• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Thời gian xây dựng kế hoạch: 25/02/2022 Thời gian thực hiện: Thứ 2/28/02/2022. Lớp 1B

Toán

PHÉP CỘNG DẠNG 25+14( Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 14). Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK, các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Hoạt động mở đầu(5p)

- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

củng cố kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10, cộng dạng 14 + 3.

- HDHS hoạt động theo nhóm (bàn) thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- HS quan sát bức tranh - HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

- GV nhận xét

+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh.

- Bạn nhỏ đang thực hiện phép tính 25 + 14 = ? bằng cách gộp 25 khối lập phương và 14 khối lập phương.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(30p)

HS tính 25 + 14 = ?

- Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính 25 + 14 = ?

-Đại diện nhóm nêu cách làm.

- HS có thể dùng que tính, có thể dùng các khối lập phương, có thể tính nhẩm, ...

- GV hướng dẫn cách đặt tính và tính phép cộng dạng 25 + 14 = ?

- GV làm mẫu:

+ Đặt tính thẳng cột: hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

Cộng đơn vị với đơn vị.

Cộng chục với chục.

- GV chốt lại cách thực hiện,

- HS đọc yêu cầu: 25 + 14 = ? - HS quan sát

- HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.

- GV viết một phép tính khác lên bảng, chắng hạn 24 + 12 = ?

- GV nhận xét

- HS làm bảng con

- HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của

(2)

mình.

- HDHS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 25 + 14

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Tiếng việt

CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT Bài 4 : NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB:

quan sát, nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đủng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức nghe lời cha mẹ, tình cảm gắn bó đối với gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. Đồ dùng dạy học:

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ( tuy không phải là VB thông tin, nhưng các chi tiết trong VB có tính chân thực, gần gũi với đời sống hằng ngày của HS ); nắm được nội dung của VB Nếu không tay bị lạc, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB 2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được những kĩ năng HS tiểu học cần có để bảo vệ bản thân khi ở nơi đông người như công viên, bến tàu hoặc khi bị lạc ( cần nhớ số điện thoại của bố mẹ, bình tĩnh; nhớ thống nhất về điểm hẹn và tìm về điểm hẹn, nhờ sự giúp đỡ của nhân viên bảo vệ, công an; không đi theo người lạ , ... ) . 3. Phương tiện dạy học

- Máy tính, máy chiếu, vở bài tập, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(5p)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài

HS nhắc lại

(3)

học đỏ

Khởi động: GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi . a. Bạn nhỏ đang ở đâu? Vì sao bạn ấy khóc?

b. Nếu gặp phải trường hợp như bạn nhỏ, em sẽ làm gì ?

+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Nếu không may bị lạc.

HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

2. Hoạt động hình thành mới(30p) Đọc

GV đọc mẫu toàn VB. GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới.

+ HS làm việc nhóm đối để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc ( ngoảnh lại ).

+ GV đưa từ ngoảnh lại lên bảng và hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu vần oanh và từ ngoảnh lại, HS đọc theo đồng thanh.

+ Một số 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó, cả lớp đọc tổng thanh một số lần, HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS( ngoảnh, hoảng, suýt, hướng đường ).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.( VD:

Sáng chủ nhật, bố cho Nam và em đi công viên; Nam cử mải mê xe, hết chỗ này đến chỗ khác. )

HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1: từ đầu đến lá cờ rất to; đoạn 2: phần còn lại ) + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. ( đông như hội rất nhiều người;

mải mê: ở đây có nghĩa là tập trung cao vào việc xem đến mức không còn biết gì đến xung quanh, ngoảnh lại quay đầu nhìn về phía sau lưng mình; suýt ( khóc ): gần khóc + HS đọc đoạn theo nhóm, HS và GV đọc toàn VB

- HS đọc từng dòng thơ

- HS đọc từng khổ thơ

(4)

+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB . + GV đọc lại cả VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Hoạt động hình thành mới(35p)

Trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi .

a . Bố cho Nam và em đi chơi ở đâu ?

b . Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam thể thao ?

c . Nhờ lời bố dặn, Nam đã làm gì ?

HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về câu trả lời cho từng câu hỏi . GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình, Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời . ( a . Bố Cho Nam và em đi chơi ở công viên ; b . Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam nếu không may bị lạc thì nhở đi ra cổng có lá cờ;

c. Nhớ lời bố đặn, Nam đi theo hưởng tấm biển chỉ đường để đi ra cổng. )

- HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ), cùng nhau trao đổi và trả lời từng cáu hỏi .

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3

GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a( có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.( Ba cho Nam và em đi chơi ở công viên .)

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí, GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS quan sát và viết câu trả lời vào vở

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Đạo đức

Bài 22: NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI TRẢ LẠI NGƯỜI ĐÁNH MẤT I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất - Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi

(5)

- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức lớp 1

- Tranh ảnh, bài hát" Bà còng đi chợ trời mưa"

- Máy tính, máy chiếu

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Em hãy kể một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mấtmà em biết?

- Gv nhận xét, tuyên dương

KL: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng được khen.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(10p)

Khám phá vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất - Gv chiếu tranh " Bà còng đi chợ trời mua" ở mục khám phá - Gv cho hs kể tiếp sức theo từng bức tranh

Tranh 1: Bà còng đi chợ trời mưa, Tôm, Tép dẫn đường cho bà

Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm nhặt được

Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về đến nhà và trả lại tiền cho bà

Tranh 4: Bà Còng cầm tiền cảm động ôm hai cháu:" Các cháu ngoan quá!"

- Gv mời hs kể tóm tắt lại câu truyện theo từng bức tranh - Nhận xét, bổ sung

- Gv đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung truyện + Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép?

+ Bà còng cảm thấy như thế nào khi nhận lại tiền?

+ Theo em vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất?

- Gv gọi hs trả lời - Nhận xét, tuyên dương

KL: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng...Vì thế nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt đem lại niềm vui cho họ

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(12p) Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm - Gv chiếu tranh ở mục luyện tập

- Cho hs thảo luận theo nhóm 4, quan sát trong tranh có ba cách làm khi bạn nhìn thấy chiếc điện thoại của ai đánh rơi, các nhóm đọc kĩ và lựa chọn:

Việc nào nên làm, việc nào không nên làm, vì sao?

- Cho hs thảo luận trong 1 phút - Gọi hs lên trình bày

- Nhận xét

KL: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm,hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Gv cho hs chia sẻ trong nhóm bàn thời gian là 1 phút

- Gv nêu yêu cầu: Đã bao giờ em nhặt được đồ của người khác chưa? Lúc đó em đã làm gì?

- Mời hs lên chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi những bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(8p) Hoạt động 1: Xử lí tình huống

- Hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát tranh - Hs lắng nghe, bổ sung

- Nhận xét, bổ sung

- Hs kể tóm tắt lại câu truyện

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs thảo luận theo nhóm 4

- Hs trình bày: 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời

+ Nên chọn cách làm của bạn trong tranh 2, không nên chọn cách làm của bạn ở tranh 1,3

- Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

(6)

- Gv chiếu tranh mục vận dụng - Bức tranh vẽ gì?

- Cho hs thảo luận theo nhóm đôi để đưa racách xử lí tình huống trong mỗi tranh

- Mời hs chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi nhóm đã đưa ra cách xử lí hay KL: Các cách xử lí đáng khen

+ Nếu em là bạn trong tranh 1 khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà

+ Nếu em là bạn trong tranh 2 khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ tìm thầy cô chủ nhiệm hay cô tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trả giúp người đánh mất

+ Nếu em là bạn trong tranh 3 khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên, em sẽ nhờ bố mẹ( nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên

Hoạt động 2: Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi - Gv cho hs thảo luận theo nhóm đôi

- Gv yêu cầu hs tự tưởng tượng ra các tình huống sau đó lên đóng vai nhắc nhau cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Hs biết xác định người đáng tin cậy để nhờ trả lại đồ mà mình nhặt được

Thông điệp: Gv chiếu thông điệp lên bảng - Gv đọc thông điệp

Của rơi là của người ta Nếu em nhặt được, thật thà trả ngay.

- Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương những bạn chú ý học và hăng hái phát biểu

- Dặn hs về nhà ôn lại bài học và cần trả lại người đánh mất khi mình nhặt được đồ

- Hs thảo luận theo nhóm đôi - Hs lên chia sẻ trước lớp - Nhận xét, bổ sung

- Hs quan sát

- Hs thảo luận trong nhóm - Hs chia sẻ trước lớp - Nhận xét

- Hs lắng nghe

- Hs thảo luận theo nhóm bàn - Hs lên đóng vai

- Nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs nhắc lại thông điệp theo cô - Hs lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 26/02/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 3/01/03/2022. Lớp 1B Toán

PHÉP CỘNG DẠNG 25+14( Tiết 2) I.Yêu cầu cần đạt

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 14). Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK, các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

(7)

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(25p)

Bài 1

- GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính.

GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

Bài 2:Đặt tính rồi tính.

GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS

Bài 3

- GV hướng dẫn HS cách làm, hướng dẫn HS tính ra nháp tìm kết quả mỗi phép tính.

- HDHS Đối chiếu, tìm đúng hộp thư ghi kết quả phép tính.

- GV nhận xét Bài 4

- HDHS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra.

- HDHS nêu phép tính và câu trả lời.

- GV nhận xét

4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(10p)

HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng dạng 25 + 14 đã học.

Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đật ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.

HOẠT ĐỘNG HỌC

- HS tính rồi viết kết quả phép tính.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- HS thực hiện

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

HS tính ra nháp tìm kết quả mỗi phép tính.

- HS đọc bài toán

- Phép tính: 24 + 21 =45.

Trả lời: Cả hai lớp trồng được 45 cây.

- Mai có 12 cái kẹo, Nam có 23 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Tiếng việt

(8)

CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT Bài 4 : NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB:

quan sát, nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đủng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cấu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện, nghe viết một đoạn ngắn

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức nghe lời cha mẹ, tình cảm gắn bó đối với gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. Đồ dùng dạy học:

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ( tuy không phải là VB thông tin, nhưng các chi tiết trong VB có tính chân thực, gần gũi với đời sống hằng ngày của HS ); nắm được nội dung của VB Nếu không tay bị lạc, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB 2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được những kĩ năng HS tiểu học cần có để bảo vệ bản thân khi ở nơi đông người như công viên, bến tàu hoặc khi bị lạc ( cần nhớ số điện thoại của bố mẹ, bình tĩnh; nhớ thống nhất về điểm hẹn và tìm về điểm hẹn, nhờ sự giúp đỡ của nhân viên bảo vệ, công an; không đi theo người lạ , ... ) . 3. Phương tiện dạy học

- Máy tính, máy chiếu, vở bài tập, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.Hoạt động luyện tập, thực hành(35p)

Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết cấu vào vở

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phủ và hoàn thiện câu

GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả .

GV và HS thống nhất câu hoàn thiện,( Uyên không hoảng hốt khi bị lạc )

GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở GV kiểm tra và nhận xét bài của một số

HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phủ và hoàn thiện câu

Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung đế nói : Nếu chẳng may bị lạc , em

(9)

sẽ làm gì ?

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh .

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dụng các từ ngữ đã gợi ý GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh . HS và GV nhận xét

GV có thể gợi ý HS nói thêm về lí do không được đi theo người lạ , về cách nhận diện những người có thể tỉn tưởng , nhờ cậy khi bị lạc như Công an , nhân viên bảo vệ , ... để giúp HS củng cố các kĩ năng tự vệ khi bị lạc

HS làm việc nhóm , quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dụng các từ ngữ đã gợi ý GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.Hoạt động luyện tập, thực hành(25p)

Nghe viết

- GV đọc to cả đoạn văn . ( Nam bị lạc khi đi chơi công viên Nhớ lời dặn , Nam tìm đến điển hẹn gặp lại bỏ và em . )

- GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết .

+ Viết lủi đấu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nain , kết thúc câu có dấu chấm .

+ Chữ dễ viết sai chính tả: Công viên, lạc, điểm .

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách , Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết . Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ ( Nam bị lạc khi đi chơi công viên . Nhớ lời dặn , Nam tìm đến điểm hẹn gặp lại bố và em , ) . Mỗi cụm từ và câu ngắn đọc 2-3 lần , GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS .

+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rả soát lỗi + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Nếu không may bị lạc từ ngữ có tiếng chửa vần im, iêm , ep , êp

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong loài hoặc ngoài bải

- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ Có tiếng chứa các

(10)

- HS nêu những từ ngữ tìm được , GV viết những từ ngữ này lên bảng .

vần im , iên , ep , êp .

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(10p) Trò chơi Tìm đường về nhà

GV giải thích nội dung trò chơi Tìm đường về nhà. Thỏ con bị lạc và đang tìm đường về nhà. Trong số ba ngôi nhà, chỉ có một ngôi nhà là nhà của thỏ. Để về được nhà của mình, thỏ con phải chọn đúng đường rẽ ở những nơi có ngã ba, ngã tư. Ở mỗi nơi như thế đều có thông tin hướng dẫn. Muốn biết được thông tin đó thì phải điền r/d hoặc gi vào chỗ trống. Đường về nhà thỏ sẽ đi qua những vị trí có từ ngữ chứa gi. Hãy điền chữ phù hợp vào chỗ trống để giúp thỏ tìm đường về nhà và tô màu cho ngôi nhà của thỏ .

GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả .

GV và HS thống nhất phương án phù hợp . Củng cố

HS làm việc theo nhóm để tìm đường về nhà thỏ .

HS điền và nối các từ ngữ tạo thành đường về nhà của thỏ .

- GV yều cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS .

HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 27/02/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 4/02/03/2022. Lớp 1B Buổi sáng:

Tiếng việt

CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT Bài 5: ĐÈN GIAO THÔNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, hiểu và trả lời dùng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB; hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với HS; quan sát , nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho

(11)

câu hỏi trong VB đọc, hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn .

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức tuân thủ luật giao thông, sự tự tin khi tham gia giao thông; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. Đồ dùng dạy học:

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB thông tin ( không có yếu tố hư cấu , có mục đích chính là cung cấp thông tin ) và nội dung của VB Đèn giao thông - GV nắm được nghĩa của một số từ ngữ khó trong VB ( ngã ba, ngã tư, điều khiển , tuân thủ ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này .

2. Kiến thức đời sống GV có kiến thức cơ bản về giao thông và luật giao thông

3. Phương tiện dạy học

- Máy tính, máy chiếu, vở bài tập, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(5p)

- Ôn ; HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó

Khởi động

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh đèn giao thông và trả lời câu hỏi .

+ Một số ( 2 - 3 ) HS nêu ý kiến . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc Có ý kiến khác , + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dần vào bài đọc Đèn giao thông .

HS nhắc lại

HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(30p)

Đọc

GV đọc mẫu toàn VB . HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó với HS ( phương tiện , điều khiển , lộn xộn , an toàn , ... )

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2 , GV hướng dẫn HS đọc những câu dài , ( VD : Ở các ngã ba , ngã tư đường phố thường có cây đèn ba màu : đỏ , vàng , xanh . Đèn đỏ báo hiệu người đi đường và các phương tiện

- HS đọc câu

(12)

giao thông phải dừng lại . / Đèn xanh bảo hiệu được phép di chuyển . )

- HS đọc đoạn .

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến rồi dừng hăn , đoạn 2 : tiếp theo đến nguy hiểm , đoạn 3 : phần còn lại ) .

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài ( ngã ba: chỗ giao nhau của 3 con đường, ngã tư: chỗ giao nhau của 4 Con đường, điều khiển: làm cho quá trình hoạt động diễn ra đúng quy tắc, tuân thủ: làm theo điều đã quy định )

+ HS đọc đoạn theo nhóm, HS và GV đọc toàn VB .

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

HS đọc đoạn

HS đọc đoạn theo nhóm .

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Hoạt động hình thành kiến thức

mới(35p)

Trả lời câu hỏi

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi .

a . Đèn giao thông có thấy mẫu ?

b . Môi trưu của đèn giao thông báo hiệu điều gì ?

c . Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại ở các đường phố sẽ như thế nào ?

GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình, Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. ( a. Đèn giao thông có ba màu; b, Đèn đó: người đi đường và các phương tiện giao thông phải dừng lại, đèn xanh : được phép di chuyển, đèn vàng phải di chuyển chăm lại rồi dừng hẳn; c. Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại trên đường phố sẽ rất lộn xộn và nguy hiểm ) .

HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về tranh minh hoa và câu trả lời cho từng câu hỏi

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3

GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( Đển giao thông có ba màu. ) Để HS

HS quan sát và viết câu trả lời vào vở

(13)

không phải viết quá dài, GV có thể lược bớt các từ trong ngoặc đơn ( trên đường phố ) - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm đúng vị trí .

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(35p)

Chọn từ ngữ để hoàn thiện cầu và viết câu vào vở .

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất cầu hoàn thiện. ( Xe cộ cần phải dừng lại khi có đèn đỏ. ) GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở . GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS . Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh

HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dung các từ ngữ dã gợi ý GV gọi một số HS trình bày kết quả nổi theo tranh , GV và HS nhận

HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dung các từ ngữ dã gợi ý GV gọi một số HS trình bày kết quả nổi theo tranh

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Buổi chiều:

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 6: VUI ĐÓN MÙA XUÂN

BÀI 16: ỨNG XỬ KHI ĐƯỢC NHẬN QUÀ NGÀY TẾT (TIẾT 2) I.Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu được ý nghĩa của phong tục mừng tuổi, tặng quà ngày Tết. Biết ứng xử phù hợp khi được mừng tuổi, tặng quà thể hiện tình yêu thương đối với mọi người.

- Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ - Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

II.Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Băng/ đĩa bài hát: Ngày tết quê em

- Học sinh: Một số bài hát về ngày Tết, thẻ màu xanh – đỏ (hoặc mặt cười - mặt mếu)

(14)

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động mở đầu(5p)

- GV tổ chức cho HS hát bài hát tập thể:

“Ngày tết quê em”

- GV nêu câu hỏi:

+ Các em có thích ngày Tết không?

+ Vào ngày Tết, người lớn thực hiện phong tục gì đối với trẻ em?

- GV nhận xét, giới thiệu bài.

- HS tham gia hát theo nhạc . - HS trả lời:

+ Em rất thích ngày Tết.

+ Phong tục mừng tuổi/lì xì.

- HS lắng nghe 2. Hoạt động luyện tập, thực hành

(20p)

Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trong SGK và thảo luận nhóm đôi tìm cách xử lí tình huống và thể hiện câu trả lời câu hỏi:

+ Em đón nhận phong bao lì xì/quà tặng như thế nào?

+ Em sẽ nói gì với người tặng quà cho em?

- GV khuyến khích các cặp đôi thể hiện cách ứng xử của mình trước lớp.GV quan sát xem cặp nào làm tốt và mời một vài cặp lên thực hành cách ứng xử khi được mừng tuổi cho cả lớp quan sát.

- GV yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt: Ngoài sự biết ơn, lễ phép, các em cần thể hiện tình yêu thương mọi người khi nhận quà.

- HS quan sát tranh 1, 2 SGK và thảo luận nhóm đôi tìm cách xử lí tình huống.

- Từng bạn luân phiên thể hiện mừng tuổi và người được mừng tuổi. (HS chú ý phải thể hiện rõ được hành động của mình khi được nhận phong bao, và lời nói của mình với người tặng)

- Một vài cặp lên thực hành cách ứng xử khi được mừng tuổi cho cả lớp quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

Hoạt động 4: Thể hiện cảm xúc phù hợp khi được tặng quà

- GV mời một số HS chia sẻ những cảm xúc của mình mỗi khi được tặng quà trong cuộc sống.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã chia sẻ trước lớp tốt

- GV yêu cầu HS vận dụng những điều đã học được để thể hiện thái độ và hành

- HS chia sẻ trước lớp. HS quan sát, lắng nghe để nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS làm theo yêu cầu của giáo viên.

(15)

vi phù hợp mỗi khi được tặng quà trong cuộc sống.

Tổng kết:

- GV hỏi:

+ Các em thu hoạch được điều gì sau buổi trải nghiệm này? (GV khuyến khích HS tích cực tham gia chia sẻ và lắng nghe tích cực để tránh có ý kiến trùng lặp)

- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ:

+ Mừng tuổi, tặng quà là một phong tục đẹp, với mong muốn người được mừng tuổi may mắn cả năm.

+ Mừng tuổi mang ý nghĩa tinh thần là chính, không quan trọng số tiền nhiều hay ít.

- HS nêu suy nghĩ

- HS lắng nghe và nhắc lại thông điệp.

- GV yêu cầu HS về nhà luyện tập với người thân về cách nhận tiền mừng tuổi để được uốn nắn thêm.

- GV nói: Tết sắp đến rồi, các em hãy vận dụng cách đón nhận tiền mừng tuổi và lời nói cảm ơn với người mừng tuổi cho em.

- HS về nhà luyện tập với người thân về cách nhận tiền mừng tuổi - HS lắng nghe

Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài sau - HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 28/02/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 5/03/03/2022. Lớp 1B Tiếng việt

CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT Bài 5: ĐÈN GIAO THÔNG I.Yêu cầu cần đạt:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, hiểu và trả lời dùng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB; hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với HS; quan sát, nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát . Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu

(16)

hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh .

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung : ý thức tuân thủ luật giao thông , sự tự tin khi tham gia giao thông ; khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. Đồ dùng dạy học:

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB thông tin ( không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin ) và nội dung của VB Đèn giao thông

- GV nắm được nghĩa của một số từ ngữ khó trong VB ( ngã ba, ngã tư, điều khiển, tuân thủ ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này .

2. Kiến thức đời sống GV có kiến thức cơ bản về giao thông và luật giao thông

3. Phương tiện dạy học

- Máy tính, máy chiếu, vở bài tập, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết 4 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(25p) Nghe viết

GV đọc to cả đoạn văn. ( Đèn đỏ bảo hiệu dừng lại, Đèn xanh bảo hiệu được phép di chuyển. Đèn vàng báo hiệu đi chậm rồi dừng hẳn.) GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết .

+ Viết lùi vào đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu chấm .

+ Chữ dễ viết sai chính tả: liệu, chuyển , ...

GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách .

Đọc và viết chính tả :

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Đèn đỏ bảo hiệu dừng lại. Đèn xi như báo hiệu được phép di chuyển . / Đèn vàng bảo hiệu đi chặn rồi dừng hẳn ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phủ hợp với tốc độ viết của HS .

+ Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

(17)

GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu . - GV nêu nhiệm vụ . HS làm việc nhóm đối để tìm dấu thanh phù hợp .

- Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả trước lớp ( có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng ) - Một số HS đọc to các từ ngữ . Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần . 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(10p)

Trò chơi Nhận biết biển báo - Chuẩn bị :

+ GV chuẩn bị một số biển báo quen thuộc, gần gũi với HS, VD: biển đảo có bệnh viện, biến bảo khu dân cư, biển vạch sang đường dành cho người đi bộ, biển báo điện giật nguy hiểm , ...

+ Tranh về một số vị trí cắm các biển báo . - Nội dung trò chơi và cách chơi :

+ Mỗi đội 6 HS. Mỗi lượt chơi có 2 HS thực hiện như sau: 1 HS Tiải đặc điểm của biển báo và 1 HS dựa vào việc miêu tả của bạn để tìm được biển báo đỏ và cảm vào đúng vị trí quy định

+ Quy định thời gian chơi .

+ Đội nào tìm được nhiều biến bảo và cảm đúng vị trí phù hợp thì đội đẩy chiến thẳng . Củng cố

HS nhận biết và hiểu nội dung biển báo; HS bình tĩnh, tự tin, nhanh nhẹn tham gia

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học .

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về những điều các em cần biết trong cuộc sống hằng ngày. GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số sách viết về kĩ năng sống để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS .

- HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào )

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Tiếng việt

CHỦ ĐỀ 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT ÔN TẬP

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Điều em cần biết thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa

(18)

được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một vần đề thuộc chủ điểm Điều em cần biết .

- Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy tính, máy chiếu, vở bài tập, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(5p)

- Gv cho hs hát - Gv giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành(30p) Tìm từ ngữ có tiếng chữa văn oanh, uyt, iêu, iêm

GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học .

- GV nền chia các vần này thành 2 nhóm ( để tránh việc HS phải ỏn một lần nhiều văn ) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần .

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bải mà HS đã học . GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết , chẳng hạn , với bài Rửa tay trước khi ăn thì chọn lời khuyên cần phải rửa tay sạch trước khi ăn để phòng bệnh , Một số HS trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng ( Lời chào – Nhở chào hỏi khi

- Hs hát

- Hs nhắc lại tên bài

- Nhóm vần thứ nhất :

+ HS làm việc nhóm đói để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chửa các vần oanh, uyt .

+ HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng . + Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn trước lớp; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần .

- Nhóm vần thứ hai:

+ HS làm việc nhóm đồi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iêm .

+ HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng . + Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Cả lớp đọc đồng thanh một số lần, 2. Tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà em đã học

(19)

gặp gỡ ; Khi mẹ vắng nhà – Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình ; Nếu không may bị lạc - Khi đi chơi chỗ đông người , phải chú ý đề phòng bị lạc ; Đèn giao thông - Khi đi đường , cần phải tuân thủ sự điều khiển của đèn giao thông )

Chọn việc cần làm ở B phù hợp với tình huống ở A

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học .

- GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết , chẳng hạn , tình huống Gặp ai đó lấn đấu và em muốn người đã biết về cu thì cần giới thiệu . Một số HS trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng ( Được ai đó giúp đỡ - cảm ơn , Có lỗi với người khác xin lỗi , Muốn người khác cho phép làm điều gì đó – xin phép , khi bạn bè hoặc người thân có niềm vui - chúc mừng .

HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học

Tiết 2 2. Hoạt động luyện tập, thực hành(25p) Kể với bạn về một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi

GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi

- Một số ( 2 - 3 ) HS kể trước lớp , mỗi HS kể một trường hợp :

- GV nhắc lại một số trường hợp tiêu biểu mà HS đã để cập và có thể bổ sung thêm . - GV nhận xét , đánh giá chung và khen ngợi những HS nêu được những tình huống tiêu biểu , có cách kế rõ ràng . Nói rõ các ưu điểm để HS củng học hỏi

Viết một câu về điều em nên làm hoặc không nên làm

HS làm việc nhóm đôi

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi , thảo luận về điều HS nên làm hoặc không nên làm

- GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày và có thể bổ sung thêm những điều HS cần làm hoặc không nên làm

- GV nhận xét một số bài , khen ngợi một số HS viết hay , sáng tạo .

- Từng HS tự viết 1 - 2 cầu về nội dung vừa thảo luận . Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi , kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp .

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(10p)

(20)

Đọc mở rộng

Trong buổi học trước , GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về những điều các em cần biết trong cuộc sống hằng ngày .

GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách phù hợp ( có thể lấy từ tủ sách của lớp ) và cho HS đọc ngay tại lớp .

GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi : Nhờ đâu em có được cuốn sách này ( mua , mượn , được tặng ... ) ? Cuốn sách này viết về cái gì ? Có gì thú vị hay dáng chú ý trong cuốn sách ...

Một số ( 3 - 4 ) HS nổi trước lớp . Một số HS khác nhận xét , đánh giá .

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thủ vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi .

Củng cố

HS làm việc nhóm đôi hoặc nhỏ 4.

Các em nói với nhau về cuốn sách mình đã đọc , về điều các em học được

GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi , động viên HS .

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 01/03/2022

Thời gian thực hiện: Thứ 6/04/03/2022. Lớp 1B Buổi sáng:

Toán

PHÉP CỘNG DẠNG 25 + 4, 25 + 40( Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 4, 25 + 40). Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(21)

1.Hoạt động mở đầu(5p)

- HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng cộng nhẩm hai số tròn chục, cộng dạng 14 + 3.

- HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh.

- HS hoạt động theo nhóm

- Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực hiện phép tính 25 + 4 = ? bằng cách gộp 25 khối lập phương và 4 khối lập phương.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới(30p) HS tính 25 + 4 = ?

Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính 25 + 4 = ?

Đại diện nhóm nêu cách làm.

GV nhận xét các cách tính của HS.

- HS có thể dùng que tính, có thể dùng các khối lập phương, có thể

tính nhẩm, ...

- GV hướng dẫn cách đặt tính và tính phép cộng dạng 25 + 4 = ?

HS quan sát GV làm mẫu:

+ Đặt tính.

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

5 cộng 4 bằng 9, viết 9.

Hạ 2, viết 2.

+ Đọc kết quả: Vậy 25 + 4 = 29.

GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.

- HS đọc yêu cầu: 25 + 4 = ?

HS quan sát

- HS nêu cách tính - GV viết một phép tính khác lên bảng, chẳng

hạn 53 + 5 = ?

HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của mình.

Lưu ý: GV có thể đưa ra một số phép tính đặt tính sai hoặc đặt tính đúng nhung tính sai để nhắc nhở HS tránh những lỗi sai đó.

- HS lấy bảng con cùng làm với GV từng thao tác: đặt tính, cộng từ phải sang trái, đọc kết quả.

GV cho HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 25 + 4.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Tiếng việt

Chủ đề 4: ĐIỀU EM CẦN BIẾT LUYỆN TẬP

I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Điều em cần biết thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa

(22)

được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một vần đề thuộc chủ điểm Điều em cần biết .

- Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy tính, máy chiếu, vở bài tập, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1. RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ chúng em, cô giáo, dạy rửa tay, đúng cách + luôn, nhớ, em, trước khi, rửa tay, ăn

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành cầu . - GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Cô giáo dạy chúng em rửa tay đúng cách . / Em luôn nhớ rửa tay trước khi ăn . ) HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

Một số ( 2 - 3 ) HS trình bày kết quả .

Bài 2. LỜI CHÀO

Dùng từ ngữ phù hợp ( vàng , nhỏ , chào , ông ) để hoàn thiện đoạn thơ và viết vào vở GV trình chiếu đoạn thơ ( có nhiều chỗ trống )

Gà con ...xíu

Lông ... dễ thương Gặp ... trên đường Cháu ... ... ông ạ

và nêu nhiệm vụ . Một số HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý ( vàng , nhỏ , chào , ông ) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện bài thơ - GV trình chiều đoạn thơ đã hoàn chỉnh . Một số HS đọc thành tiếng cả đoạn thơ . Gà con nhỏ xíu

Lông vàng dễ thương Gặp ông trên đường Cháu chào ông ạ .

HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý ( vàng , nhỏ , chào , ông ) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện bài thơ

- HS viết đoạn thơ vào vở .

Bài 3 . KHI MẸ VÀNG NHÀ Viết lại các cầu cho đúng chính tả

- GV trình chiếu hai câu viết sai chính tả + Hôm nay nam cùng bố mẹ về quê + Mẹ dặn nam nhớ đóng cửa cẩn thận - GV yêu cầu HS phát hiện lỗi chính tả

HS phát hiện lỗi chính tả ( không viết hoa tên riêng , không viết hoa đầu cầu , thiếu dấu chấm cuối câu ) . HS nêu các lỗi chính tả và cách sửa .

(23)

GV và HS thống nhất phương án đúng . GV trình chiếu hai câu đã chỉnh sửa . Hôm nay Nam cùng bố mẹ về quê . / Mẹ dặn Nam nhớ đóng cửa cẩn thận . )

- Một số HS đọc thành tiếng cả hai câu .

- HS viết vào vở

Bài 4. NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ giáp, Nam, chú công an, tìm đường về nhà

+ xe buýt , băng , đếnt , Hà , nhà bà nội - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng . - HS viết vảo vở câu đã được sắp xếp đúng

HS sắp xếp các từ ngữ

HS làm việc nhóm đôi . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả ( Chú công an giúp Nam tìm đường về nhà , / Hà đến nhà hà nội bằng xe buýt . )

Bài 5. ĐÈN GIAO THÔNG

Viết một câu về điều em cần biết khi đi đường

- Đây là bài tập viết cậu sáng tạo , GV cần chú ý có sự hỗ trợ phù hợp để giúp HS làm được bài tập này . GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm ý tưởng , GV có thể nêu cầu hỏi gợi ý : Theo em , khi đi đường , em cần lưu ý điều gì ? HS có thể dựa vào bài vừa học ( Đèn giao thông để tìm câu trả lời . Đó cũng có thể là lời khuyên dành cho bạn bè khi đi đường

- Một số ( 2 – 3 ) HS trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án phù hợp . ( Chẳng hạn , Khi đi đường , em cẩn tuân thủ sự điều khiển của đèn giao thông . Hoặc gọn hơn : Khi đi đường em cần tuân thủ đèn giao thông . )

HS viết vào vở các câu sáng tạo dựa vào kết quả làm việc nhóm hoặc có thể tham khảo ý kiến của các HS khác đã trình bày trước lớp hay của GV IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

--- Buổi chiều:

Sinh hoạt

Sinh hoạt lớp tuần 24- Hoạt động trải nghiệm ỨNG XỬ KHI ĐƯỢC NHẬN QUÀ NGÀY TẾT(Tiếp) I.Yêu cầu cần đạt:

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua. GDHS chủ đề 6 “Vui đón mùa xuân” . Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

(24)

- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II.Đồ dùng dạy học:

1. GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…

2. HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức:

- GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học

* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.

- Lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).

- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở

- HS hát một số bài hát.

- Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.

-HS lắng nghe và đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.

- HS nghe.

- HS nghe.

(25)

trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các tổ lập kế hoạch thực hiện.

- Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi tổ.

- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ.

- Lớp trưởng : Mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

- Tiếp tục ổn định các nề nếp của trường, lớp.

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch covid 19 3. Sinh hoạt theo chủ đề “Kể về cách ứng xử và cảm xúc của em khi nhận quà ngày Tết”

- GV yêu cầu HS xung phong chia sẻ cho các bạn nghe: + Tên món quà và người tặng.

+ Cách đón nhận và lời nói khi nhận quà.

+ Thể hiện cảm xúc yêu thương đối với người tặng quà như thế nào?

- GV yêu cầu các bạn lắng nghe để nhận xét, bổ sung thêm và có thể hỏi lại

- GV khích lệ các bạn nhút nhát, chưa tự tin tham gia chia sẻ

- GV khen ngợi các em đã vận dụng tốt kĩ năng, cách ứng xử khi được nhận quà ngày Tết.

- GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc khi được nhận quà ngày Tết.

- GV hỏi: Ngoài cảm xúc vui sướng, các em có cảm nhận được tình yêu thương của mọi người dành cho em không?

- GV động viên HS nói đúng với mong muốn của

- Các tổ thực hiện theo.

- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

- Cả lớp hát đồng thanh.

- Tổ trưởng lên báo cáo.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ

-HS lắng nghe.

- HS tham gia.

- HS lắng nghe - HS chia sẻ

- HS nói theo ý kiến riêng của mình

(26)

mình, không bắt chước bạn.

- GV khen ngợi các em đã mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình.

ĐÁNH GIÁ

a.Cá nhân tự đánh giá

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

- Tốt: Luôn nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tết.

- Đạt: Nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tết nhưng không thường xuyên.

- Cần cố gắng: Nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tết nhưng không phải luôn đúng.

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

- GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:

- Có biết được cách ứng xử phù hợp khi được nhận quà không?

-Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, … hay không?

c) Đánh giá chung của GV

- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung

4. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học của lớp mình.

- GV dặn dò nhắc nhở HS

- HS lắng nghe

- HS tự đánh giá theo các mức độ

- HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

………

Nguyễn Huệ, ngày …… tháng …. năm 2022

Tổ trưởng ký duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ rằng một VB tự sự đơn giản , người viết tự giới thiệu về minh ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật ;

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản , kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , có dẫn trực tiếp lời nhân vật ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , có yếu tố miêu tả ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ;

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một truyện ngụ ngôn ngắn , đơn giản , có dẫn trực tiếp lời nhân vật , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ;