc yêu cầu phiếu học tập.

- Hs thảo luận làm bài.

- Đại diện Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

*Đáp án:

X- Đứng đầu nhà nước là vua.

- Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.

X- Lập Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ.

X- Đặt chuông trước cung điện để dân kêu oan.

X- Cả nước chia thành các bộ, phủ, châu, huyện, ...

X- Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội.

- 3, 4 Hs phát biểu, nhận xét.

- Tình cảm gần gũi, thân thiết.

- Đặt chuông ở thềm cung điện ...

- 2 Hs đọc - 3 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

--- KHOA HỌC

TIẾT 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 1. Mục tiêu:

- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,...

- Biết đun sôi nước trước khi uống.

- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất đọc còn tồn tại trong nước.

(16)

*BVMT: gd hs biết cách giữ vệ sinh nguồn nước sinh hoạt và bảo vệ môi trường.

2. Đồ dùng dạy học:

- Sgk, Vbt.

3. Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người ? - Gv nhận xét

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Nội dung:

Hoạt động 1:

Các cách làm sạch nước

- Gia đình hay địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ?

- Những cách như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ?

* K/l: Có 3 cách làm sạch nước + Lọc nước bằng giấy lọc, bông ...

tách các chất

+ Khử trùng nước, diệt vi khuẩn...

+ Đun sôi để diệt vi khuẩn.

Hoạt động 2:

Thực hành lọc nước

Bc 1: Tổ chức và hướng dẫn.

- Yêu cầu các nhóm lọc nước:

+ Quan sát, nhận xét về nước trước và sau khi lọc ?

+ Nước lọc xong uống được ngay chưa?

Bc 2: Trình bày.

- Gv giới thiệu cách sản xuất của các nhà máy nước.

Hoạt động 3:

Sự cần thiết của việc đun nước sôi - Nước được làm sạch như trên đã sử dụng được chưa ? Vì sao ?

- Muốn có nước uống được, ta phải làm gì ? Tại sao ?

- Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nêu các cách làm sạch nước ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

Hoạt động của giáo viên - 2 hs trả lời.

- Lớp bổ sung, nhận xét.

- Làm việc cả lớp.

- Hs liên hệ, trả lời.

+ Bể đựng cát, sỏi lọc, bình lọc, phèn chua, đun sôi.

- Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh.

- Hs chú ý lắng nghe.

- Hoạt động nhóm

- Các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị thí nghiệm.

- Hs làm việc.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Hs quan sát, lắng nghe.

- 2 học sinh mô tả lại.

- Làm việc cả lớp - Còn vi khuẩn nhỏ ...

- Để diệt hết các vi khuẩn.

- 1 học sinh trả lời.

(17)

- Chuẩn bị bài sau.

--- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

Bài 5: NHỚ ƠN THẦY CÔ GIÁO THEO GƯƠNG BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU

- Biết và hiểu được ý nghĩ của Bác Hồ về vai trò của thầy, cô giáo, sự vinh quang của nghề dạy học.

- Có ý thức và hành động đúng đối với thầy, cô giáo: trân trọng, biết ơn và làm theo lời dạy của thầy cô giáo.

- Biết ơn thầy, cô giáo II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống III. NỘI DUNG

a) Bài cũ:- Tại sao phải quý trọng thời gian? 2 HS trả lời b) Bài mới: Nhớ ơn thầy cô theo gương Bác Hồ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1:

-GV đọc tài liệu (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trang/18)

- Đối với những người làm nghề dạy học, Bác Hồ có những ý nghĩ và tình cảm như thế nào?

- Bác Hồ đã nghĩ gì về vai trò của các thầy cô giáo?

2.Hoạt động 2:

GV cho HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:

- Em hiểu thế nào về ý kiến của Bác Hồ: Những người thầy giáo tốt, dù không được thưởng huân chương nhưng vẫn là những người anh hùng?

3.Hoạt động 3:

- Em hãy kể một vài việc làm của em hoặc của các bạn trong lớp thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo?

- Em hãy viết thư đến thầy, cô giáo nhân ngày 20/11.

Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: Em làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo?

- Nhận xét tiết học

- HS lắng nghe

- HS trả lời cá nhân

- Hoạt động nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung

- Hoạt động cá nhân - HS làm trên giấy nháp -Vài HS đọc cho cả lớp nghe

---

BỒI DƯỠNG TOÁN

ÔN TẬP CHIA MỘT TỔNG ( HIỆU) CHO MỘT SỐ

(18)

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Biết chia một tổng cho một số. Biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Sgk, Vbt.

- Bảng nhóm.

III/ Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Đặt tính rồi tính:

386 ¿ 130; 465 ¿ 509 - Gv nhận xét.

2/ Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.3. Thực hành:

Bài 1:

a) Tính theo hai cách.

(36 + 54) : 9 (36 + 54) : 9 (80 - 32) : 8 (80 - 32) : 8 b) Tính giá trị biểu thức:

552 : ( 8 x 3) 336 : ( 7 x 2) -Yêu cầu HS làm bài: vở + bảng.

- Chữa bài.

=> TK: áp dụng quy tắc nào để làm bài?

Nêu quy tắc đó?

Bài 2 : Đặt tính rồi tính:

214608 : 3 460278: 9 701305 : 4 2968 x 809 - Hướng dẫn cách làm :

- Yêu cầu HS làm bài : vở + bảng.

- Chữa bài.

Bài 3

Có 9 thùng dầu, trong đó có 5 thùng màu xanh và 4 thùng màu vàng. Mỗi thùng màu xanh đựng 55 l dầu, mỗi thùng màu vàng đựng 10 l dầu. Hỏi trung bình mỗi thùng đựng bao nhiêu lít dầu?

- Yêu cầu HS đọc + tóm tắt BT.

Hoạt động của học sinh - 2 học sinh lên làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Gọi HS nêu yêu cầu.

a. Tính bằng 2 cách : (36 +54): 9

C1: (36 +54) : 9 = 90 : 9 = 10

C2: (36 + 54) : 9 = 36 : 9 + 54 : 9 = 4 + 6 = 10

C1 ( 80 - 32) : 8 = 48 : 8 = 6

C2: ( 80 -32) : 8 = 80 : 8 - 32 : 8 = 10 - 4

= 6 - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hs làm bài - Chữa bài

Bài giải

Năm thùng màu xanh đựng số dầu là:

55 x 5 = 275(lít)

Bốn thùng màu vàng đựng số dầu là:

10 x 4 = 40 ( lít)

Trung bình mỗi thùng đựng số lít dầu

(19)

- Hướng dẫn cách làm :

?- Muốn biết trung bình mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ta phải biết gì?

-Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò:

- Phát biểu tính chất chia một tổng cho một số ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

là:

( 275 + 40) : 9 = 35 ( lít) Đáp số: 35 lít

--- Ngày soạn: 08/ 12/ 2019

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 11/12/2019

TOÁN

TIẾT 68:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng chia một tổng (hoặc một hiệu) cho một số.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ:

- Sgk, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- GV gọi HS lên bảng nêu qui tắc “Chia một sô cho một tích”

- HS lên bảng đặt tính rồi tính : 12784 : 4 ; 320588 : 2

làm lại bài tập 1.

- GV chữa bài, nhận xét II. Bài mới:( 30’)

1. Giới thiệu bài

- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng thực hành giải 1 số dạng toán đã học

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng.

- HS lên bảng làm bài.

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe

Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.

- Hs nêu

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào vở.

67494 7 359361 9

(20)

- Chữa bài. Nhận xét đúng, sai.

+ Các phép chia vừa thực hiện có đặc điểm gì?

+ Số dư như thế nào với so với số chia?

+ Mỗi lần hạ một chữ số của số bị chia (mỗi lần chia) ta được gì?

* Gv chốt: Củng cố cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số

Bài 2

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bé số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Cho HS làm bài.

- GV nhận xét

+ Muốn tìm số lớn ( số bé ) trước như thế nào?

+ Có thể tìm số lớn trước được không? Vì sao?

* Gv chốt: Củng cố cách giải dạng toán

“Tìm hai số khi biết tổng ... hai số đó”, áp dụng cách chia cho số có một chữ số để giải.

Bài 3

- HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

+ Muốn tìm trung bình mỗi toa xe chở bao nhiêu ki- lô- gam hàng phải biết những gì?

+ Làm thế nào để tìm được số hàng 3 toa (6 toa) chở?

+ Để tìm trung bình mỗi toa xe chở được bao nhiêu ki- lô- gam hàng em làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng.

- Chữa bài. Nhận xét đúng, sai.

+ Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số em làm thế nào?

* Gv chốt: Củng cố cách giải dạng toán

44 9642 89 39929

29 83

14 26

0 81

0

42789 5 238057 8

27 8557 78 29575

28 60

39 45

dư 4 57 dư 1 - Nhận xét, bổ sung.

Bài 2

- HS đọc đề toán.

+ Số bé = (Tổng - Hiệu): 2 + Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2

- HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở.

a) Số bé là = (42506- 18472): 2 = 12017 Số lớn là = 12017 + 18472 = 30489 b. 137 895 và 85 287

Số lớn là:

(137 895 + 85 287) : 2 = 111591 Số bé là:

111591 - 85287 = 26304 Bài 3

- Hs đọc đề bài - Hs trả lời

- Hs tóm tắt và làm bài Tóm tắt:

3 toa - 1 toa chở: 14 580kg 6 toa - 1 toa chở: 13 275kg Trung bình 1 toa: ... kg?

Bài giải

Số toa xe chở hàng là:

3 + 6 = 9 ( toa ) Số hàng do 3 toa chở là:

14580 x 3 = 43740 ( kg ) Số hàng do 6 toa khác chở là:

13275 x 6 = 79 650 (kg)

Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là:

(21)

“Tìm số trung bình cộng của nhiều số”.

Bài 4: Tính bằng hai cách.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

+ Nhận xét, khen.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Nhận xét giờ học;

- Tuyên dương HS có ý thức học tốt.

- Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau

( 43740 + 79650 ) : 9 = 13710 (kg) Đáp số: 13710 kg.

Bài 4:

a) C1: (33164 + 28528): 4 = 61692 : 4

= 15423

C2: 33164: 4+ 28528: 4 = 8291 + 7132 = 15423

b) C1: ( 403494 - 16415 ) : 7 = 387079 : 7

= 55297

C2: (403494 - 16415) : 7 = 403494 : 7 - 16415:7 = 57 642 - 2345

= 55 297 - Lắng nghe, ghi nhớ.

--- KỂ CHUYỆN

TIẾT 14:

BÚP BÊ CỦA AI?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Dựa theo lời kể của thầy cô, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện.

2. Kĩ năng: Bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê 3. Thái độ: Ý thức giữ gìn,yêu quý đồ chơi.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa truyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó.

- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi II. Bài mới:( 30’)

1. Giới thiệu bài

- Tuổi thơ ai cũng có rất nhiều trò chơi nhưng có ai đã biết cần phải cư xử như thế nào với đồ chơi? và đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào? Chúng ta cùng học bài ngày hôm nay, câu chuyện “Búp bê của ai”.

2. Hướng dẫn kể chuyện

- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm

- 2 HS kể chuyện.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

(22)

rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần.

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

* Hướng dẫn tìm lời thuyết minh

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.

- Gọi các nhóm khác có ý kiến bổ sung.

- Nhận xét, sửa lời thuyết minh.

Tranh 1: Búp bê bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

Tranh 2: Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị cóng lạnh, tủi thân khóc.

Tranh 3: Đêm tối, không có váy áo, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố.

Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

Tranh 5: Cô bé may váy áo mới cho búp bê.

Tranh 6: Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

* Kể chuyện bằng lời của búp bê.

+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?

+ Khi kể phải xưng hô như thế nào?

- Gọi 1 HSNK kể mẫu trước lớp.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể.

- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất.

- Nghe kể chuyện

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

- Đọc lại lời thuyết minh.

+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện.

+ Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em.

- Lắng nghe.

Tôi là một con búp bê rất đáng yêu.

Lúc đầu, tôi ở nhà chị Nga. Chị Nga ham chơi, chóng chán. Dạo hè, chị thích tôi, đòi bằng được mẹ mua tôi.

Nhưng ít lâu sau, chị bỏ mặc tôi trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. Chúng tôi ai cũng bị bụi bám đầy người, rất bẩn.

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.

- 3 HS kể từng đoạn truyện.

(23)

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Câu chuyện muốn nói tới các em điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại chuyện trên cho người thân nghe.

- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

+ Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi + Đồ chơi cũng là một bạn tốt của mỗi chúng ta.

+ Búp bê cũng biết suy nghĩ,hãy biết quý trọng tình bạn của nó.

+ Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ, hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng … - Lắng nghe, ghi nhớ.

--- TẬP ĐỌC

TIẾT 28:

CHÚ ĐẤT NUNG

( tiếp theo ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân ( chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm được toàn bài

3. Thái độ: Giáo dục Hs biết ren luyện để làm được việc có ích.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng xác định giá trị

- Kĩ năng tự nhận thức bản thân - Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

III. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa bài đọc ( ƯDCNTT)

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. ( ƯDCNTT) IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Cu Chắt có những đồ chơi gì?

+ Nêu ý nghĩa bài học.

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Y/cầu HS quan sát tranh vẽ. (ƯDCNTT) - Tổng hợp ý kiến và giới thiệu bài.

2. Luyện đọc - 1 HS đọc bài.

- G Vchia đoạn: 4 đoạn.

+ Cu Chắt có có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa,...

- HS nêu ý nghĩa bài học.

- Lớp nhận xét.

- Quan sát, nêu nội dung tranh minh họa.

- Theo dõi đọc

+ Đoạn 1: Hai người ....công chúa

(24)

- Gọi Hs đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp:

+ Sửa lỗi phát âm.

+ Ngắt giọng ở câu dài, khó đọc - HS đọc thầm chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

( Như chú giải SGK )

- HS đọc nối tiếp lần 3, gọi HS nhận xét.

- HS đọc theo nhóm bàn.

- Gv đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài

* Gọi HS đọc từ đầu đến ...nhũn cả chân tay + Hãy kể lại tai nạn của hai người bột?

+ Đoạn vừa tìm hiểu kể lại chuyện gì?

- GV ghi bảng ý chính 1.

* Gọi HS đọc đoạn còn lại

+ Đất Nung làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bạn?

+ Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có hàm ý gì?

+ Đoạn cuối bài kể chuyện gì?

+ Đất Nung là người như thế nào?

*Chú đất Nung dũng cảm nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sông được người khác.

+ Nội dung chính của câu chuyện là gì?

- Tóm tắt ý kiến và chốt nội dung, ghi bảng 4. Luyện đọc diễn cảm

- Gọi hs đọc nối tiếp các đoạn

Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 4.

+ Đọc mẫu đoạn văn.

- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm + Theo dõi, uốn nắn

- Tổ chức thi đọc - Nhận xét.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- Yêu cầu HS đặt tên khác cho chuyện.

+ Đoạn 2: Gặp công chúa...chạy trốn.

+ Đoạn 3: Chiếc thuyền...se bột lại.

+ Đoạn 4: đoạn còn lại

- HS đọc nối tiếp ,gọi HS nhận xét.

- HS đọc theo nhóm bàn

- Nghe đọc

1. Tai nạn của hai người bột.

+ Hai người bột sống trong lọ thuỷ tinh rất buồn chán. Lão chuột già cạy nắp tha nàng công chúa vào cống, chàng kị sĩ phi ngựa đi tìm nàng và bị chuột lừa vào cống. Hai người gặp nhau và cùng chạy trốn.

Chẳng may họ bị lật thuyền, cả hai bị ngâm nước, nhũn cả chân tay.

2. Đất Nung cứu bạn.

+ Đất Nung nhảy xuống vớt họ lên bờ phơi nắng.

+ Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, không sợ nước, không bị nhũn.

+ Thông cảm ( hoặc xem thường, hoặc khuyên hai bạn cần dũng cảm rèn luyện qua thử thách, khó khăn..)

+ Là người dũng cảm, dám tự rèn luyện trong khó khăn để trở thành người có ích.

- Phần mục tiêu.

- 2, 3 em nhắc lại nội dung.

- Hs phân vai

- 4 em đọc phân vai, nêu giọng đọc phù hợp

* Đoạn đọc diễn cảm:

- 4 hs đọc nối tiếp đoạn - Nghe, ghi nhớ

- Luyện đọc phân vai theo nhóm đôi

- Vài em thi đọc diễn cảm trước

(25)

- Nhận xét giờ học, dặn Hs luyện đọc và chuẩn bị bài sau.

lớp.

+ Bình chọn người đọc hay.

+ Khuyên mọi người dám dũng cảm rèn luyện qua thử thách để trở thành người có ích.

- Tiếp nối nhau đặt tên.

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức + Đất Nung dũng cảm.

+ Hãy rèn luyện để trở thành người có ích.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

--- KHOA HỌC

TIẾT 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I. Mục tiêu:

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:

+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.

+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.

+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,...

- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.

*) GDBVMT& MTBĐ: Giúp hs hiểu mối liên hệ giữa nguồn nước và nước biển, sự ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển, do vậy HS có ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước ở mọi nơi và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

*) TKNL: hs biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước II. Các KNS cơ bản được giáo dục

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.

- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước (quan diểm khác nhau về việc tiết kiệm nước) III Đồ dùng dạy học:

- Sgk, giấy khổ to.

IV. Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các cách làm sạch nước và tác dụng của chúng ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Nêu nhiệm vụ tiết học.

2. Nội dung:

Hoạt động của giáo viên - 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(26)

Hoạt động 1:

Các biện pháp bảo vệ nước

B1: Gv chia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm qsát 2 tranh.

- Mô tả những gì có trong hình vẽ ? - Theo em, việc đó là nên hay không nên làm, vì sao ?

B2: Gv theo dõi, hướng dẫn.

B3: Trình bày

?- Muối ăn được làm từ nguyên liệu gì?

* Tất cả các nguồn nước suối, sông, ...đều chảy dồn đến đâu?

?- Để có nguồn nước biển sạch ta cần bảo vệ nguồn nước từ đâu?

Bạn cần biết: Sgk - Yêu cầu hs tự liên hệ:

Gv: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, ... là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước.

- Em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước ?

Hoạt động 2:

Khuyến khích vẽ tranh cổ động B1: GV khuyến khích những hs có khả năng vẽ những bức tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.

B2: Thực hành B3: Trình bày

- Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Làm việc theo nhóm

- Hs về nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.

- Hs thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Hình 1, 2 là việc không nên làm + Hình 4, 5, 6 là việc nên làm.

- Lớp nhận xét.

- 3 hs đọc

- Hs chú ý lắng nghe.

- Hs suy nghĩ phát biểu.

+ Quét dọn sân giếng.

+ Không vứt rác bừa bãi.

+ Không đục phá đường ống.

- Những hs có khả năng tham gia vẽ.

- 2 hs trả lời.

--- ĐỊA LÍ

TIẾT 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(27)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ:

+ Trồng lúa là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước .

+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm . 2. Kĩ năng: Nhận biết nhiệt độ của Hà Nội: tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 0C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh .

3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.

* BVMT: - Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng + Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu

+ Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB + Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB

+ Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch + Trồng phi lao để ngăn gió

+ Trồng lúa, trồng trái cây + Đánh bắt nuôi trồng thủy sản II. CHUẨN BỊ:

- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.( ƯDCNTT)

- Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐB Bắc Bộ (GV và HS sưu tầm).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Trình bày hiểu biết của em về nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ ? - Gv nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.

2. Các hoạt động

* Hoạt động 1: ĐBBB vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.

- ƯDCNTT: Đưa bản đồ ĐBBB, chỉ và giảng: Vùng ĐBBB với nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước. Vậy có những nguồn lực chính nào đã giúp ĐBBB trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1- mục 1- SGK:

*BVMT: ĐBBB có những thuận lợi nào để

- 2 hs lên bảng trả lời.

- Lớp nhận xét.

* Hoạt động 1:

- Quan sát, lắng nghe

- 1 hs đọc trước lớp, lớp đọc thầm

(28)

trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?

- Chốt: Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân ĐBBB đã biết trồng lúa nước từ xa xưa và có rất nhiều kinh nghiện về trồng lúa nước nên ĐBBB trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước.

+ Hãy kể một số câu tục ngữ ca dao nói về kinh nghiệm trồng lúa của người dân ĐBBB mà em biết?

- Công việc trồng lúa rất vất vả và gồm nhiều công đoạn. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem đó là công đoạn gì.

- GV đưa ra các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (Đảo lộn thứ tự).

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự các công việc phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

+ Nêu thứ tự các công việc phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo?

+ Em có nhận xét gì về công việc sản xuất lúa gạo của người dân ĐBBB.

- Chốt: Người dân ĐBBB tần tảo, vất vả 1 nắng 2 sương để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần quý trọng sức lao động và kết quả lao động của họ:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần.

- Chuyển ý: Với những điều kiện thuận lợi đó thì ngoài việc trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước thì ĐBBB còn trồng trọt được gì và chăn nuôi được gì nữa, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.

- HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nối tiếp nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐBBB?

- Chốt: Ngoài lúa gạo, người dân ĐBBB còn trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá. Đây là nơi nuôi

+ Nhờ có đất phù sa, màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm.

- Lắng nghe

+ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

+ Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

- Hs quan sát

+ Làm đất® gieo ma, nhổ mạ, cấy lúa®

chăm sóc lúa ® gặt lúa ® tuốt lúa ® phơi thóc.

+ Rất vất vả và nhiều công đoạn.

- Lắng nghe

- Ngoài ra ĐBBB còn trồng và nuôi:

+ Ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả.

+ Nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, đánh bắt cá vào loại nhiều nhất nước ta.

(29)

lợn, gà, vịt vào loại nhiều nhất nước ta.

+ Vì sao nơi đây lại nuôi nhiều lợn, gà, vịt?

- Chuyển ý: Do là vựa lúa thứ 2 nên có sẵn nguồn thức ăn lúa gạo cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời cũng có các sản phẩm như ngô, khoai làm thức ăn. Mặt khác, điều kiện đất đai, nguồn nước cũng giúp ĐBBB sản xuất được nhiều lúa, gạo, chăn nuôi lợn, gà. Còn điều kiện thời tiết lại giúp ĐBBB trở thành vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.

* Hoạt động 2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh - Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- GV đưa bảng nhiệt độ của HN và giới thiệu: Bảng nhiệt độ trung bình của HN ở các tháng trong 1 năm. Nhiệt độ ở HN cũng phần nào thể hiện nhiệt độ của ĐBBB.

- Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận:

+ Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng?

Khi đó nhiệt độ như thế nào?

+ Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?

+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?

+ Kể tên một số loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB?

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Chốt: Nguồn rau xứ lạnh này làm cho nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao.

Khí hậu mùa đông lạnh giúp vùng ĐBBB trồng được nhiều loại cây, tuy nhiên nhiều khi trời rét quá lại gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng, vật nuôi. Do đó người dân phải có những biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

* BVMT: Yêu cầu HS kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

+ Do sẵn nguồn thức ăn và lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám ngô, khoai.

- Lắng nghe

- 2 bàn - 1 nhóm.

+ Kéo dài 3 đến 4 tháng, lúc đó nhiệt độ hạ thấp dưới 20oC.

+ Mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về.

+ Thuận lợi: trồng nhiều cây vụ đông.

+ Khó khăn: Nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.

+ Cà rốt, su hào, bắp cải, ...

- Lắng nghe

- 2-3 em đọc ghi nhớ.

+ Phủ kín ruộng mạ, sưởi ấm cho gia cầm,

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

[r]

- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện phẩm chất khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ); Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng

Câu hỏi ngoài dùng để hỏi những điều mình chưa biết thì câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định và nêu lên yêu cầu, mong muốn,

Trong 1 vài tình huống ta có thể đặt câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn.... Hiểu thêm được một số tác dụng khác của câu

Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏiB. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người,