• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 04 tháng 03 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ hai, ngày 08 tháng 03 năm 2021 TOÁN

Tiết 116:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x= b.

- Biết tìm thừa số chưa biết.

- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3).

2. Kĩ năng :

- Rèn tính nhanh, đúng, chính xác 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG - DẠY HỌC.

- Giáo viên: Viết sẵn ND BT 3 trên bảng phụ, - Học sinh: VBT , SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Gọi h/s lên bảng làm bài tập.

xx 3 = 15 x x 3 = 18 - Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới. (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầubài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Bài tập. (29’) Bài 1: Tìmx:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 2: Tìm y:

- HS lên bảng làm.

xx 5 = 15 x x 3 = 18 x = 15 : 3 x = 18 : 3 x = 5 x = 6

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- 3 hslên bảng làm bài.

a)x x 2 = 4 b) 2 x x=12 x = 4 : 2 x = 12 : 2 x = 2 x = 6

c) 3 x x = 27 x = 27 : 3 x = 9

(2)

- Gọi h/s đọc y/c đề bài

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Yc hs làm bảng con.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3: Số?

- Gọi h/s đọc y/c đề bài

- GV hướng dẫn học sinh làm bài:

+ Bài gồm mấy hang ngang? Mấy hàng dọc?

+ Trong bài khuyết những ô trống ở vị trí nào?

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm tích ta làm như thế nào?

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào máy tính các nhân.

- GV theo dõi tiến độ hoàn thành trợ giups học sinh yếu

- Giáo viên thu bài, nhận xét . Bài 4:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Tóm tắt 3 túi: 12 kg gạo.

1 túi: … gạo ? - Nhận xét, chữa bài.

Bài 5:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm

- HS đọc y/c đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- Hs làm bảng con.

a. y + 2 = 10 b. y x 2 = 10 y = 10 – 2y = 10 : 2

y = 8 y = 5 c. 2 x y = 10

y = 10 : 2 y = 5

- HS đọc y/c đề bài.

- Chú ý lắng nghe

+ Gồm 3 hàng ngang, 7 hàng dọc

+ Khuyết ô trống có giá trị thừa số, tích + Lấy tích chia cho thừa số kia

+ Lấy thừa số nhân với thừa số - HS làm bài vào máy tính cá nhân

Thừa số 2 2 2 3 3 3

Thừa số 6 6 3 2 5 5

Tích 12 12 6 6 15 15

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp lắng nghe, trả lời - Lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Số kg gạo trong một túi là:

12 : 3 = 4 (kg)

Đáp số: 4 kg gạo

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

(3)

vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố dặn dò. (5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học.

- HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Bài giải

Cắm được số lọ hoa là : 15 : 3 = 5 (lọ hoa)

Đáp số : 5 lọ hoa - Lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 70-71:

Quả tim khỉ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Khỉ kết bạn với cá Sấu , bị cá sấu lừa, nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mưu mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như cá sấu không bao giờ có bạn. (TLCH 2.3.5)

2. Kĩ năng:

- Hs đọc to ,rõ ràng, đọc đúng chính tả.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

*GD QTE:Quyền được kết bạn, bạn bè có bổn phận phải chân thật với nhau (HĐ3)

* GD QPAN: Kể chuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí để thoát khỏi nguy hiểm II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Băng giấy viết những nội dung câu cần luyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Gọi h/s đọc và trả lời bài “Nội quy Đảo Khỉ”.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (35’) Tiết 1 1. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung: (34’) a. Đọc mẫu.

- Đọc mẫu toàn bài.

- HS đọc.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp lắng nghe.

(4)

b. Đọc câu:

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Đưa từ khó lên bảng: sần sùi, hoảng sợ, trẫn tĩnh, tẽn tò.

- Gọi h/s đọc cá nhân đồng thanh.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn:

- Chia đoạn.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn đọc câu văn dài.

- Một con vật da sần sùi,/ dài thượt nhe hàm răng nhọn hoắt như lưỡi cưa sắt/

trườn lên bãi cát.// Nó nhìn khỉ bằng cặp mắt ti hí/ với hai hàng nước mắt chảy dài.//

- GV đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc bài.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi h/s đọc chú giải.

d. Luyện đọc trong nhóm.

- Yêu cầu lớp đọc trong nhóm 4.

- Gọi nhóm đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1h/s đọc cả bài.

e. Đọc đồng thanh

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 Tiết 2

3. Tìm hiểu bài. (20’)

- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn.

+ Khỉ đối xử với cá Sấu như thế nào?

+ Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ? QTE: Ở lớp con có giúp đỡ bạn và quan tâm đến các bạn không?

* GV chốt kết hợp GD QTE: bạn bè với nhau phải giúp đỡ và quan tâm đến nhau, không được lừa lọc nhau.

+ Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ? + Câu nói nào của Khỉ, làm cá Sấu tin Khỉ?

- HS đọc nối tiếp 4 câu lần 1.

- HS đọc bài.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- Lớp luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện nhóm đọc.

- HS đọc cả bài.

- Lớp thực hiện theo yêu cầu của Gv.

+ Thấy cá Sấu khóc vì không có bạn, khỉ mời cá Sấu kết bạn. Từ đó ngày nào Khỉ cũng hái hoa quả cho cá Sấu ăn + Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà.

- Hs trả lời.

+ Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp cá Sấu, bảo cá Sấu đưa lại bờ để lấy quả tim.

+“ Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng nói trước

+ Cá Sấu tẽn tò lủi mất vì bị lộ bộ mặt

(5)

+ Tại sao cá Sấu lại tẽn tò lủi mất?

+ Hãy tìm những từ nói lên tính nết của hai con vật.

. Khỉ . Cá Sấu

+ Bài văn cho biết điều gì?

* GD QPAN: GV chốt lại nội dung câu chuyện và kể thêm một số chuyện nói về lòng dũng cảm và mưu trí để thoát khỏi nguy hiểm : Trong các chuyện cổ tích như bác nông dân và con gấu, hiện nay những mẩu chuyện về những vụ hỏa hoạn xảy ra con người đã dũng cảm mưu trí thế nào để thoát hiểm…

4. Luyện đọc lại. (15’)

* Thi đọc

- Gv gọi đại diện tổ thi đọc.

- Nhận xét- tuyên dương.

- GV đọc mẫu lần 2.

- Gọi 1h/s đọc toàn bài.

- Hướng dẫn đọc phân vai - Gọi các nhóm đọc phân vai.

- Nhận xét tuyên dương.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Qua câu chuyện này cô mong rằng các em sẽ làm người bạn tốt của nhau, luôn chân thành trong tình bạn và khi gặp nạn phải bình tĩnh nghĩ cách xử lí.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

bội bạc, giả dối.

- Hs trả lời:

. Khỉ tốt bụng, thật thà, thông minh.

. Cá Sấu : Giả dối, bội bạc, độc ác, xảo quyệt, phản trắc.

* Ý nghĩa: Phải chân thành trong tình bạn, không dối trá. Khi bị lừa, phải bình tĩnh nghĩ kế thoát thân.

- Lắng nghe

- Đại diện thi đọc.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc toàn bài.

- Lớp lắng nghe.

- Đại diện nhóm đọc.

- Lớp lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 04 tháng 03 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ ba, ngày 09 tháng 03 năm 2021

(6)

TOÁN

Tiết 117:

Bảng chia 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Lập bảng chia 4. Nhớ được bảng chia 4.

- Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4.

2. Kĩ năng :

- Rèn tính nhanh, đúng, chính xác 3. Thái độ:

- GD h/s yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Giáo án, SGK, các tấm bìa, mỗi tấm có bốn chấm tròn như SGK - HS: Sách vở môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi h/s đọc thuộc bảng chia 3 - Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: ( 1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung: ( 29’)

a. Giới thiệu phép chia 4:

- GV gắn lên bảng các tấm bìa.

+ Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn, 3 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?

- Gọi h/s nêu phép tính nhân: 4 3 = 12 và đọc.

- Tất cả trên các tấm bìa có mười hai chấm tròn.

+ Vậy ta vừa lấy ra mấy tấm bìa ?

*Kết luận: Muốn biết có tất cả bao nhiêu tấm bìa ta lấy tổng số chấm tròn chia cho số chấm tròn của 1 tấm bìa.

Ta có phép chia: 12 : 4 = 3 từ phép nhân 4 3 = 12

b. Lập bảng chia 4:

? Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn, lấy 4 chấm tròn. Hỏi lấy mấy tấm bìa?

Ta có phép chia: 4 : 4 = 1

- Hát

- HS lên bảng đọc bảng chia 3.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp quan sát.

+ Ba tấm bìa có mười hai chấm tròn.

- HS nêu : 4 3 = 12 và đọc

+ Vừa lấy 4 chấm tròn.

- Lớp lắng nghe.

+ Lấy 1 tấm bìa.

(7)

- Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa. Hỏi có mấy chấm tròn?

Ta có phép chia: 8 : 4 = 2

- Tương tự yêu cầu h/s lập bảng chia 4.

- Tổ chức cho h/s đọc thuộc bảng chia 4.

3. Thực hành:

Bài 1:Tính nhẩm.

- Gọi 1 học sinh đọc đề bài

- Yêu cầu h/s nhẩm rồi nêu kết quả.

- GV nhận xét, chữa bài Bài 2:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Tóm tắt:

4 hàng : 32 học sinh 1 hàng : học sinh?

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - Dặn dò: (5’ ) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học.

+ Lấy 2 tấm bìa, có 8 chấm tròn.

- HS lập bảng chia 4.

- HS học thuộc bảng chia 4.

- 1 hs đọc

- HS nhẩm rồi nối tiếp nêu kết quả.

8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 24 : 4 = 6 16 : 4 = 4 40 : 4 = 1020 : 4 = 5

4 : 4 = 1 28 : 4 = 7 36 : 4 = 9 32 : 4 = 8

- Lắng nghe

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

- HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở Bài giải:

Số học sinh của mỗi hàng là:

32 : 4 = 8 ( học sinh ) Đáp số: 8 học sinh - lắng nghe

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

- HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở Bài giải:

Xếp được số hàng là:

32 : 4 = 8 (hàng) Đáp số: 8 hàng - lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = KỂ CHUYỆN

Tiết 24:

Quả tim khỉ

I. MỤC TIÊU:

(8)

1. Kiến thức:

- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Quả tim khỉ.

2. Kĩ năng:

- Biết thể hiện lời nói tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, nét mặt.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

-Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện - Mũ hoá trang để đóng vai cá sấu, khỉ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. (5’ )

- Gọi h/s lên bảng kể theo vai câu chuyện: Bác sĩ sói.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn kể từng đoạn. (22) - GV hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.

- Yêu cầu lớp dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm 4 - Yêu cầu h/s dựa vào tranh kể nối tiếp câu chuyện trước lớp.

- Đoạn 1:

+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?

+ Cá sấu có hình dáng như thế nào?

+ Khỉ gặp cá sấu như thế nào?

+ Cá Sấu trả lời ra sao?

+ Tình bạn giữa khỉ và cá sấu như thế nào?

- Đoạn 1 có thể đặt tên?

- Đoạn 2:

+ Cá sấu lừa khỉ như thế nào?

- HS lên bảng kể.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi.

- Lớp dựa vào tranh kể lại câu chuyện.

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.

+ Câu chuyện xảy ra ở ven sông.

+ Cá sấu da sần sùi, dài thượt nhe hàm răng nhọn hoắt như một lỡi câu sắt, cá sấu 2 hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã.

+ Bạn là ai? Vì sao bạn khóc.

+ Tôi là cá sấu, tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

+ Ngày nào cá sấu cũng đến ăn hoa quả mà khỉ hái cho.

- Khỉ gặp cá sấu.

+ Cá Sấu mỗi khi đến chơi rồi định lấy tim

(9)

+ Lúc đó thái độ của khỉ ra sao?

+ Khỉ đã nói gì với cá sấu ?

- Đoạn 3:

+ Chuyện gì đã xảy ra khi khỉ nói vậy ?

+ Khỉ nói với cá sấu điều gì ? - Đoạn 4:

+ Nghe khỉ mắng cá sấu đã làm gì ? 3. Kể lại toàn bộ câu chuyện. (7’) - Yêu cầu h/s kể lại toàn bộ câu chuyên.

- Yêu cầu h/s thi kể phân vai.

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - Dặn dò: ( 5’)

- Câu chuyện khuyên em điều gì?

- Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học.

của Khỉ dâng vua.

+ Lúc đầu khỉ hoảng sợ rồi sau trấn tĩnh lại.

+ Chuyện quan trọng như vậy mà ban chẳng báo trước. Qủa tim tôi để ở nhà.

Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.

+ Cá Sấu tưởng thật đưa khửẩơ lại bờ, khỉ trèo lên cây thoát chết.

+ Con vật bội bạc kia! đi đi! chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.

+ Cá sấu tẽn tò, lặn xuống nước lủi mất.

- HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Đại diện nhóm thi kể phân vai.

- Phải thật thà. Trong tình bạn phải chân thành.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (nghe - viết)

Tiết 47:

Quả tim khỉ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nghe viết đúng đoạn trong bài, không mắc lỗi.

- củng cố quy tắc chính tả s/x, ut/ uc 2. Kĩ năng:

- Viết chữ rõ ràng, đúng cỡ, làm tốt các bài tập 3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả - Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Gọi h/s lên bảng viết các từ: Long lanh, nồng nàn.

- HS lên bảng viết.

(10)

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Goi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung : ( 22’) - Đọc mẫu đoạn viết.

- Gọi h/s đọc lại đoạn viết.

+ Đoạn văn có những nhân vật nào ? + Tại sao cá sấu lại khóc ?

+ Khỉ đã đối xử với Cá Sấu như thế nào ?

+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ?

+ Đoạn trích được sử dụng những dấu câu nào?

* Viết từ khó:

- Đưa từ: Cá Sấu, Khỉ, nghe, hoa quả.

- Gọi h/s đọc từ khó.

- Yêu cầu lớp viết bảng con.

- Nhận xét chỉnh sửa cho h/s.

* Luyện viết chính tả : - Gọi h/s đọc lại đoạn viết.

- Yêu cầu lớp lắng nghe, viết vào vở.

- Yêu cầu h/s soát lỗi.

* Chấm, chữa bài.

- Thu 5 – 6 bài nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập (7’) Bài 2:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc lại đoạn viết.

+ Có Khỉ và Cá Sấu.

+ Vì chẳng có ai chơi với nó.

+ Thăm hỏi, kết bạn, hái hoa quả cho cá Sấu ăn.

+ Cá Sấu, Khỉ là tên riêng phải viết hoa.

Bạn, Vì, Tôi viết hoa vì là chữ đầu câu + Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi,dấu gạch đầu dòng, dấu hai chấm.

- HS đọc từ khó.

- Lớp viết bảng con.

- HS đọc lại.

- Lớp nghe và vào vở.

- Soát lỗi, sửa sai bằng chì.

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp làm bài.

a. s hay x ?

- say xưa, xay lúa.

- xông lên, dòng sông.

b. ut hay uc ?

- Chúc mừng, chăm chút.

- lụt lội, lục lọi.

- HS đọc y/c đề bài.

(11)

- Yêu cầu lớp làm bài theo nhóm 2.

- Tìm các từ

- Nhận xét, sửa sai

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố dặn dò: (5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét c tiết học.

- Lớp làm bài theo nhóm.

a. Tìm những con vật bắt đầu bằng s.

- Sói, sẻ, sáo, sứa…

b. Tìm những tiềng có vần uc/ ut có nghĩa như sau:

- Co lại, ….( Rút)

- Dùng xẻng lấy đất , đá, cát…( xúc) - Chọi bằng sừng hoặc đầu…( húc)

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = ĐẠO ĐỨC

Tiết 24: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.

2. Kỹ năng

- Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và gọi điện thoại nhẹ nhàng.

3. Thái độ

- Học thích thú với tiết học

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GD (HĐ2)

- Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại III. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, phiếu học tập.

- HS: VBT.

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Khi nhận và gọi điện thoại ta cần thể hiện thái độ như thế nào?

- Nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Đóng vai (15p)

- Tổ chức cho HS đóng vai các tình huống sau:

- GVđưa nội dung BT4

+ Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.

- Khi ... thái dộ lịch sự, tôn trọng người khác.

- Nhận xét

- HS lắng nghe

- Học sinh thảo luận theo cặp

- Đại diện 1 số cặp trình bày cách xử lí của mình.

- Lớp nhận xét, bổ sung

(12)

+ Một người gọi nhầm số máy nhà Nam.

+ Tâm gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.

+ Vân gọi điện thoại cho bạn Ngọc hỏi mượn sách.

- KL: Cần cư xử lịch sự trong mọi tình huống.

2. HĐ2: Xử lí tình huống (14p)

- GV nêu một só tình huống nhận và gọi điện thoại trong bài tập 5.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Trình bày trước lớp

* KNS: Trong lớp đã em nào gặp tình huống tương tự? Em giải quyết thế nào?

+ KL: Cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, đó là thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.

C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Gọi HS nhắc lại cách lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- Khen cặp xử lý tình huống hay nhất

- Lớp thảo luận theo nhóm 4.

- Một số nhóm nêu cách ứng xử trước lớp. Nhận xét.

- Tuyên dương - HS trả lời.

- Nhận xét

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 04 tháng 03 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ tư, ngày 10 tháng 03 năm 2021 TOÁN

Tiết 118:

Một phần tư

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết bằng hình ảnh trực quan “Một phần tư”, biết đọc, viết một phần tư.

2. Kỹ năng

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án các mảnh bìa nhựa hình vuông, hình tròn.

- HS: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(13)

A. Kiểm tra bài cũ:5’

- Gọi h/s đọc bảng chia 4 đã học.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung:

- Cho h/s quan sát GV thao tác, yêu cầu h/s nhận biết:

+ Hình vuông được chia làm mấy phần ? + Bốn phần đó ra sao?

- GV tô màu 1 phần và nói: Như thế là đã tô màu một phần tư hình vuông.

- Hướng dẫn viết:

1

4 ; đọc: Một phần tư.

- Gọi h/s đọc.

3. Thực hành:

Bài 1: Đã tô màu

1

4 hình nào ? - Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV yêu cầu lớp quan sát các hình trong SGK bài tập 1 và trả lời.

- GV nhận xét, chữa bài.

- Gv yêu cầu học sinh nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Hình nào có

1

4 số ô vuông đã được tô màu:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV yêu cầu lớp quan sát các hình trong SGK và trả lời.

- GV nhận xét, chữa bài.

- HS đọc bảng chia 4.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS quan sát và nhận xét

+ Hình vuông được chia thành bốn phần.

+ Bốn phần đó bằng nhau.

- Lớp theo dõi, lắng nghe.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc.

- 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh thực hiện + Hình A đã tô màu

1

4 hình vuông.

+ Hình B đã tô màu

1

4 hình tròn.

+ Hình C đã tô màu

1

4 hình thoi.

- HS nhận xét - Lắng nghe

- Hs đọc yc

- Hs trả lời: Hình A, hình B, hình D đã được tô màu

1

4sốô vuông.

(14)

Bài 3: Hình nàođã khoanh

1

4 số con thỏ?

- Yêu cầu học sinh đọc đề

- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và tự làm bài .

- Vì sao em biết hình A đã khoanh vào một phần tư số con thỏ ?

- Giáo viên nhận xét C. Củng cố - Dặn dò:5’

? Hôm nay ta học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

*Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con thỏ?

- HS quan sát và tự làm bài.

*Vì hình A có tất cả 8 con thỏ , chia làm 4 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có 2 con thỏ , hình A có 2 con thỏ được khoanh .

+ Học bài: Một phần tư.

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 72 :

Voi nhà

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người (trả lời được câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng:

- Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu 3. Thái độ :

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

* GDKNS:

- Ra quyết định, ứng phó với căng thẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: SGK.Bảng phụ ghi câu luyện đọc.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi h/s đọc bài: Quả tim Khỉ - Truyện đọc nhắc nhở em điều gì?

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:(1’)

- Muông thú mỗi con một vẻ. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết thêm câu chuyện thú vị về một chú voi nhà với

- HS lên bảng đọc.

- HS trả lời câu hỏi.

- Lớp lắng nghe.

(15)

sức khỏe phi thường đã dùng vòi kéo chiếc ô tô khỏi vũng lầy giúp con người.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc: (13’) a. Đọc mẫu.

- GV đọc với giọng linh hoạt: thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố; hoảng hốt khi voi xuất hiện; hồi hộp chờ đợi phản ứng của voi; vui mừng khi thấy voi không đập tan xe còn giúp kéo xe qua vũng lầy. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc câu:

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Từ khó: khựng lại, vũng lầy, lừng lững, quặp chặt vòi.

- Gọi h/s đọc cá nhân đồng thanh.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn:

- Chia đoạn.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn đọc câu.

+ Nhưng kìa,/ con voi quặp chặt vòi vào đầu xe/ và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.//

- GV đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi h/s đọc chú giải.

d. Luyện đọc trong nhóm.

- Yêu cầu lớp luyện đọc trong nhóm đôi.

- Gọi vài nhóm đọc bài.

- Gọi 1h/s đọc toàn bài.

e. Đọc đồng thanh

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 3. Tìm hiểu bài. (8’)

- Yêu cầu lớp đọc thầm bài.

+ Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng ?

+ Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi và lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Lớp theo dõi lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- Lớp luyện đọc trong nhóm đôi.

- Đại diện nhóm đọc.

- HS đọc toàn bài.

- Lớp thực hiện theo y/c của Gv.

- Lớp đọc thầm bài.

+ Vì xe bị sà xuống vũng lầy, không đi được.

+ Mọi người sợ con voi đập tan xe.

(16)

+ Lúc đó Tứ chộp làm gì ?

* GD KNS: Ai đã ngăn lại không cho bắn

?

+ Theo em nếu đó là voi rừng mà nó định đập chiếc xe thì có nên bắn nó không ?

=>GV giảng kết hợp GD KNS: không nên bắn vì voi là loài thú quý hiếm cần bảo vệ. Khi gặp voi cần phải bình tĩnh, không nên căng thẳng nổ súng rất nguy hiểm vì nó có thể tức giận, hăng máu xông lên chỗ nó đoán có người bắn súng.

+ Con voi đã giúp họ thế nào?

+ Tại sao mọi người nghĩ là voi nhà ?

=> Voi là loài thú dữ, nếu được người nuôi dạy sẽ trở thành bạn thân thiết của người dân vùng rừng núi.

c. Luyện đọc lại: (8’)

*Thi đọc

- Gv gọi đại diện tổ thi đọc.

- Nhận xét- tuyên dương.

- GV đọc mẫu lần 2.

- Gọi h/s đọc toàn bài.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn.

- Nhận xét, tuyên dương h/s.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) + Qua bài đọc giúp em điều gì?

- Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh.

+ Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi.

+ Cần vội đã ngăn lại.

+ Không nên bắn.

- Lớp lắng nghe.

+ Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lại, lôi mạnh chiếc xe qua khỏi vũng lầy.

+ Vì voi nhà không dữ tợn, phá phách như voi rừng mà hiền lành, biết giúp người và đi theo hướng bản Tun.

- HS lắng nghe.

- Đại diện tổ thi đọc.

- Lớp theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc.

- Đại diện nhóm đọc.

+ Cần bảo vệ và không nên đến gần nhỡ đâu không phải voi nhà thì rất nguy hiểm.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 24:

Từ ngữ về loài thú dấu chấm, dấu phẩy

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

(17)

- Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật (bài tập 1/ 2).

- Biết điền dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn(bài tập 3).

2. Kĩ năng:

- Làm đúng các bài tập 3. Thái độ:

- GD cho hs ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 2.

- Bút dạ và 2 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu 1 cặp thực hành hỏi đáp.

- Nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài: (1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 29’) Bài 1:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Tổ chức trò chơi.

- Hứơng dẫn cách chơi: Từng cặp 1 h/s nói tên con vật, h/s kia nêu nhanh đặc điểm của nó.

- Nhận xét - đánh giá.

Bài 2

- Gv gửi phân phối tập tin đến máy tính bảng của học sinh.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài và gửi lại cho gv.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV hướng dẫn cách làm.

- HS lên thực hiện.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- Các nhóm tham gia chơi.

+ Cáo: tinh ranh.

+ Nai: hiền lành.

+ Sóc: nhanh nhẹn.

+ Hổ: dữ tợn.

+ Thỏ: nhút nhát.

+ Gấu: tò mò.

- Hs mở tập tin giáo viên gửi đến máy tính bảng của mình.

- HS đọc y/c đề bài.

- Hs làm bài và gửi cho gv.

- Lắng nghe.

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp lắng nghe.

Từ sáng sớm , Khánh và Giang đã náo nức

(18)

- Nhận xét - bổ sung.

C. Củng cố dặn dò: (5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét giờ học.

chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú . Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang . Ngoài đường , người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú , trẻ em chạy nhảy tung tăng.

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 24 :

Cây sống ở đâu?

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Biết được cây có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

2. Kĩ năng:

- Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (sống kí sinh:

cây tầm gởi), dưới nước.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, ham tìm tòi, học hỏi.

* GD BVMT: Biết cây cối, các con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau:

Đất, nước, không khí.

II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:Tranh ảnh SGk.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 4’)

- Gv giới thiệu qua học phần tự nhiên B. Bài mới: (30’)

1. Giới thiệu bài: ( 1’ ) - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Các hoạt động: ( 30’ )

a. Hoạt động 1: Cây sống ở đâu.

- Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK chỉ và nói tên cây về nơi sống của cây cối trong từng hình.

+ Hình 1

- HS mở SGK theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- Hs nhắc lại tên baì

- Thảo luận cặp đôi, đưa ra kết quả.

+ Hình 1: Đây là cây thông, được trồng ở trong rừng, trên cạn. Rễ cây

(19)

+ Hình 2

+ Hình 3

+ Hình 4

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

* Cây có thể sống được ở những đâu?

b. Hoạt động 2: Triển lãm

+ Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ.

- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra những tranh ảnh đã sưu tầm cho cả nhóm xem.

- Cùng nhau nói tên cây và nơi sống của chúng.

- Sau đó phân chúng thành 3 nhóm dán vào khổ giấy to: Nhóm sống trên cạn- Nhóm sống dưới nước- Nhóm sống trên không.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp:

- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.

- Đánh giá sản phẩm của các nhóm.

*GD BVMT: Cây có thể sống ở đâu?

- Để bảo vệ cây chúng ta có thể làm những công việc gì?

* GV chốt kết hợp GD BVMT: Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Bởi thế, dù cây được trồng ở đâu, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. Đối với các em, là HS lớp 2 các em có thể làm những việc vừa sức với mình để

đâm sâu dưới mặt đất.

+ Hình 2: Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây sâu dưới nước.

+ Hình 3: Đây là cây phong lan, sống bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.

+ Hình 4: Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.

- 1, 2 cá nhân trình bày.

+ Cây có thể sống được ở trên cạn, dưới nước, trên không.

- Làm việc trong nhóm.

- Các nhóm triển lãm tranh ảnh của nhóm mình.

- Nhận xét đánh giá bài giữa các nhóm

+ Cây có thể sống được ở trên cạn, dưới nước, trên không.

- HS nêu theo ý hiểu (HS tự liên hệ bản thân)

+ VD: Trồng cây, bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây.

(20)

bảo vệ cây, trước hết là cây ở trong vườn trường, sân trường mình. Vậy các em có thể làm những công việc như trồng cây, bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây.

C. Củng cố - Dặn dò: ( 5’ ) - Hôm nay học bài gì?

- Cây sống ở những môi trường nào? Em hãy cho Ví dụ?

- Chúng ta phải làm gì để cho cây được phát triển tốt?

- Gv chốt lại ND bài và nhận xét giờ.

- Dặn dò về thực hiện ra tết trồng cây và

- Cây sống ở đâu?

- HS trả lời

- Cần trồng và chăm sóc cây ở nhiều môi trường nếu có điều kiện.

- lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 04 tháng 03 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ năm, ngày 11 tháng 03 năm 2021 TOÁN

Tiết 119:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng chia 4.

-Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 4).

- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng thực hành tính toán nhanh, đúng 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Giáo án, SGK.

- HS: Sách vở môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi h/s lên nhận biết

1

4 của hình tròn.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- HS lên bảng thực hiện.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

(21)

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Thực hành: (29’) Bài 1: Tính nhẩm.

- Yêu cầu h/s nhẩm rồi nêu kết quả.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2:Tính nhẩm

- Yêu cầu h/s nhẩm rồi nêu kết quả.

- GV nhận xét, chữa bài Bài 3:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

- Gọi 1 h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Tóm tắt 4 tổ: 40 học sinh.

1 tổ: … học sinh ? - Nhận xét, chữa bài Bài 4:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

- Gọi 1 h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài

Bài 5: Hình nàođã khoanh ¼ số con hươu?

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yc hs làm bài tập - Nhận xét, chữa bài C. củng cố - Dặn dò: (5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét giờ học.

- HS nhẩm rồi tiếp nối nêu kết quả.

8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 20 : 4 = 5 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 32 : 4= 8 36 : 4 = 3 40 : 4 = 10

- HS nhẩm rồi nêu kết quả.

4 x 3 = 12 4 x 2 = 8 4 x 1 = 4 12 : 4 = 3 8 : 4 = 2 4 : 4 = 1 12 : 3 = 4 8 : 2 = 4 4 : 1 = 4 4 x 4 = 16 16 : 4 = 4

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

- HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Bài giải:

Mỗi tổ có số học sinh là:

40 : 4 = 10 ( học sinh) Đáp số: 10 học sinh

- HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Bài giải:

Số thuyền cần có là : 12 : 4 = 3 (thuyền)

Đáp số : 3 thuyền

- 1 học sinh đọc - hs làm bài

+ Hình a khoanh vào ¼ số con hươu.

- Lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP VIẾT

(22)

Tiết 24:

Chữ hoa: U, Ư

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Ươm cây gây rừng.

2. Kỹ năng

- Viết đúng chữ hoa U, Ư; chữ và câu ứng dụng:Ươm, Ươm cây gây rừng.

3. Thái độ

- HS có ý thức bảo vệ cây trồng.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, mẫu chữ hoa - HS: VTV, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Yêu cầu h/s viết bảng con chữ: Thẳng.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung:

a. Quan sát và nhận xét mẫu

? Chữ U hoa cao mấy li? Gồm mấy nét?

Đó là những nét nào?

? Chữ Ư hoa có gì giống và khác chữ U hoa ?

b. Hướng dẫn cách viết:

- Nêu quy trình viết chữ U: Nét 1: đường bên trên đường kể 5, viết nét móc hai đầu, đầu nét móc bên trái cuộn vào trong, đầu nét móc bên phải hướng ra ngoài, dòng bên trên đường kể 2

+ Nét 2: từ điểm dòng bên của nét 1, rê bút thẳng lên đường kể 6 rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét móc ngược ( phải ) từ trên xuống dưới, dòng bên ở đường kể 2.

+ Chữ Ư: viết giống chữ U. Sau đó từ điểm dòng bên trên của nét 2, lia bút lên đường kể 6, chỗ gần đầu nét 2, viết một dấu râu nhỏ có đuôi dính vào phần đầu

- HS viết vào bảng con.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp quan sát và nhận biất.

+ cao 5 li. Gồm 2 nét là nét móc hai đầu ( trái - phải ) và nét móc ngược.

+ Viết giống chữ U, nhưng có thêm dấu râu trên đầu nét 2.

- HS quan sát và lắng nghe.

(23)

nét 2.

- GV viết chữ T: Vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

- GV yêu cầu HS viết trên không trung.

c. Hướng dẫn viết bảng con:

- Yêu cầu h/s luyện viết bảng con từ - Nhận xét, chỉnh sửa.

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Giới thiệu cụm từ cho h/s đọc.

Giải thích: những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ rừng.

+ Có nhận xét gì về độ cao?

+ Các dấu thanh đặt như thế nào ?

+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?

4. Hướng dẫn viết vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết.

- Yêu cầu lớp viết, GV nhắc nhở h/s tư thế ngồi

5. Chấm- chữa bài:

- Thu 5 - 6 bài nhận xét.

C. Củng cố dặn dò: (5’) + Hôm nay ta viết chữ hoa gì?

- Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học.

- Lớp theo dõi, lắng nghe.

- HS viết trên không trung.

- HS viết bảng con.

- HS đọc

+ Chữ ư, y, g cao 2 li rưỡi. Chữ r cao 1,25 li. Các chữ còn lại cao 1 li.

+ Dấu huyền đặt trên chữ ư.

+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o.

- Lớp lắng nghe.

- Viết đúng, đẹp theo mẫu các cỡ chữ.

+ Chữ hoa U,Ư.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nghe viết)

Tiết 48:

Voi nhà

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhớ được nội dung đoạn cần viết.

2. Kỹ năng

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nhân vật. Làm được BT2,3 (a/b)

3. Thái độ

- HS rèn luyện chữ viết cẩn thận II. CHUẨN BỊ:

(24)

- GV: Giáo án, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a.

- HS: SGK, VBT, VCT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ :5’

- Gọi h/s lên viết từ: Lao xao, ngôi sao.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung:

- Đọc mẫu đoạn viết.

- Gọi h/s đọc lại đoạn viết.

+ Mọi người lo lắng như thế nào ? + Con voi đã làm gì để giúp mọi người ?

+ Đoạn trích có mấy câu ? + Hãy đọc câu nói của Tứ ? + Câu nói đó được đặt viết cùng những dấu câu nào ?

+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ?

a. Viết từ khó:

- Đưa từ khó: Lúc lắc, lo lắng, quặp, huơ vòi, lôi mạnh.

- Goi h/s đọc.

- Yêu cầu viết bảng con từ khó.

b. Luyện viết chính tả:

- Đọc lại đoạn viết.

- Gọi h/s đọc

- Đọc cho h/s viết vở.

- Yêu cầu h/s soát lỗi.

c. Chấm bài.

- Thu 7, 8 vở để chấm.

- Chấm, trả vở, nhận xét.

d. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- HS lên bảng viết.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc đoạn viết.

+ Lo voi đập tan xe.

+ Nó quặp vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh xe qua vũng lầy.

+ Đoạn trích có 7 câu.

+ Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi ! + Được đặt sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang, cuối câu có dấu chấm than.

+ Con, Nó, Phải, Nhưng, Lôi, Thật. Vì nó là chữ đầu câu, Tứ , Tun là tên riêng.

- HS đọc.

- Lớp viết bảng con.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc lại.

- Lớp nghe và viết vào vở.

- Soát lỗi, sửa sai bằng chì.

- HS đọc y/c đề bài.

(25)

- Yêu cầu lớp làm bài tập.

- Nhận xét, chữa bài.

C.Củng cố dặn dò:(5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học.

- Lớp làm bài tập.

a. Em chọn những chữ nào trong dấu ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:

+ (Sâu hay xâu): Sâu bọ, xâu kim.

+ (Sắn hay xắn): Củ sắn, xắn tay áo.

+ (Xinh, hay sinh): Sinh sống, xinh đẹp + (Sát hay xát): sát gạo, sát bên cạnh.

b. Tìm tiếng có nghĩa để điền vào chỗ trống:

- Lụt, rút, sút, thút, nhút.

- lúc, rúc, rục, xúc, thúc, thục.

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 70:

Hổ, Cua và Sẻ

I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài : Hổ, Cua và sẻ

- Hiểu ý nghĩa bài đọc và trả lời đúng cho thành phần câu được in đậm.

2.Kỹ năng:

- Ngắt nghỉđúng.

3.Tháiđộ:

- Có ý thức tự đọcở nhà và yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ. VBT thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- KT đồ dùng HS B. Bài mới .30’

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Luyện tập. (29’) Bài 1: Luyện đọc:

(Dành cho hs cả lớp)

- GV đọc mẫu bài văn: Hổ, Cua và sẻ - GV nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả

- Thực hiện

- Lắng nghe - HS đọc nt câu.

(26)

- Y/c hs đọc nối tiếp câu l1 - Hướng dẫn học sinh đọc từ khó - Y/c hs đọc nối tiếp câu l2 - Yc đọc bài theo nhóm - Hs từng nhóm thi đọc - Hs nhận xét

- GV nx ,tuyên dương.

- 1hs đọc lại bài - Bài có nội dung gì?

- GV nx ,tuyên dương.

- HS nêu lại nd bài

Bài 2: (Câu c, d dành cho hs HTT) - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu

- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài, trả lời hỏi

- Gọi một số học sinh trình bày câu trả lời.

- Gv nhận xét , kết luận

* Bài tập 3: Nối từ ngữ thích hợp (Dành cho hs cả lớp) - Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm vào vở

C. Củng cố dặn dò: 5’

- HS đặt một số câu theo mẫu Ai – thế nào?

- Chuẩn bị bài tiết học sau

- lổm, ngổm, quặp chặt, xô đổ, rung lên.

- Đọc nt câu

- Luyện đọc nhóm bàn - các nhóm thi đọc

- 1 HS đọc - Hs nêu nd bài - 1 HS nêu lại nd.

- 1 hs đọc yêu cầu - HS thực hiện

a) Đùa bỡn, làm các loài vật bé nhỏ sợ trước khi ăn thịt chúng.

b) Quắp đuôi Hổ, Hổ nhảy, cái đuôi ném Cua về phía trước.

c) Chỉ gõ mỏ, làm lá rụng, dọa Hổ

d) Người bé nhỏ , thông minh có thể thắng kẻ to lớn mà ngốc.

- HS trả lời - Lắng nghe

- 1 hs đọc yêu cầu - HS thực hiện

a) Cua quặp đuôi Hổ

b) Sẻ nhanh trí, thông minh - HS thực hiện nêu

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Tiết 24:

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 04 tháng 03 năm 2021

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ sáu, ngày 12 tháng 03 năm 2021

(27)

TOÁN

Tiết 120:

Bảng chia 5

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hình thành và lập được bảng chia 5 2. Kỹ năng

- Nhớ được bảng chia 5

- Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 5.

3. Thái độ

- Ý thức học tập đúng đắn II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi h/s đọc thuộc bảng chia 4 - Nhận xét – đánh giá.

B.Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung

a. Giới thiệu phép chia 5:

- Gv gắn lên bảng các tấm bìa như SGK.

+ Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?

- Gọi h/s nêu phép tính nhân:

5 4 = 20 và đọc

+ Tất cả trên các tấm bìa có hai mươi chấm tròn. Vậy ta vừa lấy ra mấy tấm bìa?

=>Khi biết số chấm tròn ở mỗi tấm bìa và biết tất cả có 20 chấm tròn.Để biết có tất cả bao nhiêu tấm bìa ta lấy tổng số chấm tròn chia cho số chấm tròn của 1 tấm bìa.

- Ta có phép chia: 20 : 5 = 4 từ phép nhân 5 4 = 20

- HS đọc bảng chia 4.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS quan sát và làm theo.

+ Bốn tấm bìa có mười hai chấm tròn.

- HS nêu : 5 4 = 20 và đọc.

+ Vừa lấy 4 tấm bìa.

- HS nhắc lại.

(28)

b. Lập bảng chia 5:

- Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, lấy 5 chấm tròn.Hỏi lấy mấy tấm bìa?

- Ta có phép chia: 5 : 5 = 1

+ Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, lấy 10 chấm tròn.Hỏi lấy mấy tấm bìa?

Ta có phép chia: 10 : 5 = 2

- Tương tự yêu cầu h/s lập bảng chia 5.

- Tổ chức cho h/s đọc thuộc bảng chia 5.

- Yêu cầu h/s nêu kết quả.

3. Thực hành:

Bài 1: Số?

- GV yêu cầu h/s nhẩm rồi điền kết quả vào thương.

- GV nhận xét, chữa bài.

* Bài 2: (121)

- Gọi h/s đọc đề bài.

- Nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Tóm tắt:

5 bình: 15 bông hoa 1 bình: bông hoa?

- Nhận xét, chữa bài.

* Bài 4:

- Gọi h/s đọc đề bài.

- Nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Về học thuộc bảng chia 5 - Nhận xét tiết học.

- Lấy 1 tấm bìa - 2, 3 h/s đọc.

+ Lấy 2 tấm bìa - 2, 3 h/s đọc.

- HS lập bảng chia 5 và học thuộc bảng chia 5.

- Lớp làm bài.

SBC 10 20 30 40 50 45 35 25

SC 5 5 5 5 5 5 5 5

T 2 4 6 8 10 9 7 5

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

- HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải:

Số bông hoa của mỗi bình là:

15 : 5 = 3 ( bông ) Đáp số: 3 bông hoa

- HS đọc y/c đề bài.

- HS trả lời.

HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải:

Cắm được số bình hoa là:

15 : 5 = 3 (bình hoa) Đáp số: 3 bình hoa - Lắng nghe.

(29)

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP LÀM VĂN

Tiết 24:

Nghe và trả lời câu hỏi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Đọc và hiểu được nội dung cuả câu chuyện vui.

2. Kỹ năng

- Nghe kể trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui.

3. Thái độ

- Học sinh có thái độ học tập đúng đắn.

*KNS: ( Bài tập 3)

- Giao tiếp: ứng xử văn hoá - Lắng nghe tích cực

* Giảm tải: Không làm bài tập 1, 2 II. CHUẨN BỊ :

- GV: Giáo án.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:( 5’)

- Gọi 3 h/s đọc nội quy đã viết trong bài tập 3.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới (30’) 1. Giới thiệu bài. (1’) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Nội dung:(29’) Bài 3:

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

+ Kể chuyện : Vì sao?

+ Chuyện có mấy nhân vật?

+ Lần đầu qua chơi cô bé thấy như thế nào ?

+ Cô bé hỏi cậu anh như thế nào ? - Cậu bé giải thích như thế nào ?

- HS lên bảng đọc.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp lắng nghe.

+ Chuyện có hai nhân vật cô bé và nguời anh.

+ Cô bé thấy mọi thứ đều lạ. Lần đầu về quê, cô bé thấy cái gì cũng rất lạ.

+ Sao con bò này không có sừng ạ anh ? + Con bò không có sừng vì lý do: có con bò bị gãy sừng, có con còn non chưa có

(30)

+ Thực ra con vật cô bé nhìn thấy là con gì?

- Y/C h/s kể lại câu chuyện.

- Nhận xét, bổ sung.

* KNS: Khi người khác nhờ con giải thích về những điều mà họ không biết con sẽ có giải thích với thái độ thế nào?

* GV chốt kết hợp GDKNS: Các con cần có cách ứng xử có văn hoá như giải thích một cách nhẹ nhàng , từ tốn để người nghe dễ hiểu và cũng cần biết lắng nghe người khác để trở thành một con người thân thiện, hòa đồng.

C. Củng cố - Dặn dò:(5’) - Nhắc lại nội dung bài.

- Vận dụng đáp lời phủ định trong giao tiếp hằng ngày.

- Nhận xét tiết học.

sừng, riêng con này là con ngựa nên không có sừng.

+ Con vật cô bé nhìn thấy là con ngựa.

- Vài h/s kể lại câu chuyện.

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe

- Hs nhắc lại nd bài.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TOÁN

Tiết 47:

Ôn tập bảng chia 3, 4

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Ôn cách thực hiện phép chia 3,4.

2.Kỹ năng

-Hs biết thực hiện đúng, tính đúng phép chia 3,4 3. Thái độ:

- Có thái độ tích cực hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Gv-hs: Sách thực hành toán và tiếng việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:( 5p)

-GV nêu y/c và gọi lên bảng đọc thuộc bảng nhân chia 3,4.

- Gọi hs nhận xét.

-GV nhận xét B. Bài mới: ( 30’)

* Giới thiệu bài: (1’)

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Hs nhận xét .

(31)

* Hướng dẫn hs làm bài tập: (29’) Bài 1: Tính nhẩm

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

-GV nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm

- Gv HS nêu yêu cầu bài.

- Dưới lớp làm vào vở

- Gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng. Đổi cheó vở kiểm tra bài nhau.

-GV nhận xét Bài 3: Đánh dấu x

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

-GV nhận xét.

Bài 4 : Khoanh

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Y/c hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trả lời miệng.

- Gọi hs nx.

Bài 5 : Giải bài toán

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- Gv hỏi bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?

- Để biết 16 người ngồi vào mấy bàn ăn chúng ta làm phép tính gì ?

- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng giải

- Gv gọi HS dưới lớp đọc bài, nhận xét.

C. Củng cố dặn dò: (5’) -Nhận xét giờ học.

- HS đọc

-HS làm và nêu kết quả.

- HS nhận xét

- Hs nêu yêu cầu bài

-4hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

- Nhận xét chữa bài.

-HS làm và nêu kết quả.

- HS nhận xét

- HS đọc

-HS làm bài vào vở . - Hs trả lời miệng.

- HS nhận xét - Hs đọc.

- Có 16 người ngồi vào bàn ăn , mỗi bàn ăn có 4 người . Hỏi 16 người đó đã ngồi vào mấy bàn ăn?

- Phép chia: 16: 4

- 1 hs lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở

Bài giải:

Mười sáu người ngồi vào số bàn ăn là:

16: 4 = 4 ( bàn) Đáp số: 4 bàn

- hs thực hiện theo y/c của Gv.

- Lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = SINH HOẠT

(32)

Tiết 24:

Sinh hoạt lớp tuần 24

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh nắm được ưu khuyết điểm, tồn tại của bản thân trong tuần qua, có hướng phấn đấu trong tuần tới.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid- 19.

- Học sinh nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần 25.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Nội dung sinh hoạt.

- Học sinh: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của học sinh.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: (20’) A. Ổn định tổ chức: (2’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh hát tập thể 1 bài hát.

B. Đánh giá tình hình của lớp trong tuần vừa qua: (20’) 1. Sinh hoạt trong tổ:

- Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:

- Đa số các bạn đều học bài và làm bài trước khi đến lớp.

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp:

- Các bạn đều có ý thức lao động, dọn vệ sinh sạch sẽ.

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động của lớp:

5. Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:

* Ưu điểm:

Nền

nếp: ...

....

...

...

- Học tập: Đa số các em có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong giờ tích cực phát biểu xây dựng bài.

...

...

...

- Lao động vệ sinh :

(33)

...

...

...

* Tồn tại :

- Một số em vẫn chưa chú ý học tập, viết còn chưa

đẹp: ...

...

...

...

- Một số em môn Toán, Tiếng việt còn

chậm: ...

...

...

...

C) Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 25:

* Nề nếp:

- Đi học đúng giờ.

- Chấp hành tốt nội quy lớp học.

- Đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

- Thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt khi tới trường. Thực hiện nghiêm việc giãn cách khi ra khỏi cổng trường, đeo khẩu trang trên đường về nhà.

- Tiếp tục thi đua lập thành tích trong học tập.

* Học tập:

- Chuẩn bị kĩ bài học trước khi đến lớp.

- Hăng hái xây dựng bài ở tất cả các môn học.

- Phải có đủ sách vở và dụng cụ học tập.

- Sách vở phải được bao bìa và có nhãn cẩn thận. Phải bảo quản tốt sách vở và dụng cụ học tập.

* Thể dục - vệ sinh:

- Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ, duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng lớp theo quy định.

- Lao động theo lịch được phân công.

D. Sinh hoạt chuyên đề: (20’): Dạy kĩ năng sống:

Bài 9: Kĩ năng giao tiếp nơi công cộng I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết được những nơi nào được gọi là nơi công cộng - Hiểu được một số yêu cầu khi giao tiếp nơi công cộng

2. Kĩ năng: Bước đầu vận dụng được một số yêu cầu giao tiếp nơi công cộng 3. Thái độ:- Giúp học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách thực hành kĩ năng sống.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài Tập làm

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm.. - Giáo viên gọi 1 số nhóm chia sẻ

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh

+ Tổ chức hoạt động nhóm đôi: Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trình bày bài làm với các bạn. - Giáo viên gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ

+ Tổ chức hoạt động nhóm đôi: Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trình bày bài làm với các bạn. - Giáo viên gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ

+ Tổ chức hoạt động nhóm 4 : Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trình bày bài làm với các bạn. - Giáo viên gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh - Gọi học sinh đứng dậy đọc bài làm của mình.. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên

+ Tổ chức hoạt động nhóm 4 : Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trình bày bài làm với các bạn. - Giáo viên gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ