• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/01/2021 Tiết: 41 Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( T2) I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

1. Kiến thức

- Nêu được một số biện pháp an toàn thực phẩm và phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.

2. Kĩ năng

- Thực hiện được một số biện pháp an toàn thực phẩm và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

3. Thái độ

- Có ý thức giữ an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng 4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu SGK

- Hệ thống câu hỏi

2. Chuẩn bị của học sinh

Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật về an toàn thực phẩm, thông tin về hậu quả của nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh.

III. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 28/01/2021

6B 26/01/2021

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Kể tên một số thực phẩm dễ bị nhiễm trùng?

(2)

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

Năm 2018 là năm có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm kinh hoàng nhất.

Ngày 11/4 , trường mầm non Xuân Nôn ( Hà Nội) tổ chức liên hoan theo hình thức ăn tự chọn khiến 223 trẻ mầm non và ba giáo viện bị ngộ độc thực phẩm.

Tối 28/10 Bệnh viện quận Tân Phú (TP.HCm) cho biết có ít nhất 40 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ trà bông tại một nhà thờ...

Tất cả những con số nói trên đêu cho thấy sự lo ngại đáng báo động về an toàn thực phẩm hiện nay, vậy các biện pháp phòng, tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm như thế nào? Chúng ta phải làm gì để phòng cho bản thân và mọi người, bài học hôm nay....

(3)

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’)

Mục tiêu: một số biện pháp an toàn thực phẩm và phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: An toàn

thực phẩm

- Yêu cầu hs nghiên cứu sgk

? An toàn thực phẩm là gì?

- Gv thông báo: Hiện nay, vấn đề ngộ độc thức ăn đang gia tăng trầm trọng.

? Em hãy cho biết nguyên nhân của hiện tượng này?

? Cho ví dụ về một số vụ ngộ độc thực phẩm?

? Chúng ta cần làm gì để thực phẩm được an toàn?

- Yêu cầu hs quan sát hình 3.16 kết hợp với thực tế trong gia đình

? Hãy kể tên các thực phẩm mà gia đình thường mua sắm? (Hoàn thành điền vào chỗ trống)

? Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm?

- Gv kết luận:

- Gv có thể đưa ra một số kinh nghiệm chọn mua thực phẩm cho hs:

+ Thịt tươi: khô ráo, không chảy nước, màu

- Nghiên cứu, trả lời (dựa vào sgk)

- hs trả lời dựa vào nghiên cứu sgk

- Ví dụ: ngộ độc cá nóc, ngộ độc dưa chuột, ngộ độc đậu đũa, ngộ độc mật cá trắm, hoa quả từ Trung Quốc do ngâm thuốc để giữ cho tươi lâu…

- Cần lựa chọn, xử lí thực phẩm đúng đắn, hợp vệ sinh

- Hs quan sát, liên hệ và trả lời

+ Thực phẩm tươi sống:

cá, thịt, tôm, trứng…

+ Thực phẩm đóng hộp:

sữa hộp, thịt hộp, dầu ăn, nước giải khát, nước ngọt…

- Khi mua sắm, cần chú ý xem thực phẩm có tươi ngon hay không, hoặc còn hạn sử dụng hay không + Rau, quả, thịt cá tươi hoặc được ướp lạnh

+ Thực phẩm đóng hộp hay bao bì phải xem hạn sử dụng

+ không để lẫn lộn thực phẩm ăn sống và thực

I. Vệ sinh an toàn thực phẩm

II. An toàn thực phẩm

- Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất

- Nguyên nhân: Do dư thừa lượng thuốc trừ sâu, hoá chất trong sản xuất, chế biến và bảo quản;

quy trình sản xuất, chế biến chưa đảm bảo an toàn

1. An toàn thực phẩm khi mua sắm

- Cần chọn thực phẩm tươi ngon, không quá

(4)

tươi hồng, săn chắc, có độ đàn hồi (ấn tay vào thịt lõm dính tay, bỏ tay ra vết lõm mất ngay)

+ Cá tươi: mắt trong, mang đỏ, thân cá mềm, còn bơi càng tốt, không mua cá mắt trắng, mang thâm đen

+ Đồ hộp: hạn sử dụng còn dài, hộp không bị gỉ, biến dạng

+ Rau quả: màu sắc tươi ngon

? Nếu thức ăn không được đảm bảo sẽ gây ra hậu quả gì?

- Yêu cầu hs nghiên cứu và THẢO LUẬN bài tập sgk đưa ra: cần bảo quản như thế nào với: thực phẩm đã chế biến; thực phẩm đóng hộp; thực phẩm khô …

- Gv kết luận

Hoạt động 2: Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm

- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu, kết hợp với liên hệ thực tế về tình trạng gia tăng ngộ độc thức ăn trong thời gian qua

? Có những nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm? Cho ví dụ

Gv giải thích thêm cho hs hiểu rõ hơn

- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu

? Cần giữ vệ sinh môi trường ăn uống như thế

phẩm cần nấu chín

- Hs lắng nghe và ghi nhớ để lấy thêm kinh nghiệm

- Hs: tại nhà bếp

- Bàn bếp, thớt, dao, dụng cụ làm bếp, quàn áo…

- trong quá trình chế biến như thái thịt cắt rau, chế biến đồ nguội…nấu, ….

- Gây ngộ độc, ói mửa, tiêu chảy, mệt mỏi…

- Hs nghiên cứu, thảo luận và trình bày

+ Thực phẩm đã chế biến:

cho vào hộp kín để tủ lạnh (thời gian ngắn)

+ Thực phẩm đóng hộp:

để tủ lạnh nên mua vừa dùng

+ Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho vào lọ kín, kiểm tra thường xuyên, tránh mốc, sâu - Hs nghiên cứu tài liệu, liên hệ thực tế và trả lời - Hs nghiên cứu và trả lời - SGK trang 79

- Hs trả lời

- Thực phẩm tươi, ngon, ko có độc

- Sản phẩm còn hạn sử dụng, không bị phồng rộp,

hạn sử dụng không bị ôi, ươn, ẩm mốc, và không để lẫn lộn các loại thực phẩm với nhau

2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản

Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến và bảo quản.

Nếu thức ăn không được nấu chín hay bảo quản chu đáo sẽ làm vi khuẩn phát triển mạnh, gây ngộ độc cho người…

III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm 1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn

+ Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật

+ Do thức ăn bị biến chất

+ Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc

+ Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật,

(5)

nào?

? Cần mua thực phẩm như thế nào?

? Với đồ hộp cần chọn sản phẩm như thế nào?

? Để thức ăn đảm bảo, cần chú ý gì khi chế biến?

? Thức ăn đã chế biến cần bảo quản thế nào?

? Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, cần làm gì?

Gv kết luận: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, chọn thực phẩm an toàn, nấu chín và bảo quản chu đáo.

gỉ…

- Cần rửa kĩ, nấu chín

- Cần để nơi kín đáo, an toàn, khô ráo, không bị nhiễm các chất độc, không bị ruồi bọ…

- Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, có biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân cần đưa ngay đến bệnh viện

chất phụ gia…

2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.

a) Phòng tránh nhiễm trùng

- Rửa tay sạch trước khi ăn

- Vệ sinh nhà bếp - Rửa kĩ thực phẩm - Nấu chín thực phẩm - Đậy thức ăn cẩn thận - Bảo quản thực phẩm chu đáo

b) Phòng tránh nhiễm độc

- Không sử dụng các loại thực phẩm có sẵn chất độc như: cá nóc, khoai tây mọc mầm...

- Không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp đã quá hạn sử dụng.

- Không sử dụng thức ăn bị biến chất, bị nhiễm các chất độc hóa học.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần.

B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ.

D. 3 – 5 ngày.

Đáp án: B

Câu 2 Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

A. 3.

B. 4.

(6)

C. 5.

D. 6.

Đáp án: B

Câu 3: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 4: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?

A. Rửa tay sạch trước khi ăn.

B. Vệ sinh nhà bếp.

C. Nấu chín thực phẩm.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 5: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần.

B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ.

D. 3 – 5 ngày.

Đáp án: C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (3’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo Liên hệ:

Em hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình em thường mua sắm?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm cách bảo quản hợp lý đồ ăn trong tủ lạnh khoa học.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

(7)

- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk - Đọc trước bài 17

Ngày soạn: 23/01/2021 Tiết: 42 Bài 17: BẢO QUẢN CHÁT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

1. Kiến thức

- Giải thích được tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn 2. Kĩ năng

- Lựa chọn được cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi khi chế biến

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế nấu ăn trong gia đình 4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

Dạy học nhóm, gợi mở, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

a. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu SGK

- Hệ thống câu hỏi

b. Chuẩn bị của học sinh

Sưu tầm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến bài giảng IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 30/01/2021

6B 29/01/2021

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

Câu 1: Nêu các biện pháp an toàn khi mua sắm, chế biến và bảo quản thực phẩm?

Câu 2: Nêu các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn?

(8)

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

Giáo viên cho học sinh xem video chế biến các loại rau quả, thịt, cá.

GV:Tại sao rau củ, thịt, cá không nên thái rồi mới rửa?

HS trả lời

GV: Các chất dinh dưỡng rất cần thiết với cơ thể con người, nhưng trong quá trình chế biến các chất dinh dưỡng thường bị mất đi. Vậy làm thế nào để giữ được chúng trong thực phẩm?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(23’) Mục tiêu: tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt

? Nhắc lại những chất dinh dưỡng? Chất nào dễ tan trong nước?

? Để đảm bảo chất dinh dưỡng trong thực phẩm, ta cần bảo quan trong giai đoạn nào?

Hoạt động 1: Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến

? Kể tên các thực phẩm mà em cho là dễ bị mất chất dinh dưỡng?

- Gv hướng hs tới 1 số thực phẩm dễ bị mất chất dinh dưỡng: thịt, cá, rau, của, quả, đậu hạt, ngũ cốc - Yêu cầu hs quan sát hình 3.17

? Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt

- Hs nhắc lại. chất dễ tan trong nước: đường bột, vitamin, chất khoáng…

- Hs: Cần bảo quản trong quá trình chuẩn bị chế biến và trong khi chế biến - Hs: thịt cá, rau, củ, quả, ngũ cốc…

- Hs quan sát - Trả lời (sgk)

- Khi mua về nên làm ngay, không ngâm, rửa thịt, cá sau khi đã cắt lát - Hs:

+ Thịt: rửa sạch trước khi thái

+ Cá: làm sạch vẩy, nhớt, bóc màng đen, rửa sạch rồi cắt khúc

+ Tôm: bỏ đầu, râu, rửa sạch, để ráo nước, nếu có

I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến

1. Thịt, cá

- Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi đã cắt, thái vì chất khoáng và sinh tố dễ mất đi

- Cần quan tâm bảo thực phẩm chu đáo để làm tăng giá trị của thực phẩm: giữ thức ăn ở nhiệt độ phù hợp

2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi - Để rau củ, quả tươi không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh nên rửa thật sạch, nhẹ

(9)

cá là gì?

? Liên hệ thực tế , khi mua thực phẩm này về, mẹ em thường sơ chế như thế nào?

THẢO LUẬN NHÓM

? Tại sao cần bảo quản như vậy?

? Cần chú ý gì khi bảo quản, cất giữ các thực phẩm này

- Gv kết luận:

- Quan sát hình 3.18

? Kể tên các loại rau, củ, quả, đậu tươi thường dùng trong chế biến thức ăn?

? Trước khi chế biến phải qua thao tác gì?

? Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng?

- Gv mở rộng thêm:

- Gv kết luận

? Quan sát hình và nêu các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng?

- Gv kết luận

trứng cần rửa bằng nước ấm để trứng không rơi ra - Vì nếu để lâu, chất dinh dưỡng trong thịt, cá sẽ hao hụt đi, và các chất dinh dưỡng trong thịt, cá dễ tan vào nước.

- Bảo quản chu đáo, cẩn thận

- Hs lắng nghe và ghi nhớ - Quan sát, kể tên: củ cải, đậu đũa, đậu côve, cà rốt, susu, bắp cải, hành tây, khoai tây, sup lơ, cà, su hào…

- Cần gọt vỏ, rửa sạch, cắt, thái…

- Hs trả lời: Tuỳ loại rau quả có cách gọt, cắt, thái rửa khác nhau. Khi sơ chế rau củ nếu không đúng cách sẽ làm mất các chất sinh tố, chất khoáng trong thực phẩm.

- Hs: lắng ngh - Hs ghi kết luận - Hs:

nhàng, không để nát, không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa và không để khô héo

- Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn

3. Đậu hạt khô, gạo

- Trước khi bảo quản cần phơi khô, loại bỏ hạt sâu, mốc, để thật nguội rồi mới cho vào lọ đậy kín nơi khô ráo, thỉnh thoảng kiểm tra lại

- Gạo nếp, gạo tẻ: chỉ nên mua vừa đủ ăn cho thời gian ngắn (gạo tẻ) hoặc dùng đến đâu mua đến đó (gạo nếp), tránh cho gạo để lâu sẽ bị mốc, mọt.

Khi vo không nên vo kĩ quá sẽ làm mất vitamin B ở vỏ lụa sát hạt gạo

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (5') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Vấn đáp

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Nhiệt độ cao gây ảnh hưởng thế nào đến tinh bột ? A. Tinh bột sẽ hòa tan vào nước.

B. Tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn C. Tinh bột sẽ bị phân hủy bị biến chất.

D. Tất cả đều đúng Đáp án: B

Câu 2: Sinh tố nào ít bền vững nhất khi đun nấu?

A. B B. D

(10)

C. A D. C

Đáp án: D

Câu 3: Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến ?

A. Chất béo B. Tinh bột C. Vitamin D. Chất đạm Đáp án: C

Câu 4: Chọn phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm : A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn

B. Cắt lát thịt cá sau khi rửa và không để khô héo C. Không để ruồi bọ bâu vào thịt cá

D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài Đáp án: B

Câu 5: Muốn cho lượng sinh tố C trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến cần chú ý điều gì ?

A. Không nên đun quá lâu

B. Các loại ra củ cho vào luộc hay nấu khi nước đã sôi để hạn chế mất vitamin C C. Không đun nấu ở nhiệt độ quá cao , tránh làm cháy thức ăn.

D. Tất cả đều đúng Đáp án: D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (3’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

Liên hệ thực tế , khi mua thực phẩm thịt, cá, tôm, rau đay, rau muống về, mẹ em thường sơ chế như thế nào?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh

4. Hướng dẫn về nhà(2’) - Nhắc lại kiến thức trọng tâm - Trả lời câu hỏi 1, 2 trong sgk - Về nhà học bài cũ

- Đọc trước phần II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn

(11)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp