• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 10

Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2021 TOÁN

TIẾT 67. BẢNG CHIA 9 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: bài giảng ĐT

- HS: Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn; vở li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: “ Điền đúng điền nhanh”

+ Nêu 1 số phép tính trong bảng nhân 9:

VD: 9 x 2 = ? 9 x 6 =? 9 x 7 = ? 5x 9 = ? 8 x 9 =? 9 x 9 = ? - Kết nối kiến thức

- GTB

- HS tham gia chơi, điền KQ nhanh, đúng

- Lắng nghe- HS đọc đề bài 2. HĐ hình thành kthức mới (15 p)

*) Hướng dẫn lập bảng chia 9

*HS lập được bảng chia 9 và học thuộc lòng bảng chia 9

- GV dùng các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 9 thành 1 công thức chia 9 . - GV đưa ra một tấm bìa có 9 chấm tròn (yêu cầu HS làm cùng mình) + 9 lấy một lần thì được mấy ? GV viết ; 9 x 1 = 9

+ Lấy 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được mấy nhóm ?

- GV ghi : 9 : 9 = 1

- HS thao tác cùng GV

+ … 9 lấy 1 lần được 9

+… 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được 1 nhóm

- Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có 1 phép chia 9).

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhẩm tính với bảng chia 9

(2)

- GV cho HS QS và đọc phép tính : 9 x 1 = 9 ; 9 : 9 = 1

- Tương tư như vậy hướng dẫn các em tìm hiểu các phép tính :

9 x 2 = 18 ; 18 : 9 = 2 9 x 3 = 27 ; 27 : 9 = 3

- Qua 3 ví dụ trên em rút ra kết kuận gì ?

-Vậy các em vận dụng kết luận vừa nêu tự lập bảng chia 9.

- Gọi đại diện nhóm nêu

*)HTL bảng chia 9:

- Nhận xét gì về số bị chia? Số chia?

Thương?

-Tổ chức cho HS HTL bảng chia 9 - GV gọi HS thi đọc

- GV nhận xét chung – Chuyển HĐ

+… khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia .

- HS các nhóm tự lập bảng chia 9 . - Đại diện các nhóm nêu kết quả - HSTL.

- HS tự HTL bảng chia 9

- HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 9 - HS đọc xuôi, ngược bảng chia 9 3.Hoạt động thực hành (15 phút)

Bài 1 : Tính nhẩm

- Cho HS chơi TC “Truyền điện”

-Yêu cầu HS dựa vào bảng chia 9 nêu miệng kết quả

Bài 2 : Tính nhẩm

- GV giúp các em củng cố mối quan hệ giữa nhân và chia (khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì ta được kết quả là thừa số kia)

Bài 3: Bài toán

- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.

- GV nhận xét, chốt lại

4. HĐ ứng dụng (4 phút) Bài 4:

* Làm việc cá nhân – Cả lớp

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính.

18 : 9 = 2; 27 : 9 = 3; 63 : 9 = 7 45 : 9 = 5; 72 : 9 = 8; 63 : 7 = 9

* Làm việc cá nhân - Cả lớp

- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả tính nhẩm

9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 45 : 9 = 5 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 45 : 5 = 9 54 : 6 = 9 63 : 7 = 9 ..

* Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Cả lớp - HS tự tìm hiểu đề toán. Làm bài vào vở - Chia sẻ kết quả trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải

Mỗi túi có số ki - lô - gam gạo là:

45 : 9 = 5 (kg)

Đ/S: 5 (kg) gạo

* Cá nhân – Cả lớp

- HS tự tìm hiểu đề toán. Làm bài vào vở

(3)

- GV đánh giá - nhận xét 7 – 10 bài - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải

Số túi gạo có là:

45 : 9 = 5 (túi) Đ/S: 5 túi gạo.

- Về nhà tiếp tục HTL bảng chia 9. Thực hiện các phép chia cho 9

- Ôn lại các bảng chia đã học. Tìm ra mối liên quan giữa chúng.

*) Củng cố dặn dò: 2p

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

===================================================

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG. ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2) - Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì? với 2-3 từ ngữ cho trước

- Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, phát triển các năng lực học tập.

*GDBVMT:- Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Giáo án trình chiếu - Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) - Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh hát: “Quê hương tươi đẹp”.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (28 phút):

Bài 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua viết từ ngữ vào hai nhóm.

- Học sinh tham gia chơi.

Đáp án:

Nhóm Từ ngữ

1. Chỉ sự vật ở quê hương

Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.

2. Chỉ tình cảm đối với quê

Gắn bó, nhớ thương, yêu quý,

(4)

- Giáo viên tổng kết trò chơi, chốt đáp án, tuyên dương học sinh.

Bài 2: (Cặp đôi - Lớp)

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung bài.

- Gọi học sinh nêu kết quả.

- Mời 3 học sinh đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 từ được chọn.

- Cùng với học sinh nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Nhóm - Lớp)

- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm 4 để tìm kết quả.

- Giáo viên nhận xét chung.

4. HĐ vận dụng (4 phút)

Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

hương thương yêu, bùi ngùi, tự hào.

-Thảo luận nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Đáp án: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.

- 3 học sinh lần lượt đọc lại đoạn văn đã thay thế từ được chọn.

- 2 học sinh đọc nội dung bài tập 3.

- Học sinh trao đổi nhóm 4

- Đại diện nhóm nêu kết quả làm bài.

Ai làm gì?

Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ.

Mẹ đựng hạt giống đầy chiếc lá cọ.

Chị tôi đan nón lá cọ.

- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

- Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi nhóm đôi rồi chia sẻ trước lớp:

+ Bác nông dân đang cày ruộng./

+ Em trai tôi đang chơi bóng đá ngoài sân.

+ Những chú gà con đang mổ thóc ngoài sân.

+ Đàn cá đang bơi lội tung tăng.

*) Củng cố dặn dò: 2p

- Tìm thêm các từ thuộc chủ điểm Quê hương.

- Viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương, có sử dụng mẫu câu “Ai làm gì?”.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

(5)

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 9/11/2021

Tiếng việt

ÔN CHỮ HOA G (TIẾP THEO) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh), R, Đ, (1 dòng) viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng Ai về... Lao Thành Thục Vương (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ

- Kĩ năng viết đúng cỡ chữ, độ rộng, độ cao các con chữ.

- HS có ý thức rèn luyện chữ viết. Phát triển NL tư duy, sáng tạo.

*GDBVMT: - Giáo dục tình cảm quê hương.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Bài giảnG ĐT - Học sinh: vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Nhận xét kết quả luyện chữ của học sinh trong tuần qua. Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Ở trường cô dạy em thế.

- Học sinh viết: Gò Công, Tiền Giang.

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận

xét:

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 7 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

- G ( Gh), R, A, Đ, L, T, V.

- 7 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh viết bảng con: G ( Gh), R, A, Đ, L, T, V.

(6)

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Ghềnh Ráng.

=> Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định, là một bãi tắm đẹp của nước ta.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng xoắn như trốn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục Phán).

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- 2 chữ: Ghềnh Ráng.

- Chữ G, h, R, g cao 2 li rưỡi, chữ ê, n, a cao 1 li.

- Học sinh viết bảng con: Ghềnh Ráng.

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.

- Học sinh viết bảng: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa G (Gh).

+ 1 dòng chữa R, Đ.

+ 1 dòng tên riêng Ghềnh Ráng.

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

4. HĐ ứng dụng :Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

(7)

*) Củng cố dặn dò: 2p

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về địa danh, cảnh đẹp của quê hương, đất nước ta và luyện viết cho đẹp.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

===============================================================

TOÁN

TIẾT 68. LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bài AGĐT - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.

GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:

+) 27 : 9 =? 36 : 9 =? 45 : 9 = ? +) 54: 9 = ? 72: 9 =? 90 : 9 =?

(…)

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi

- Học sinh thi đua nêu nhanh và đúng kết quả phép tính.

- Lắng nghe 3. HĐ thực hành (25phút)

Bài 1 : Tính nhẩm

- Cho HS chơi TC “Truyền điện”

-Yêu cầu HS dựa vào bảng chia 9 nêu miệng kết quả

- Cho HS nhận xét 1 cột ở câu a) và 1 cột ở câu b) để rút ra KL.

Bài 2: Cá nhân - Cặp đôi – Lớp

- GV gợi ý cho HS dựa vào mối liên quan

* Làm việc cá nhân – Cả lớp

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính.

- Lấy tích chia cho thừa số này thì được kết quả là thừa số kia (câu a). Lấy SBC chia cho Thương thì được SC (câu b).

- HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trong cặp

- Thuộc bảng chia 9 vàvận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhẩm tính đúng với bảng chia 9.

(8)

giữa SBC, SC và Thương để tìm nhanh đáp số.

- Về cách trình bày, yêu cầu HS dóng thẳng hàng thẳng cột để trình bày, không nhất thiết phải kẻ bảng.

Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp

- HD tóm tắt để tìm hiểu nội dung bài toán:

Dự định xây: 36 ngôi nhà.

Đã xây: 1/9 số nhà Còn phải xây: ... nhà?

- Quan sát và gợi ý cách làm cho đối tượng M1, M2.

4. HĐ vận dụng (4 phút):

Bài 4: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp

- GV yêu cầu HS giải thích cách làm

- Chia sẻ kết quả trước lớp

- HS làm bài cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ trước lớp:

Bài giải:

Số ngôi nhà đã xây là:

36: 9 = 4 (ngôi nhà)

Số ngôi nhà còn phải xây tiếp là 36 - 4 = 32 (ngôi nhà) Đáp số: 32 ngôi nhà

- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp.

+ HS nêu cách làm: Đếm số ô vuông, sau đó lấy tổng số ô vuông chia cho 9.

a) 2 ô vuông.

b) 2 ô vuông.

*) Củng cố dặn dò: 1p

- Về nhà ôn lại bảng chia 9. Thực hiện các phép tính chia có số chia là 9.

- Tìm hiểu về tổng các chữ số trong mỗi SBC của bảng chia 9 để tìm ra điểm đặc biệt của chúng.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

.================================================================

Ngày thực hiện: Thứ 4 ngày 10/11/2021

TOÁN

TIẾT 69. CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.

- Rèn cho học sinh kĩ năng ước lượng thương trong tính toán.

(9)

II. ĐỒ DÙNG - GV: GAĐT - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút) : - TC "Nối nhanh, nối đúng"

9 x 7 56

7 x 8 63

32 : 8 8

72 :9 4

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. HĐ khám phá kiến thức (15 phút):

HD thực hiện phép chia:

* Ghi bảng: 72: 3 =?

- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép chia.

- Nêu cách thực hiện chia:

+ Vậy 72 : 3 = ?

* Ghi 65 : 2= ?

* Chốt kiến thức: Khi chia 1 số có 2 chữ số cho 1 số có 1 chữ số ta thực hiên theo những bước nào?

- Nêu thành phần và kết quả của phép tính - Hs thảo luận trong cặp để tìm ra cách làm - Nhắc lại cách thực hiện phép chia: Chia từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng chục.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ 7: 3 = 2 viết 2, 2 nhân 3 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1.

+ Hạ 2 được 12, 12 chia 3 bằng 4, 4 nhân 3 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0.

- Bằng 24

- HS tự tìm hiểu về phép chia sau đó tự làm ra bảng con.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

- Thực hiện theo 2 bước:

+ Bước 1: Đặt tính.

+ Bước 2: Thực hiện tính chia theo thứ tự từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng chục.

3. HĐ thực hành (15 phút):

Bài 1 : Tính * Làm việc cá nhân - Cả lớp - HS làm bảng con.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

(10)

- Nhận xét sửa chữa bài.

=> Nhắc nhở HS đặt tính đúng Bài 2:

-YC làm cá nhân, chia sẻ với các bạn

- Câu hỏi chốt KT: Muốn tìm 1/5 của 1 số ta làm thế nào?

Bài 3 : Bài toán - Gợi ý tóm tắt:

1 bộ: 3m

31m: ... ?bộ, dư ....? m

- GV quan sát, có thể gợi ý, hỗ trợ cách trình bày cho HS

- Đọc đồng thanh 2 phép tính thứ 3.

* Cá nhân - Cả lớp - HS làm bài cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

1 giờ: 60 phút 1/5 giờ: ...phút Bài giải:

Số phút của 1/5 giờ là 60 :5 = 12 ( phút ) Đ/S: 12 phút - Ta lấy số đó chia cho 5

* Cá nhân - Nhóm 2 - Cả lớp - HS tự tìm hiểu bài

- Làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

Ta có: 31 ; 3 = 10 (dư 1)

Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải

ĐS: 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải 4. HĐ vận dụng (3 phút)

Lớp 3A có 24 học sinh. Nếu xếp 3 em ngồi 1 bàn thì vừa hết số bàn. Vậy nếu xếp 2 em ngồi 1 bàn thì còn thiếu mấy bàn?

*) Củng cố dặn dò: 2p

- VN thực hiện các phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số cho thành thục.

- Làm btvn

- HS suy nghĩ làm bài vận dụng

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

==============================================================

ĐẠO ĐỨC

(11)

QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.

- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Phát triển NL: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

*) Giảm: BT 4, 5: Hướng dẫn HS tự học ở nhà. Bài tập 6: không yêu cầu làm II. ĐỒ DÙNG

- GV: Giáo án ĐT, máy tính.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(12)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Khởi động (3 phút):

- Cho HS nghe bài hát “Tình làng nghĩa xóm”

- Kết nối kiến thức. Giới thiệu bài mới

- Lắng nghe

- Nêu nội dung bài hát 2. HĐ Khám phá kiến thức: (30 p)

Việc 1: Tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm + Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được chuẩn bị trước).

+ Em đồng ý với cách xử lí của bạn nào?

Vì sao?

+ Qua tiểu phẩm tiểu phẩm trên em rút ra được học gì?

*GV kết luận: hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta. Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ họ lúc khó khăn cũng như khi hoạn nạn.

3. HĐ Khám phá kiến thức: (30p) Việc làm nào là đúng:

- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận.

- Treo phiếu thảo luận đã phóng to lên bảng để các nhóm lên điền kết quả.

Nội dung phiếu thảo luận:

Điền đúng (Đ) Sai (S) vào ¨.

¨ Giúp đỡ hàng xóm là việc làm cần thiết.

¨ Không nên giúp hàng xóm lúc họ gặp khó khăn vì như thế càng làm cho công việc của họ thêm rắc rối.

¨ Giúp đỡ hàng xóm sẽ gắn chặt hơn tình cảm giữa mọi người với nhau.

¨ Chỉ quan tâm, giúp đỡ hàng xóm khi họ yêu cầu mình giúp đỡ.

¨ Không được tự ý giúp đỡ hàng xóm vì như thế là vi phạm quyền tự do cá nhân

* Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp

- Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ lên bảng đóng tiểu phẩm.

- Lớp xem tiểu phẩm.

- Học sinh dưới lớp xem tiểu phẩm, tự suy nghĩ, sau đó 4 - 5 học sinh trả lời.

- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài học: hàng xóm là những người sống bên cạnh ta. Cần thiết phải giúp đỡ hàng xóm xung quanh.

- 1- 2 học sinh nhắc lại.

* Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp

- Nghe yêu cầu, nhận phiếu và tiến hành thảo luận.

- Sau 3 phút, đại diện các nhóm lên ghi kết quả trên bảng.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có kèm theo lời giải thích.

à Đúng.

à Sai.

à Đúng.

à Sai.

à Sai.

(13)

của mỗi người.

- Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng và lời giải thích (nếu học sinh chưa nắm rõ).

* Giáo viên chốt lại ý đúng (SGV trang 45)

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút):

- Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?

- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.

- Chia học sinh thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm, láng giềng

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận và lấy ví dụ minh họa cho từng câu.

1. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

2. Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.

3. Người xưa đã nói chớ quên

Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.

Giữ gìn tình nghĩa tương giao,

Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.

- N.xét, bổ sung giải thích thêm

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Làm việc cả lớp:

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.

*) Củng cố dặn dò: 2p - Nhận xét giờ học

- Yêu cầu hs vn sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, những mẫu chuyện nói về tình nghĩa hàng xóm, láng giềng.

Hoặc vẽ 1 bức tranh thể hiện tình làng nghĩa xóm.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=======================================

TẬP LÀM VĂN:

NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2) - Rèn thái độ tích cực. Phát triển NL giải quyết vấn đề sáng tạo, NL tư duy.

- Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, phát triển các năng lực học tập.

*GDBVMT:

(14)

- Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Giáo án ĐT, máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) - Kết nối kiến thức - GTB

- Hát bài: “Cùng múa hát dưới trăng”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ thực hành: (30 phút) Bài 2: (Cặp đôi - Cả lớp) - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên đưa bảng phụ ghi nội dung gợi ý (như sách giáo khoa).

- Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để nói về quê hương (Hoạt động theo cặp đôi).

- Yêu cầu học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để nói về quê hương tập nói trước lớp.

- Mời một số học sinh trình bày bài trước lớp.

- GV theo dõi nhận xét, sửa chữa.

- Thi nói về quê hương trước lớp.

- Giáo viên nhận xét chung.

*Liên hệ: Giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước bằng việc làm cụ

thể: Chăm ngoan,...

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- Nhẩm các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp.

- Từng cặp tập nói về quê hương theo gợi ý:

+ Quê bạn ở đâu?

+ Bạn yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương?

+ Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

+ Tình cảm của bạn đối với quê hương như thế nào?

- Học sinh nói trước lớp.

- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.

- 2- 3 cặp thi nói trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn nói hay.

3. HĐ vận dụng (5 phút) - Gọi hs kể về quê hương mình - Gv nhận xét

*) Củng cố dặn dò: 1p

- Nhận xét giờ học. VN Thực hành viết một bức thư giới thiệu về quê hương mình để làm quen với một bạn ở nơi khác.

- HS kể, nói về quê hương.

- một số hs kể trước lớp.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

(15)

Ngày thực hiện: Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2021 TOÁN

TIẾT 70. CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Phát triển NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, GAĐT

- HS: SGK. Các tấm bìa hình tam giác III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) : - Trò chơi: "Gọi thuyền"

- HD cách chơi và cho HS tham gia chơi

- Tổng kết TC – Kết nối bài học - Giới thiệu bài

- HS tham gia chơi:

+Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền...

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền A (Tên HS) + HS hô: Thuyền A chở gì ?

+ Trưởng trò : Chuyền A chở ...(nêu phép nhân hoặc chia cho 9)

+ HS A nêu kết quả - Lắng nghe

- Mở vở ghi bài 2. HĐ hình thành kiến thức mới

(13 phút):

Hướng dẫn HS thực hiện phép chia

78 : 4

- Gv kết hợp hỏi Hs và ghi bảng.

*78 : 4 = ?

- 7 chia 4 được 1 viết 1.

1 nhân 4 bằng 4; 7trừ 4 bằng 3.

- Hạ 8, được 38; 38 chia 4 được 9 viết 9 9 nhân 4 bằng 36 ; 38 trừ 36 dư 2 Vậy: 78 : 4 = 19 (dư 2 )

-Vài HS nêu lại

- Lớp đọc đồng thanh cách thực hiện phép chia trên.

* Áp dụng thực hiện phép tính 65 : 4 - HS tự đặt tính rồi thực hiện phép tính 65 : 4

- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(có dư ở các lượt chia).Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.

-Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và giải toán.

(16)

Lưu ý giúp đỡ đối tượng HS hạn chế biết đặt tính và ước lượng thương ở các lượt chia.

- Nhận xét chung

65 4 4 16 25 24 1

- Chia sẻ kết quả trước lớp 3. HĐ thực hành (15 phút):

Bài 1: (Cá nhân - Lớp)

- Lưu ý HS đặt tính đúng, ngay ngắn.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

*Lưu ý: GV yêu cầu HS trình bày bài giải ra vở nháp.

- Sau khi HS chia sẻ kết quả trước lớp, nếu HS có cách trình chưa hợp lý, GV gợi ý và hướng dẫn để HS có cách trình bày đúng. Sau đó cho Hs chép lại bài giải vào vở.

Bài 4: Tổ chức cho HS chơi TC

-Tổng kết trò chơi, tuyên dương

- HS làm bảng con.

- Chia sẻ kết quả trước lớp

- HS đọc đồng thanh 2 phép tính cuối.

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Thực hiện phép chia, ta có:

33 : 2 = 16 (dư 1)

Số bàn có hai HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa cần có thêm một bàn. Vậy số bàn cần có ít nhất là:

16 + 1 = 17 ( bàn)

Đáp số: 17 cái bàn.

- HS thi đua chơi (2 lượt chơi, mỗi lượt 3 nhóm HS)

- HS chú ý từ 8 hình tam giác Hs tìm cách sắp xếp thành hình vuông như SGK trang 71

- Hs vẽ một hình tứ giác có 2 góc vuông - HS báo cáo sau khi hoàn thành.

4. HĐ ứng dụng (3 phút) -Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu hướng dẫn hs làm bài - GV kiểm tra, đánh giá hs

*) Củng cố dặn dò: 2p - Nhận xét giờ học.

- HS làm bài tập 3- nêu kết quả - HS nhận xét.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

=====================================================

TNXH

BÀI 26: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM

(17)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triểnNL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng làm chủ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: GAĐT, máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút)

- Trường em đã tổ chức các HĐNG lên lớp nào?

Ích lợi của các hoạt động đó như thế nào? Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?

- Kết nối kiến thức - GTB

- Học sinh hát.

- Học sinh nêu.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) Hoạt động 1: Quan sát theo cặp

*Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn, nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường - GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 50, 51 trong SGK thảo luận xem các bạn đang chơi trò gì, trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác và giới thiệu vì sao.

- Học sinh kể: bắn bi, đọc truyện, nhảy dây, đá cầu…

- Học sinh quan sát.

+ Các bạn đang chơi trò chơi ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơi đánh nhau, đánh gụ ……

+ Trong các trò chơi trên, trò chơi quay gụ, đánh nhau là rất nguy hiểm. Vì quay gụ nếu không cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọn vào mặt các bạn khác, gây chảy máu. Còn đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy xước, thậm chí có thể chảy máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của bản thân, của cả những bạn xung quanh - Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như: vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa. Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau

- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.

(18)

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Nhận xét - Giáo viên hỏi :

+ Em thường làm gì trong giờ học?

+ Em có thích học theo nhóm không?

+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?

+ Em thường làm gì khi học nhóm?

+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?

3. Hoạt động luyện tập: Thảo luận nhóm

*Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :

+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Nhận xét.

*Giáo viên chốt lại:

+ Nên chơi ô ăn quan vì trò chơi nhẹ nhàng, không nguy hiểm.

+ Nên chơi nhảy dây vì tò chơi phù hợp với trẻ em, không gây nguy hiểm.

+ Không nên chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác

+ Không nên chơi đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.

+ Không nên leo trèo cầu thang có thể ngã, gãy chân tay.

+ Không nên chơi đuổi bắt nhau trong khi chạy nhảy có thể xô đẩy, gây ra tai nạn, chảy máu.

mình.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm.

- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi để chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe, bổ sung.

4. HĐ vận dụng (3 phút)

(19)

- Nêu các trò chơi bổ ích mà mình biết.

- Nhắc các bạn cùng tham gia chơi các trò chơi bổ ích, không chơi các trò chơi nguy hiểm.

*) Củng cố dặn dò(2 phút) - Nhận xét giờ học

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

=========================================================

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) NẮNG PHƯƠNG NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung bài. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- HS yêu thích môn học. Có trách nhiệm,có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

*) GDBVMT; Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: GAĐT, máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

2. - Đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút) a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

- Học sinh lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) =>

(20)

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//

+ Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//

+ Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làm mưa bụi trắng xóa.//

+ Một cành mai?// - Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng!/ một cành mai chở nắng phương Nam.//

- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: hoa đào là hoa Tết của miền Bắc, hoa mai là hoa Tết của miền Nam.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

Cả lớp (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài.

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Trong chuyện có những bạn nhỏ nào?

+ Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?

+ Nghe đọc thư Vân các bạn ước ao điều gì?

- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

- Học sinh trả lời....

- Vào ngày 28 Tết.

- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.

- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai. Vì

(21)

+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì? Vì

sao các bạn lại chọn cành mai làm quà tết cho Vân?

- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân:

+ Hãy chọn một tên khác cho bài?

=> Giáo viên chốt nội dung: Tình bạn đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.

cành mai sẽ chở nắng phương Nam đến cho Vân…

- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.

4. HĐ vận dụng (15 phút)

-> GV nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh đọc mẫu đoạn 2.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Giáo viên nêu nhiệm vụ.

- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập.

- Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo gợi ý sách giáo khoa.

- Dựa vào các ý tóm tắt trong sách giáo khoa trang 95, 96 kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

+ Ý 1: Chuyện xảy ra vào lúc nào?

+ Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu?

+ Ý 3: Vì sao mọi người sững lại?

- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Học sinh nhìn tranh kết hợp gợi ý

- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .

- Cả lớp quan sát tranh minh họa của câu chuyện.

- Học sinh đọc các gợi ý sách giáo khoa (trang 95, 96), chia sẻ bài với bạn cùng bàn, chia sẻ trước lớp.

- Học sinh nêu nhanh kết quả.

+ Câu chuyện xảy ra vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh.

+ Uyên cùng các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ.

+ Các bạn đang nói chuyện vui vẻ thì sững lại bởi tiếng gọi…

- Thống nhất ý kiến.

- Học sinh kể chuyện cá nhân.

(22)

tập kể.

- Học sinh nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện...

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu ->

nhắc lại cách kể.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- Kể đúng nội dung.

- Kể có ngữ điệu

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

+ Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?

+ Em rút ra được điều gì?

- 1 học sinh kể mẫu đoạn 1.

- Cả lớp nghe.

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp.

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Nhiều học sinh trả lời: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc/ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu thời tiết giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.

- Tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

*) Củng cố dặn dò: 2p - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Viết một bức thư chúc Tết cho một người bạn ở miền khác.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

===================================================

Ngày thực hiện: Thứ 6 ngày 12 tháng 11 năm 2021 TOÁN

TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Làm tính đúng nhanh chính xác, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

(23)

Phát triển Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3 II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: GAĐT, máy tính - Học sinh: Sách giáo khoa, vbt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: HS đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả nhanh

84 : 2 18

90 : 5 42

89 : 4 22 dư 1

97 :7 14 dư 1

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15p)

- Giáo viên chiếu lên bảng phép tính:

648 : 3=?

- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc và tự thực hiện phép tính.

+ Nêu cách thực hiện phép chia.

+ Hướng dẫn học sinh chia từng bước.

- Chốt: 648 chia 3 bằng bao nhiêu?

* Giáo viên nêu phép chia:

236 : 5

- Tiến hành các tương tự như phép tính

648 : 3

- Giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 phép tính.

*Giáo viên giúp đỡ hs.

- Đặt tính.

- Cách tính.

+ Tính từ trái sang phải theo

- Học sinh đọc phép tính

- Cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.

- Học sinh lên bảng đặt tính và tính chia sẻ trước lớp.

- 648 : 3 = 216

- Học sinh đặt tính và tính 236 : 5 = 47 ( dư 1)

- Học sinh nhận biết được cùng chia số có 3 chữ số cho số có 1 chức số những khác nhau ở 235 : 5 là phép chia có dư…

- Lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

(24)

ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp).

+ Lần1: Tìm chữ số thứ nhất của thương (2).

+ Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của thương (1).

+ Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của thương (6).

Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy 1 chữ số (trường hợp 648 : 3), hoặc phải lấy hai chữ số (như trường hợp 236 : 5)

3. HĐ thực hành (15 phút):

Bài 1 (cột 1,2,3):

Cá nhân – cặp đôi – Lớp - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán.

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.

*Giáo viên củng cố: áp dụng bảng chia 9 để thực hiện giải.

4. HĐ vận dụng: 5p Bài 3:

- Giáo viên chiếu nd có sẵn

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

Đáp án:

a, 218; 75; 65

b, 114 ( dư 1); 192 (dư 2); 97 (dư 4)

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Có tất cả số hàng là:

234 : 9 = 26 ( hàng)

Đáp số: 26 hàng

- Học sinh đọc bài mẫu và trả lời theo các câu hỏi của giáo viên.

- Các nhóm làm bài rồi chia sẻ trước lớp.

Số đã 432m 888kg 600 giờ 312 ngày

(25)

bài mẫu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mẫu.

- Yêu cầu học sinh làm theo nhóm vào bảng phụ.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

cho Giảm 8

lần

432 : 8 = 54m

888 : 8 = 111kg

600 : 8 = 75 giờ

312 : 8 = 39 ngày Giảm 6

lần

432 : 6 = 72m

888 : 6 = 148kg

600 : 6 = 100 giờ

312 : 6 = 52 ngày - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

a) 181 b) 38 (dư 2)

*) Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Giao bài VN

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=================================================

TẬP ĐỌC

CẢNH ĐẸP NON SÔNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.

- Bước đầu cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước (Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 – 3 câu ca dao trong bài).

- Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, phát triển các năng lực học tập.

*GDBVMT:

- Thấy được ý nghĩa: Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bải vệ những cảnh đẹp đó.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: GAĐT

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) - Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- Hát bài: Quê hương tươi đẹp.

- Nêu nội dung bài hát.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức (15 p)

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ: - Học sinh lắng nghe.

(26)

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó:

Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/

Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.//

Đường vô Xứ Nghệ/ quanh quanh/

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.//

Hải Vân/ bát ngát nghìn trùng/

Hòn Hồng sừng sững/ đứng trong vịnh Hàn.//

Đồng Tháp Mười/ cò bay thẳng cánh/

Nước Tháp Mười/ lóng lánh cá tôm.//

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ la đà, nghìn trùng.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hđ

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng dòng thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh,…)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.

3. HĐ thực hành (8 phút)

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình

(27)

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Kể tên những vùng trong mỗi câu ca dao?

+ Mỗi vùng của đất nước ta có cảnh đẹp gì?

+ Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?

*Giáo viên kết luận: Bài đọc nói về vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta. Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, mỗi người phải biết ơn cha ông, quý

trọng và giữ gìn đất nước với những cảnh đẹp rất đáng tự hào...

thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Do cha ông ta gây dựng và giữ gìn cho non sông ngày càng đẹp hơn.

4. HĐ vận dụng (7 phút)

- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng câu thơ.

- Thi đọc thuộc lòng.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- 1 học sinh đọc lại toàn bài đọc

- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng câu thơ.

- Các nhóm thi đọc tiếp sức các câu ca dao.

- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng câu ca dao theo hình thức “Hái hoa dân chủ”

- Thi đọc thuộc lòng toàn bài đọc

*) Củng cố dặn dò: 2p

- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài đọc.

Tìm các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ viết về cảnh đẹp quê hương đất nước.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

.==================================================

SINH HOẠT TẬP THỂ NỘI DUNG

1. Lớp hát tập thể

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp:

(28)

...

...

...

+ Học tập:

...

...

...

3. Phương hướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

...

...

...

4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm các thành phần và két quả của phép chia... Củng cố,

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?. Yêu mến các làng nghề

- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm - Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bố sung, chốt lại:. + Phẩm chất quý hơn về vẻ

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

- Giáo viên: Máy tính, bảng tương tác, máy chiếu ActiView (Bài viết của HS) - Học sinh: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ hoặc bài thơ nói về tình yêu thương,

- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài: tìm các từ có tiếng học hoặc tiếng tập, tìm được càng nhiều càng tốt. - Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận

- Yêu cầu học sinh quan sát 4 tranh trong vở bài tập nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.. -

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, những kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính