• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 76

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được những đoạn văn, bài văn miêu tả.

- Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao nhiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng xử lí tình huống

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯỞNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

- Yêu quê hương, đất nước, con người.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp, luyện tập

- KT động não, hỏi và trả lời, trình bày một phút, các mảnh ghép IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh

3. Bài m i

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 20’

- Mục tiêu: hs nắm được khái niệm văn miêu tả

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp,

- KT động não, hỏi và trả lời, trình bày

I. Thế nào là văn miêu tả?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(2)

một phút

- GV chiếu ngữ liệu, y/c hs đọc

? Trong 3 tình huống này, tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao?

- Hs trả lời, gv nhận xét, chốt

? Theo em, việc sử dụng văn miêu tả ở đây có cần thiết không?

- Rõ ràng, việc sử dụng văn miêu tả ở đây là hết sức cần thiết

? Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?

- Đoạn tả DM: "Bởi tôi ăn uống điều độ...đưa cả hai chân lên vuốt râu..."

- Đoạn tả DC: "Cái anh chàng DC...nhiều ngách như hang tôi..."

? Hai đoạn văn giúp em hình dung như thế nào về nhân vật?

- Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung đặc điểm của hai chàng Dế rất dễ dàng.

? Qua đoạn văn trên em thấy DM có đặc điểm gì nổi bật? Những chi tiết hình ảnh nào cho thấy điều đó?

? Dế Choắt có đặc điểm gì khác DM, tìm chi tiết hình ảnh đó?

? Em hãy rút ra những điều ghi nhớ về văn miêu tả?

- Hs trả lời theo phần ghi nhớ

* GV: Văn miêu tả rất cần thiết trong đời sống con người và không thể thiếu trong tác phẩm văn chương.

? Em hãy tìm một số tình huống khác cũng sử dụng văn miêu tả?

- Em mất cái cặp và nhờ các chú công an tìm hộ

- Bạn không phân biệt được co cua đực và cua cái

Hoạt động 2: 20’

* Cả 3 tình huống dều sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp:

- Tình huống 1: tả con đường và ngôi nhà để người khác nhận ra, không bị lạc.

- Tình huống 2: tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẫn, mất thời gian.

- Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ để người ta hình dung người lực sĩ như thế nào.

* Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

- Những chi tiết và hình ảnh:

+ DM: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu... những động tác ra oai khoe sức khoẻ.

+ DC: Dáng người gầy gò, dài lêu nghêu...những so sánh: gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi- lê...những động tính từ chỉ sự yếu đuối.

2. Ghi nhớ: SGK - tr16

II. Luyện tập

(3)

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức phần lí thuyết để làm các BT

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP luyện tập, thảo luận

- KT động não, chia nhóm, các mảnh ghép

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo mùa: xuân, hạ, thu

- Mỗi nhóm thảo luận một phần + N1 (mùa xuân) thảo luận phần a + N2 (mùa hạ) thảo luận phần b + N3 (mùa thu) thảo luận phần c - Các nhóm thảo luận trong vòng 5’

- Sau khi thảo luận xong, các nhóm trình bày kết quả và các kết quả được ghép thành một bài tập

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

- Gv tiếp tục cho hs thảo luận BT 2 - Các nhóm thảo luận trong vòng 5’

- Sau khi thảo luận xong, các nhóm trình bày kết quả

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

1. Bài 1

- Đoạn 1: Đặc tả chú Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên cường tráng

+ Đặc điểm nổi bật: to khỏe, mạnh mẽ + Chi tiết: càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt...

- Đoạn 2: Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc - Lượm

+ Đặc điểm: một chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên

+ Chi tiết: loắt choắt, chân thoăn thoắt, huýt sáo vang, như con chim chích

- Đoạn 3: Miêu tả cảnh một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa

+ Đặc điểm nổi bật: một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo

+ Chi tiết: cua cá tấp nập xuôi ngược, cãi cọ om bốn góc đầm, bì bõm lội bùn…

2. Bài 2

a. Nếu phải viết bài văn tả cảnh mùa đông đến ở quê hương em, ta cần phải nêu một vài đặc điểm tiêu biểu như:

- Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn - Đêm dài ngày ngắn

- Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao,nhiều mây và sương mù - Cây cối trơ trọi, khẳng khiu: lá vàng rụng nhiều…

- Mùa của hoa: đào, mai, mận, mơ và nhiều loài hoa khác chuẩn bị cho mùa xuân đến b. Có thể nêu một vài đặc điểm của khuôn mặt mẹ như:

- Sáng và đẹp

- Hiền hậu và nghiêm nghị - Vui vẻ và lo âu, trăn trở…..

4. Củng cố: 2’

(4)

- Thế nào là miêu tả?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện các bài tập.

- Đọc bài đọc thêm trong sgk

- Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sáng và nhận xét trong văn miêu tả.

+ Đọc ngữ liệu trong sgk + Trả lời các câu hỏi

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 77 Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

( Trích “Đất rừng Phương Nam” - Đoàn Giỏi ) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại. Giới thiệu sơ giản về tác giả và tác phẩm “Đất rừng Phương Nam”.

- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau. Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người vùng đất Phương Nam. Qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong tác phẩm.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.

- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.tả.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Yêu mến, tự hào về cảnh sắc thiên nhiên đất nước.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HÒA BÌNH, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC

(5)

Tích hợp kĩ năng sống

-Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp thiên nhiên quê hương đất nước, biết lắng nghe và tìm hiểu những vẻ đẹp của đất nước.

-Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường thiên nhiên, địa lí Việt Nam: vùng đất Cà Mau.

Tích hợp giáo dục đạo đức

-Giáo dục phẩm chất yêu quê hương đất nước.

-Tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; tài liệu tham khảo (tác phẩm Đất rừng Phương Nam); hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu.

- Trò: sgk, vở soạn, vở BT, chuẩn bị theo sự hướng dẫn của gv.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động

- KT động não, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Nêu ý nghĩa của đoạn trích “ bài học đường đời đầu tiên” ?

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả loài vật của tác giả qua đoạn trích ? 3. Bài mới

* Giới thiệu bài: “Sông nước Cà Mau” là đo n trích t ch ương XVIII trong truy n” Đấ t r ng Phương Nam” c a Đoàn Gi i. Qua cấu chuy n l u l c c a m t thiế u niến vào r ng U Minh trong th i kì ư kháng chiế n chô ng Pháp, tác gi đã đ a ng ư ười đ c đế n v i c nh thiến nhiến hoang dã mà rấ t phong phú, ớ ả đ c đáo và cu c sô ng con ng ườ ới v i hình nh kháng chiế n vùng đấ t c c Nam c a T Quô c . Tác ph m đã được d ng thành phim “Đấ t ph ương Nam”. Bài h c hôm nay sẽ4 giúp các ẽm hi u điế5u đó.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs nắm được vài nét về tác giả và tác phẩm

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thuyết trình

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

- N1 lên thuyết trình phần chuẩn bị của mình về nhà văn Đoàn Giỏi

- Gv nhận xét, chốt

? Hãy giới thiệu và nét về tác phẩm Đất rừng Phương Nam?

- N2 lên giới thiệu

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

- Đoàn Giỏi (1925 - 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông thường viết về thiên nhiên và cuộc sống con người Nam Bộ.

2. Tác phẩm

- Tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi - Bài văn Sông nước Cà Mau trích chương 18 truyện này.

(6)

- Gv nhận xét, chốt Hoạt động 2: 32’

- Mục tiêu: hs nắm được những nội dung và nghệ thuật của truyện. Phân tích được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của truyện

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình.

- KT động não, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ

? Theo em, với văn bản này, chúng ta nên đọc như thế nào?

- Hs trả lời

- Yêu cầu đọc: giọng hăm hở, liệt kê, giới thiệu nhấn mạnh các tên riêng.

- GV cho HS tìm hiểu chú thích 3,5,10,11,12,15.

? Em hãy nhận xét về ngôi kể và so sánh với ngôi kể của bài trước?

- Ngôi kể thứ nhất: nhân vật bé An đồng thời là người kể chuyện, kể những điều mắt thấy, tai nghe.

? Tác dụng của ngôi kể?

- Tác dụng: thấy được cảnh quan vùng sông nước Cà Mau qua cái nhìn và cảm nhận hồn nhiên, tò mò của một đứa trẻ thông minh ham hiểu biết.

? Hãy nhận xét về bố cục miêu tả của từng phần trong đoạn trích?

+ Phần 1: Từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu (những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau).

+ Phần 2: Tiếp đến khói sóng ban mai (nói về các kênh, rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ)

+ Phần 3 còn lại: Đặc tả cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục

- 3 phần

3. Phân tích

(7)

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp thiên nhiên quê hương đất nước, biết lắng nghe và tìm hiểu những vẻ đẹp của đất nước.

? Tác giả có ấn tượng như thế nào về vùng đất Cà Mau?

- Ấn tượng chung về vùng đất này:

+ Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

+ Trên trời thì xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá…

? Ấn tượng ban đầu nổi bật của tác giả về vùng đất này là gì?

- Không gian rộng lớn mênh mông của vùng đất Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời nước rừng cây

? Với không gian như vậy, khi mới tiếp xúc khiến người ta thường có cảm giác gì?

- Dễ có cảm giác về sự đơn điệu, triền miên

? Để làm nổi bật những ấn tượng đó, tác giả đã cảm nhận qua những giác quan nào?

- Tác gải tập trung miêu tả miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác, đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió.

? Nhận xét về một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên?

- Tả xen kẽ với kể - Biện pháp liệt kê - Điệp từ: càng, xanh…

- Tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác:

xanh cây lá, xanh bốn mùa, xanh đơn điệu, mòn mỏi, lặng lẽ…

? Em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả?

- Y/c hs theo dõi đoạn văn tiếp theo.

? Hãy tìm những danh từ riêng trong đoạn văn?

- Tên các địa phương: Chà Là, Cái Keo, Bảy

3.1. Cảnh thiên nhiên sông nước Cà mau

- Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

- Trên trời thì xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá…

- Nghệ thuật:

+ Tả xen kẽ với kể + Biện pháp liệt kê + Điệp từ: càng, xanh…

+ Tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác: xanh cây lá, xanh bốn mùa, xanh đơn điệu, mòn mỏi, lặng lẽ…

- Cảnh sông nước Cà Mau có rất nhiều kênh rạch, sông ngòi, cây cối, tất cả phủ kín một màu xanh. Một thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn.

3.2. Cảnh sinh hoạt của con người vùng sông nước Cà Mau

(8)

Háp, Mái Giầm, Ba khía...

? Em có nhận xét gì về cách đặt tên?

- Cái tên dân dã mộc mạc theo lối dân gian.

Những cái tên rất riêng ấy góp phần tạo nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn với các vùng sông nước khác.

? Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống vùng Cà Mau?

- Thiên nhiên ở đây phong phú đa dạng, hoang sơ; thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người.

? Đoạn văn có phải hoàn toàn thuộc văn miêu tả không? Vì sao?

- Đoạn văn không chỉ tả cảnh mà còn xen kẽ thể loại văn thuyết minh. Giới thiệu cụ thể, chi tiết về cảnh quan, tập quán, phong tục một vùng đất nước.

? Đối tượng được miêu tả và thuyết minh trong đoạn văn là gì?

- Dòng sông và rừng đước

? Dòng sông và rừng đước Năm Căn được tác giả miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào?

? Theo em, cách tả cảnh ở đây có gì độc đáo? Tác dụng của cách tả này?

- Tác giả tả trực tiếp bằng thị giác, thính giác. Dùng nhiều so sánh khiến cảnh hiện lên cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung.

? Khi tả màu sắc rừng đước, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào?

- Diễn tả màu xanh của rừng đước với ba mức độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ cùng một màu xanh đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau.

? Đoạn văn tả cảnh sông và đước Năm Căn đã tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong tâm tưởng của em?

? Em có nhận xét gì về cách dùng động từ

- Dòng sông: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Rừng đước: Dựng cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; cây đước ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh..

-> Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú, một vẻ đẹp chỉ có thời xa xưa.

(9)

của tác giả ở câu văn: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh bọ mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn".

- Một câu văn dùng tới 3 động từ (thoát qua, đổ ra, xuôi về) chỉ các trạng thái hoạt động khác nhau của con thuyền trong những không gian khác nhau.  Cách dùng từ như vậy vừa tinh tế, vừa chính xác.

* GV: Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh thiên nhiên sông nước mà còn hấp dẫn ở cảnh sinh hoạt cộng đồng nơi chợ búa.

? Chợ Năm Căn là một khu chợ rất trù phú và độc đáo. Vậy sự trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào?

- Sự trù phú:

+ Những đống gỗ cao như núi

+ Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông

+ Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi

- Sự độc đáo:

+ Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền.

+ Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc:

người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang….

? Quang cảnh chợ Năm Căn vừa quen thuộc, vừa lạ lùng hiện lên qua các chi tiết điển hình nào?

- Quen thuộc: Giống các chợ kề bên vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng; gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến.

- Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm, gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc

? Ở đoạn văn trước, tác giả chú ý đến miêu tả. Ở đoạn văn này, tác giả chú ý đến kể chuyện. Vậy bút pháp kể được tác giả sử dụng như thế nào ?

(10)

- Tác giả chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ năm Căn: Những nhà, những lều, những bến, những lò, những ngôi nhà bè, những người con gái, những bà cụ...

? Qua cách tả và kể của tác giả, em hình dung như thế nào về cảnh sinh hoạt của con người vùng Cà Mau?

? Qua đoạn trích Sông nước Cà Mau, em cảm nhận được gì về vùng đất nơi đây?

? Em có suy nghĩ gì về tác giả qua văn bản này?

- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dẫn đến như vậy.

? Em học tập được gì từ nghệ thuật tả cảnh của tác giả qua văn bản?

- Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ.

 Cảnh tượng đông vui, tấp nập, trù phú, độc đáo, hấp dẫn.

4. Tổng kết 4.1. Nội dung

- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp; cuộc sống sinh hoạt độc đáo mà hấp dẫn.

4.2. Nghệ thuật

- Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, với tình cảm say mê với đối tượng được tả.

4.3. Ghi nhớ - sgk (23) 4. Củng cố: 1’

- Cảm nhận của em về vùng đất Cà mau su khi học xong văn bản?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, đọc kĩ lại văn bản - Nắm chắc nội dung bài học

- Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi.

? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?

? Theo em truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

? Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em cho đó là nhân vật chính?

? Việc tác giả chọn ngôi kể như vậy có thích hợp không?

? Có thể đặt lại nhan đề của truyện như thế nào?

? Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Em thấy tâm trạng người anh diễn biến trong các thời điểm nào?

? Trong cuộc sống thường ngày, người anh đối xử với em gái như thế nào?

? Thái độ của mọi người trong nhà ra sao khi tài năng của Mèo được phát hiện?

? Riêng thái độ của người anh ra sao?

? Vì sao người anh lại buồn rầu như vậy?

? Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi lén lút xem tranh của em?

? Tại sao người anh lại "lén trút ra một tiếng thở dài" sau khi xem tranh của em gái?

? Nếu cần nói lời khuyên em sẽ nói gì với người anh lúc này?

? Bức chân dung được miêu tả như thế nào?

? Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ". Theo em đó là thứ ánh sáng gì?

(11)

? Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó?

? Phân tích lô gích diễn biến tâm trạng ấy?

? Theo em nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét vì sao?

? Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: " Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh?

? Tại sao bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác lại có sức mạnh cảm hoá người anh đến thế?

? Em có thích người anh như thế không?

? Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình và tài năng?

? Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh?

? Ở nhân vật này, điều gì khiến em cảm mến nhất?

? Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện" đến thế?

? Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì?

? Về nghệ thuật XD nhân vật, em học được điều gì?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Soạn:………...

Giảng:………. Tiết 78

SO SÁNH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết, nắm được khái niệm và nguyên tắc cấu tạo của so sánh.

- Nắm được các kiểu so sánh.

2. Kĩ năng

(12)

- Nhận diện được phép so ánh trong câu, trong đoạn văn.

- Phân tích và chỉ ra được tác dụng của biện pháp so sánh.

- Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí thông tin 3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC

Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; sách BT, hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu, giấy A0, bút dạ.

- Trò: sgk, vở soạn, sách BT III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP thuyết trình, đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, chia nhóm IV. Tiến trình hoạt động

1.Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Phó từ là gì? Đặt câu có dùng phó từ ? - Nêu ý nghĩa chính của phó từ ? Cho ví dụ ? 3. Bài mới

* Giới thiệu bài : Trong khi nói và viết muốn giúp người đọc, người nghe hiểu sự vật, sự việc một cách cụ thể thì người nói, người viết đã dùng phép tu từ so sánh . Vậy so sánh là gì ? Các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được khái niệm phép so sánh.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP đàm thoại, thuyết trình, phân tích, quy nạp

- KT động não, hỏi và trả lời, trình bày một phút.

I. So sánh là gì?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(13)

- GV chiếu ngữ liệu trên màn hình - Y/c hs đọc phần ngữ liệu

? Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?

- Hs tìm, gv chốt.

? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

- Các sự vật, sự việc được so sánh: Trẻ em, rừng đước

? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy?

- Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.

? So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)

? Em hiểu thế nào là so sánh?

- Câu hỏi 3 SGK: Con mèo được so sánh với con gì?

- Con mèo được so sánh với con hổ

? Hai con vật này có gì giống và khác nhau?

- Giống nhau về hình thức lông vằn

- Khác nhau về tính cách: mèo hiền đối lập với hổ dữ

? So sánh này khác so sánh trên ở chỗ nào?

- Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức, tính chất và tác dụng cụ thể của sự vật là con mèo.

Hoạt động 2: 15’

- Mục tiêu: hs nắm được cấu tạo của phép so sánh.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP đàm thoại, thuyết trình, phân tích, quy nạp, thảo luận

- KT động não, chia nhóm, trình bày một phút, công đoạn.

- Gv chiếu ngữ liệu

- Hình ảnh so sánh:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

- Các sự vật, sự việc được so sánh:

+ Trẻ em được so sánh với búp trên cành + Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận

- Cơ sở để so sánh:

Dựa vào sự tương đồng (giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác).

- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sing động của tiếng Việt

2. Ghi nhớ 1 – sgk (24)

II. Cấu tạo của phép so sánh 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(14)

a. Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

b. Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

c. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

d. Lòng ta vui như hội, Như cờ bay, gió reo!

- Y/c hs đọc ngữ liệu trên màn hình

? Hãy điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình?

- Gv chiếu mô hình, y/c hs điền

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tháng sinh + N1: Từ tháng 1-4

+ N2: Từ tháng 5-8 + N3: Từ tháng 9-12

- Các nhóm thảo luận, điền kết quả vào bảng phụ. T/g 5’.

- Sau khi các nhóm làm xong, các nhóm chuyển kết quả cho nhau để hoàn thiện ( nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 1. Cứ thế lần lượt đến khi các nhóm nhận được đúng kết quả của minh thì treo kết quả lên bảng.

- Gv và hs cùng nhau nhận xét chốt.

? Em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh?

- Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn.

- Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm).

- Vế B có thể được đảo lên trước vế A.

- Vế A và B có thể có nhiều vế.

- Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ Hoạt động 3: 12’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức phần lí thuyết để làm các BT

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm, dạy học định hướng hành động

- PP luyện tập, thảo luận

- KT động não, chia nhóm, công đoạn

Vế A (Sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B (Sự vật dùng để so sánh) Thân em ẩn (số

phận trớ trêu)

như ớt trên cây

Chí lớn cha ông;

Lòng mẹ bao la

Thay bằng dấu hai chấm

Trường Sơn;

Cửu Long (đảo vế B)

Đường vô xứ Nghệ, non xanh, nước biếc.

như tranh hoạ đồ

Lòng ta vui như hội, cờ

bay, gió reo.

2. Ghi nhớ 2 – sgk (25) III. Luyện tập

1. Bài 1

a. So sánh đồng loại

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Tố Hữu) Bao bà cụ từ tâm như mẹ

(15)

Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các biện pháp tu từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng các biện pháp tu từ tiếng Việt.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

T l p, t tin, t ch trong công vi c, cóự ậ ự ự ủ ệ trách nhi m v i b n thấn, có tinh thấ5n vệ ớ ả ượt khó.

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tháng sinh - Y/c các nhóm thảo luận

+ N1 bài 1 + N2 bài 2 + N3 bài 3

- Các nhóm thảo luận ra giấy A0, t/g 5’

- Sau khi các nhóm thảo luận xong, các nhóm chuyển kết quả cho nhau để hoàn thiện (nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 1. Cứ thế lần lượt đến khi các nhóm nhận được đúng kết quả của minh thì treo kết quả lên bảng.

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, chốt

Yêu quý con như đẻ con ra (Tố Hữu)

Đêm nằm vuốt bụng thở dài Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn (Ca dao) b. So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Mẹ già như chuối chín cây Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Chí ta như núi Thiên Thai ấy Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng.

(Tố Hữu) Đây ta như cây giữa rừng

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời (Ca dao)

2. Bài 2

- Khoẻ như voi

- Đen như cột nhà cháy - Trắng như ngó cần - Cao như cây sào 3. Bài 3

a. Bài học đường đời đầu tiên

- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao lia qua

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

- Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện - Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đén giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê

- Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau - Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

b. Sông nước Cà Mau

- Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

- …ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng…

4. Củng cố: 1’

(16)

- Thế nào là so sánh? Cho VD.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Làm bài tập 4

- Tiếp tục tìm những câu thành ngữ có sử dụng phép so sánh - Soạn bài: So sánh (tiếp theo).

+ Đọc nội dung của bài.

+ Trả lời các câu hỏi + Làm bài tập trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi

Bài viết trình bày nội dung các nghiên cứu liên quan đến hai chủ đề: (i) Các vấn đề về cảm giác của trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ; và (ii) Phương pháp trị liệu điều hòa

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đóA. Là những từ đọc giống nhau

Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.. Mấy chục

Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng của ẩn dụ ấy. trong việc miêu tả sự vật,