• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 12/03/2021

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 15/03/2021

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 24: VẼ CON VẬT

(Giáo dục BVMT) I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận biết được hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ hoạ tiết.

- HS năng khiếu: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.

- Thái độ: HS yêu thích các họa tiết trang trí.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Dũng 2A, Chức 2B - Nhắc lại một số câu trả lời.

- HS nhận biết được hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.

- Tập vẽ hoạ tiết dạng hình vuông hoặc hình tròn.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- VTV, SGV.

- Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông hình tròn.

- Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

- Sưu tầm thêm một số học tiết dạng hình vuông hình tròn.

2. Học sinh

- VTV 2, bút chì, màu vẽ, tẩy, thước kẻ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (1p)

- Gv treo một bài trang trí hình vuông.

? Trong hình vuông vẽ gì?

- Vẽ bông hoa, lá…

? Các em thấy các hoạ tiết trong hình vuông này có đẹp không?

- GV: Những bông hoa, lá trang trí trong hình vuông gọi là hoạ tiết. Để vẽ được hoạ tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn cho đúng và đẹp, hôm nay chúng ta sẽ học bài 25: Tập vẽ họa tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1 Quan sát, nhận xét (7p) - GV cho HS quan sát một số tấm thảm có dạng hình vuông, cái đĩa, mặt trống đồng.

- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.

(2)

? Họa tiết dạng hình gì?

? Các họa tiết này được trang trí ở đâu?

- GV cho HS quan sát họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.

? Đây là hoạ tiết gì? Có dạng hình gì ?

? Các cánh hoa được vẽ như thế nào?

? Em hãy nhận xét màu sắc của các họa tiết ?

- GVKL: Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dáng, màu sắc và được áp dụng trang trí rất nhiều đồ vật trong cuộc sông như: bắt, đĩa, khăn trải bàn, viên gạch hoa. Vậy cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn như thế nào, cô cùng các em chuyển sang hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết (7p) - GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ họa tiết hình vuông, hình tròn.

? Em hãy nêu cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn?

- GV nhận xét, vẽ lên bảng cho HS cả lớp quan sát.

+ Bước 1 : Vẽ hình vuông, hình tròn (cân đối với khổ giấy).

+ Bước 2 : Kẻ các đường trục chia hình ra thành nhiều phần bằng nhau.

+ Bước 3 : Dựa vào đường trục để vẽ hoạ tiết.

+ Bước 4 : Các hình giống nhau vẽ cùng màu, có thể vẽ hai màu xen kẽ.

- Hình vuông, tròn, tam giác, bầu dục.

- Cái thảm, cái đĩa, mặt trống.

- HS quan sát.

- Hoạ tiết hoa, lá. Có dạng hình tròn, hình vuông.

- Đối xứng nhau qua trục, vẽ to bằng nhau.

- Họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu.

- HS lắng nghe

- HS quan sát.

- 2 HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

(3)

- GV cho HS xem một số bài HS năm trước.

3. Hoạt động 3 Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS vẽ họa tiết vào túi sách và hình vuông, sau đó tô màu theo ý thích vào VTV2 trang 63.

- GV gợi ý HS chọn hoạ tiết hình tròn vẽ vào túi xách và vẽ màu theo ý thích, vẽ cả màu của túi.

- Vẽ hoạ tiết hình vuông và vẽ màu.

- GV bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho HS hoàn thành bài.

4.Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá (4p) - GV chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:

? Bạn vẽ họa tiết gì?

? Các họa tiết đều nhau chưa ?

? Bạn vẽ đúng màu chưa ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GVKL: Qua bài học hôm nay, các em đã biết vẽ các hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn. Từ đó có thể áp dụng làm các bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và trang trí vào góc học tập của mình cho đẹp hơn.

Dặn dò:

- Quan sát, nhận xét các con vật (đặc điểm, hình dáng, màu sắc).

- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng giừ sau học bài 26: Vẽ tranh: Đề tài con vật.

- HS làm bài vào VTV trang 63.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

Khối 4

Ngày soạn: 12/03/2021

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 15/03/2021

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 25:

VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.

- Kĩ năng: Tập vẽ tranh đề tài Trường em (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

- Thái độ: HS thêm yêu mến trường lớp.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

(4)

- SGK, SGV.

- SGK, SGV, một số tranh ảnh về trường học.

- Hình gợi ý cách vẽ

- Bài vẽ của HS lớp trước về đề tài nhà trường.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

- SGK, sưu tầm tranh ảnh về trường học.

- Giấy vẽ hoặc vởThực hành, bỳt chỡ, tẩy, màu,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

? Nêu đặc điểm của chữ nét đều?

- Chữ nét đều là kiểu chữ mà các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo, tròn đề có độ dày bằng nhau các dấu có độ dày bằng 1/2 nét chữ các nét thẳng đứng bao giờ còng vuông góc với dòng kẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

? Hàng ngày đến trường em thường làm những việc gì?

- Học bài trên lớp, ôn bài đầu giờ, múa hát tập thể,...

GV: Vậy các em có muốn thể hiện những việc làm đấy vào thành một bức tranh không? Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 25: Vẽ tranh đề tài Trường em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động1: Tìm và chọn nội dung đề tài (7p) - GV cho HS quan sát một số tranh về trường học.

? Mỗi bức tranh vẽ về nội dung gì?

? Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc của từng bức tranh?

? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

? Phong cảnh trường em có những gì ?

? Sân trường giờ ra chơi ?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Biểu diễn văn nghệ ở trường em, vệ sinh lớp học, chúng em đến trường, cô giáo lớp em.

- 3 HS nhận xét.

- 2 HS nêu.

- Khu hiệu bộ, khu phòng học của HS, thư viện xanh, vườn hoa,...

- Múa hát tập thể, tập võ, đá bóng, nhảy dây,...

- Có đậm, nhạt, màu sắc tươi

(5)

? Em sẽ chọn nội dung, hình ảnh gì để vẽ tranh về trường của mình ? Vẽ cảnh nào, có những hình ảnh gì?

- GVKL: Ngôi trường là nơi rất gần gũi và quen thuộc đối với các em và có nhiều nội dung để vẽ đề tài này. Lầm thế nào để vẽ được những bức tranh về trường học rõ nội dung, cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh (7p)

- GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ tranh đề tài Trường em.

? Em hãy nêu các bước vẽ tranh đề tài Trường em?

- GV nhận xét và vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Bước 1: Vẽ mảng chính, mảng phụ.

+ Bước 2: Vẽ hình ảnh.

+ Bước 3: Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.

+ Bước 4: Vẽ màu: có đậm, có nhạt.

- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài Trường em vào VTV4, trang 67.

- GV nhắc học sinh nhớ lại trình tự các bước vẽ.

Nhắc học sinh trình bày bố cục vào khổ giấy sao cho phù hợp.

- Gợi ý cụ thể đối với những em còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.

4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- GV cùng HS trưng bày một số bài trên bảng để nhận xét:

+ Bố cục cân đối chưa ?

+ Hình vẽ rõ nội dung đề tài chưa? Có hình ảnh chính, phụ chưa?

+ Màu sắc phù hợp với nội dung tranh không ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

vui,...

- Học nhóm, vệ sinh lớp học, lớp học, vui chơi sân

trường,...

- HS lắng nghe.

- HS quan sát - 3 HS nêu.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân vào VTV4 trang 67.

- HS nhận xét bài theo tiêu trí GV đưa ra.

- Hs nhận xét bài the cảm nhận riêng.

(6)

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em chưa hoàn thành bài.

* Dặn dò

- Sưu tầm tranh của thiếu nhi, để giờ sau học bài xem tranh của thiếu nhi.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau

Khối 5

Ngày soạn: Ngày: 12/03/2021 Ngày giảng: 5A ngày 15/03/2021

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 24 : Vẽ theo mẫu

Tiết 24:

VẼ MẪU CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS quan sát, so sánh và nhận xét đúng về hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.

- Kĩ năng: HS tập vẽ mẫu có hai vật mẫu (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quí mọi vật xung quanh.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Chuẩn bị một vài mẫu vẽ như ấm tích, ấm pha trà, cái bát, cái chén….có hình dáng khác nhau

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ 5.

- Bút chì đen, chì màu, sáp màu, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 24: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (7p)

- GV yêu cầu 1 HS lên bày mẫu. - 2 HS lên đặt mẫu.

(7)

? Em hãy nhận xét cách bày mẫu của hai bạn?

? Mẫu vẽ có mấy đồ vật ? Gồm các đồ vật gì ?

? Vị trí của các vật mẫu (vật mẫu nào đứng trước, vật nào đứng sau)?

? Hình dáng của từng vật mẫu như thế nào?

? Xác định độ sáng tối trong vật mẫu?

? Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu (phần nào được chiếu sáng, phần nào đậm nhất, phần nào đậm vừa) ?

? Vật mẫu nào đậm hơn?

- GVKL: Mỗi vật mẫu đều có hình dáng, màu sắc và đặc điểm khác nhau. Khi vẽ chúng ta cần chú ý đến vị trí, tỉ lệ giữa các vật mẫu.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

- GV giới thiệu hình hướng dẫn HS cách vẽ cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra cách vẽ:

- Hết thời gian thảo luận GV yêu cầu 3 nhóm báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, vẽ lên bảng từng bước cho HS quan sát

+ Bước 1: Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu cho cân đối với khổ giấy.

+ Bước 2: Vẽ đường trục, tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng nét thẳng.

+ Bước 3: Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết cho đúng + Bước 4: Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen (xác định vị trí và phác mảng đậm,đậm vừa, nhạt. Vẽ đậm nhạt bằng các nét gạch thưa, dày của bút chì).

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS.

- 2 HS nhận xét.

- Có 2 vật mẫu: Lọ hoa và quả dưa.

- Quả đặt phía trước, lọ hoa đặt sau.

- Lọ hoa: Có miệng, cổ, thân và đế lọ, miệng và đế to bằng nhau, cổ lọ nhỏ hơn thân.

Quả dạng hình cầu.

- Cái bát: Miệng, thân, đế bát.

- Sáng ở giữa, hai bên đậm.

- Lọ đậm hơn quả.

- HS nghe

- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi 2 phút.

- Đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS theo dõi GV vẽ trên bảng.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV 5,

(8)

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV bày mẫu có 2 vật mẫu cho cả lớp vẽ.

- Yêu cầu HS tập vẽ mẫu có hai vật mẫu (diều chỉnh).

- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em

- GV quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài (có bài tốt và chưa tốt) và gợi ý HS nhận xét:

? Bố cục cân đối chưa ?

? Cách vẽ hình gần giống mẫu chưa?

?Cách vẽ đậm nhạt?

? Em thấy bài nào đẹp nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS vẽ bài tốt. Nhắc nhở và động viên những em chưa hoàn thành bài.

Dặn dò:

- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.

- Sưu tầm những tranh ảnh, câu chuyện, bài hát về Bác Hồ.

- Xem trước bài 21: Xem tranh Bác Hồ đi công tác.

trang 67.

- 2 HS.

- HS nhận xét theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 12/03/2021 Ngày giảng: 3A: ngày 15/03/2021 3B: ngày 18/03/2021

Bài 24: Vẽ tranh

Tiết 24: ĐỀ TÀI TỰ DO

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do.

- Kĩ năng: HS tập vẽ tranh đề tài tự do (điều chỉnh).

- Thái độ: HS có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- VTV, SGV

- Một vài chiếc bình đựng nước có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Bài của HS năm trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

(9)

2. Học sinh:

- VTV 3, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

Nhắc lại các bước vẽ cái bình đựng nước?

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm) + Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.

+ Tìm tỉ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm, phác hình bằng nét thẳng + Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ

+ Vẽ đậm nhạt.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian:

+ Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

+ Các bức tranh dân gian việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh ntn?

+ Em có thích các bức tranh đó không?

- GV: Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh. Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài vẽ. Vẽ tự do rất phong phú nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề

tài (7p)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian:

? Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

? Trong tranh có những hoạt động nào ?

? Hình ảnh chính trong tranh là gì?

? Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Có thể lựa chọn những tranh đề tài nào để vẽ?

- GVKL: có thể chọn các đề tài vẽ tranh:

Cảnh đẹp đất nước, các trò chơi dân gian, lễ hội, học tập, sinh hoạt gia đình...

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

- Thảo luận theo cặp đôi để nhắc cách vẽ tranh đề tài?

- GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả.

- GVKL vẽ lên bảng một bức tranh đề tài

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Tranh vẽ phong cảnh nông thôn, đề tài trường học, học nhóm, lao động....

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Tranh chọi gà, chọi trâu, trường học, chân dung, đề tài bộ đội...

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận 2 phút.

- 2 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

(10)

+ Chọn đề tài.

+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.

+ Vẽ hình ảnh chính trước

+ Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với đề tài.

+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt (nên vẽ màu kín cả tranh).

- GV cho HS xem 1 số bài HS vẽ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài tự do.

- Khi HS vẽ bài GV đến từng bàn gợi ý cho từng HS các hình ảnh phù hợp với nội dung, sắp xếp hình ảnh cân đối, không nên vẽ giống nhau.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn 1 số tranh đã hoàn thành và gần hoàn thành để nhận xét:

+ Cách sắp xếp (có trọng tâm, rõ nội dung)?

+ Hình vẽ (sinh động hay lặp lại) ?

+ Màu sắc trong tranh (phong phú, có đậm, có nhạt) ?

+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét và tuyên dương

- Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, nếu các em có dịp đi thăm quan hãy nhớ ngắm nhìn những cảnh đẹp nhé.

*Dặn dò:

- Về nhà vẽ bài (nếu chưa xong)

- Xem lại các bài trang trí hình vuông, đường diền.

- Chuẩn bị màu vẽ, VTV bài sau học bài: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV3

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 13/03/2021

Ngày giảng: 3A, 3B chiều ngày 16/03/2021 Âm nhạc

Tiết 25: HỌC HÁT BÀI: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ (Lời 1) Nhạc và lời: Tân Huyền

(11)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh của bài hát

- Kĩ năng: Biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Tân Huyền.

- Thái độ: Giáo dục HS tính siêng năng, ngoan ngoãn và tinh thần chăm học, chăm làm.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Đàn, loa, nhạc cụ gõ.

- Bảng phụ bài hát.

- Đàn và hát thành thạo bài hát Chị ong nâu và em bé.

2. Học sinh:

- Sách tập hát

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số.

- Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Gọi 2 – 3 HS lên bảng trình bày bài hát Cùng múa hát dưới trăng.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới.

a) Hoạt động 1: Học hát bài: Chị ong nâu và em bé (Lời 1).

* Giới thiệu bài.

- Hôm nay các em sẽ được học bài hát Chị ong nâu và em bé. Một sáng tác của nhạc sĩ Tân Huyền, bài hát được viết ở nhịp 2/4 với tính chất vui tươi, nhí nhảnh.

* Nghe hát mẫu.

- Cho HS nghe giai điệu bài hát.

- HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát?

* Đọc lời ca.

- Lời 1 bài hát được chia thành 6 câu:

+ Câu 1: “Chị ong...đâu”

+ Câu 2: “Chú gà...dậy”

+ Câu 3: “Mà trên...bay”

+ Câu 4: “Bé ngoan...tươi”

+ Câu 5: “Chị bay...đời”

- HS thực hiện

- HS lên bảng trình bày bài hát

- HS nghe và ghi nhớ

- HS nghe

- HS nêu cảm nhận - HS ghi nhớ

- “Chị Ong…không nên lười”

- “Chị Ong…không nên lười”

- “Chị Ong…không nên lười”

(12)

+ Câu 6: “Chị...lười”

- Hướng dẫn HS đọc lời ca bài hát.

- Cả lớp đọc lời ca.

- Gọi HS theo nhóm, theo bàn đọc lời ca.

- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.

* Khởi động giọng.

- Hướng dẫn HS luyện thanh theo âm “La”:

“ Là la lá la là”

- Cả lớp luyện thanh 3 – 4 lần.

- Mời từng dãy luyện thanh.

* Tập hát từng câu.

- GV đàn giai điệu câu 1 ( 2 – 3 ) lần, sau đó hát mẫu. Nhắc HS lấy hơi đầu câu hát.

- Bắt nhịp cho HS hát hòa cùng tiếng đàn.

- Gọi HS hát lại câu 1.

- GV nghe và sửa sai cho HS.

- Dạy các câu còn lại tương tự.

- Sau khi học xong câu 2 cho HS hát nối câu 1 và câu 2.

- GV dạy hát nối tương tự với các câu còn lại.

- Sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng.

* Hát cả bài.

- HS hát hoàn chỉnh bài.

- Tiếp tục sửa những chỗ HS hát chưa đúng.

- Cho từng tổ hát cả bài.

- Gọi HS xung phong trình bày bài hát.

b) Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.

- Hướng dẫn HS hát gõ đệm theo phách.

“ Chị ong nâu nâu nâu chị bay đi đâu…”

x x xx x x + Cho HS thực hiện 2 lần.

- “Chị Ong…không nên lười”

- HS đứng lên luyện thanh - HS thực hiện

- Từng dãy luyện thanh - HS nghe

- “Chị Ong…đi đâu”

- “Chị Ong…đi đâu”

- HS hát - HS hát

- “Chị Ong … mới dậy”

- HS thực hiện - HS thực hiện

- “Chị Ong…không nên lười”

- HS thực hiện

- “Chị Ong…không nên lười”

- “Chị Ong…không nên lười”

- HS quan sát và ghi nhớ

-“Chị ong nâu nâu nâu chị bay đi …”

x x xx x - HS quan sát

-“Chị ong nâu nâu nâu chị bay đi …”

x x x

- Bài: Chị Ong nâu và em bé; Nhạc và lời:

Tân Huyền.

- HS nghe - HS ghi nhớ

(13)

- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp:

“ Chị ong nâu nâu nâu chị bay đi đâu

…”

x x x + Cho HS thực hiện 2 lần.

4. Củng cố - Dặn dò.

- Hôm nay các em đã được học bài hát gì? Nhạc và lời của ai?

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà học thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 13/03/2021 Ngày giảng: 4A ngày 16/03/2021 4B ngày 19/03/2021

Âm nhạc

Tiết 25: - ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: CHÚC MỪNG, BÀN TAY MẸ, CHIM SÁO - NGHE NHẠC

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS hát thuần thục hơn 3 bài hát Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo.

- Kĩ năng:

+ HS biết trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng, hòa giọng.

+ Biết trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.

- Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu thiên nhiên, yêu các làn điệu dân ca trên mọi miền tổ quốc.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc.

- Đàn và hát thuần thục các bài hát.

- Nhạc cụ gõ.

2. Học sinh: Sách tập hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức: (1’) - Kiểm tra sĩ số

- Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

- Kiểm tra 2 đến 3 HS trình bày bài hát Chim sáo.

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS thực hiện - HS lên bảng - HS lắng nghe

(14)

3. Bài mới:

Hoạt đông 1: Ôn tập bài hát: Chúc mừng (8’)

- Yêu cầu cả lớp hát cả bài ( 2 lần ).

- Từng dãy hát lại bài hát.

- Gọi HS xung phong trình bày bài hát.

- Trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- Gọi HS theo nhóm trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Cả lớp hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Gọi HS xung phong hát và gõ đệm theo tiết tấu.

- Sửa cho HS những chỗ gõ đệm không đúng.

- Hướng dẫn HS hát theo cách lĩnh xướng, hòa giọng.

+ 1 HS lĩnh xướng: “Cùng đàn…người thân”

+ Hòa giọng: “Nhớ mãi…lâu bền”

- Kiểm tra theo nhóm hoặc cá nhân.

- Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc.Hoạt đông 2: Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ (8’)

- Yêu cầu cả lớp hát cả bài ( 2 lần ).

- Từng dãy hát lại bài hát.

- Gọi HS xung phong trình bày bài hát.

- Trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- Cả lớp hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Gọi HS xung phong hát và gõ đệm theo tiết tấu.

- Sửa cho HS những chỗ gõ đệm không đúng.

- HS nam hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- HS nữ hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.

- Kiểm tra theo nhóm hoặc cá nhân.

- Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc.

Hoạt đông 3: Ôn tập bài hát: Chim sáo

- “Cùng đàn…lâu bền”

- “Cùng đàn…lâu bền”

- “Cùng đàn…lâu bền”

- “Cùng đàn cùng hát vang lừng…”

x x x xx x

- “Cùng đàn cùng hát vang lừng…”

x x x xx x

- “Cùng đàn cùng hát vang lừng…”

x x x x x x - “Cùng đàn cùng hát vang lừng…”

x x x x x x - HS thực hiện.

- HS hát.

- HS lên bảng - HS thực hiện

- “Bàn tay…lớn khôn”

- “Bàn tay…lớn khôn”

- “Bàn tay…lớn khôn”

- “ Bàn tay mẹ bế chúng con …”

x x x x - “ Bàn tay mẹ bế chúng con …”

x x - “ Bàn tay mẹ bế chúng con …”

x x x x x x - “ Bàn tay mẹ bế chúng con …”

x x x x x x - HS thực hiện.

- HS nam thực hiện - HS nữ thực hiện - HS lên bảng

- HS đứng tại chỗ vận động theo nhạc.

(15)

(8’)

- Yêu cầu cả lớp hát cả bài ( 2 lần ).

- Từng dãy hát lại bài hát.

- Gọi HS xung phong trình bày bài hát.

- Trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- Cả lớp hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Gọi HS xung phong hát và gõ đệm theo tiết tấu.

- Sửa cho HS những chỗ gõ đệm không đúng.

- Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc.

Hoạt động 4: Nghe nhạc (10’)

- Cho HS nghe giai điệu bài hát Lí cây bông, dân ca Nam Bộ.

- HS nêu cảm nhận khi nghe xong bài hát.

- Cho HS nghe lại bài hát lần 2 và có thể hát hòa theo.

4. Củng cố - Dặn dò: (2’)

? Các em vừa được học những nội dung gì?

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà học thuộc các bài hát đã ôn tập.

- “Trong rừng…la la”

- “Trong rừng…la la”

- “Trong rừng…la la”

-“ Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo…”

x x x x x -“ Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo…”

x x x -“ Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo…”

x x x x x x x -“ Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo…”

x x x x x x x - HS thực hiện

- HS thực hiện - HS nghe

- HS nêu cảm nhận - HS thực hiện

- Ôn tập 3 bài hát; Nghe nhạc.

- HS nghe - HS thực hiện

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 9/03/2021

Ngày giảng: 1A, 1B sáng ngày 18/03/2021

Phòng học trải nghiệm

Tiết 24: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BẢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG MÁY TÍNH BẢNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Học sinh biết về máy tính bảng, cách mở, tắt máy, một số biểu tượng trên máy.

- Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong cuộc sống.

- Thái độ:

(16)

+ Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

+ Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

+ Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

2. Mục tiêu riêng - Em Tần 1B:

+ Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

+ Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

+ Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

+ Biết về máy tính bảng, cách mở, tắt máy.

II. CHUẨN BỊ - Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

Tấn 1B 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Nhắc lại nội dung giờ học hôm trước?

- Nhận xét.

3. Giới thiệu máy tính bảng: (30’) - Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận máy tính bảng.

- Giáo viên giới thiệu cách tắt mở và một số biểu tượng trên máy tính bảng.

? YC học sinh nêu một số chức năng của máy tính bảng?

* Cách sử dụng máy tính

- Yêu cầu học sinh quan sát máy tính bảng và giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh thực hành thao tác các phần đó.

- Tổ chức cho học sinh thực hành trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau:

(2’)

? Gọi học sinh nhắc lại cách tắt, mở

- Hs thực hiện.

- 3 HS nêu.

- Nhóm trưởng lên nhận thiết bị.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Nghe nhạc, xem video, FM Radio, quay phim, chụp hình, lưu trữ và sao chép dữ liệu cá nhân, hỗ trợ học tập....

- Hs thực hiện.

- HS thực hành theo nhóm.

- Đại diện hs lên thao tác trước lớp.

- Lắng nghe.

- Ngồi đúng vị trí

- Lắng nghe

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Quan sát.

- HS thực hành theo nhóm.

- Lắng nghe - Lắng nghe

(17)

và một số biểu tượng trên máy tính bảng.

- Giáo viên tổng hợp kiến thức.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài mà các con nhớ được.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

Khối 2

Ngày soạn: Ngày 16/03/2021

Ngày giảng: 2A, 2B ngày 18/03/2021

Phòng học trải nghiệm Tiết 24: ỐC PHÁT SÁNG (Tiết 3) I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

+ Kiến thức:

- Tìm hiểu về loài ốc phát sáng.

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển Robot phát sáng.

+ Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

+ Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc , tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 2A, Chu Tiến Chức lớp 2B - Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Biết về loài ốc phát sáng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:- Robot Wedo, Máy tính bảng.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Kiểm tra bài cũ(3p)

? Nêu lại các bước lắp ghép mô hình ốc phát sáng?

- Nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới (30p) a. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Trong giờ học trước các con đã được học cách lắp ghép ốc phát sáng" . Vậy để các

- 3 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(18)

con lắp sáng tạo như thế nào thì cô và các con sẽ học bài học ngày hôm nay: Lắp sáng tạo ốc phát sáng"

- Yêu cầu hs nhắc lại các bài học . b. Hướng dẫn học sinh lắp ghép(30p)

* Gv chia nhóm học sinh và phát máy tính bảng cho các nhóm.

- Giới thiệu về ốc phát sáng: Cho học sinh quan sát ốc phát sáng có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs lắp ghép.

- Bước 1:Gv chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để xem cần những chi tiết nào có thể lắp sáng tạo và robot hoạt động được.

- Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến.

- Bước 3: Gv có thể gợi ý cho học sinh có thể lắp thêm cánh hoặc chân cho ốc phát sáng.

- Bước 4: Học sinh chọn các chi tiết để hoàn thành sản phẩm.

- Gv cho các nhóm lắp ghép hoàn thiện robot “ ốc phát sáng có sự sáng tạo”

Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá:

- Các nhóm trưng bày sản phẩm đã lắp ghép.

- Giáo viên đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức ở bài học.

Hoạt động 3: Sắp xếp, dọn dẹp:

- HS quan sát - Lắng nghe

- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.

- Nhóm trưởng lấy đồ dùng rồi phân công các thành viên trong nhóm thực hiện: 1 bạn lấy chi tiết, 1 bạn báo cáo gv - Các nhóm làm theo hướng dẫn. Lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lắng nghe.

- Nhóm trưởng lấy đồ dùng rồi phân công các thành viên trong nhóm thực hiện: 1 bạn lấy chi tiết, 1 bạn báo cáo gv

- Các nhóm làm theo hướng dẫn. Lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Ngồi theo nhóm.

- Lắng nghe

- Dũng 2A, Chức 2B lấy chi tiết theo hướng dẫn của GV.

- Quan sát.

- Dũng 2A, Chức 2B làm cùng các bạn.

- Dũng 2A, Chức 2B quan sát . - Lắng nghe.

- Lắng nghe

(19)

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm cất robot đã lắp ghép vào vị trí của mình để buổi sau chúng ta sẽ học cách lập trình robot nhé!

3. Tổng kết( 2')

? Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức vừa học?

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

- Các nhóm làm theo hướng dẫn. Lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nhắc lại các kiến thức vừa học.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 7/03/2021 Ngày giảng:1B ngày 10/03/2021 1A ngày 12/03/2021

Chủ đề 6: NHỮNG HÌNH KHỐI KHÁC NHAU Bài 13. SÁNG TẠO CÙNG VẬT LIỆU TÁI CHẾ

(Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.1. Mục tiêu chung:

1. Phẩm chất

- Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS những đức tính chăm chỉ, tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường,... thông qua các hoạt động cụ thể sau:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập, sáng tạo; biết sưu tầm một số đồ vật đã qua sử dụng có ở xung quanh để làm vật liệu và tái chế thành sản phẩm thẩm mĩ.

- Biết giữ vệ sinh trường lớp học, môi trường xung quanh như: gom nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán, băng keo dính trên bàn, ghế.

- Trân trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra; lắng nghe bạn chia sẻ và tôn trọng sự chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm của bạn.

- Không tự tiện sử dụng đồ dùng, vật liệu của bạn/người khác, khi chưa được sự đồng ý.

2. Năng lực

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận biết được hình dạng khối cơ bản qua một số đồ vật đã qua sử dụng.

- Không tự tiện sử dụng đồ dùng, vật liệu của bạn/người khác, khi chưa được sự đồng ý.

- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, vật liệu để thực hành; tự lựa chọn

(20)

cách để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vật liệu, hoạ phẩm, công cụ để thực hành tạo nên sản phẩm.

2.3. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm rõ ràng.

- Năng lực tư duy khái quát: Khả năng nhận biết các hình khối cơ bản từ những đồ vật đã qua sử dụng, sản phẩm mĩ thuật.

- Năng lực thể chất: Sử dụng dụng cụ học tập khéo léo, linh hoạt và an toàn.

- Năng lực tính toán: Thể hiện khả năng nhận biết tỉ lệ cao, thấp, to, nhỏ, xa, gần,..

2. Mục tiêu riêng:

- Em Tấn 1B:

+ Phẩm chât: Không tự tiện sử dụng đồ dùng, vật liệu của bạn/người khác, khi chưa được sự đồng ý.

+ Năng lực mĩ thuật: Nhận biết được hình dạng khối cơ bản qua một số đồ vật đã qua sử dụng.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, vật liệu để thực hành.

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN 1. Học sinh:

- SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; các vật liệu, công cụ,... như mục Chuẩn bị ở SGK. Đặc biệt cần có những vật liệu dạng khối sẵn có ở địa phương như GV đã hướng dẫn.

2. Giáo viên

-Vật liệu đã qua sử dụng có dạng khối, giấy màu thủ công, kéo, bút chì, băng dính/

hồ dán; sản phẩm mĩ thuật, hình ảnh minh hoạ nội dung bài học; máy tính, máy chiếu, ti vi (nên có nếu điều kiện cho phép).

III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỌC CHỦ YẾU.

1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề….

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, bể cá, động não, khăn phủ bàn…..

3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Tần 1B) Hoạt động 1: Ổn định lớp (3’)

- GV có thể tạo tâm thế học tập cho HS thông qua:

- GV kiểm tra sĩ số học sinh.

- Ổn định trật tự, thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Tập trung chuẩn bị dụng cụ học tập.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

(21)

- Gợi mở HS giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị.

- Kích thích học sinh tập trung vào hoạt động khởi động.

- Giới thiệu những đồ

dùng, vật liệu đã chuẩn bị. - Lắng nghe.

Hoạt đông 2: Khỏi động, giới thiệu bài học ( 2 phút) - GV liên hệ với Bài 12, tổ chức

cho HS hoạt động nhóm thông qua trò chơi “Điều em đã biết”

GV đưa mỗi nhóm một sản phẩm và yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu sản phẩm.

Lưu ý:

- Sản phẩm dạng khối, vật liệu/chất liệu mà HS đã biết.

+ Nhiệm vụ: HS trong nhóm thảo luận, viết tên của sản phẩm, tên loại vật liệu/ chất liệu làm nên sản phẩm, tên khối và màu sắc trên sản phẩm.

+ Kết quả: Viết đúng, đủ các thông tin theo yêu cầu ở nhiệm vụ.

+ Đánh giá kết quả: Dựa trên kết quả, thời gian hoàn thành, phối họp giữa các thành viên trong nhóm.

- GV dựa trên kết quả của các nhóm và gợi mở vào bài học.

- Lắng nghe, tương tác với GV.

- Quan sát, tìm hiểu,thảo luận.

- Nêu tên sản phẩm, loại vật liệu, tên khối, màu sắc,

- Trình bày, nhận xét.

- Lắng nghe.

- Quan sát, tìm hiểu,thảo luận.

- Nêu tên sản phẩm

- Lắng nghe Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ (19’)

3.1.Quan sát, nhận biết( 7 phút) 3.1.1. Nhận biết vật liệu dạng khối

- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trang 57 SGK và vật liệu do GV chuẩn bị. Yêu cầu thảo

- Quan sát hình ảnh trang 57 SGK và vật liệu do GV chuẩn bị.

- Trả lời các câu hỏi.

- Quan sát hình minh hoạ trang 58 SGK

- Lắng nghe.

(22)

luận, trả lời một số câu hỏi sau:

+ Kể tên một số vật liệu/đồ vật ở hình ảnh hoặc (và) do GV, HS chuẩn bị.

+ Vật liệu/đồ vật nào có dạng khối cầu, khối trụ, khối lập phưong,...?

+ Các vật liệu/đồ vật được làm bằng chất liệu gì?

3.1.2. Nhận biết sản phấm tạo từ vật liệu dạng khối (trang 59 SGK) và hình ảnh sản phẩm hoặc vật thật do GVchuẩn bị.

- GV tổ chức cho HS quan sát, thảo luận và nêu vấn đề, gợi mở để giúp HS nhận ra vật liệu dạng khối cơ bản ở một số sản phẩm.

Ví dụ:

+ Hãy kể tên một số sản phẩm.

+ Các sản phẩm có những dạng khối gì?

- GV giới thiệu rõ hơn một số sản phẩm cụ thể, liên hệ với các vật liệu dạng khối được sử dụng để tạo sản phẩm. Ví dụ: Hình dáng người trang 59 SGK được tạo nên từ vật liệu vỏ hộp sữa có dạng khối chữ nhật làm thân, khuôn mặt được tạo từ vật liệu có dạng khối lập phương, tay và chân được tạo từ ống hút nhựa dạng khối trụ;...

GV gợi nhắc:

+ Có nhiều vật liệu dạng khối.

+ Các vật liệu/đồ vật dạng khối đã qua sử dụng dễ tìm thấy trong cuộc sống.

+ Mỗi vật liệu đều có đặc điểm riêng.

+ Có thể sử dụng các vật liệu dạng khối để sáng tạo sản phẩm mĩ thuật độc đáo.

- GV gợi mở HS chia sẻ ý tưởng tạo sản phẩm từ vật liệu và lựa

- Quan sát, thảo luận.

- Trình bày trước nhóm/lớp.

- Lắng nghe, tương tác với GV.

- Thảo luận với bạn về ý tưởng, chia sẻ ý tưởng tạo sản phẩm từ vật liệu và lựa chọn vật liệu để thực hành.

- Quan sát, thảo luận.

- Lắng nghe

(23)

chọn vật liệu để thực hành. Kích thích mong muốn thực hành của HS

Hoạt động 4: Hoạt động thực hành, sáng tạo và thảo luận (19 phút).

3.2.1. Tìm hiểu cách tạo sản phẩm - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Quan sát hình minh hoạ trang 58 SGK (hoặc do GV chuẩn bị và trình chiếu).

+ Nêu thứ tự các bước tạo đồ chơi làm “búp bê” từ vật liệu tái chế.

- GV hướng dẫn, kết hợp giảng giải và tương tác với HS dựa trên các bước cơ bản sau:

* Bước 1: Chuẩn bị

+ Lựa chọn vật liệu chính (khối lập phương hoặc khối trụ,...).

+ Lựa chọn vật liệu khác phối họp (sợi dây, vải, len, giấy màu, giấy báo,...).

+ Chọn công cụ thực hành (kéo, băng dính, hồ dán,...).

* Bước 2: Tạo các chi tiết cho sản phẩm (Có thể vẽ kết hợp cắt, xé, uốn)

+ Tạo thân búp bê bằng lõi giấy vệ sinh có dạng hình trụ và giấy thủ công.

+Tạo khuôn mặt bút bê bằng quả bóng có dạng hình cầu.

+ Tạo các bộ phận và chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng,... và trang trí bằng cắt dán giấy màu.

Lưu ý: Các chi tiết, bộ phận của búp bê có thể được làm trước hoặc sau. Ví dụ: có thể tạo thân búp bê trước rồi làm khuôn mặt

- Quan sát hình minh hoạ trang 58 SGK.

- Thảo luận nhóm về thứ tự các bước tạo đồ chơi làm “búp bê” từ vật liệu tái chế.

- Trình bày các bước theo ý tưởng cá nhân/nhóm.

- Lắng nghe.

- Trưng bày SP cá nhân.

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

(24)

hoặc ngược lại. Chú ý kích thước của phần đầu, phần thân và các chi tiết mắt, mũi miệng trên khuôn mặt; kiểu tóc, màu tóc theo ý thích,...

* Bước 3: Chắp ghép các chi tiết, bộ phận để tạo hình dáng búp bê

+ ghép chi tiết chính trước (đầu, thân).

+ Chắp ghép các chi tiết phụ sau (mắt, mũi, miệng, tóc, trang trí....).

* Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm + Chỉnh sửa hình dáng sản phẩm cho cân đối, chắc chắn.

+ Loại bỏ những chi tiết không thích hoặc bổ sung, trang trí thêm cho sản phẩm.

Lưu ý:

+ GV nên giới thiệu thêm cách tạo hình sản phẩm khác ở trang 59 SGK (một số bước thực hiện chính).

+ GV có thể sử dụng trình chiểu các bước ở trên và giới thiệu, để dành lượng thời gian hướng dẫn một số cách tạo sản phẩm khác (ở trang 59 hoặc do GV chuẩn bị);

giúp HS có tham khảo thêm ý tưởng thực hiện.

*Thực hành và thảo luận

A, GV gợi mở cho HS hình thành ý tưởng ban đầu cho thực hành - Sử dụng câu hỏi để HS chia sẻ ý tưởng về sản phẩm mong muốn thực hành. Ví dụ: Mục đích sử

- Chia sẻ ý tưởng về sản phẩm mong muốn thực hành.

(25)

dụng, đặc điểm hình dạng, màu sắc, kích thước,...; lựa chọn vật liệu để thực hành,...

- Vận dụng một số hình ảnh sản phẩm ở trang 59 SGK, hoặc một số sản phẩm do GV chuẩn bị là vật thật có ở địa phương (nên có) đế giúp HS liên tưởng thực hành.

Lưu ý: GV cần dựa vào khả năng của HS để có thể gợi mở HS lựa chọn ít hay nhiều vật liệu, làm ra sản phẩm có cấu trúc đơn giản hay phức tạp.

Hoàn thiện ở mức đơn giản với ít loại vật liệu hoặc hoàn thiện sản phẩm có kết hợp một số loại vật liệu, hình khối khác nhau.

B,Tổ chức HS thực hành cá nhân và thảo luận nhóm với nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân: Tạo sản phẩm theo ý thích, có thể tham khảo:

+ Cách tạo hình búp bê ở trang 58 SGK hoặc cách tạo hình sản phẩm do GV giới thiệu.

+ Một số sản phẩm ở trang 59 SGK và sản phẩm do GV chuẩn bị.

- Thảo luận nhóm: Các thành viên thực hiện công việc của mình và quan sát các bạn trong nhóm thực hành, cùng trao đổi với bạn. Ví dụ: ý tưởng thể hiện, lựa chọn vật liệu, màu sắc, hình khối, mục đích sử dụng (dùng làm gì), đặt ở đâu,...

- Trao đổi, nhận xét ý tưởng của bạn/nhóm khác.

- Tự tạo sản phẩm cá nhân theo ý thích.

- Thảo luận nhóm, cùng trao đổi với bạn trong nhóm để hoàn thành công việc của cá nhân.

- Lắng nghe và tương tác với GV.

- Tạo sản phẩm nhóm.

(26)

- GV quan sát HS thực hành, thảo luận; trao đổi với HS, nắm bắt thông tin và xử lí kịp thời (phân tích giải thích, hướng dẫn hoặc hỗ trợ,...); khích lệ HS quan sát, trao đổi với các bạn trong nhóm, trong lớp và tự đưa ra nhận xét/ý kiến cho những lựa chọn của cá nhân/nhóm. Ví dụ: Tên sản phẩm, dạng khối của vật liệu sử dụng làm sản phẩm, những nét, chấm trang trí như thế nào?...

C. Tổ chức cho HS tạo sản phẩm nhóm (nếu thời gian cho phép thực hiện) thông qua thảo luận ý tưởng và sắp xếp các sản phẩm của cá nhân trong nhóm.

- Sắp xếp các sản phẩm của cá nhân trong nhóm.

Hoạt động trưng bày sản phấm và cảm nhận, chia sẻ(4 phút).

- Sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế rất hấp dẫn và phù hợp với nhiều không gian, tuỳ vào lượng thời gian cho hoạt động, địa điểm trưng bày,... để GV tổ chức. Ví dụ tham khảo:

+ Trưng bày đơn sản phẩm/nhóm sản phẩm trên bàn, bục, bệ.

+ Trưng bày ở giữa lớp hoặc dùng dây treo sản phẩm bên cửa sổ, trên tường, hành lang,...

+ Trưng bày trong khuôn viên vườn trường theo chủ đề, hình thức thể hiện trên sản phẩm,...

- GV tổ chức cho HS quan sát toàn bộ các sản phẩm, từng sản phẩm cũng như các chi tiết chính/

phụ trên sản phẩm. GV gợi mở để HS trao đổi, thảo luận, chia sẻ

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm

- Quan sát sản phẩm của các cá nhân/các nhóm.

- Quan sát sản phẩm của các cá nhân/các nhóm.

(27)

cảm nhận cá nhân trong nhóm và nhóm khác. Tuỳ vào khả năng cảm nhận của HS và thời lượng dành cho nội dung này, GV có thể định hướng phù hợp cho HS. GV có thể tham khảo một số câu hỏi có tính chất gợi mở sau:

+Sản phẩm của em (hoặc nhóm em) có tên là gì?

+ Sản phẩm được tạo nên từ vật liệu hình khối nào?

+Em thích sản phẩm của bạn nào/

nhóm nào?

+ Sản phẩm của em/nhóm em có thể dùng để làm gì?

+ Để tạo thành sản phẩm của em/của nhóm, em và các bạn đã làm như thế nào?

+ Qua bài học em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

- Dựa trên sự trao đổi, thảo luận và chia sẻ của HS, GV đánh giá kết quả thực hành sáng tạo, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành tạo sản phẩm; kích thích HS có ý thức sáng tạo sản phẩm đơn giản từ vật liệu tái chế; kết hợp bồi dưỡng, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.

- Trao đổi, chia sẻ cảm nhận dựa trên một số gợi ý của GV.

- Hs trả lời.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học (1’) - Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của học sinh.

- Tuyên dương động viên học sinh - Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn hs chuẩn bị, cất giữ sản phẩm của tiết 1 để tiết 2 vận dụng làm sản phẩm của nhóm.

- Lắng nghe.

- Thực hiện yc của gv

- Lắng nghe.

- Thực hiện yc của gv

(28)

- Ổn định trật tự, thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Tập trung chuẩn bị dụng cụ học tập.

- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Thí nghiệm xử lý vật liệu sinh học để tạo thảm cỏ chứng tỏ sự thiết lập mối quan hệ cộng sinh của Rhizobium và Arbuscular mycorrhizae trên cây chủ mang lại

+ Trình bày được ý tưởng về cách tạo hình nhân vật, lựa chọn và sử dụng được các nguyên vật liệu phù hợp để sáng tạo được sản phẩm đồ chơi bằng vật liệu tái chế..