• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26 Ngày soạn: 11/3/2022

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 5 : TIẾNG VỌNG CỦA NÚI( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , có dẫn trực tiếp lời nhân vật ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .

- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . Phát triển phẩm chất và năng lực chung : biết chia sẻ với bạn bè , biết nói lời hay , làm việc tốt ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân , khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT 2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động và kết nối 4’

- HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó .

- Khởi động :

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhỏ để trả lời các câu hỏi .

a . Em thấy gì trong bức tranh ?

b . Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau ?

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Tiếng vọng của núi

HS nhắc lại

+ Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác .

2. Hoạt động khám phá 45’

a. Đọc

- GV đọc mẫu toàn VB . Chú ý đọc đúng lời người kể vả lời nhân vật . Ngắt giọng , nhãn giọng đúng chỗ .

HS đọc câu

HS đọc câu

(2)

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lân 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( túi , rèo lên , ... )

+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc những câu dài . ( VD : Đang đi chơi trong nhi / gấu con / chợt nhìn thấy thật hạt dẻ . )

HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến bà khóc , đoạn 2 : phần còn lại ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB ( tiếng vọng : âm thanh được bắt lại từ xa ; bực tức : bực và tức giận ; tủi thân : tự cảm thấy thương xót cho bản thân mình ; quả nhiên : đúng như đã biết hay đoản trước ) .

+ Hs đọc đoạn theo nhóm , HS và GV đọc toàn VB .

+1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

HS đọc đoạn

1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh b. Trả lời câu hỏi 7’

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi .

a . Chuyện gì xảy ra khi gấu con vui mừng reo lên " A ! " ?

b . Gấu Te nói gì với gấu con ?

c . Sau khỉ làm theo lời mẹ , gấu con cảm thấy như thế nào ?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình , Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời

a . Khi gấu con vui mừng reo lên " A ! " thì vách núi cũng đáp lại " A ! ” ;

b . Gấu nhẹ khuyên gấu con hãy quay lại và nói với núi rằng “ Tôi yêu bạn ! ” ;

c . Sau khi làm theo lời mẹ , gấu con cảm thấy rất vui .

- HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi .

3 . Vận dụng: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi cở mục 3 10’

(3)

- GV nhắc lại cõu trả lời đỳng cho cõu hỏi c ( cú thể trỡnh chiếu lờn bảng một lỳc để HS quan sỏt ) và hướng dẫn HS viết cõu trả lời vào vở ( Sau khi làm theo lời mẹ , gấu cũn cảm thấy rất vui vẻ ) .

GV lưu ý HS viết hoa chữ cỏi đầu cõu ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đỳng vị trớ .

GV kiểm tra và nhận xột bài của một số HS .

HS quan sỏt và viết cõu trả lời vào vở

Chiều

TIẾNG VIỆT

Luyện đọc- Luyện viết:

MẩO CON ĐI HỌC

A. Mục tiờu:

- HS luyện đọc, luyện viết đoạn bài theo yờu cầu.

- Rèn cho HS cách đọc, viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT 2. HS: SGK, VBT, Mỏy tớnh, ĐTTM III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV 1. Hoạt động khởi động(5p)

- Y/c HS hỏt và vận động theo bài hỏt: “ Mỏi trường mến yờu ”.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập. (30p) Luyện đọc( 12’)

- Hs đọc bài

- GV nhận xột, tuyờn dương

3. Vận dụng: Viết 6 dũng thơ đầu

- GV hướng dẫn HS cỏch trỡnh bày bài viết - GV đọc cho HS viết bài

3. Củng cố, dặn dũ ( 3’) - HS đọc bài

HĐ của HS và PA trả lời đỳng

- HS thực hiện

- 5- 6 HS đọc bài: Mốo con đi học

- HS nghe GV đọc bài để viết bài

(4)

- Nhận xét một số bài viết của HS - HS đọc đồng thanh toàn bài

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Bài 15: CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA CƠ THỂ.

(tiết 3- dạy HĐ3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện bật nhảy về trước và bật cao, tay với vật chuẩn trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện bật nhảy về trước và bật cao tay, với vật chuẩn và tích cực tham gia tập luyện.

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được bật nhảy về trước và bật cao, tay với vật chuẩn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT 2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung LV Đ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu Hoạt động GV Hoạt động HS I. Phần mở đầu 5 – 7’

Gv nhận lớp, thăm

(5)

Nhận lớp

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “tìm người chỉ huy”

II. Phần cơ bản:

Hoạt động 1

* Kiến thức.

- động tác bật nhảy về trước.

*Luyện tập Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

2 x 8 N

16-18’

2 x 8N

2 lần

4 lần

hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Gv HD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

Cho HS quan sát tranh

Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu

GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

- GV hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

Đội hình nhận lớp

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

- Đội hình HS quan sát tranh

HS quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt.

ĐH tập luyện theo tổ

(6)

Tập theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “mèo duổi chuột”.

Hoạt động 2

*Kiến thức

Ôn động tác bật nhảy ra trước.

*Luyện tập

Hoạt động 3

*Kiến thức

Động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập Hoạt động 4

4 lần

1 lần

3-5’

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy ra trước Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1.

Tổ chức giảng dạy như hoạt động 1

GV -ĐH tập luyện theo cặp đôi

- Từng tổ lên thi đua

(7)

*Kiến thức

Ôn động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập

Hoạt động 5

*Kiến thức

Ôn động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập

Hoạt động 6

*Kiến thức

Ôn động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập

III.Kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

* Xuống lớp

4- 5’

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật cao, tay với vật chuẩn

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1.

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật chuẩn .

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật chuẩn .

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1

- GV hướng dẫn

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- VN ôn các động tác đã học và chuẩn bị bài sau.

HS thực hiện thả lỏng

- ĐH kết thúc

(8)

Ngày soạn: 12/3/2022

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 15 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 5 : TIẾNG VỌNG CỦA NÚI( Tiết 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , có dẫn trực tiếp lời nhân vật ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .

- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng câu đã hoàn thiện ; nghe viết một đoạn ngắn .

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . Phát triển phẩm chất và năng lực chung : biết chia sẻ với bạn bè , biết nói lời hay , làm việc tốt ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm , cảm xúc của bản thân , khả năng làm việc nhóm ; khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT 2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động(4p)

- Y/c HS hát

- Y/c HS đọc lại toàn bài tiết 1.

- Gv nhận xét, đánh giá.

- HS hát và vận động - 1 HS đọc lại toàn bài

2. Hoạt động thực hành, luyện tập. (30’)

a. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn

từ ngũ phù hợp và hoàn thiện cầu . GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh . a . Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp yêu mến ;

b . Gấu con tủi thân vì các bạn không chơi cùng

GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở , GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS làm việc nhóm để chọn từ ngũ phù hợp và hoàn thiện cầu

(9)

b. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan

sát tranh .

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi . Các em đóng vai các nhân vật trong tranh , dùng các từ ngữ gợi ý trong khung để nói theo tranh .

- GV có thể yêu cầu HS đóng vai theo những tình huống trong tranh nhưng dùng những lời chào ” khác ( VD : Về nhé , chào + tên , ... ) ; những “ lời không hay " khác ( VD : Tớ không thích bạn ) .

- GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp . Các HS khác nhận xét , đánh giá .

- GV nhận xét .

HS làm việc theo nhóm đôi . Các em đóng vai các nhân vật trong tranh , dùng các từ ngữ gợi ý trong khung để nói theo tranh .

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Vận dụng:

a. Nghe viết 15’

- GV đọc to cả đoạn văn . ( Theo lời mẹ , gấu con quay lại nói với núi là gấu yêu hủi . Quả nhiên , khắp núi vọng lại lời yêu thương . Gấu con bật cười vui vẻ . ) GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết ,

+ Viết lủi đầu dòng . Viết hoa chữ cái đầu cầu , kết thúc câu có dấu chấm ,

+ Chữ dễ viết sai chính tả : lại , nói , nửi , dành , cho . GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

Đọc và viết chính tả :

+ GV đọc từng câu cho HS viết . Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm tử ( Theo lời mẹ , gấu con quay lại nói với núi là / gấu yêu nhi./ Quả nhiên , khắp núi vọng lại lời yêu thương . Gấu con / bật cười vui vẻ ) . Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần . GV cần đọc rõ ràng , chậm rãi , phù hợp với tốc độ viết của HS . + Sau khi HS viết chính tả , GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rả soát lỗi . + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi . + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS ngồi đúng tư thế , cầm bút đúng cách .

HS viết

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

b. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iết , iêp , ưc , uc 7’

(10)

GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tim có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài . - HS làm việc nhóm đôiđể tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các văn iết , iêp , ưc , uc .

- HS nêu những từ ngữ tim được . GV viết những từ ngữ này lên bảng .

- Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn ; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Lớp đọc đồng thanh một số lần

c. Trò chơi Ghép từ ngữ Tìm những cặp tử ngữ có mối liên hệ với nhau . 8’

- Mục đích : rèn luyện tư duy logic , khả năng tim và nhận biết mối liên hệ giữa các từ ngữ có mối liên hệ với nhau .

- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm khoảng 6 HS

- Cách chơi :

+ Mỗi nhóm trao đổi kín và tìm trong những từ ngữ đã cho những cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau trong khoảng 5 phút , ghim từng cặp lại với nhau rồi bỏ vào giỏ của nhóm mình .

+ Khi hết thời gian , GV yêu cầu các nhóm dừng lại .

+ Đại diện các nhóm mang giả của nhóm mình lên đứng trước lớp quay mặt xuống các bạn .

+ GV đi từng gió và cùng cả lớp kiểm tra từng giỏ một , giỏ nào có số cặp từ ngữ có mối liên hệ nhiều nhất thì thắng cuộc . GV có thể bổ sung thêm những cặp từ ngữ khác để trò chơi thêm phần thú vị . 10. Củng cố GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học GV tóm tắt lại những nội dung chính HS nêu ý kiến về bài học ( hiểu hay chưa hiểu , thích hay không thích , cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào ) .

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học .

- GV nhận xét , khen ngợi , động viên HS . GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc truyện kể về một đức tính tốt để chuẩn bị cho bài học sau . GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số câu chuyện kể về một đức tính tốt để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS

Hs tham gia trò chơi

TOÁN

(11)

Bài 67: CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.

- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày. Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT. GV chuẩn bị 1 quyển lịch bóc hàng ngày.

2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM. Mỗi nhóm HS chuẩn bị một vài tờ lịch bóc trong đó có tờ lịch ngày hôm nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động (5’)

- HS quan sát quyển lịch hằng ngày theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về quyển lịch, tờ lịch. Đọc các thông tin ghi trong tờ lịch và thảo luận về những thông tin đó.

- Nhận xét

B. Hoạt động hình thành kiến thức (10’)

1. Nhận biết ngày trong tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày

- Yêu cầu HS chia sẻ theo cặp: “Kể tên các ngày trong một tuần lễ”.

- GV: “Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?”.

- GV nhận xét và chốt thông tin: “Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật”.

2. Tìm hiểu tờ lịch, cách xem lịch

a) HS quan sát quyển lịch bóc hằng ngày treo trên bảng.

- GV chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi:

- HS quan sát, làm việc nhóm - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét

- HS chia sẻ theo cặp.

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

- 1 tuần cso 7 ngày, thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, chủ nhật.

- Lắng nghe.

(12)

“Hôm nay là thứ mấy?”.

- GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, giúp HS nhận biết được tên gọi của ngày trong tuần lễ ghi trên tờ lịch.

- Yêu cầu hs xem lịch hôm nay và đọc.

- HS quan sát phía trên cùng của tờ lịch (ghi tháng

- Nhận xét

b) Thực hành xem lịch

- Yêu cầu HS lấy một vài tờ lịch, thực hành đọc các thông tin trên tờ lịch cho bạn nghe, chẳng hạn: Thứ năm, ngày 15 tháng tư.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập 20’

Bài 1

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

a) Kể tên các ngày trong tuần lễ.

b)Hôm nay là thứ năm. Hỏi: Ngày mai là thứ mấy? Hôm qua là thứ mấy?

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

nhận xét Bài 2

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

- nhận xét Bài 3

Yêu cầu HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp

- GV đặt câu hỏi liên hệ với các sự kiện liên quan đến các ngày trong các tờ lịch trên.

D. Hoạt động vận dụng 3’

Bài 4.

- Yêu cầu HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi

HS quan sát

- HS trả lời, vài HS nhắc lại

- HS chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, đọc số chỉ ngày trên tờ lịch

- HS chỉ vào tờ lịch nói

- Thực hiện

- Thực hiện

- Trình bày, nhận xét

- Làm bài

- Trình bày, nhận xét

(13)

- Khuyến khích HS đặt thêm các câu hỏi liên quan đến tình huống trong bức tranh.

E. Củng cố, dặn dò 2’

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

+ Ngày 26 tháng 3 là thứ sáu;

+ Ngày 1 tháng 6 là thứ ba;

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ năm;

+ Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy.

Ngày soạn: 13/3/2022

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ; thực hành nói và viết sáng tạo về một nhân vật trong truyện đã học . - Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT; Một số truyện kể về những đức tỉnh đáng quý của con người có thể lấy từ tủ sách của lớp ) để HS có thể đọc ngay tại lớp . Tranh minh hoạ một số nhân vật trong những truyện đã học ( kiến , bồ câu , sói , sóc , gấu con , chủ bể chăn cừu ) ; hoặc thiết bị chiếu để trình chiếu hình thay cho tranh in , Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc .

2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động(4p)

- Y/c HS hát

- Y/c HS nêu lại tên các bài học trong chủ đề

- Gv nhận xét, đánh giá.

- Cả lớp hát và vận động - 2Hs nêu

2. Hoạt động thực hành, luyện tập. (30’)

a.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ươt , uôn , uông , oai - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần

tìm có thể đã học hoặc chưa học .

HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần . Nhóm vần thứ nhất :

(14)

- GV chia các vần này thành 2 nhóm và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần . Nhóm vần thứ nhất : ươt,uôn

Nhóm vần thứ hai : uông oai

+ Yêu cầu HS đánh vần , đọc trơn trước lớp , mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Cả lớp đọc đồng thanh một số lần .

+ HS làm việc nhóm đói để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần ươt , oai .

+ HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng . + Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn trước lớp : mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Cả lớp đọc đồng thành một số lần ,

Nhóm vần thứ hai

+ HS làm việc nhóm đồi để tim từ ngữ có tiếng chứa các vần uốt , tuồng .

+ HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng . + Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần , đọc trơn trước lớp , mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Cả lớp đọc đồng thanh một số lần .

b. Chọn chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện - GV lưu ý HS nhân vật trong truyện có thể

là người hoặc không phải là người . Nhiều nhân vật được đề cập ở đây là loài vật . - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi . GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết , chẳng hạn , nhân vật kiến trong truyện Kiển và chim bồ câu gần với chi tiết không may bị rơi xuống nước . - Một số HS trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng : bồ câu - Nhặt một chiếc lá thả xuống nước ; sói – Lúc nào cũng thấy buồn bực ; sóc - Nhảy nhót , vui đùa suốt ngày ; gấu con - Bật cười vui vẻ và được nghe : " Tôi yêu bạn ” ; gấu mẹ – Nói với con : “ Con hãy quay lại và nói với núi : " Tôi yêu bạn ” ; chú bé chăn cừu - Hay nói dối ; các bác nông dân - Nghĩ rằng chú bé lại nói dối như mọi lần ,

HS làm việc nhóm đôi

HS trình bày kết quả

c. Em thích và không thích nhân vật nào ? Vì sao ? - GV nêu nhiệm vụ , yêu cầu HS quan sát

tranh và gọi tên các nhân vật trong tranh . Gợi cho HS nhớ mối nhân vật ở trong từng truyện kể .

GV nêu nhận xét , đánh giá . Cần điều chỉnh những lí giải lệch lạc , ví dụ thích chú bé

- HS làm việc nhóm đôi , thảo luận xem mỗi nhân vật ( kiến , bồ câu , sói , sóc , gấu con , chú bé chăn cừu ) có những đặc điểm gì nổi bật , đáng nhớ ; các em thích hoặc không thích nhân vật nào nhất và vì sao

(15)

chăn cừu vì hay nói dối . - Một số HS trình bày kết quả trước lớp . HS có thể có sự lựa chọn đa dạng miễn là các em nếu được lí do phù hợp . Một số HS khác nhận xét , đánh giá .

2. Hoạt động vận dụng. (30’)

a. Viết 1-2 cầu về một nhân vật ở mục 3 - Mỗi HS tự viết 1- 2 cầu về nội dung vừa thảo luận ở mục 3. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mã GV và một Số bạn đã trao đổi , trình bày trước lớp .

HS thực hiện

b. Đọc mở rộng Trong buổi học trước GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc câu chuyện kể về một đức tỉnh tốt . GV có thể chuẩn bị một số truyện phù hợp ( có thể lấy từ tủ sách của lớp ) và cho HS đọc ngay tại lớp . HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4.

Các em kể chuyện và nói cảm nghĩ về câu chuyện .

Một số ( 3 - 4 ) HS kể lại câu chuyện và nói cảm nghĩ về câu chuyện trước lớp . Một số HS khác nhận xét , đánh giá .

- GV nhận xét , đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn và chia sẻ được những ý tưởng thú vị . Nói rõ các ưu điểm để HS củng học hỏi .

4. Củng cố 5’

GV tóm tắt lại nội dung chính ; nhận xét , khen ngợi , động viên HS .

TOÁN

Bài 68: ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian.

- Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT. GV chuẩn bị một đồng hồ giấy có thể

(16)

quay được kim dài và kim ngắn. Mỗi nhóm HS mang đến một đồng hồ có kim dài và kim ngắn.

2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM. Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động 4’

- Cho HS quan sát mặt đồng hồ theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về các thông tin trên đồng hồ, chẳng hạn: kim ngắn, kim dài, mặt đồng hồ có những số nào, những vạch chia trên mặt đồng hồ ra sao?,...

- HS quan sát mặt đồng hồ

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lóp.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 10’

1.Nhận biết mặt đồng hồ và cách đọc giờ đúng

“Mặt đồng hồ có 12 số, có kim ngắn và kim dài. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số 1 đến số 12 rồi tiếp tục từ số 12 sang số 1. Kim ngấn chỉ giờ, kim dài chỉ phút”.

- GV gắn đồng hồ chỉ giờ đúng lên bảng, hướng dẫn HS đọc giờ đúng trên đồng hồ, chẳng hạn: “Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số 9, ta nói:

Đồng hồ chỉ 9 giờ”.

- Theo dõi

- GV gắn một số đồng hồ chỉ giờ đúng khác lên bảng, Cho HS đọc giờ đúng rồi chia sẻ với bạn.

- HS đọc giờ đúng rồi chia sẻ với bạn.

- Gọi một vài HS trả lời, đặt câu hỏi để HS giải thích tại sao các em lại đọc được giờ như vậy.

2.Thực hành xem đồng hồ

Thực hành theo nhóm, phân biệt kim ngắn, kim dài, quay kim trên mặt đồng hồ của nhóm, rồi đọc kết quả.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập 20’

Bài 1

- Cho HS đật câu hỏi và trả lời theo cặp/

nhóm bàn: Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Cho HS đật câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn

- Cho đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

- GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: Làm thế nào em đọc được giờ đúng trên đồng hồ?

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

(17)

Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau:

- Đọc giờ đúng trên đồng hồ.

- Đọc thông tin dưới bức tranh để chọn đồng hồ thích hợp với mỗi tình huống trong tranh.

- HS thực hiện

- Nói cho bạn nghe kết quả.

GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

- Sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí.

- Nói về hoạt động của bản thân tại thời gian trên mỗi đồng hồ đó.

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 3

- Cho HS quan sát các bức tranh, thảo luận và đặt thêm kim ngắn vào đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tưcmg ứng với hoạt động trong tranh.

- Kể chuyện theo các bức tranh.

- HS quan sát các bức tranh, thảo luận

D. Hoạt động vận dụng 4’

Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh.

- HS quan sát các bức tranh, thảo luận

- HS thêm kim ngắn vào mặt đồng hồ chỉ thời điểm thích hợp khi bạn Châu đi từ thành phố về quê và thời điểm về đến nơi. Nói cho bạn nghe suy nghĩ của em khi xác định thời gian đi từ thành phổ về quê như vậy.

- Cho HS liên hệ với bản thân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm.

- HS liên hệ với bản thân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm.

E. Củng cố, dặn dò 2’

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho em trong cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì?

- Em hãy đoán xem đồng hồ sau chỉ mấy giờ.

Ngày soạn: 14/3/2022

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 17 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

(18)

Luyện tập tuần 28 (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức , kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ; thực hành nói và viết sáng tạo về một nhân vật trong truyện đã học . - Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT;

2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1. KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ kiến , nhau , cảm ơn , và , chim bồ câu + kiến , chim bồ câu , và , hay , câu chuyện , là

GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôiđể sắp xếp các từ ngữ thành câu

HS sắp xếp các từ ngữ

HS làm việc nhóm đôiđể sắp xếp các từ ngữ thành câu . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng .

Kiến và chim bồ câu cảm ơn nhau hoặc Chim bồ cầu và kiến cảm ơn nhau, Kiến và chim bồ câu là câu chuyện hay

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng

Bài 2. CÂU CHUYỆN CỦA RỄ

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong dòng sau thành câu : quý , chúng ta , đức tính , những , cần học . GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.

Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Chúng ta cần học những đức tính quý . )

- HS viết vào vở Cầu đã được sắp xếp đúng .

Bài 3. CÂU HỎI CỦA SÓI

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ vui vẻ , không , vì , làm , sói , điều ác + vui vẻ , có nhiều , bạn bè , sói , vì

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu

(19)

nhóm đôi . Một số ( 2 - 3 ) nhóm trình bày kết quả , GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Sói vui vẻ vì không làm điều ác , / Sói vui vẻ vì có nhiều bạn bè . ) .

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

Bài 4. CHỦ BÉ CHĂN CỪU

- Viết vào vở lời khuyên của em với chủ bé chăn cừu trong câu chuyện Chú bé chăn cừu Đây là bài tập viết câu sáng tạo . GV cần chú ý có sự hỗ trợ phù hợp để giúp HS làm được bài tập này .

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôiđể tìm ý tưởng . GV có thể nêu câu hỏi gợi ý : Chú bé chăn cừu đã làm điều gì sai ; Nếu chú bé chăn cừu không nói dối thì các bác nông dân cỏ đến giúp chủ đuổi bây sói không ? Nếu em là chú bé chăn cừu thi em sẽ làm gi ? , ... GV nên đặt lần lượt từng câu hỏi . Sau mỗi câu hỏi cho HS trao đổi , rồi mới chuyển sang câu hỏi tiếp theo . Từ đó dẫn dắt HS đi đến lời khuyên dành cho chủ bé chăn cừu

- Một số ( 2 - 3 ) HS trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án phù hợp . ( Có thể chọn một trong các ý sau : Không nên nói dối vì nói dối rất có hại ; Không nên nói dối vì nói dối làm người khác không tin mình nữa ; Không nên nói dối vi nói dối là tính xấu , ... )

- HS viết vào vở các câu sáng tạo dựa vào kết quả làm việc nhóm hoặc có thể tham khảo ý kiến của các HS khác đã trình bày trước lớp hay gợi ý của GV .

Bài 5. TIẾNG VỌNG CỦA NÚI

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ gấu con , hạt dẻ , thích , ăn + đi chơi , trong gấu con , núi .

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu . Một số ( 2 - 3 HS lên trình bày kết quả . GV và HS thống nhất phương án đúng . ( Gấu con thích ăn hạt dẻ . / Gấu con đi chơi trong nút )

HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng .

TOÁN

Bài 69. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100.

- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật.

(20)

- Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét. Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT 2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động 4’

- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập phép cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100 đế tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được.

- Hs tham gia

- GV hướng dần HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngừ của các em.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập 25’

Bài 1

- Cho HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.

- GV giúp HS nhận biết sự liên hệ giữa các phép tính cho trong bài để thực hiện tính nhấm một cách hợp lí.

- HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.

Bài 2

a)Đặt tính rồi tính:

- Cho HS đặt tính rồi tính ra nháp.

- Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- HS đặt tính rồi tính - HS nêu cách làm - HS nhận xét khó khăn khi đặt tính và tính

kết quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục.

- HS nhận xét ,

b)Tính: Hướng dẫn HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

C. Hoạt động vận dụng 5’

Bài 6

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.

- Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về chiều cao của các con vật trong bức tranh.

- 2- 3 HS nói

(21)

- HS nhận xét các câu trả lời của bạn.

- Củng cố, dặn dò 5’

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- HS nêu

Ngày soạn: 15/3/2022

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT THIÊN NHIÊN KÌ THÚ

Bài 1 : LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát . - Phát triển ki năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc ; hoàn thiện cảu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cặu đã hoàn thiện ; nghe viết một con ngắn ,

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh . Phát triển phẩm chất và năng lực chung : tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung , ý thức bảo vệ thiên nhiên , khả năng làm việc nhóm , khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT. GV nắm được những kiến thức thực tế về chim hải âu . Hải ẩu chủ yếu sống trên mặt biển , bay trên mặt biển và nghỉ ngơi cũng trên mặt biến . Loài chim này có sải cánh dải tới 4 - 4,5 m . Sải cánh dài nhưng nhỏ và hẹp khiến chúng bay rất tài , Hải âu thường bay theo tàu biển để kiểm thức ăn , Guồng quay của con tàu làm bắn cả lên , hải âu kiếm cá ở đó . Những người lái tàu coi hải âu là điềm lành nên cũng thường lấy cá cho hải âu ăn

2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động 4’

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhỏ để trả lời câu hỏi ,

- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời , sau đó dẫn vào bài đọc Loài chim của biển cả: Nhìn chung , loài cá biết bơi thì không

- Một số ( 2 - 3 ) HS trả lời câu hỏi . Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác ( Chủ yếu nhấn vào ý chim biết bay , có biết bơi ) .

(22)

biết bay , còn loài chim biết bay thì không biết bơi . Nhưng có một loài chim rất đặc biệt : vừa biết bay vừa biết bơi , Mà đặc biệt hơn là ở chỗ loài chim này vừa bay giỏi , vừa bởi tài . Đó là chim hải âu .

2. Hoạt động khám phá (25’) a. Đọc

GV đọc mẫu toàn VB . HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS ( loài , biển , thời tiết , ... ) . + Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2 , GV hướng dẫn HS đọc những câu dài , ( VD : Hải âu còn bơi rất giỏi nhờ chân của chúng có tàng , như chân vịt . )

- HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn ( đoạn 1 : từ đầu đến cô nàng hư chân vịt , đoạn 2 : phần còn lại ) .

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn , 2 lượt . GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài ( sải cánh : độ dài của cánh ; đại dương , biển lớn ; đập dềnh ; chuyển động lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước , bão : thời tiết bất thường , có gió mạnh và mưa lớn . Có thể giải thích thêm nghĩa của từ chúng trong văn bản : chúng được dùng để thay cho hải âu . Riêng từ màng ( phần da nối các ngón chân với nhau ) , GV nên sử dụng tranh minh hoạ ( có thể dùng tranh về chân con vịt ) để giải thích . )

+ HS đọc đoạn theo nhóm . HS và GV đọc toản VB

+ 1- 2 HS đọc thành tiếng toàn VB .

+ GV đọc lại toản VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi .

HS đọc câu

HS đọc đoạn

1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

b. Trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi .

a. Hải âu có thể bay xa như thế nào ?

b . Ngoài bay xa , hải âu còn có khả năng gì ?

c . Vì sao hải âu được gọi là loài chim báo

(23)

bão ? )

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . GV và HS thống nhất câu trả lời .

a . Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông

b . Ngoài bay xa , hải âu còn bởi rất giỏi ; c . Khi trời sắp có bão , hải âu bay thành đàn tìm chỗ trú ẩn ;

HS làm việc nhóm ( có thể đọc to từng câu hỏi ) , cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi

3. Vận dụng: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3 6’

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b ( có thể trình chiếu lên bằng một lúc để HS quan sát ) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở ( Hải âu có thể bay vượt cả đại dương miễn thông ; Ngoài bay xa , hải âu còn lại rất giỏi ) .

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu ; đặt dấu chấm , dấu phẩy đúng vị trí .

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

HS quan sát và viết câu trả lời vào vở

Chiều:

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Bài 15: CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA CƠ THỂ.

( tiết 5- 6 dạy hoạt động 5-6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, rèn luyện tư thế, tác phong và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện bật nhảy về trước và bật cao, tay với vật chuẩn trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

(24)

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện bật nhảy về trước và bật cao tay, với vật chuẩn và tích cực tham gia tập luyện.

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được bật nhảy về trước và bật cao, tay với vật chuẩn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh SGK(ƯDCNTT), BGĐT 2. HS: SGK, VBT, Máy tính, ĐTTM III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung LV Đ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu Hoạt động GV Hoạt động HS I. Phần mở đầu

Nhận lớp

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “tìm người chỉ huy”

II. Phần cơ bản:

Hoạt động 1

* Kiến thức.

- động tác bật nhảy về trước.

5 – 7’

2 x 8 N

16-18’

2 x 8N

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Gv HD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

Cho HS quan sát tranh

Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu

Đội hình nhận lớp

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

- Đội hình HS quan sát tranh

(25)

*Luyện tập Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

Tập theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “mèo duổi chuột”.

Hoạt động 2

*Kiến thức

Ôn động tác bật nhảy ra trước.

2 lần

4 lần

4 lần

1 lần

3-5’

GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

- GV hô - HS tập theo Gv.

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy ra trước Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập

HS quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt.

ĐH tập luyện theo tổ

GV -ĐH tập luyện theo cặp đôi

- Từng tổ lên thi đua

(26)

*Luyện tập

Hoạt động 3

*Kiến thức

Động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập Hoạt động 4

*Kiến thức

Ôn động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập

Hoạt động 5

*Kiến thức

Ôn động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập

Hoạt động 6

của hoạt động 1.

Tổ chức giảng dạy như hoạt động 1

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật cao, tay với vật chuẩn

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1.

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật chuẩn .

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1

Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với

(27)

*Kiến thức

Ôn động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật chuẩn.

*Luyện tập

III.Kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

* Xuống lớp

4- 5’

vật chuẩn .

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1

- GV hướng dẫn

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- VN ôn các động tác đã học và chuẩn bị bài sau.

HS thực hiện thả lỏng

- ĐH kết thúc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời dùng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB ; hiểu

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, hiểu và trả lời dùng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB; hiểu

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, hiểu và trả lời dùng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB; hiểu

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, người viết tự giới thiệu về mình; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , cổ dẫn trực tiếp lời nhân vật ; đọc đúng các vấn đây , oang , 1 / yt và những

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ;

- Phát triển tnăng lực ngôn ngữ và kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân